Học thuyết Chính danh ý nghĩa đối với việc tuyển chọn cán bộ, công chức ở Việt Nam

27 15K 277
Học thuyết Chính danh ý nghĩa đối với việc tuyển chọn cán bộ, công chức ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khổng Tử là nhà triết học thông thái, nhà chính trị tài ba và nhà giáo dục nổi tiếng mà mỗi khi nhắc đến thì chúng ta nghĩ ngay đến những tư tưởng sâu sắc của ông về thế giới, xã hội, con người. Những tư tưởng, quan niệm về xã hội, con người đạo đức, giáo dục… ấy cho đến nay vẫn còn giá trị to lớn với các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong số đó phải kể đến Học thuyết Chính danh một phát kiến mới của Khổng Tử có ý nghĩa vô cùng to lớn với đắt nước ta, vì vậy việc nghiên cứu về ý nghĩa của học thuyết này trong xã hội hiện nay là cần thiết và hữu ích.Một đất nước kinh tế có phát triển hay không, chính trị có ổn định hay không phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ cán bộ, công chức của đất nước đó, như Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định; “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” .Hiện nay, Việt Nam đang trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa do đó việc xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn, có năng lực và có phẩm chất đạo đức tốt là yêu cầu vô cùng cấp thiết. Để có một đội ngũ cán bộ chất lượng cao thì việc đầu tiên phải chú trọng chính là công tác tuyển dụng. Tuy nhiên, công tác này ở nước ta hiện nay vẫn còn mang nhiều bất cập, chưa tuyển chọn được người có tài, có đức thực sự để phục vụ đất nước. Điều này dẫn đến hậu quả thông tin về một số lượng lớn cán bộ, công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” xôn xao dư luận trong thời gian gần đây.Từ yêu cầu cấp thiết về công tác tuyển chọn cán bộ, công chức Việt Nam cùng với việc tìm hiều “Học thuyết Chính danh” của Khổng Tử, tôi xin lựa chọn đề tài “Học thuyết Chính danh và ý nghĩa đối với việc tuyển chọn cán bộ, công chức ở Việt Nam” để thấy được như thế nào là “chính danh cán bộ” từ đó đưa ra một số giải pháp cho công tác tuyển dụng cán bộ, công chức ở nước ta.

Bài tiểu luận cuối kỳ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khổng Tử là nhà triết học thông thái, nhà chính trị tài ba và nhà giáo dục nổi tiếng mà mỗi khi nhắc đến thì chúng ta nghĩ ngay đến những tư tưởng sâu sắc của ông về thế giới, xã hội, con người. Những tư tưởng, quan niệm về xã hội, con người đạo đức, giáo dục… ấy cho đến nay vẫn còn giá trị to lớn với các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong số đó phải kể đến Học thuyết Chính danh - một phát kiến mới của Khổng Tử có ý nghĩa vô cùng to lớn với đắt nước ta, vì vậy việc nghiên cứu về ý nghĩa của học thuyết này trong xã hội hiện nay là cần thiết và hữu ích. Một đất nước kinh tế có phát triển hay không, chính trị có ổn định hay không phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ cán bộ, công chức của đất nước đó, như Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định; “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” .Hiện nay, Việt Nam đang trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa do đó việc xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn, có năng lực và có phẩm chất đạo đức tốt là yêu cầu vô cùng cấp thiết. Để có một đội ngũ cán bộ chất lượng cao thì việc đầu tiên phải chú trọng chính là công tác tuyển dụng. Tuy nhiên, công tác này ở nước ta hiện nay vẫn còn mang nhiều bất cập, chưa tuyển chọn được người có tài, có đức thực sự để phục vụ đất nước. Điều này dẫn đến hậu quả thông tin về một số lượng lớn cán bộ, công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” xôn xao dư luận trong thời gian gần đây. Từ yêu cầu cấp thiết về công tác tuyển chọn cán bộ, công chức Việt Nam cùng với việc tìm hiều “Học thuyết Chính danh” của Khổng Tử, tôi xin lựa chọn đề tài “Học thuyết Chính danh và ý nghĩa đối với việc tuyển chọn cán bộ, công chức ở Việt Nam” để thấy được như thế nào là “chính danh cán bộ” từ đó đưa ra một số giải pháp cho công tác tuyển dụng cán bộ, công chức ở nước ta. 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Bài tiểu luận cuối kỳ Tổng hợp và phân tích Học thuyết Chính danh của Khổng Tử, đưa ra “chính danh cán bộ, công chức”. Tìm hiểu thực trạng tuyển chọn công chức ở nước ta hiện nay trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm tuyển chọn được “cán bộ tốt”. 3. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu Tiểu luận nghiên cứu dựa trên nền tảng về đạo đức của Nho Giáo, đạo đức cách mạng của Chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng ta về cán bộ. Đồng thời sử dụng phương pháp lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, so sánh…. 4. Cấu trúc bài tiểu luận Chương I: Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của học thuyết chính danh Chương II: Thực trạng tuyển chọn công chức ở Việt Nam Chương III: Giá trị của Học thuyết Chính danh đối với việc tuyển chọn cán bộ, công chức ở Việt Nam. Bài tiểu luận cuối kỳ CHƯƠNG I: HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT CHÍNH DANH 1.1 Hoàn cảnh ra đời Thuyết chính danh ra đời trong bối cảnh nước Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến Quốc, một xã hội loạn lạc, cha không ra cha, con không ra con mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn. Đây là thời kỳ Trung Quốc rơi vào thời kỳ chiến loạn khi mà nhà Chu suy yếu, các vương hầu tranh đấu tiêu diệt lẫn nhau để giành quyền lực. Cuối cùng, trên danh nghĩa là nhà Chu nắm thiên mệnh nhưng quyền lực thực sự lại nằm trong tay các chư hầu. Nước nào cũng xem mình ngang hàng nhà Chu, không cần nhân danh thiên tử, giành nhau xưng vương, tự ý đem quân đánh nhau khốc liệt. Sinh ra trong thời Xuân Thu, Khổng Tử đã thấy được những mâu thuẫn thời nhà Chu, phức tạp của xã hội phong kiến thời Chu khi mà tôn ti trật tự bị rối ren, đảo lộn, tranh giành đất đai, quyền lực… “tôi thí vua, con giết cha không phải nguyên nhân của một sáng một chiều” luân lý suy đồi. Là một triết nhân, ông đưa ra những tư tưởng về đạo đức, trị quốc… mong “chuyển loạn thành trị” và đi đến “trị quốc, bình thiên hạ”, những tư tưởng này không chỉ ảnh hưởng sâu sắc tới Trung Quốc mà còn có ý nghĩa to lớn với các nước trên thế giới hiện nay trong đó có Việt Nam. Nhắc đến Khổng Tử chúng ta không thể không nhắc đến trường phái Nho Gia một trường phái quan trọng và có giá trị vào loại bậc nhất trong Triết học Trung Hoa cổ, trung đại mà ông là người sáng lập. Nho giáo là một học thuyết chính trị xã hội dạy về cách hành xử của một “Chính nhân quân tử” trong xã hội. Nho giáo lấy việc tạo sự ổn định và sự phát triển làm trọng bằng cách sử dụng đường lối Đức trị và Lễ trị đã có từ thời nhà Chu. Để xây dựng đường lối Đức đường lối. Đức trị và Lễ trị Khổng Tử đã xây dựng học thuyết: Nhân, Lễ, Chính danh. Đây là ba phạm trù quan trọng nhất trong học thuyết của Khổng Tử. Nhân là nội dung, Lễ là hình thức còn Chính danh là con đường đạt đến điều nhân. “Tứ thư” và “Ngũ kinh” là hai tác phẩm điển hình của Nho Giáo. Trong đó, “ Tứ thư” được hiểu là các bài giảng về đạo đức; gồm 4 bộ Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử. “Ngũ Kinh” có bàn về tổ chức hành chính, chính trị và các quan điểm Âm - HVTT:Nguyễn Thị Thu Thảo Trang 3 Bài tiểu luận cuối kỳ Dương, Ngũ Hành ; bao gồm Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu. Thuyết Chính Danh mà tiểu luận nghiên cứu được thể hiện trong Kinh Xuân Thu. Hiện nay có rất nhiều tranh cãi xung quanh tên của kinh Xuân Thu và tác giả. Tuy nhiên, tiểu luận dựa vào quan điểm của Mạnh Tử cho rằng kinh Xuân Thu là bộ sách do Khổng Tử, được viết theo lối văn làm sử; ghi lại những biến cố xảy ra ở nước Lỗ xen lẫn với những bình luận của ông nhằm giáo dục các bậc vua chúa. Sách Xuân Thu có 3 nội dung chính là: Chính danh tự, Định danh phận, Ngụ bao biếm. Khổng Tử cho rằng tình trạng xã hội lộn xộn, mất tôn ti, trật tự là do thiên tử nhà Chu đã không làm tròn đúng trách nhiệm (chính danh) của một bậc quân vương nên quyền lực rơi vào tay chư hầu, chư hầu lấn át quyền lực nhà vua làm cho xã hội mất kỷ cương, trật tự. Khổng Tử cũng đưa dẫn chứng về việc hai cha con nước Vệ Xuất Công Triếp và Khoái Quý tranh nhau làm vua, vì cả hai thiếu tư cách, thiếu chính danh, nên theo ông, cần phải lập một công tử khác “danh chính ngôn thuận” lên làm vua thì nước Vệ mới được ổn định. Thuyết Chính danh của Khổng Tử thể hiện mong ước thiết lập trật tự xã hội, danh phận rõ rang, đưa xã hội từ loạn trị trở lại bình trị như thời đầu Nhà Chu. Thuyết Chính danh được các học trò của Khổng Tử là Mạnh Tử và Tuân Tử bổ sung và hoàn thiện; Tuân Tử cho rằng: “mọi vật đều có tên, vật giống nhau thì có tên giống nhau, vật khác nhau thì có tên khác nhau”. “Biết thực khác thì có danh khác, cho nên nói thực khác nhau bằng danh khác nhau thì không loạn bao giờ”. 1.2 Nội dung cơ bản của học thuyết chính danh Học thuyết của Khổng Tử chủ yếu đề cập đến những vấn đề chính trị - xã hội. Vì vậy nó là học thuyết chính trị. Tuy nhiên, dưới góc độ tiếp cận và hướng giải quyết những vấn đề chính trị - xã hội, tư tưởng của Khổng Tử lại là tư tưởng về con người, về đạo đức. Hay nói khác học thuyết của Khổng Từ về cơ bản là học thuyết chính trị - đạo đức. Như đã đề cập ở trên, tư tưởng chính trị của Khổng Tử được thể hiện tập trung nhất trong quan niệm của ông về nhân, lễ, chính danh và mối quan hệ giữa chúng. Trong đó, nhân là nội dung, lễ là hình thức còn chính danh là con đường đạt đến điều nhân. HVTT:Nguyễn Thị Thu Thảo Trang 4 Bài tiểu luận cuối kỳ Như vậy, chính danh không phải là học thuyết độc lập mà nó nằm trong chỉnh thể đức trị (nhân - lễ - chính danh). Có nhân và lễ thì mới có chính danh. Và khi có "chính danh" thì chi phối cái nhân, lễ. Con người không có nhân và lễ thì không có chính danh. Vì vậy, để tìm hiểu học thuyết "chính danh" trước hết ta đi tìm hiểu thế nào là "nhân" và thế nào là "lễ". Nhân : Trong Luận ngữ có nhiều sự giải thích khác nhau về “nhân” tuy nhiên sự giải thích trong thiên “Nhan Uyên” là bao quát hơn cả, ở đây “nhân” trong quan điểm của Khổng Tử là “yêu người”. Theo Khổng Tử: "Duy có bậc nhân mới thương người và ghét người một cách chính đáng mà thôi" (Luận ngữ, Lý nhân, 3) – chỉ có người có đức nhân thì mới biết “yêu người” và ghét người”. Như vậy, “nhân” là yêu người, nhưng “nhân” còn phải biết ghét người nữa. Trong Luận ngữ, có chỗ Khổng Tử không dùng khái niệm nhân nhưng nội dung lại thấm đượm tình yêu thương cao cả, đối với ông, nhân chính là đạo lý làm người, vừa thương người (ái nhân), vừa phải giúp người (cứu nhân). Ông cho rằng, khi thi hành điều nhân phái phân biệt thân sơ, trên dưới. Trong quan niệm của Khổng tử, nhân không chỉ là yêu người ghét người mà còn là đức hoàn thiện con người, “nhân” là đức tính căn bản cần thiết nhất của con người để tu dưỡng bản thân. Đối với người quân tử chữ nhân (tu thân) chính là nền tảng cản bản để “trị quốc”. Khổng Tử cho rằng: “Người quân tử làm việc vì thiên hạ, không nhất định phải như thế này mới được hoặc như thế kia là không được, cứ hợp đạo nghĩa mà làm”. (Luận ngữ). Đối với Khổng Tử, thái độ của người dân đánh giá chữ nhân của nhà cầm quyền: “Hỏi về điều nhân. Khổng Tử nói: Ra cửa phải như tiếp khách lớn, trị dân phải như làm lễ tế lớn, điều gì mình không muốn người khác làm cho mình thì mình cũng đừng làm cho người khác. Như vậy, trong nước chẳng ai oán giận, trong nhà cũng không ai oán giận”. (Luận ngữ, XII:2). Có thể thấy học thuyết Nho Gia đã lấy lợi ích của dân làm gốc. Đây là điểm tiến bộ có ảnh hưởng đến việc trị quốc sau này của Trung Quốc. Lễ: Theo Nho giáo, “lễ” là quy định về mặt đạo đức trong quan hệ ứng xử giữa người với người. Con cái phải có hiếu với cha mẹ, bề tôi phải trung với vua, chồng vợ có nghĩa với nhau, anh em phải trên kính dưới nhường, bạn bè phải giữ được lòng tin. Theo nghĩa rộng hơn “lễ” bao gồm những nghi thức trong tế lễ, những nguyên tắc về tổ chức và hành động chính trị, những chuẩn mực về tư tưởng và hành vi của con người nhằm bảo HVTT:Nguyễn Thị Thu Thảo Trang 5 Bài tiểu luận cuối kỳ đảm trật tự và sự yên bình của xã hội . “Lễ” còn được coi là đường lối chính trị gọi là “Lễ trị” xã hội có trật tự được xem là xã hội có lễ, con người có đạo đức được đánh giá là con người có lễ: Hiểu lễ là điều kiện để hiểu được thực chất các phạm trù và các khái niệm khác của học thuyết Khổng Tử. Tóm lại, quy chế, kỷ cương, trật tự, tôn ti của cuộc sống cùng trong cộng đồng xã hội và lối cư xử hàng ngày. Theo nghĩa rộng này, “lễ” là cơ sở của một xã hội có tổ chức, đảm bảo phân định trên dưới rõ ràng. Khổng Tử từng nhận định: “Khắc kỷ phục lễ vi nhân, nhất nhật khắc kỷ phục lễ, dẹp bỏ tư dục, trở về với lễ là phát huy điều nhân (Luận ngữ) và "Nhân nhi bất nhân, như lễ hà? Nhân nhi bất nhân, như nhạc hà?" "Một con người nếu thiếu đạo nhân thì làm sao có lễ được? Một con người nếu chẳng có lòng nhân thì làm sao hiểu được âm nhạc?" (Luận Ngữ). Như vậy, Lễ chính là hình thức của Nhân và Nhân chính là nội dung của Lễ. Lễ giúp người ta phân biệt phải trái, đúng sai, giữ đúng đạo làm người. "Trong cái nghĩa rộng, lễ có hàm cái tính chất pháp luật, nhưng lễ thì thiên trọng về cái quy củ tích cực. Lễ thì dạy người ta nên làm điều gì và không nên làm điều gì; pháp luật thì cấm không cho những điều gì, hễ làm thì phải tội. Người làm điều trái lễ thì chỉ bị người quân tử chê cười, chứ người làm trái pháp luật thì có hình pháp xét xử." Có thể thấy, Khổng Tử rất coi trọng chữ nhân và chữ lễ của người cầm quyền. Nhân và lễ trong Nho giáo có mối quan hệ biện chứng, lễ là hình thức của nhân chỉ có lễ mà thiếu nhân thì thiếu nền đạo đức căn bản, lễ chỉ còn là pháp, mà pháp lại chỉ là những quy định để phạt tội. Với một tầm nhìn bao quát, rõ ràng trị quốc không thể chỉ có Đức trị và Lễ trị, mà còn cần cả một hệ thống pháp luật chặt chẽ và đảm bảo công bằng cho nhân dân. Tuy nhiên, nền tảng căn bản cho việc ban hành và thực hiện hệ thống pháp luật chính là người có nhân đức đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân. Chính danh: Để thực hiện nhân và lễ, Khổng Tử đã nêu ra tư tưởng chính danh. Chính danh là danh nghĩa và thực chất phải phù hợp với nhau, mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình, ai ở địa vị nào, danh phận nào thì giữ đúng vị trí và danh phận của mình, cũng không dành vị trí của người khác, không lấn vượt và làm rối loạn. Trong sách Luận Ngữ có câu: "Quân quân, thần thần, phụ HVTT:Nguyễn Thị Thu Thảo Trang 6 Bài tiểu luận cuối kỳ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con". Đây là năm mối quan hệ lớn của Nho gia (ngũ luân) : vua - tôi, cha - con, chồng – vợ, anh – em, bầu bạn, mỗi người đều phải hành xử đúng với cái danh mà mình mang. Vua phải có uy thế của vua, phải có tài có đức cho dân kính trọng. Bề tôi cũng phải làm tròn trách nhiệm của mình là trung với vua, một lòng tôn kính tuân lệnh, thậm chí sẵn sàng xả thân “cứu chúa”. Cha phải ra cha, phải luôn luôn hành xử đúng mực gương mẫu để con noi theo. Con thì phải làm tròn chữ hiếu, kính trọng, vâng lời hết lòng phụng dưỡng cha, …Những nguyên tắc này đã rất có giá trị để thiết lập một trật tự xã hội từ trên xuống dưới, từ phạm vi một quốc gia tới phạm vi một gia tộc hay nhỏ hơn nữa là một gia đình trong xã hội phong kiến. Mỗi người cần biết mình đang ở vị trí nào trong các mối quan hệ, để biết mình là ai và có cách hành xử đúng đắn. Cách hành xử này phải dựa trên nền tảng đạo đức, hay chữ “nhân” như đã phân tích ở trên. Trong sách Trung Dung có ghi: "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè". Với đạo đức là cốt lõi, người quân tử biết mình là ai trong quan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, anh em, bạn bè. Nếu mọi người đều nhận biết như vậy, thì cảnh “tôi giết vua, con giết cha” không còn, xã hội bình trị. Học thuyết Chính Danh: Khổng Tử cho rằng thiên hạ bị rối loạn vì vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha, con không ra con. Từ đó ông đưa ra học thuyết “Chính danh định phận” làm căn bản cho việc trị quốc. Cơ sở lý luận của học thuyết chính danh cũng xuất phát từ nguyên lý của kinh dịch, bao gồm: DỊCH – TƯỢNG – TỪ. Dịch là sự biến dịch trong vũ trụ. Tượng là khuôn mẫu, là nguồn gốc cho mọi vật. Đó là ý tượng (là ý niệm làm khuôn mẫu cho cho các vật cụ thể của vũ trụ) “tại thiên thàn h tượng, tại địa thành hình”. Từ là ý niệm chỉ chỉ thể hiện bằng một từ, một tên gọi, đó chính là bản tính của sự vật. Cho nên, vua phải ra vua, tôi phải ra tôi. Vua dùng lễ để hành động với bản tính được thể hiện bằng ý niệm, tức là bằng tên gọi: Vua- đạo làm vua. Chính danh là Danh (tên gọi, chức vụ, địa vị, thứ bậc) và Phận (phận sự, nghĩa vụ, quyền lợi) phải phù hợp với nhau. Danh không phù hợp là loạn Danh. Danh và HVTT:Nguyễn Thị Thu Thảo Trang 7 Bài tiểu luận cuối kỳ phận của một người trước hết do những mối quan hệ xã hội quy định (ngũ luân và ngũ thường). Để chính Danh, nho giáo không dùng pháp trị mà dùng đức trị, là dùng luân lý đạo đức điều hành xã hội. Ý nghĩa sâu xa của chính danh thường thể hiện ở mặt dụng với ba khía cạnh: + Trước hết, là phân biệt cho đúng tên gọi. Mỗi sự vật cũng như con người phải thể hiện đúng bản tính của mình, mỗi cái tên bao hàm thái độ, trách nhiệm, bổn phận, để thực hiện bản tính vốn có của nó. Vua phải là tấm gương cho dân chúng noi theo, vua độc ác, xã hội loạn lạc; vua nhân đức, dân chúng yên bình. “Kỳ thân chính, bất lệnh nhi hành, kỳ thân bất chính, tuy lệnh bất tòng”. (Luận Ngữ, thiên Tử Lộ); “Vua mà ngay chính thì không sai khiến người ta cũng làm theo điều phải, còn vua mà không ngay chính thì có sai khiến người ta cũng không ai theo cả”. + Thứ hai, phân biệt cho đúng danh phận, ngôi vị. Vua phải ra vua, bề tôi phải ra bề tôi, cha phải ra cha, con phải ra con. Tức là người nào ở vị trí nào thì phải ứng xử ở vị trí đó, không được lẫn lộn, không được tùy tiện, phải tuân theo phép tắc, quy cũ của xã hội đã quy định. Như vậy, xã hội mới không bị đảo lộn, không bị loạn lạc. Riêng đối với người cầm quyền vua - thiên tử được thay trời cai trị thì càng phải làm đúng danh của mình, như vậy mọi người mới noi theo. Đặc biệt, trong việc chính sự (việc nước), điều đầu tiên nhà vua phải làm là lập lại chính danh, phải xác định vị trí, vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng người để họ hành động cho đúng. Khổng Tử cho rằng không ở chức vị ấy thì không được bàn việc của chức vị đó, không được hưởng quyền lợi, bổng lộc của chức vị ấy. + Thứ ba, danh mang tính phê phán khẳng định chân lý, phân biệt đúng sai, tốt, xấu. Chính danh không có nghĩa là ngu trung theo kiểu tuyệt đối trung thành theo chủ nhân, thờ một ông vua trước sau không thay đổi cho dù ông vua đó đã mất thân phận làm vua do làm bậy. Chừng nào mà vua còn làm tròn thiên mệnh, nhân dân dưới quyền cai trị của vua được hưởng hòa bình và hạnh phúc thì đó là vua hiền, con người vua là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Muốn như vậy ông vua phải siêng năng lên nữa để làm tròn trách nhiệm của một ông vua. Trái lại, nếu đó là một ông vua ác độc, mà sự cai trị hà khắc làm cho nhân dân điêu đứng khổ sở, thì tức là ông vua ác đó đã đánh mất chính danh và có thể HVTT:Nguyễn Thị Thu Thảo Trang 8 Bài tiểu luận cuối kỳ sẽ bị mất luôn ngôi vua và mệnh trời và nhân dân có quyền chính đáng nổi dậy, lật đổ ông vua ác độc đó và cử người khác lên thay thế. Thay bậc đổi ngôi cũng là do mệnh trời. Nếu cuộc khởi nghĩa thành công, một ông vua khác lên thay, thì đó cũng hợp chính danh và hợp với mệnh trời. Trong chính trị, Khổng Tử phản đối việc nhà cầm quyền dùng luật pháp, hình phạt để cai trị dân. Ông cho rằng, nguyên nhân làm cho xã hội loạn lạc, dân tình khổ sở là do không “chính danh”, muốn xã hội ổn định và phát triển thì phải giáo hoá đạo đức và thực hiện “chính danh, định phận”. “Chính danh, định phận là làm mọi việc cho ngay thẳng, người nào có địa vị, bổn phận chính đáng của người ấy cứ thế mà làm, trên dưới, vua tôi, cha con, chồng vợ trật tự phân minh. HVTT:Nguyễn Thị Thu Thảo Trang 9 Bài tiểu luận cuối kỳ CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TUYỂN CHỌN CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM 2.1 Tiêu chuẩn tuyển chọn công chức ở Việt Nam Là lãnh tụ cách mạng, Hồ Chủ tịch đã thấm nhuần tư tưởng một khi đã có đường lối cách mạng đúng thì cán bộ là khâu quyết định. Người viết "muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém", "cán bộ là cái gốc của mọi công việc". Sự thật là mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ đều do cán bộ nghiên cứu, đề xuất, đồng thời cũng do cán bộ tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện. Đường lối chính sách của Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành công hay không đều phụ thuộc vào cán bộ. Động lực của mọi cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của nó là lực lượng cán bộ. Do đó, ngay từ khi nước ta vừa giành độc lập, bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi chọn nhân tài kiến quốc: "Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều”. Người đã rất quan tâm đến việc lựa chọn người tài giỏi ra giúp dân, giúp nước và lưu ý đến việc chọn lựa cán bộ công chức có đủ tiêu chuẩn vào làm việc trong các cơ quan, bộ máy hành chính Nhà nước. Sắc lệnh số 188 năm 1948 và số 76 năm 1950 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành đã nêu cụ thể các môn thi về chính trị, pháp luật, địa lý, lịch sử và ngoại ngữ vào biên chế Nhà Nước, nhằm tìm ra người tài xây dựng đất nước. Các kỳ thi tuyển công chức vào mọi ngạch, bậc của nền hành chính quốc gia đã được thực thi theo quy định chung. Xác định được vị trí và vai trò của cán bộ là tiền vốn của đoàn thể - cái gốc của mọi công việc nên Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ mẫu mực phải có đức có tài. Những tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ công chức Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: 1) Phải trung thành với Tổ quốc với cách mạng, chế độ XHCN. 2) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. 3) Phải có mối liên hệ mật thiết với mọi người xung quanh. 4) Dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn. Thất bại không hoang mang, tự ti. HVTT:Nguyễn Thị Thu Thảo Trang 10 [...]... đúng chức phận của mình Vậy Chính danh cán bộ, công chức là người được gọi là cán bộ, công chức phải có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn đúng với chức phận (cái danh) của mình Kề thừa những tư tưởng từ học thuyết chính danh và tư tưởng về người cán bộ công chức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Luật cán bộ công chức đã quy định rõ nghĩa vụ của cán bộ công chức như sau: Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối. .. đó có chính là thực tài, do người đó cố gắng, rèn luyện mà có được hay chỉ là tấm bằng có được bằng cách dùng tiền chạy điểm, chạy bằng 3.2 Giải pháp tuyển chọn cán bộ, công chức Dựa trên những phân tích về ý nghĩa của học thuyết Chính danh trong việc tuyển chọn công chức và thực trạng tuyển chọn công chức ở nước ta hiện nay có thế đưa ra một số giải pháp cho việc tuyển chọn cán bộ công chức ở nước... xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật cán bộ công chức được cũng đã đưa ra các tiêu chuẩn tuyển chọn công chức Về Căn cứ tuyển dụng công chức: chức tại mục II luật này cụ thể như sau: Điều 35 luật cán bộ công chức quy định việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế Về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức: Theo điều 36 Luật cán bộ công chức thì... tin tuyển dụng chỉ có một số ít người biết nên những người có mối quan hệ quen biết sẽ được ưu tiên Người làm công tác tuyển dụng lại là người hạn chế về trình độ chuyên môn và khả năng tuyển chọn người tài,… HVTT:Nguyễn Thị Thu Thảo Trang 14 Bài tiểu luận cuối kỳ CHƯƠNG III: Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT CHÍNH DANH ĐỐI VỚI VIỆC TUYỂN CHỌN CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM 3.1 Chính danh cán bộ, công chức và ý nghĩa. .. và ý nghĩa đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sỹ, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị 6 Đôi nét về Học thuyết Chính danh của Khổng Tử , Học viện Phật giáo Việt Nam 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 8 Hoàng Văn Khải, Đạo đức công vụ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Hành chính 9 Lê Ngân Mai, Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm tuyển. .. cập ngay từ khâu tuyển chọn công chức chính là nguyên nhân hàng đầu Từ những ý nghĩa của Học thuyết Chính danh ta hiểu rằng Chính danh cán bộ” là người cán bộ phải có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn giỏi sao cho phù hợp với vị trí, chức danh mà mình đang mang Chúng ta cần phải biết tiếp thu và phát triển những tư tưởng của học thuyết chính danh để thiết lập một cơ cấu tổ chức và giám sát... người tham gia dự tuyển công chức phải có một số điều kiện sau: Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ… Về phương thức tuyển dụng công chức: tại điều 37 Luật cán bộ công chức có quy định: Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển, trừ trường hợp những người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên... thuận tất việc không thành”, cán bộ, công chứckhông đủ đức, đủ tài không tôn trọng nhân dân thì không được dân yêu quý tin tưởng, nói dân không nghe theo từ đó đường lối, chính sách của Đảng của nhà nước cũng không thể thực hiện được Như vậy để tuyển dụng đúng cán bộ công chứ thì ngay từ khâu tuyển chọn công chức phải nói không với “con ông cháu cha”, “chạy chức chạy quyền” , phải thực sự công bằng... ngành, lĩnh vực, vị trí việc làm khác nhau… dẫn đến tình trạng nội dung thi tuyển không liên quan đến công việc nên không chọn đúng người phù hợp với chuyên môn công việc chưa kể hiện tại đề thi tuyển công chức ở Việt Nam có xu hướng khuyến khích thí sinh học thuộc lòng và nhớ kiến thức một cách máy móc thay vì hiểu và sử dụng kiến thức một cách sáng tạo Việc công khai thông tin tuyển dụng chưa được thực... thái độ Năng lực của cán bộ, công chức luôn gắn với mục đích tổng thể, với chiến lược phát triển của tổ chức và phải gắn với lĩnh vực, điều kiện cụ thể Một điều quan trọng mà trong tuyển chọn công chức chúng ta cần hiểu rằng năng lực không phải là bằng cấp, trình độ được đào tạo chính quy Năng lực liên quan chặt chẽ đến quá trình làm việc, phương pháp làm việc hiệu quả và khoa học công nghệ Yêu cầu năng . NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT CHÍNH DANH ĐỐI VỚI VIỆC TUYỂN CHỌN CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM. 3.1 Chính danh cán bộ, công chức và ý nghĩa của thuyết chính danh trong tuyển chọn cán bộ, công chức. Sinh thời,. cơ bản của học thuyết chính danh Chương II: Thực trạng tuyển chọn công chức ở Việt Nam Chương III: Giá trị của Học thuyết Chính danh đối với việc tuyển chọn cán bộ, công chức ở Việt Nam. Bài tiểu. thuyết Chính danh của Khổng Tử, tôi xin lựa chọn đề tài Học thuyết Chính danh và ý nghĩa đối với việc tuyển chọn cán bộ, công chức ở Việt Nam để thấy được như thế nào là chính danh cán bộ”

Ngày đăng: 11/09/2014, 08:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Theo những quy định của Luật cán bộ, công chức thì người cán bộ công chức phải có những phẩm chất đạo đức sau: phải trung thành với Đảng, Nhà Nước, phải tận tụy phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của Nhà nước lên hàng đầu. Như quan điểm của V.I. Lênin Phẩm chất đạo đức là một tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ, công chức, họ phải là người hết lòng trong công việc, vì sự nghiệp phục vụ nhà nước, là công bộc của nhân dân, có đạo đức tốt, có tư cách đúng đắn trong thực thi công vụ. Người Cán bộ, công chứctrước tiên phải có một lịch sử bản thân rõ ràng, có một lý lịch phản ánh rõ ràng mối quan hệ gia đình và xã hội. Chúng ta chống lại quan niệm cũ kỹ, duy ý chí về thành phần chủ nghĩa, nhưng như thế không có nghĩa là không xem xét đến đạo đức của con người cụ thể biểu hiện trong quan hệ tương tác với gia đình, xã hội và trong lịch sử bản thân. Nếu không xem xét kỹ điều đó sẽ dẫn đến việc tuyển dụng những con người thiếu tư cách và trong thực thi công vụ họ sẽ lợi dụng chức quyền đẻ mưu cầu lợi ích cá nhân. Do đó khi tuyển chọn công chức ta phải chú ý đến điều này đồng thời đánh giá phẩm chất thông qua cả quá trình học tâp, rèn luyện của những người tham gia thi tuyển.

  • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan