Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam

29 3.7K 32
Giải quyết xung đột pháp  luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thừa kế di sản chính là sự dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. Với ý nghĩa như vậy, vấn đề thừa kế có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật các nước trên thế giới.Trong bối cảnh hiện nay, sự hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ, vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú,thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp, vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời. Hiện nay, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài đã không còn là quan hệ hiếm gặp trong cuộc sống mà ngày càng phổ biến.Ở Việt Nam, mặc dù quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài đã ít nhiều được Bộ luật dân sự 2005 điều chỉnh tại phần VII, nhưng thực tiễn áp dụng vẫn còn bộc lộ nhiều vướng mắc, hạn chế nhất định. Điều này đã xâm phạm đến quyền thừa kế của công dân, đôi khi còn gây bất ổn trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình, cộng đồng, xã hội và ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là một trong những chế định quan trọng của tư pháp quốc tế và cũng là một quan hệ phức tạp, liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Chính vì vậy, việc xác định luật áp dụng cho các quan hệ về thừa kế có yếu tố nước ngoài là một trong những vấn đề quan trọng trong tư pháp quốc tế Việt Nam và các nước. Tại Việt Nam, những quy định về pháp luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào và thực tiện áp dụng ra sao là lý do người viết chọn đề tài “ Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp, em đã được sự giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ và động viên từ gia đình, từ quý thầy cô, quý công ty, cùng các bạn. Xin cho phép em được gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến: Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các thầy cô giáo của Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị cho em những kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm học vừa qua. Đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Luật của Trường đã trang bị cho em những kiến thức chuyên môn quý báu về ngành Luật kinh tế, làm hành trang cho em bước vào đời. Em xin chân thành cảm ơn Thầy, người đã tận tâm hướng dẫn em qua từng phần của bài báo cáo thực tập. Nếu không có những lời hướng dẫn, nhận xét, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này của em khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy. Ban lãnh đạo Công ty Luật TNHH MTV Không Gian Luật đã tạo điều kiện cho em thực tập, học hỏi tại công ty. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn LS. Nguyễn Hồng Sơn và LS. Phan Thị Xuân Uyên cùng toàn thể các anh chị, bạn thực tập trong công ty đã quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiệt tình trong suốt hơn hai tháng thực tập vừa qua, tạo điều kiện thuận lợi để cho em không chỉ được học hỏi về rất nhiều điều bổ ích từ kiến thức chuyên nghành đến kỹ năng mềm trong cuộc sống mà còn hướng dẫn, cung cấp số liệu giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập này đúng thời gian quy định. Do hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức và điều kiện làm bài nên chắc chắn bài viết của em sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đọc để em được tốt hơn. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô của Trường sức khỏe, chúc Ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể các anh chị của Công ty Luật TNHH MTV Không Gian Luật ngày càng thành đạt và phát triển hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Trang 1 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam Công ty Luật TNHH MTV Không Gian Luật CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP Kính gửi: Khoa Kinh Tế và Luật, Trường Đại học Mở TP.HCM Trong thời gian từ ngày…./ …./ … đến ngày …./…./……, Đơn vị chúng tôi có nhận sinh viên ……………………………………. MSSV…………………………… của Trường đến thực tập tại đơn vị. Sau khi hoàn tất quá trình thực tập, chúng tôi có nhận xét về tinh thần, thái độ, năng lực thực tập của sinh viên …………………………… như sau: ……., Ngày…. tháng… năm……. Lãnh đạo đơn vị (Kí ghi rõ họ và tên, đóng dấu) NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Nhận xét: Trang 2 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam Trang 3 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Thừa kế di sản chính là sự dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. Với ý nghĩa như vậy, vấn đề thừa kế có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật các nước trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, sự hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ, vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú,thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp, vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời. Hiện nay, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài đã không còn là quan hệ hiếm gặp trong cuộc sống mà ngày càng phổ biến. Ở Việt Nam, mặc dù quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài đã ít nhiều được Bộ luật dân sự 2005 điều chỉnh tại phần VII, nhưng thực tiễn áp dụng vẫn còn bộc lộ nhiều vướng mắc, hạn chế nhất định. Điều này đã xâm phạm đến quyền thừa kế của công dân, đôi khi còn gây bất ổn trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình, cộng đồng, xã hội và ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là một trong những chế định quan trọng của tư pháp quốc tế và cũng là một quan hệ phức tạp, liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Chính vì vậy, việc xác định luật áp dụng cho các Trang 4 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam quan hệ về thừa kế có yếu tố nước ngoài là một trong những vấn đề quan trọng trong tư pháp quốc tế Việt Nam và các nước. Tại Việt Nam, những quy định về pháp luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào và thực tiện áp dụng ra sao là lý do người viết chọn đề tài “ Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu những quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành cũng như các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam tham gia kí kết điều chỉnh về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài để khi gặp một tình huống cụ thế có thể trả lời được các câu hỏi: Tòa án quốc gia nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và nên khởi kiện ở đâu để bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất? Luật nào sẽ được tòa áp dụng? Quyết định của tòa án có thể thi hành ở nước ngoài hay không? - Thực tiễn áp dụng các quy định pháp lý để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Đăc biệt là phân tích những bất cập giữa thực tiễn và quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. - Đưa ra những kiến nghị, giải pháp trong việc hoàn thiện những quy định pháp luật nhằm giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nên thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Phạm vi nghiên cứu là các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành (luật và các văn bản dưới luật) cũng như các điều ước quốc tế, hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam tham gia kí kết điều chỉnh về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Thực tiễn áp dụng của các quy phạm pháp luật đề giải quyết các vụ việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài tại nơi thực tập. Trang 5 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam 1.4 Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, báo cáo sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp các quy phạm pháp luật liên quan để làm rõ một số khái niệm cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam và các nước về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Tìm hiểu những hồ sơ và tổng hợp ý kiến của khách hàng tại công ty TNHH MTV Không Gian Luật. Một số vụ án giải quyết tranh chấp về thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng được sử dụng có chọn lọc để bình luận, tham khảo để việc nghiên cứu được toàn diện và sâu sắc hơn. 1.5 Kết cấu của chuyên đề Phần 1: Mở đầu. Phần 2: Những lý luận chung về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài Phần 3: Quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Phần 4: Những vấn đề dặt ra trong thực tiến và hướng hoàn thiện. Phần 5: Kết luận. Trang 6 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam PHẦN 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG TRONG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ 2.1Khái niệm xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài 2.1.1 Khái niêm về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài Theo cách hiểu thông thường thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người chết sang cho người sống nhằm chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thừa kế: Quan điểm một, quan điểm của Ang-ghen thì thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống. Quyền thừa kế là quyền thừa hưởng tài sản của người chết để lại theo một trình tự do pháp luật quy định. Quan điểm hai, thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc để lại di sản thừa kế, chuyển di sản của người chết để lại cho những người còn sống 1 . Quan điểm ba, thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh sự truyền lại tài sản của người đã chết cho những người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật 2 . Từ những quan điểm trên có thể thấy rằng, thừa kế là một chế định pháp lý dân sự bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh sự truyền lại tài sản của người đã chết cho những người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Để xác định là các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài các quan hệ này phải thỏa mãn các điều kiện để trở thành các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại điều 758 Bộ luật dân sự 2005 theo đó “ quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Như 1 Lê Đức Thọ -Từ điển thuật ngữ pháp lý, Tr. 99 2 Đỗ Văn Đại & Mai Hồng Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, tr.618. Trang 7 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam vậy có thể thấy rằng các quan hệ thừa kế có ít nhất một trong ba yếu tố nước ngoài sau: - Thứ nhất, về chủ thể: ít nhất một trong các bên tham gia vào quan hệ thừa kế này là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Ví dụ: công dân Việt Nam lập di chúc để lại một phần tài sản cho một tổ chức, cá nhân nước ngoài… - Thứ hai, tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài. Đây là quan hệ thừa kế phát sịnh giữa công dân, tổ chức Việt Nam nhưng tài sản liên quan đến quan hệ này nằm ở nước ngoài. Ví dụ: Công dân A (Việt Nam) lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho công dân B (Việt Nam) nhưng một phần tài sản của công dân A đang ở nước ngoài… - Thứ ba, căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ theo pháp luật nước ngoài hoặc phát sinh tại nước ngoài. Ví dụ: công dân Việt Nam lập di chuc để lại tài sản của mình ở Pháp… 2.1.2 Khái niệm về xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là một quan hệ rất phức tạp, liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau nên khi một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài pháp sinh nó thường làm pháp sinh hiện tượng xung đột pháp luật. Xung đột pháp luật là khái niệm thuộc phạm trù ngành luật tư pháp quốc tế, được hình thành khi có hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều nước khác nhau cùng có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ xã hội có yếu tố nước ngoài 3 . Do đó, xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật 4 . Xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài được hiểu là hiện tượng pháp luật của hai, hay nhiều quốc gia cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. 3 Từ điển Luật học trang 393 4 Đỗ Văn Đại & Mai Hồng Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, tr.177. Trang 8 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam Như vậy, khi có hiện tượng xung đột pháp luật thì các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành chọn một hệ thống pháp luật thích hợp dựa trên các nguyên tắc giải quyết xung đột được quy định trong pháp luật 5 . 2.2Nguyên nhân và cách thức giải quyết những xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài 2.2.1 Nguyên nhân xuất hiện xung đột pháp luật. Hiện tượng xung đột pháp luật phát sinh từ hai nguyên nhân chủ yếu: Pháp luật nội dung (hay còn gọi là pháp luật thực chất) về thừa kế của các quốc gia hữu quan khác nhau; Có sự phát triển các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài 6 . - Xuất phát từ tính chất đặc thù của các quan hệ xã hội do tư pháp quốc tế điều chỉnh là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong đó có quan hệ về thừa kế. Trong nhiều trường hợp khi một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài phát sinh sẽ làm phát sinh tình trạng pháp luật của các nước liên quan đều có thể được áp dụng và làm nảy sinh vấn đề chọn pháp luật của một nước cụ thể để áp dụng từ đó làm phát sinh hiện tượng xung đột 7 . - Có sự khác nhau trong trong pháp luật các nước khi điều chỉnh một quan hệ thừa kế cụ thể. Xuất phát từ điều kiện phát triển kinh tế xã hội, từ quan điểm chính trị, phong tục tập quán, từ đặc điểm của các hệ thống pháp luật nên pháp luật các nước không thể hoàn toàn giống nhau. 2.2.2 Phương pháp giải quyết những xung đột pháp luật về thừa kế. Hiện tượng xung đột pháp luật đã và đang được giải quyết theo hướng tìm ra hệ thống pháp luật phù hợp với sự phát triển các quan hệ và bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên. Đó là việc áp dụng cách thức sau: (i) Áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất (Phương pháp thực chất): 5 Lê Thị Nam Giang (2011), Tư pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Tr.108. 6 Phạm Thành Tài, Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam trong mối tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới, tr.16. 7 Lê Thị Nam Giang (2011), Tư pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Tr.10. Trang 9 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam Quy phạm pháp luật thực chất là quy phạm trực tiếp điều chỉnh các quan hệ của tư pháp quốc tế, các quy phạm này thường quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ 8 . Khi giải quyết một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài cụ thể, nếu có quy phạm xung đột thực chất điều chỉnh, cơ quan có thẩm quyền cũng như các bên tham gia quan hệ có thể căn cứ ngay vào nội dung quy phạm thực chất đó để giải quyết mà không cần phải lựa chọn pháp luật áp dụng. Có hai loại quy phạm thực chất: - Quy phạm thực chất thống nhất là quy phạm thực chất được xây dựng trong các điều ước quốc tế hoặc được thừa nhận trong các điều ước quốc tế. Ví dụ điều 40 hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga,… - Quy phạm thực chất trong pháp luật quốc gia là nhóm quy phạm thực chất do quốc gia ban hành trong hệ thống pháp luật nước mình, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài xảy ra trên quốc gia mình. Ví dụ khoản 3, khoản 4 điều 767 Bộ luật dân sự 2005,… (ii) Áp dụng các quy phạm pháp luật xung đột (Phương pháp xung đột): Quy phạm pháp luật xung đột là quy phạm pháp luật giúp xác định hệ thống pháp luật cụ thể nào có thể được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. - Quy phạm xung đột được coi là quy phạm pháp luật mang tính dẫn chiếu vì nó không tác động trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ mà chỉ dẫn chiếu đến pháp luật cần được áp dụng. Do đó, muốn giải quyết nội dung mối quan hệ, cơ quan có thẩm quyền phải dựa vào hệ thống pháp luật mà quy phạm xung đột dẫn chiếu đến. Hai cách thức giải quyết xung đột pháp luật trên đều có những ưu và nhược điểm riêng, nên quy phạm pháp luật xung đột và quy phạm pháp luật thực chất vẫn tồn tại song song trong hệ thống pháp luật các nước. - Quy phạm pháp luật xung đột có ưu điểm là linh hoạt và mền dẻo vì xây dụng quy phạm xung đột không quá phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của các quốc gia do đó nó chiếm số lượng lớn trong các quy phạm điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài các nước. Nhưng 8 Lê Thị Nam Giang (2011), “chương 4: Xung đột pháp luật”,Tư pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Trang 10 [...]... tháng 8 năm 2012 23 Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Ucaina về tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự Trang 17 Giải quy t xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam 3.2 Thực trạng của pháp luật Việt Nam về giải quy t xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật 3.2 1 Theo quy định của pháp luật Việt Nam Pháp luật Việt Nam áp dụng nguyên tắc... quan-he-thua-ke-coyeu-to-nuoc-ngoai -theo- Bo-luat-Dan-su-2005.html ngày 15/11/2013 Trang 28 Giải quy t xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam PHẦN 5 KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu đề tài “ Giải quy t xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam cho thấy, quy định của pháp luật Việt Nam khá phù hợp, tương thích với pháp luật các nước trên thế giới trong việc giải quy t xung đột pháp luật. .. xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam lãnh thổ của bên kí kết kia do phát sinh quan hệ thừa kế Các hiệp định đều thống - nhất quy định 24 xung đột pháp luật về thừa kế theo luật được giải quy t như sau: Quy n thừa kế đối với tài sản là động sản được được xác định theo pháp luật của - nước kí kết mà người để lại di sản thừa kế là công dân trước khi chết Quy n thừa kế đối... đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam - Việc định danh tài sản, tất cả các nước đều áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản Riêng tại Pháp, trong thực tiễn xét xử, áp dụng việc định danh tài sản theo hệ thuộc luật tòa án15 PHẦN 3 THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG VIỆC GIẢI QUY T XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ 3.1 Thực trạng của pháp luật Việt Nam về giải quy t xung đột pháp luật. .. 03 bất động sản Theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hiệp định Trang 21 Giải quy t xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước “ Quy n thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản” Như vậy các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ dược áp dụng để giải quy t tranh chất trên... các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Trang 16 Giải quy t xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của di chúc của công dân Việt Nam khi lập di chúc ở nước ngoài để lại di sản của mình ở Việt Nam có thể được giảm đi đáng kể (ii) Theo các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết: Tại các Hiệp định tư pháp mà Việt Nam ký kết... việc giải quy t xung đột pháp luật về thừa kế Ngoài ra, pháp luật Việt Nam về giải quy t xung đột pháp luật về thừa kế còn có các quy định riêng để phù hợp với điều kiện của quốc gia, đảm bảo lợi ích của công dân, lợi ích của quốc gia Tuy tư pháp quốc tế của Việt Nam giải quy t về vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài vẫn còn thiếu nhưng những quy định của pháp luật Việt Nam đã tạo điều kiện rất nhiều khi... áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch như quy định của Bộ luật dân sự 2005 để xác định luật áp dụng cho quan hệ thừa kế 28 Đỗ Văn Đại & Mai Hồng Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB chính trị quốc gia Trang 24 Giải quy t xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam theo luật có di sản thừa kế là động sản sẽ dẫn đến khả năng loại bỏ việc áp dụng pháp luật Việt Nam trong nhiều trường... Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB chính trị quốc gia Trang 27 Giải quy t xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam Theo quy định tại Điều 770 Bộ luật dân sự 2005 thì: "Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hòa... là quy phạm xung đột của tư pháp quốc tế Việt Nam Pháp luật Việt Nam chỉ có cơ hội áp dụng khi quan hệ thừa kế diễn ra tại Việt Nam hoặc tranh chấp quan hệ thừa kế thuộc thẩm quy n giải quy t của Tòa án Việt Nam Khi công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài để lại di sản thừa kế là động sản hoặc vụ việc thừa kế thuộc thẩm quy n giải quy t của Tòa án nước ngoài, thì pháp luật Việt Nam sẽ khó có cơ . của pháp luật Việt Nam về giải quy t xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật. 3.2. 1 Theo quy định của pháp luật Việt Nam. Pháp luật Việt Nam áp dụng nguyên tắc phân chia di sản thừa kế. 2 Giải quy t xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam Trang 3 Giải quy t xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định. VIỆC GIẢI QUY T XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ 3.1. Thực trạng của pháp luật Việt Nam về giải quy t xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc. Trong pháp luật về thừa kế theo di chúc thì năng

Ngày đăng: 11/09/2014, 11:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU

    • 1.1 Lý do chọn đề tài

    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    • 1.3 Phạm vi nghiên cứu

    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu

    • 1.5 Kết cấu của chuyên đề

    • PHẦN 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG TRONG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ

      • 2.1 Khái niệm xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài

        • 2.1.1 Khái niêm về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài

        • 2.1.2 Khái niệm về xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài.

        • 2.2 Nguyên nhân và cách thức giải quyết những xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài

          • 2.2.1 Nguyên nhân xuất hiện xung đột pháp luật.

          • 2.2.2 Phương pháp giải quyết những xung đột pháp luật về thừa kế.

          • 2.3 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế của một số nước trên thế giới.

            • 2.3.1 Thừa kế theo di chúc.

            • 2.3.2 Thừa kế theo pháp luật

            • PHẦN 3. THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ

            • 3.1. Thực trạng của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc.

              • 3.1.1 Xung đột pháp luật về năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc.

              • 3.1.2 Xung đột pháp luật về hình thức di chúc

              • 3.2. Thực trạng của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật.

                • 3.2. 1 Theo quy định của pháp luật Việt Nam.

                • 3.2. 2 Theo quy định tại các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước.

                • 3.3. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết vấn đề di sản không người thừa kế có yếu tố nước ngoài.

                • PHẦN 4. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ

                  • 4. 1 Hạn chế và giải pháp hoàn thiện những quy phạm xung đột về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài

                  • 4. 2 Hạn chế và giải pháp hoàn thiện những quy phạm xung đột về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

                  • 4.2.1 Xác định năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan