Độc chất động vật và thực vật

34 2.6K 18
Độc chất động vật và thực vật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tiểu luận độc chất động vật và thưc vật tiểu luận độc học môi trườngtiểu luận độc chất động vật và thưc vật tiểu luận độc học môi trườngtiểu luận độc chất động vật và thưc vật tiểu luận độc học môi trườngtiểu luận độc chất động vật và thưc vật tiểu luận độc học môi trườngtiểu luận độc chất động vật và thưc vật tiểu luận độc học môi trườngtiểu luận độc chất động vật và thưc vật tiểu luận độc học môi trườngvtiểu luận độc chất động vật và thưc vật tiểu luận độc học môi trườngvvtiểu luận độc chất động vật và thưc vật tiểu luận độc học môi trườngtiểu luận độc chất động vật và thưc vật tiểu luận độc học môi trườngtiểu luận độc chất động vật và thưc vật tiểu luận độc học môi trườngtiểu luận độc chất động vật và thưc vật tiểu luận độc học môi trườngv

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Tiểu luận Độc chất động vật và thực vật Giáo viên hướng dẫn: GS.TS Đặng Kim Chi Nhóm thực hiện: Vũ Thị Thu Hiền Đào Thị Lệ Lớp: KTMT 2008 -2010 Hà N ộ i 12 - 2 008 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 I. Độc tố động vật 1 I.1. Các đặc điểm của độc tố động vật 1 I.2. Một số loài động vật có chất độc 2 I.3. Tác động của một số chất độc đối với con người 12 II. Độc chất thực vật 14 II.1. Độc tố gây ra viêm dạ dày 15 II.2. Thực vật có chứa Digitalis. 17 II.3. Thực vậ t có chứa Nicotine, Cystisine, và Coniine 17 II.4. Thực vật có chứa Atropine 17 II.5. Thực vật gây chứng co giật 18 II.6. Thực vật có chứa xyanua 19 II.7. Thực vật có tích tụ Nitrat 19 II.8. Thực vật gây ra bệnh ngoài ra 20 II.9. Một số thực vật thường gặp có chứa độc tố 20 III. Nấm 24 IV. Độc tố Nấm 25 IV.1. Những biểu hiện của độc tố Nấm. 26 IV.2. Ảnh hưởng sinh học của độc tố Nấm. 26 IV.3. Thông tin chi tiết của một số độc tố Nấm 29 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 Chương 10: Animal and Plant Toxin Lớp KTMT 2008 http://www.ebook.edu.vn 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong nhiều năm qua, những thuật ngữ như tính độc, chất độc, độc tố, độc chất hóa học, hóa học về chất độc được sử dụng một cách phổ biến. Tuy nhiên để phân biệt được các thuật ngữ đó thật không dễ dàng. Độc hóa học là môn khoa học chuyên nghiên cứu các hóa chất gây độc hại cho sinh vật và hủy hoại môi trường, cơ chế gây độc đồng thời đư a ra các phương pháp phòng chống và trị liệu chúng Các động vật có độc hay nọc độc có mặt trong tất cả các ngành và lớp động vật trừ các loài chim. Các lớp động vật này có mặt ở tất cả các lục địa và gần như ở tất cả các vùng nước trên trái đất. Khoảng 1200 loài được xếp vào loại có độc (theo tác giả Russell, năm 1984). Rất nhiều thực vật có độc có mặt trên hành tinh của chúng ta và ảnh hưở ng đến các quần thể loài người cũng như động vật. Hàng trăm người đã bị nhiễm độc do tiếp xúc với các chất độc trên thực vật, gây ra các thiệt hại hàng năm về kinh tế do các động vật nuôi ăn phải các thực vật có độc. Sự có mặt khắp nơi của các chất độc trên động và thực vật là mối quan ngại chính của con người. Đối với mộ t số loài động vật, việc sử dụng chất độc để tự vệ dường như đóng vai trò thiết yếu đối với sự sống còn của chúng. Các động vật có độc là các loài vật tạo ra chất độc ở tuyến phát triển cao hoặc ở một nhóm tế bào và truyền chất độc này lên động hoặc thực vật khác thông qua việc cắn hoặc đốt. Trong các trường hợp khác, động vật có độc không thể truyền trực tiếp chất độc của chúng mà chất độc này có thể được truyền thông qua việc nạn nhân ăn phải bộ phận có độc. Sự phóng chất độc được sử dụng bởi một sinh vật với một hoặc nhiều mục đích. Nó được sử dụng như một vũ khí tấn công bằng cách làm tê liệt và tiêu hóa con mồi. Ngoài ra nó còn là vũ khí ch ống loài vật khác trong khi bị truy đuổi và ăn thịt. Mặt khác, các động vật có độc có thể vào chất độc của chúng như là tác nhân tấn công hoặc tự vệ Sự nhiễm độc cũng có thể xảy ra do ăn phải sinh vật có độc (theo tác giả Russell, năm 1965). Các vụ nhiễm độc và các vết cắn chiếm đến 3,5% số vụ nhiễm độc ở người tại Mỹ năm 1988 và vào khoảng 47.829 tr ường hợp (theo tác giả Litovitz và các đồng tác giả, năm 1989). I. Độc tố động vật I.1. Các đặc điểm của độc tố động vật Chương 10: Animal and Plant Toxin Lớp KTMT 2008 http://www.ebook.edu.vn 2 Các độc tố động vật khác nhau theo mức độ phức tạp của chúng và bao gồm một hỗn hợp gồm các hợp chất có trọng lượng cỡ phân tử. Chúng bao gồm các polipeptit, các enzim, và các amin gây ra chấn thương các mô mềm cục bộ hoặc chấn thương về thần kinh và gây ra hầu hết các thiệt hại. Phospholipase A, một thành phần nọc độc thường thấy, tác dụng phá vỡ các màng tế bào, làm tách đôi phosphoryl hóa oxi. cản trở sự hô hấp của tế bào, và kích thích sự giải phóng histamine, serotonin, và các kinin. L-amino-oxidase, một thành phần thường thấy của nọc độc rắn, sẽ hoạt hóa các peptidase của mô và gây ra giảm huyết áp cũng như các sự thay đổi về tim mạch. Hyaluronidase gây ra sự hóa lỏng mô và tăng sự phân tán nọc độc ngoài mạch máu. Nhiều protease phá vỡ các mô và gây ra xuất huyết đã được chiết xuất từ nọc độc rắn (theo tác giả Russell, năm 1967). Các thành phần khác của độ c tố động vật bao gồm các chất chống đông máu, các aminopolysaccharide, các lipid, các steroid, các glycoside (tìm thấy trong các chất bài tiết của cóc), và axít formic trong nọc độc của ong bắp cày và ong cũng như trong nước bọt của kiến (theo các tác giả Russell và Gertsch, năm 1983). Hầu hết các nọc độc có tác dụng trực tiếp lên các tế bào và mô mà chúng tiếp xúc. Mức độ gây hại phụ thuộc vào một thành phần cụ thể sẽ tích tụ bao nhiêu tại nơi nó sẽ tác dụ ng. Hầu hết nọc độc gây hại cho nhiều mô và gây ra nhiều hậu quả. Các loài vật có chất độc cho hệ thần kinh chẳng hạn rắn Elapid (rắn san hô coral, rắn hổ mang cobras, rắn mamba), nhện black widow, và bọ cạp. Các thành phần nọc độc còn thường gây ra chứng tan máu, chứng xuất huyết, chứng máu đóng cục, sự thoái biến protein, chứng suy tim, và dị ứng I.2. Một số loài động vật có chất độc 1. Các loài r ắn độc Nọc của rắn gây độc theo nhiều cách: - Gây loạn thần kinh, đặc biệt là cơ quan kiểm soát việc hô hấp và tuần hoàn, dẫn đến co rút cơ bắp, nôn ói, co giật và tê liệt. - Tác động lên máu hay mạch máu, phá hủy tế bào máu, gây xuất huyết nội; làm đông máu khiến nạn nhân chết do tắc mạch. - Tấn công và hủy hoại mô cơ, gây hoại tử, làm mô chết và gây ung thối. Pit Viper. Các loại rắn độc ở Mỹ thuộc ba nhóm: pit viper, elapid và rắn nước (tham khảo Bảng.10.1). Các loại rắn thuộc nhóm Pit Viper là nhóm lớn nhất và bao gồm năm phân loài rắn hổ mang copperhead (Agkistrodon contortrix), ba phân loài rắn hổ mang cottonmouth water (A. piscivorus), ba phân loài rắn chuông pygmy (Sistrurus Chương 10: Animal and Plant Toxin Lớp KTMT 2008 http://www.ebook.edu.vn 3 miliaris), ba phân loài rắn chuông massassauga (S. catenatus), cũng như ít nhất 26 loài rắn chuông khác (Crotalus spp.). Chức năng cơ bản của nọc độc rắn là làm gây mê nạn nhân và tiền tiêu hóa các mô của nạn nhân. Bảng 1.1. Phân loại và sự phân bố của các loại rắn độc ở Mỹ. Phân loại Phân bố Nhóm Pit viper Rắn chuông (Crotalus spp.) Rắn hổ mang copperhead (Agkistrodon contortrix) Rắn hổ mang cottonmouth water (A. piscivorus) Nhóm Elapid Rắn san hô coral (Micrurus spp.) Nhóm rắn nước Rắn lyre California (Trimorphodon vanderbrughii) Toàn lục địa Mỹ Phần phía đông, phía nam của Mỹ Phần phía đông, phía nam của Mỹ Phần phía đông, phía nam của Mỹ Phần tây nam của Mỹ Nọc độc của nhóm rắn pit viper chứa hai thành phần chính: polypeptide enzym và không enzym. Các enzym chủ yếu là hyaluronidase và phospholipase A, sẽ tương ứng phá hủy các màng và tách đôi sự phosphoryl hóa oxi. Các triệu chứng đông máu (kém đông máu) xảy ra sẽ ảnh hưởng đến các bước enzym của từng mức vón cục khác nhau tùy thuộc vào loại rắn pit viper cụ thể. Thành phần không enzym tác động trực tiếp lên hệ tim mạch và hô hấp. Nọc độc của rắn chuông gây ra là sự tích máu trong đáy gan lá lách hoặc các mạ ch máu chính vùng ngực tùy vào loại nạn nhân. Hậu quả cuối cùng của nọc độc trên tất cả các loài là chứng giảm huyết áp. Hầu hết nọc độc của rắn pit viper sẽ phá hủy thành mạch máu gây ra sự thoát các tế bào màu đỏ của máu và huyết tương. Lên đến 1/3 lượng máu tuần hoàn có thể bị thoát ra không gian giữa các mô trong vòng vài giờ nếu tình trạng nhiễm độc nặng. Mặc dù các vết cắn của các loài rắn pit viper thường đ i kèm với các bất thường về huyết học, một số loài như rắn chuông Mojave (Crotalus scutulatus scutulatus) còn có các chất độc thần kinh. Một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của vết cắn của rắn pit viper. Mức độ độc thay đổi theo từng loài. Tuy nhiên rất ít trường hợp bị chết được ghi chép do vết cắn của rắn hổ mang copperhead. Kích thước của rắn là một nhân t ố quan trọng trong việc phán đoán mức độ độc hại vì các loài rắn lớn thường phóng một lượng nọc độc lớn hơn theo tỷ lệ thuận. Số lượng cũng như tính chất của nọc độc cũng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố về thời gian. Rắn non hơn có sự tập trung peptide lớn hơn trong nọc độc của chúng. Thành phần peptide còn được biết đế n là tăng lên vào Chương 10: Animal and Plant Toxin Lớp KTMT 2008 http://www.ebook.edu.vn 4 mùa xuân hàng năm. Khoảng thời gian và lượng nọc độc từ lần cắn trước cũng ảnh hưởng tới lượng nọc độc dự trữ vì cần thời gian để tái tạo. Động cơ của rắn cũng tạo sự khác nhau chẳng hạn các vết cắn tấn công thường độc hơn các vết cắn để phòng thủ. Vết cắn khi hấp hối có lẽ là nguy hiểm nhấ t (đầu rắn bị chặt còn nguy hiểm trong vòng 1,5 giờ). Các nhân tố liên quan đến phản ứng của nạn nhân là kích thước của nạn nhân, kích thước vết cắn, thời gian từ khi bị cắn, và hoạt động của nạn nhân từ khi bị nhiễm độc. Triệu chứng lâm sàng do rắn cắn là bị phù nặng (sưng tấy) và ban đỏ (tấy đỏ) tại chỗ cắn. Chứng phù và ban đỏ sẽ phát triể n ra cả đầu, chi, hoặc thậm chí toàn bộ cơ thể. Việc đau cục bộ sẽ xảy ra ngay lập tức, sự vận động trở nên đau đớn và khó khăn, và gây ra sự đau cơ nghiêm trọng. Nạn nhân sẽ cảm giác rất khát nước. Một số nạn nhân sẽ bị buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Bị sốc là biến chứng quan trọng của các nạn nhân trẻ. Phản vệ c ũng được ghi nhận là một hội chứng lâm sàng hiếm thấy. Nếu nạn nhân bị cắn ở mặt hoặc cổ, sự phù nặng mô mềm và triệu chứng viêm sẽ gây ra sự ngẽn các đường hô hấp trên dẫn đến khó thở. Rắn Elapid (Rắn san hô Coral). Vết cắn do rắn san hô coral thường nguy hiểm hơn vết cắn của rắn chuông do khả năng gây ra liệt hô hấp và do đó cần phải đả m bảo hỗ trợ y tế ngay lập tức. Các loại rắn san hô coral thường không tấn công trừ khi bị truy đuổi. Trẻ em thường bị hấp dẫn bởi các màu sáng của rắn và do đó thường là nạn nhân của loại rắn này. Sự đau do vết cắn thường rất ngắn. Nọc độc của loại rắn này chủ yếu là chất độc thần kinh; tuy nhiên, cơ chế hoạt độ ng của nó đang được hiểu một các sơ sài. Các dấu hiệu của hệ thống thần kinh trung ương thường xảy ra là tê liệt các chi, mất phương hướng, liệt cơ xương và cơ hô hấp. Các chữa trị duy nhất là liệu pháp sử dụng thuốc chống rắn cắn ngay lập tức (theo các tác giả Peterson và Meerdink, năm 1989) Rắn biển. Một số loài rắn elapid biển giống rắn hổ mang cobra đã được biết đến. Vết cắn của rắn biển gây ra các dấu hiệu tương tự với vết cắn của rắn hổ mang cobra. Trong khoảng 20 phút đến vài tiếng, nạn nhân sẽ có cảm giác lưỡi dầy lên. Các cảm giác cứng cơ, chứng liệt và cứng quay hàm tăng lên là các triệu chứng điển hình. Các cơn co thắt có thể xảy ra và tỷ lệ tử vong vào khoảng 25%. Rắn chuông long lanh. Có tên khoa họ c là Crotalus adamanteus, có chiều dài từ 90cm – 2,4m, chúng sống tập trung ở miền Đông nước Mỹ. Bằng nọc độc tấn công tế bào máu của con vật hiến sinh, con rắn này là một trong số những con rắn nguy hiểm nhất Bắc Mỹ. Nó dùng đuôi phát ra tiếng động, mỗi lần lột xác thì phần phụ mới ở đuôi lại xuất hiện. Chương 10: Animal and Plant Toxin Lớp KTMT 2008 http://www.ebook.edu.vn 5 2. Thằn lằn. Chỉ có hai loại thằn lằn độc được biết đến là Gila monster (Heloderma suspectum) và thằn lằn Mexican beaded (H.horridum). Các loài thằn lằn này có răng dạng rãnh với bốn tuyến nọc độc ở mỗi bên của hàm dưới sẽ cung cấp nọc độc đến bề mặt sau của răng. Theo ghi nhận, tất cả các răng đều có độc chứ không chỉ mỗi các răng hàm. Thằn l ằn Gila monster và Mexican beaded đã được biết đến là thường cắn và nhai do đó gây độc cho nạn nhân hiệu quả hơn so với trường hợp chỉ cắn. Nọc độc heloderma chưa được xác định rõ nhưng có một loại chất độc thần kinh, hyaluronidase, các peptide kích hoạt mạch, và hai arginine esterases đã được đã được chiết xuất. Chất độc còn chứa nhân tố kích thích cơ trơn ổn định nhiệt. Nghiên cứu gần đây đã phát hiện enzym giảm huyết áp dạng kallikrein từ nọc độc của thằn lằn Mexican beaded (theo các tác giả Peterson và Meerdink, nằm 1989). Đau đớn và phù nề tại vết cắn đã được ghi nhận. Các triệu chứng này sẽ lan nhanh lên toàn bộ cơ thể gây ra sốc, nôn mửa, suy giảm hệ thống thần kinh trung ương cho nạn nhân. 3. Các loài lưỡng cư Rất nhiều loài lưỡng cư tạo ra dịch tiết ở các tuyến c ủa da nhằm chống lại việc khô da làm cho các động vật ăn thịt nhụt chí, và kiểm soát sự sinh trưởng của các tổ chức tế vi trên bề mặt. Các dịch tiết gây nhiễm độc tế bào và hồng cầu. Mặc dù tất cả các loài cóc và một số loài ếch tiết ra các chất trên da của chúng, nhưng chỉ có một số loài là tiết ra các chất độc. Các loài này bao gồm cóc Colorado River (Bufo alvarius), cóc biển (B. marinus), và ếch arrow poison (Dendrobates spp.) ở miền trung và nam của Mỹ. Các loài cóc này được tìm thấy ở Florida, hệ thống thoát nước của sông Colorado ở Arizona và California, và ở Hawaii. Các tuyến độc (các tuyến da phía sau mắt) tiết ra chất độc phức tạp gây ra các triệu chứng tương tự với các chất dẫn xuất từ các glycoside kích thích tim. Các triệu chứng lâm sàng là tiết nước bọt nhiều, kiệt sức, loạn nhịp tim, chứng co giật, và chết chỉ trong vòng 15 phút. Chất độc trên các loài sa nhông và kỳ nhông đã được nghiên cứu tỉ mỉ. Chất độc taritoxin đã được chiết xuất từ ba loài sa nhông: sa nhông California (Taricha torosa), Chương 10: Animal and Plant Toxin Lớp KTMT 2008 http://www.ebook.edu.vn 6 sa nhông châu Âu (Triturus spp.), và loài unk (Bombia variegota). Các chất độc này tác động lên hệ thần kinh trung ương dẫn đến giảm huyết áp và mất xúc giác. 4. Các động vật biển a. Động vật ruột khoang. Các động vật ruột khoang gồm các loài thủy tức (Portuguese man-o-war), sứa, san hô, và hải quỳ có độc. Các động vật ruột khoang có các tế bào ngòi độc được biết với tên nematocyte được sử dụng để phòng thủ hoặc tìm thức ăn. Dấu hiệ u lâm sàng của các vết chích là chứng đau dây thần kinh, cảm giác nhức nhối, đau nhói, đau mạnh, kiệt sức, chứng đỏ da, ngứa, nổi mày đay, sốc, chứng chuột rút, buồn nôn, nôn, đau lưng, cấm khẩu, chứng tiết nước bọt (tiết nhiều nước bọt), bị liệt, mê sảng, chứng co giật, và chết (theo tác giả Russell, năm 1984). b. Động vật thân mềm. Các động vật thân mề m là động vật không xương sống không phân đoạn thường bao gồm bởi sò đá vôi và có chân bằng cơ bụng được sử dụng để di chuyển. Trong khoảng 80.000 loài, khoảng 85 loài được biết đến là gây độc cho con người. Ốc sên thuộc lớp Conus (thể nón) là nguy hiểm nhất. Chất độc được sử dụng để làm tê liệt con mồi và hiếm khi được sử dụng để phòng thủ. Hệ thống truyền chất độc tinh vi bao gồm ống chất độc và các răng rỗng được sử dụng. Vết cắn của động vật chân bụng gây ra đau nhói và nhức nhối. Các triệu chứng bao gồm chứng thiếu máu cục bộ, chứng xanh tím, chứng tê cóng, chứng liệt và hôn mê. c. Động vật chân đầu. Nhiều loài thuộc lớp động vật chân đầu bao gồm bạch tuộc, mực ống, mực, ốc anh vũ là có độc. Tuyến độc là một phần của hệ thống tiêu hóa của các động vật này. Hiện vẫn chưa rõ bộ phận nào của động vật chân đầu có chứa chất độc. Vết cắn gồm hai chấm nhỏ dẫn đến cảm giác bỏng hoặc đau nhói thần kinh, xuất huyết từ vết thương, sưng phù, và chứng viêm. Các vết thương này rất đau nhưng ít khi gây chết ngườ i. d. Động vật da gai. Một lớp khác của động vật không xương sống gồm các loài gây độc cho con người là động vật da gai, thường được biết là các loài sao biển, nhím biển, và hải sâm. Các gai nhỏ (chân kìm nhỏ) bằng canxi cacbonát bao quanh thân của chúng. Các gai này có chức năng tìm kiếm thức ăn, làm đẹp, và phòng thủ. Các gai nhả chất độc trực tiếp lên da. Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm cảm giác bỏng nặng và chứng viêm lập tức tại vế t thương, tiếp theo là tình trạng tê cóng và liệt cơ. Các vết thương này thường không nghiêm trọng (theo tác giả Russell, năm 1984). e. Cá. Cá độc gây ra vết thương bằng ngạnh của chúng dưới dạng cơ học hoặc kết hợp với bộ phận tạo ra chất độc. Ngạnh cá thường nằm trên vây lưng hoặc vây ngực. Hơn 200 loài cá được ghi nhận là nguy hiểm. Trúng độc từ cá ratfish, cá quái bạc, và cá trê (có nhiều ở phương Đông) gây ra đau đớn tức thời và nhói và có thể mất khả Chương 10: Animal and Plant Toxin Lớp KTMT 2008 http://www.ebook.edu.vn 7 năng làm việc. Chứng viêm cục bộ có thể ở mức độ rất trầm trọng dẫn đến hoại tử và sốc. Vết châm của cá weaver (Trachinus spp.), cá bọ cạp (Scorpaenidae), cá sư tử (Pterois spp.), và cá đá (Synanceja) gây ra các dấu hiệu tương tự với vết châm của cá ratfish, nhưng có thể dẫn đến sưng tấy và tê liệt của chi bị ảnh hưởng, bệnh toàn thân, và chết. V ết châm của cá mập hound shark hoặc cá mập spring shark và cá đuối thường ít nguy kịch, và gây ra đau đớn và hiếm khi là giảm huyết áp, nôn mửa, tiêu chảy, và đổ mồ hôi. Cá cóc và cá đuôi gai gây ra vết thương cơ học bằng các ngạnh hình cây thương có thể di chuyển nằm ở phần đuôi của chúng. Một số loài cá có độc nếu ăn phải. Cá ăn phải tảo đơn bào hai roi cũng có độc nếu ăn vào. Cá ăn thị t ăn cá ăn cỏ đã ăn phải thuốc bảo vệ thực vật độc hại cũng gây độc hại nếu ăn vào. Một số loài cá độc do chính chất độc của chúng. Gan cá mập cũng có thể độc hại, và cũng không nên ăn lươn moray vùng nhiệt đới. Cá scromboid chẳng hạn cá ngừ Califoni, cá thu, cá ngừ cũng có thể có độc nếu bị ươn. Cá nóc, đặc sản rất đắt đỏ ở Nhật Bản, nên được chế biến một các đặc biệt. Dấu hiệu của sự nhiễm độc là sự đau nhói dây thần kinh ở môi và lưỡi, mất điều hòa trong vòng 10 đến 45 phút, tiếp theo đó là nuốt vào (ingestion), buồn nôn, nôn, tiêu chảy, triệu chứng liệt, co giật dẫn đến tỷ lệ tử vong là 60%. Không nên ăn cá có chất ciguatoxin hoặc ichthyosarcotoxin. Bất kỳ cá biển nào cũng có thể trở nên có độc, có th ể là do kết quả của những thói quen ăn uống. Các chất độc này có thể hòa tan trong nước, do đó thịt cá phải được rửa sạch để chấy độc trôi ra ngoài, và nước này được đổ đi. Cũng không nên ăn trứng cá. Các dấu hiệu của nhiễm độc ciguatoxicosis là đau dây thần kinh ở môi, lưỡi, và cổ họng dẫn đến tê liệt, buồn nôn, , cứng bụng, tiêu chảy, đau đầu, lo lắng và co thắt, ngườ i rất yếu và tê liệt, đau cơ, thị lực kém, viêm da. Tỷ lệ tử vong vào khoảng 7%. Chất ciguatoxin ngăn enzym acetylcholinesterase và cho phép sự tích tụ acetylcholine tại màng postsynaptic, dẫn đến sự phá hủy chức năng thần kinh và liệt hô hấp. h. Động vật có vỏ. Động vật có vỏ trên nhiều đại dương cũng gây ra nhiễm độc nghiêm trọng. Tảo đơn bào dinoflagellate có chứa chất độc được lọc qua các bộ phận tiêu hóa và hô h ấp của động vật có vỏ. Mặc dù động vật có vỏ không bị ảnh hưởng gì, con người và các động vật khác ăn động vật có vỏ có thể bị nhiễm độc. Việc nhiễm độc được ghi nhận là theo mùa (thường là vào mùa hè) và được quy cho “tảo nở hoa”, và thường được gọi là hiện tượng “thủy triều đỏ”. Các loài động vật có vỏ tạo ra toxicosis là sò, trai, trai Bắc Mỹ, và hàu. Chất độc nằm trong các c ơ quan tiêu hóa, mang, và vòi. Chất độc này nóng và tan trong nước. Nạn nhân bị nhiễm độc thường bị buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, cứng bụng khoảng 12 tiếng sau khi ăn vào. (Các triệu Chương 10: Animal and Plant Toxin Lớp KTMT 2008 http://www.ebook.edu.vn 8 chứng này cũng có thể do sự nhiểm khuẩn và vi sinh vật của động vật có vỏ). Dị ứng cũng được ghi nhận với những nạn nhân trước đó đã tiếp xúc với chất độc. Nhiễm độc động vật có vỏ nặng là kết quả của chất saxitoxin tạo ra bởi dinoflagellate. Chứng đau nhói dây thần kinh và nóng môi, lợi, lưỡi và mặt sẽ xảy ra, và sau đó lan ra các khu vực khác c ủa cơ thể. Tê liệt, đau vùng mặt, đau khớp, chứng ứa nước bọt, khát nước, khó nuốt, và tê liệt dẫn đến chết người có thể xảy ra. Rùa. Các loại rùa biển đã được biết đến là có độc, cụ thể là các loài ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Chỉ nên ăn gan của các loại rùa này với sự chú ý đặc biệt. Các dấu hiệu nhiễm độc gồm đau phía tr ước đầu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, buồn ngủ, khó chịu, sợ ánh sáng, các cơn co thắt. 5. Động vật chân đốt (Động vật thuộc lớp nhện) Chỉ có một số lượng nhỏ động vật chân đốt đủ gây độc nguy hiểm cho con người. Tuy nhiên, các động vật chân đốt được cho là độc với con người hơn các nghành khác cộng lại. Khoảng gần 30.000 loài nhện được cho là có độ c, chỉ một số nhỏ có răng nọc đủ xuyên qua da nạn nhân. Vết cắn của nhện black widow (Latrodectus spp.) gây ra rung cơ cục bộ, đổ mồ hôi, tình trạng khó ở. Loài nhện đen lớn ở châu Âu (Aphonepelma spp.), có vẻ hung dữ và nguy hiểm tạo ra vết thương không mấy nguy hiểm. Vết cắn của loài nhện brown recluse hoặc loại nhện violin (Lovosceles reclusa), loài vật có ở khắp nơi như sống trong nhà, chuồ ng trại, bên ngoài, gây ra sự khó chịu. Tuy nhiên, khu vực vết cắn thường bị hoại tử và gây lở loét gây ra sự kết vảy hàng loạt của các mô mềm tạo ra vết sẹo méo mó. Các triệu chứng trên cơ thể có thể xảy ra bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, khó di chuyển, nôn mửa, thiếu máu tan huyết, chứng giảm tiểu cầu (theo các tác giả Peterson và Meerdink, năm 1989). Chất độc neurotoxin của nhện gây khó thở, đau đớn, tim đậ p nhanh và có thể làm chết người. Neurotoxin của nhện Latrodectus mạnh gấp 15 lần nọc rắn đuôi chuông. Nhện độc tại Australia có lượng nọc đủ giết chết một em bé trong 1 giờ. a. Nhện góa phụ đen Họ Theridiidae, nó kích thước gần 1,2cm, số lượng loài 2500 con. Con nhện cái tung các dây tơ lên trên con mồi mà nó bẫy được trong mạng nhện. Vết cắn của nó độc còn hơn độc của con rắn chuông. Nhện đực không cắn, nên loài nh ện này có tên là góa phụ đen. [...]... II.8 Thực vật gây ra bệnh ngoài ra Trong thực tế, nhiễm độc ngoài ra do thực vật gây ra sưng tấy, phồng dộp, đau đớn, và ngứa Cơ thể phản ứng có thể cũng xảy ra nếu chất nhiễm độc ngoài ra như ăn, nhưng mà trường hợp này cũng rất hiếm điều trị bằng cách rửa da với xà phòng trong nước trong khoảng 5 phút để loại bỏ chất độc và để ngăn ngừa sự lan rộng của độc chất trên toàn bộ da II.9 Một số thực vật. .. Stachbotryotoxicosis không được coi là một chất độc KẾT LUẬN Mục đích của chương này là làm quen với các nghiên cứu về độc chất cùng với những độc chất quan trọng đối với động vật và thực vật có mặt trong môi trường Với nhiều chất độc được bàn luận trong những đoạn văn trên, cũng như là đối với những chất độc khác trong môi trường để có cái nhìn sâu hơn về ảnh hưởng của những hợp chất có thể tham khảo những tài... thực vật gây ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hóa, Những tác nhân độc chất có liên quan, và những biểu hiện lâm sàng Loài thực vật Độc chất có liên quan Biểu hiện lâm sàng Hạt đậu Độc tố thực vật (có liên quan đến độc tố Albumin) Đâu đầu, tiêu chảy, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, mê sảng, đau bụng, run rẩy, Cây trạng nguyên (Euphorbia pulchenia) Cây ráy thơm Oxalat canxi Gây rối loạn sự hoạt động của thận, và. .. ngứa của hải sâm tác dụng ngăn chặn sự lan rộng của tế bào ung thư Họ đang hy vọng từ các nọc độc chết người này sẽ tìm ra "thần dược" làm tăng tuổi thọ của loài người II Độc chất thực vật Sự nhiễm độc thực vật bởi con người và động vật là một điều rất bình thường Năm 1988, thực vật xếp thứ 4 trong những độc chất xảy ra thường xuyên có ảnh hưởng tới con người ở Mỹ Trong thời gian này có khoảng 94 000... đủ về sự nguy hiểm hoặc những nguy hiểm của độc chất từ thực vật bởi vì chưa có một báo cáo đầy đủ và thông tin giới hạn để Bác sỹ đạt được sự đồng nhất thực vật đáng tin cậy II.1 Độc tố gây ra viêm dạ dày Phần lớn các ca nhiễm độc thực vật ở U.S xảy ra từ hấp thụ thực vật có chất kích ứng gây viêm dạ dày Hàng loạt triệu trứng từ quá trình đốt cháy miện và cuống họng, Khi một đứa trẻ chập chững biết... độc do các cây như trên là có liên quan tới tiêu chảy và đau bụng vì có sự hiện diện của chất saponins và các chất kích thích khác Nhiễm độc cấp tính là sự biểu hiện giảm độ co thắt tim, nhịp tim chậm, và hyperkalemia (bảng 10.3) Bảng 2.2 Các thực vật có chứa Digitalis – cấu tạo đặc trưng, các biểu hiện lâm sàng Thực vật Nguồn độc chất Biểu hiện lâm sàng Cây tầm gửi (Phooradendron serotinum) Chứa độc. .. kinh Trung ương Nhiễm độc Encogin và một vài chất độc Pencicillum (tremorgen) tác động đến hệ thần kinh, Chất độc cấp tính Ecgôtin là kết quả của một axit lysergic sinh ra là cơ bản Các độc tố Nấm khác gây ra tình trạng kích động, sự không phối hợp, sự quá khích, sự chấn động Nấm mốc đầu độc hoặc leukoenphalomalacia là một chất gây hủy hoại, tổn thương não bộ dẫn đến buồn ngủ và dẫn đến tử vong Lớp... and Plant Toxin biến là hiện tượng tím tái xuất hiện và tạo thành các màng nhày Tử vong xảy ra trong khoảng vài tiếng nếu phương pháp xử lý không thích hợp Bảng 2.6 Thực vật gây ra dị ứng da, những tác nhân độc chất có liên quan, dấu hiệu lâm sàng Thực vật Độc chất liên quan Biểu hiện lâm sàng Độc chất cây Thường Xuân (Toxincodendron radicans) Chất độc cây Sơn, cây muối (Toxincodendron vernix) Nhựa dị... độc đối với động vật có xương sống và nó tích đọng chất độc của cây trong cơ thể nó, khi trường thành con bướm cũng có độc nhằm chống lại con vật ăn mồi 9 Động vật có vú Chỉ một số loài động vật có vú là có độc Thú mỏ vịt đực (Ornithorphynchos anathmus) có cựa bằng sừng có thể cử động được ở phía trong của chi sau và gần với gót chân Cựa này được nối với đùi hoặc tuyến độc Rất hiếm trường hợp tấn công... sưng tấy và đau tại chỗ bị thương và nạn nhân có thể bị sốc nhẹ Bộ máy của tuyến chất độc và hoạt động của chất độc của thú ăn kiến phủ đầy gai (Tachyglossus spp và Zaglossus spp.) tương tự với thú mỏ vịt Chuột chù có các tuyến nước bọt ở hàm dưới Thú mỏ vịt: Loài thú có vú rất nhút nhát, sống ở Tasmania, đông và nam Australia Con đực trưởng thành có tuyến độc ở chân sau, khi cần có thể phun chất độc ra . I. Độc tố động vật 1 I.1. Các đặc điểm của độc tố động vật 1 I.2. Một số loài động vật có chất độc 2 I.3. Tác động của một số chất độc đối với con người 12 II. Độc chất thực vật 14 II.1. Độc. động vật nuôi ăn phải các thực vật có độc. Sự có mặt khắp nơi của các chất độc trên động và thực vật là mối quan ngại chính của con người. Đối với mộ t số loài động vật, việc sử dụng chất độc. sự sống còn của chúng. Các động vật có độc là các loài vật tạo ra chất độc ở tuyến phát triển cao hoặc ở một nhóm tế bào và truyền chất độc này lên động hoặc thực vật khác thông qua việc cắn

Ngày đăng: 15/09/2014, 13:58

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan