tìm hiểu về pháp luật phá sản ở việt nam

10 760 0
tìm hiểu về pháp luật phá sản ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Phá sản là hiện tượng kinh tế khách quan trong lại nền kinh tế thị trường mà hậu quả cuả nó là sự xung đột lợi ích của các bên tham gia quan hệ kinh doanh. Phá sản không chỉ là sự xung đột lợi ích giữa con nợ mất khả năng thanh toán với các con nợ của nó mà con dẫn đến sự xung đột với lợi ích của tập thể người lao động làm việc trật tự trị an tại một địa phương, vùng lãnh thổ nhất định nào đó. Ban hành pháp luật phá sản là mong muốn của nhà làm luật sử dụng những thuộc tính của pháp luật với tư cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong điều kiện tồn tại Nhà nước như tính quy phạm, tính bắt buộc chung... nhằm tác động một cách hiệu quả nhất đến quan hệ giữa các chủ thể quan hệ phá sản, giải quyết xung đột lợi ích của các chủ thể đó theo đúng bản chất vốn có của nó. Ngoài ra, việc giải quyết xung đột giải quyết này cũng không thể không tính đến những nhiệm vụ cụ thể đặt ra trước các nhà làm luật ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phát triển kinh tế của mình. Như vậy phá sản là hiện tượng bình thường và cần thiết của kinh tế thị trường, còn pháp luật phá sản là sự can thiệp có ý thức của Nhà nước vào hiện tượng này nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực và khai thác những mặt tích cực và khai thác những mặt tích cực của nó. Thông qua pháp luật phá sản, Nhà nước và Toà án có thể can thiệp vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với một cách nhìn hện đại, năng động và hết sức mềm dẻo.

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM MỞ ĐẦU Phá sản là hiện tượng kinh tế khách quan trong lại nền kinh tế thị trường mà hậu quả cuả nó là sự xung đột lợi ích của các bên tham gia quan hệ kinh doanh. Phá sản không chỉ là sự xung đột lợi ích giữa con nợ mất khả năng thanh toán với các con nợ của nó mà con dẫn đến sự xung đột với lợi ích của tập thể người lao động làm việc trật tự trị an tại một địa phương, vùng lãnh thổ nhất định nào đó. Ban hành pháp luật phá sản là mong muốn của nhà làm luật sử dụng những thuộc tính của pháp luật với tư cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong điều kiện tồn tại Nhà nước như tính quy phạm, tính bắt buộc chung nhằm tác động một cách hiệu quả nhất đến quan hệ giữa các chủ thể quan hệ phá sản, giải quyết xung đột lợi ích của các chủ thể đó theo đúng bản chất vốn có của nó. Ngoài ra, việc giải quyết xung đột giải quyết này cũng không thể không tính đến những nhiệm vụ cụ thể đặt ra trước các nhà làm luật ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phát triển kinh tế của mình. Như vậy phá sản là hiện tượng bình thường và cần thiết của kinh tế thị trường, còn pháp luật phá sản là sự can thiệp có ý thức của Nhà nước vào hiện tượng này nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực và khai thác những mặt tích cực và khai thác những mặt tích cực của nó. Thông qua pháp luật phá sản, Nhà nước và Toà án có thể can thiệp vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với một cách nhìn hện đại, năng động và hết sức mềm dẻo. GVHD: TRẦN THỊ THUÝ HẰNG Trang: 1 Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM NỘI DUNG Phân tích điều 37 cho biết thấy “các khoản nợ” được hiểu là nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp hình thành từ các hợp đồng dân sự, thương mại và lao động. Còn các khoản nợ thuế, các nghĩa vụ tài sản khác như nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nghĩa vụ thanh toán các khoản phạt hành chính của doanh nghiệp không được đề cập đến. vậy giải quyết các nghĩa vụ có tính chất tài sản này của doanh nghiệp như thế nào khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản? I. Vai trò của pháp luật phá sản 1. Bảo vệ lợi ích chính đáng của chủ nợ Với một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước nền kinh tế thị trường đã hình thành đã phát triển ở nước ta rất phong phú, đa dạng với nhiều loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên do sự tác động của các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, trong nền kinh tế nước ta cũng đã xảy ra nhiều hiện tượng hay quan hệ kinh tế vốn không tồn tại trong cơ chế kế hoạch hóa. Một trong hiện tượng đó là sự phá sản của các doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp bị phá sản sẽ kéo theo nhũng hậu quả nhất định như sự xáo trộn trong sản xuất, ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động đến lợi ích chung của nhà nước và xã hội. Do đó, để đảm bảo, duy trì mối quan hệ hài hòa những lợi ích nêu trên, đòi hỏi chúng ta phải có một cơ chế pháp lý thống nhất và chặt chẽ. Pháp luật phá sản ra đời là bộ phận cấu thành không thể thiếu của pháp luật kinh doanh để giải quyết mối quan hệ nợ nần trong hoàn cảnh đặt biệt: khi mà doanh nghiệp lâm vào tình trạng khánh liệt tài chính không thể phục hồi. Khi một nhà đầu tư cho các doanh nghiệp vay vốn, họ có hai phương pháp đòi nợ: Đòi nợ bằng phương pháp thông thường, thông qua việc đưa đơn kiện ra Tòa án, Trọng tài kinh tế hoặc đòi nợ bằng một cơ chế đặc biệt – thông qua thủ tục phá sản, Pháp luật phá sản với cơ chế thủ tục phá sản được biết đến như một thủ tục đòi nợ tập thể, trong đó vấn đề trọng tâm là bảo vệ và đảm bảo công bằng cho các chủ nợ. GVHD: TRẦN THỊ THUÝ HẰNG Trang: 2 Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM Pháp luật phá sản với cơ chế thủ tục phá sản được biết đến như một thủ tục đòi nợ tập thể, trong đó vấn đề trọng tâm là bảo vệ và đảm bảo công bằng cho các chu nợ. Bản chất của thủ tục phá sản là các chủ nợ thông qua việc yêu cầu Toà án tuyên bố con nợ bị phá sản để thu hồi vốn của mình. Cơ hội đòi nợ thông qua thủ tục phá sản càng cao thì thủ tục đó càng hấp dẫn các chủ nợ, vì vậy cho nên thủ tục phá sản nhanh chóng trở thành một công cụ hiệu quả bảo vệ lợi ích các chủ nợ, mở rộng khả năng đòi hỏi của chủ nợ. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ nợ, qua đó tạo điều kiện duy trì và phát triển thị trường vốn, bảo vệ chủ nợ là mục tiêu rất quan trọng của Luật Phá sản. Khi nhà đầu tư tiềm năng thấy phần vốn đầu tư của mình không an toàn, khó có thể đòi lại được vì những lí do phi thị trường thì nhà đầu tư sẽ không yên tâm bỏ vốn kinh doanh, cho vay nợ Hậu quả tiếp theo là thị trường vốn cung cấp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Khó có thể hình dung được một nền kinh tế thị trường mà không có được một thị trường vốn lành mạnh, phát triển. Ngoài ra pháp luật phá sản còn dùng để bảo vệ lợi ích của chính bản thân các doanh nghiệp mắc nợ, bảo vệ lợi ích của bản thân người lao động; đảm bảo trật tự an toàn xã hội, và giúp cơ cấu lại nên kinh tế. Ví dụ : Công ty A thế chấp một tài sản trị giá 600 triệu đồng để vay ngân hàng Y số tiền 350 triệu đồng. Nếu công ty A lâm vào tình trạng phá sản và đang tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản thì Ngân hàng Y là chủ nợ sẽ bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản đảm bảo ít hơn khoản nợ đó. Ví dụ : Công ty X nợ Công ty Z 180 triệu đồng, trong khi đó tài sản của Công ty X thế chấp để đảm bảo trả nợ là 150 triệu đồng.Như vậy nếu Công ty X lâm vào tình trạng phá sản và đang tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản thì Công ty Z bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ hoặc của người thứ ba. 2. Bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Ngành tòa án nhận định rằng: “Các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá không ít, nhưng yêu cầu tuyên bố phá sản tại tòa án thì ngày càng ít đi” (trích Báo cáo tổng kết ngành tòa án năm 2001). Do nhiều vướng mắc cho nên Luật phá sản chưa thực sự trở thành một công cụ pháp lý quan trọng bảo vệ quyền và lợi ích hợp GVHD: TRẦN THỊ THUÝ HẰNG Trang: 3 Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM pháp của giới chủ nợ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả bằng biện pháp phục hồi/tái tổ chức doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán, có lúc còn là tiềm ẩn phát sinh tội phạm hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Có nhiều vấn đề cần bổ sung, sửa đổi nhằm mục đích làm cho luật phá sản trở thành đạo luật quan trọng trong hoạt động kinh doanh, góp phần bảo vệ trật tự kỷ cương xã hội, làm lành mạnh môi trường kinh doanh. Một thực tế mà ai cũng biết là ở Việt Nam chúng ta chỉ nắm được con số các doanh nghiệp mới thành lập, còn chịu không nắm được con số doanh nghiệp đang hoạt động và nhất là có bao nhiêu doanh nghiệp chấm dứt hoạt động vì bị phá sản, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho Luật phá sản doanh nghiệp tuy được ban hành từ năm 1993 nhưng ít được áp dụng. Trong số các vụ tuyên bố phá sản, có những vụ không phải doanh nghiệp con nợ lâm vào tình trạng phá sản mà là chây ỳ không thi hành án. Do vậy đơn vị phải thi hành án đành phải mượn con đường yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản để đơn vị này (một doanh nghiệp của nhà nước) phải trả nợ để được tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường (vụ Công ty thực phẩm công nghệ Hải Phòng yêu cầu Tòa án kinh tế Hà Nội giải quyết phá sản đối với Công ty hỗ trợ sản xuất và du lịch thương mại (doanh nghiệp công ích thuộc Công đoàn ngành thương mại) trong các năm 2000-2002). Nhưng trường hợp này cũng rất hạn hữu vì theo quy luật của Luật công ty trước đây cho phép quyền tự do thành lập doanh nghiệp và không hề kiểm tra nguồn tài sản đưa vào tạo thành vốn điều lệ của doanh nghiệp. Do đó phần lớn các công ty trách nhiệm hữu hạn đã sử dụng chiến thuật “ve sầu lột xác” để khỏi phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng cách chuyển tài sản và vốn để thành lập một công ty mới, để lại công ty cũ với các khoản nợ. Tuy nhiên cũng không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong viêc sử dụng luật phá sản thành công cụ để khỏi thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ví dụ như trường hợp công ty XNK Kim Liên tai Hải Phòng cũng đã nộp đơn xin tuyên bố phá sản để khỏi phải trả nợ cho công ty VIDAMCO, nhưng đã bị tòa kinh tế Hải Phòng từ chối thụ lý vì xác định việc không trả nợ là do chây ỳ chứ không phải mất khả năng thanh toán như quy định của Luật phá sản. Kinh doanh không GVHD: TRẦN THỊ THUÝ HẰNG Trang: 4 Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM bao giờ cũng đưa lại lợi nhuận, nhưng không phải lúc nào sự phá sản cưa doanh nghiệp cũng là hệ quả tất yếu của quy luật kinh tế mà cũng có trường hợp có sự xếp đặt vì mục đích không lành mạnh như là trốn tránh nghĩa vụ đối với chủ nợ, đôi khi còn có tính chất hình sự. Do đó để ngăn chặn các trường hợp phá sản để quy dịnh trình tự và điều kiện nộp đơn yêu cầu giải quyết phá sản, xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục tài sản… Chúng tôi thấy rằng luật phá sản doanh nghiệp hiện hành không kiểm soát được tình trạng trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của các doanh nghiệp con nợ, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp chủ nợ thậm trí khi đã có bản án của Tòa án. Chúng tôi xin lấy một ví dụ điển hình: đó là trường hợp của Công ty lien doanh ô tô Việt Nam – Daewoo ( công ty VIDAMCO) bán xe ô tô cho 1 công ty trách nhiệm hữu hạn ( công ty thương mại Quốc Hiếu, trụ sở tại 122 Triệu Việt Vương) để kinh doanh taxi, đến hạn bên mua không trả nợ được thế là công ty VIDAMCO khởi kiện. trong khi tòa án đang giải quyết vụ kiện tranh chấp kinh tế thì chủ sở hữu Công ty Quốc Hiếu đã rút hết vốn để thành lập một doanh nghiệp mới song song với việc giải quyết tại tòa án. Khi có bản án của Tòa án năm 2001, cơ quant hi hành án vào cuộc. Sau một thời gian thi hành án, công ty VIDAMCO nhận được văn bản của Phòng thi hành án Hà Nội trả lại đơn yêu cầu thi hành án vì đơn vị phải thi hành án đã lâm vào tình trạng phá sản ( không có tài sản, tiền mặt và bản thân không hoạt động). Tuy biết rõ công ty này không hề phá sản nhưng công ty VIDAMCO không thể làm gì được hơn và cũng chẳng yêu cầu tòa án giải quyết phá sản vì biết rằng sẽ chẳng có kết quả gì lại mất thêm lệ phí giải quyết phá sản, mất thêm thời gian. Bởi theo quy định của luật phá sản hiện hành tuy doanh nghiệp đã hoàn toàn mất khả năng thanh toán, chẳng có lấy một tài sản nào, thế nhưng Hội nghị chủ nợ vẫn phải họp và thông qua phương án, phân chia giá trị tài sản doanh nghiệp( điểm 6 điều 37 Luật phá sản ). Quy định này quả là hình thức và không giải quyết được gì cho các chủ nợ. Theo chúng tôi đối với những trường hợp này thì tòa án có thể tuyên bố phá sản luôn theo yêu cầu của Hội nghị chủ nợ để khỏi mất thêm thời gian. GVHD: TRẦN THỊ THUÝ HẰNG Trang: 5 Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM Với quy định như vậy sẽ tránh được các hành vi tẩu tán tài sản của doanh nghiệp con nợ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp chủ nợ, cũng cố niềm tin niềm tin cho doanh nghiệp yên tâm chờ đợi tòa án ra phán quyết. Bởi vì theo quy định hiện hành chỉ khi có bản án của tòa án, cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành và đồng thời ra quyết định phong tỏa tài sản. Lúc đó doanh nghiệp mới không có quyền tẩu tán tài sản. Do thủ tục tố tục kinh tế quá dài nên đã tạo cơ hội cho con nợ tẩu tán tài sản bằng nhiều con đường hợp pháp thông qua các giao dịch dân sự. Tuy pháo luật tố tụng kinh tế có quy định quyền được yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với doanh nghiệp con nợ. Nhưng vì nhiều lí do nên quy định này hạn hữu mới được áp dụng bởi động chạm đến nhiều đối tượng khác( ví dụ người lao động doanh nghiệp), mặt khác nhiều thẩm phán có tâm lý không muốn ra quyêt định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vì không muốn chịu trách nhiệm nếu có sự cố xảy ra. 3. Bảo vệ lợi ích người người lao động Khi doanh nghiệp phá sản, bên cạnh sự thiệt hại của chủ nợ và con nợ, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến những người lao động. trước những sự khó khăn đó, luật phá sản dã cho phép những người làm công được hưởng một số quyền lợi đặc biệt: Được quyền ưu cầu tòa án tuyên bố phá sản hoặc phản đối tuyên bố phá sản của các chủ nợ đối với doanh nghiệp được quyền cử đại diện tham gia tổ quản lý và thanh tra tài sản , được tham gia hội nghị chủ nợ, được ưu tiên thanh toán nợ và một số quyền lợi khác. Luật phá sản là luật nhân đạo đưa ra để bảo vệ quyền lợi của các ban liên quan. Tránh việc một số doanh nghiêp làm an thua lỗ và cầm chừng không trả lương cho người lao động và cũng vì thế vị trí của người lao động đã được đề cao sau phí phá sản Vi dụ có tình huống đặt ra như sau: Tôi là công nhân làm việc cổ phần, công ty tôi cổ phần hoá từ năm 1999 đến nay, do làm ăn thô lỗ nên chúng tôi không có việc GVHD: TRẦN THỊ THUÝ HẰNG Trang: 6 Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM làm, nay công ty phá sản chúng tôi phải nghĩ việc thì được hưởng chế độ như thế nào? Thứ nhất: Chế độ người lao động được hưởng khi công ty phá sản Thủ tục phá sản: Thẩm quyền tuyên bố công ty phá sản do toà án. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục than lý đối với doanh nghiệp, thì việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, theo thứ tự sau đây: a) Phí tài sản; b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã kí kết; c) Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để than toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ được số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần các khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng Trợ cấp: Theo quy định Điều 42 Luật lao động: áp dụng đối với người lao động làm việc thường xuyên cứ một năm việc trợ cấp ½ tháng lương. 4. Góp phần cơ cấu lại nền kinh tế thị trường Pháp luật là một hiện tượng tự nhiên của nền kinh tế thị trường.Mặc dù có đời sống ngắn rất khác nhau, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp thường có một sống của doanh nghiệp phụ thuộc vào thành tích kinh doanh và môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Mặt khác, trong hoạt động kinh doanh, việc các doanh nghiệp nợ và chiếm dụng vốn lẫn nhau là rất phổ biến. Vậy giải quyết như thế nào khi có doanh nghiệp đã rơi vào giai đoạn suy thoái hoặc gặp những vấn đề nghiêm trọng về tài chính, mà kết là không thể thanh toán được các khoản nợ thương mại. Pháp luật phá sản doanh nghiệp ra đời nhằm điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong trường hợp này. Theo đó, một doanh nghiệp được coi là lâm vào tình trạng phá sản khi thực chất đã mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và nếu không còn khả năng tổ chức lại để phục hồi khả năng thanh toán thì buộc bị phá sản theo một thủ tục chặt chẽ tại toà để phân chia tài sản còn lại cho các chủ nợ. GVHD: TRẦN THỊ THUÝ HẰNG Trang: 7 Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM Sự ra đời của pháp luật phá sản nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan. Đối với chủ nợ, thủ tục phá sản cho phép chủ nợ có biện pháp kiểm soát đuợc tình hình tài chính của doanh nghiệp nợ, hạn chế những rủi rovà thiệt hại xảy ravà đảm bảo việc thu hồi nợ một cách công bằng. Pháp luật phá sản còn bảo vệ và tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp nợ. Thạt vậy, thủ tục phá sán sẽ tạo cho doanh nghiệp thua lỗ nợ nần có cơ hội thương lượng tập thể với các khoản nợ và tránh được các biện pháp đòi nợ bất hợp pháp, ví dụ xiết nợ. Đây còn là cơ hội tốt nhất để buộc doanh nghiệp một cách triệt để: loại bỏ nguyên nhân gây tổn hại đến tình trạng tài chính doanh nghiệp, phát huy các mặt tích cực để cải thiện kết quả kinh doanh. Nếu việc tổ chức lại không có kết quả, thủ tục phá sản và thanh lý giúp doanh nghiệp hoát khỏi tình trạng nợ nần để có thể bắt đầu trở lại công cuộc kinh doanh với một tình trạng tài chính hoàn toàn mới mẻ và sạch sẽ. Quyền lợi của người lao động được pháp luật ưu tiên bảo vệ khi doanh nghiệp tiến hành thủ tục phá sản, mặc dù có tâm lý do ngại thủ tục phá sản doanh nghiệp sẽ làm mất việc làm của người lao động. Thực chất quyền lợi của người lao động phải được đặt ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chứ không chỉ đến giai đoạn phá sản. Thực hiện tốt pháp luật về phá sản còn là biện pháp bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, tránh được tình trạng đe doạ, cưỡng bức doanh nghiệp để đòi nợ theo”luật rừng”, đảm bảo việc giải quyết nợ theo một trật tự nhất định, do một cơ quan có đủ thẩm quyền kiểm soát. Đối với nền kinh tế, phá sản có tác dụng sàng lọc các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không hiệu quả, thay thế các doanh nhân kém khả năng bằng những nhà quản lý khác có tính chuyên nghiệp hơn, làm cho nền kinh tế mới phát triển lành mạnh. Có thể nói, lợi nhuận đối với doanh nghiệp giống như “củ cà rốt” thì phá sản lại là “ chiếc gậy” nhằm răn đe các doanh nhân, cảnh báo tính chất khắc nghiệt của thương trường. 5. Đảm bảo trật tự,kỷ cương xã hội Luật phá sản doanh nghiệp được chia ra nhăm bảo vệ lợi ích cho mọi thành phần tham gia doanh nghiệp tránh được tình trạng hỗn lộn của nền kinh tế khi một GVHD: TRẦN THỊ THUÝ HẰNG Trang: 8 Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM hay nhiều doanh nghiệplâm vào tình trạng phá sản bên cạnh đó phá sản không hoàn toàn là tiêu cực trên một khía cạnh nào đó, nó thậm chí là một hành động tích cực đối với nền kinh tế giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. • Răn đe các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả( không được quá mạo hiểm liều lĩnh) • Xoá bỏ doanh nghiệp làm ăn thô lỗ • Tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh mới lành mạnh hơn cho các nhà đầu tư hoạt động và những ảnh hưởng gián tiếp khác C. KẾT BÀI Trong nền kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp là hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại khách quan. Phá sản luôn là hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nó hiện hữu như một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên của nền kinh tế thị trường, bất kể đó là nền kinh tế thị trường phát triển ở các nước trên thế giới hay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, phá sản là khái niệm dùng để chỉ doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với dấu hiệu đặc trưng nhất là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chưa hẳn đã bị phá sản. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ được coi là bị phá sản khi đã tiến hành thủ tục phá sản. Phá sản - thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thanh lý nợ đặc biệt. Luật phá sản gồm 95 điều, trong đó có 12 điều (Điều 1 đến Điều 12) về những quy định chung và một điều về điều khoản thi hành còn lại 82 điều (từ Điều 13 đến Điều 94) ghi nhận các vấn đề liên quan đến thu tục phục hồi doanh nghiệp và thủ tuc thanh lý nợ của doanh nghiệp. Như vậy, Luật phá sản là luật về thủ tục phục hồi và thanh lý nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo tinh thần của Luật phá sản, các thủ tục phục hồi hoặc thanh lý nợ ở đây khác với quá trình phục hồi khi doanh nghiệp tự phục hồi săp xếp lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hoặc thủ tục thanh toán nợ trong tố tụng dân sự. Tóm lại, thực hiện tốt pháp luật về phá sản còn là biện pháp bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, tránh được tình trạng đe dọa, cưỡng bức doanh nghiệp để đòi nợ theo “luật rừng” đảm bảo giải GVHD: TRẦN THỊ THUÝ HẰNG Trang: 9 Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM quyết nợ theo một trật tự nhất định, do một cơ quan có đủ thẩm quyền kiểm soát. Đối với nền kinh tế, phá sản có tác dụng sàng lọc các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không hiệu quả, thay thế các doanh nhân kém khả năng bằng những nhà quản lý khác có tính chuyên nghiệp hơn, làm cho nền kinh tế mới phát triển lành mạnh. Có thể nói, lợi nhuận đối với doanh nghiệp giống như “củ cà rốt” thì phá sản là chiếc gậy nhằm răn đe các doanh nhân, cảnh báo tính chất khắc nghiệt của thương trường. GVHD: TRẦN THỊ THUÝ HẰNG Trang: 10 . trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, phá sản là khái niệm dùng để chỉ doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với dấu hiệu đặc trưng nhất là. nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chưa hẳn đã bị phá sản. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ được coi là bị phá sản khi đã tiến hành thủ tục phá sản. Phá sản - thủ tục phục hồi doanh. phá sản để quy dịnh trình tự và điều kiện nộp đơn yêu cầu giải quyết phá sản, xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục tài sản Chúng tôi thấy rằng luật phá

Ngày đăng: 12/09/2014, 22:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan