hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương

101 517 0
hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh hải dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hường MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 4 1.1 Tổng quan về hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng trung ương đối với các tổ chức tín dụng .4 1.1.1 Ngân hàng trung ương và những chức năng của ngân hàng trung ương 4 1.1.2 Sự cần thiết, mục tiêu của hoạt động thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng của ngân hàng trung ương 7 1.1.3 Phương pháp và chuẩn mực thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng của ngân hàng trung ương 10 1.2 Hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng trung ương đối với quỹ tín dụng .15 1.2.1 Khái quát về quỹ tín dụng 15 1.2.2 Sự cần thiết của hoạt động thanh tra, giám sát đối với quỹ tín dụng 19 1.2.3 Nội dung hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng trung ương đối với các quỹ tín dụng 20 1.2.4 Đặc trưng hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng trung ương đối với hệ thống quỹ tín dụng 23 1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng của ngân hàng trung ương .25 1.3.1 Phương pháp thanh tra, giám sát 25 1.3.2 Nhân sự và các điều kiện môi trường 26 1.3.3 Đối tượng thanh tra, giám sát .28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁM SÁT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QŨY TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM- CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 31 2.1 Khái quát về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn .31 2.1.1 Một số nét về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương 31 2.1.2 Khái quát về hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương 34 2.1.3 Tình hình hoạt động hiện nay .37 2.2 Thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 43 2.2.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương .43 2.2.2 Thực trạng hoạt động giám sát từ xa 46 2.2.3 Thực trạng hoạt động thanh tra tại chỗ .53 2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống QCS tại NHNNVN – Chi nhánh Hải Dương 57 2.3.1 Những kết quả đạt được .57 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ TẠI NHNNVN – CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG 65 3.1 Kinh nghiệm của một số nước trong hoạt động thanh tra, giám sát quỹ tín dụng 65 3.1.1 Kinh nghiệm của Mỹ 65 3.1.2 Kinh nghiệm của Đức 67 3.2 Xu hướng phát triển của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và định hướng đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng .70 3.2.1 Kế hoạch phát triển và lộ trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới 70 3.2.2 Xu hướng phát triển của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 71 3.2.2 Định hướng đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng 74 3.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại NHNNVN – Chi nhánh Hải Dương 76 3.3.1 Nâng cao chất lượng công tác quản lý điều hành .76 3.3.2 Tiếp tục đổi mới phương pháp thanh tra, giám sát .82 3.3.3 Tăng cường chất lượng nhân sự thanh tra, giám sát 83 3.3.4 Tăng cường hoạt động định hướng, hỗ trợ hệ thống quỹ cơ sở 85 3.3.5 Phối hợp chặt chẽ với QTW Chi nhánh Hải Dương và Bảo hiểm tiền gửi khu vực Đông Bắc bộ 87 3.3.6 Nâng cao chất lượng công tác phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN Việt Nam 87 3.4 Một số kiến nghị .88 3.4.1 Đối với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng 88 3.4.2 Những kiến nghị đối với NHNN Việt Nam 90 PHẦN KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BKS Ban kiểm soát CB Cán bộ GSTX Giám sát từ xa HĐQT Hội đồng quản trị NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương QCS Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở QLNN Quản lý nhà nước QTW Quỹ trung ương TCTD Tổ chức tín dụng TCVM Tài chính vi mô TTGS Thanh tra giám sát BẢNG DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1 Bảng 2.2 Tình hình phát triển mạng lưới và thành viên 38 Bảng 2.3 Nguồn vốn huy động tại chỗ của hệ thống QCS Hải Dương 38 Bảng phân công nhiệm vụ Thanh tra, giám sát NHNNVN - Chi Bảng 2.4 nhánh Hải Dương .45 Bảng tổng hợp số liệu kết quả giám sát hệ thống QCS trên địa bàn Bảng 2.5 tỉnh Hải Dương 2008 - 2010 52 Tổng hợp kết quả thanh tra tại chỗ hệ thống QCS Hải Dương giai Bảng 3.1 đoạn 2008 -2010 .55 Phương án phân công nhiệm vụ Thanh tra, giám sát NHNNVN - Chi nhánh Hải Dương 78 BIỂU Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng số lượng thành viên của QCS 38 Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng vốn tự có của QCS Hải Dương 40 Biểu đồ 2.3 Dư nợ của QCS so với toàn địa bàn 41 Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống QCS Hải Dương so với toàn địa bàn 41 SƠ ĐỒ Quy trình giám sát TCTD 13 Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức và vị trí công việc NHNN – CN Hải Dương 33 Sơ đồ 2.1: Phương án vị trí công việc (58 cán bộ nhân viên) 81 Sơ đồ 3.1 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Quỹ tín dụng là tổ chức tài chính trung gian ra đời vào giữa thế kỷ 19, xuất phát từ phong trào bình dân nhằm giúp đỡ công nhân vay vốn (người thường gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng và thường phải chịu lãi suất đắt) Từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các quỹ tín dụng bất ngờ phát triển nhanh nhất, trở thành định chế tài chính hàng đầu đảm bảo được các khoản vay nhỏ cho cá nhân và hộ gia đình Ở Việt Nam, các quỹ tín dụng với tên gọi khác là các Hợp tác xã tín dụng xuất hiện từ năm 1956, sau hơn 50 năm phát triển hệ thống quỹ tín dụng của Việt Nam ngày nay gồm có 01 Quỹ tín dụng Trung ương và 1.057 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cùng liên kết hoạt động, trong đó các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là nền tảng, Quỹ tín dụng Trung ương chỉ là đầu mối đóng vai trò điều hòa vốn và giám sát, hỗ trợ các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Mang những đặc trưng riêng có, các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở Việt Nam đã phát huy được vai trò, thế mạnh của mình trở thành tổ chức tài chính quy mô nhỏ uy tín với năng lực cạnh tranh ngày một nâng cao, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội các địa phương Mặc dù vậy, hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: quản trị rủi ro yếu, chất lượng tài sản chưa đảm bảo, khả năng tài chính mỏng, còn nhiều sai phạm trong quá trình thanh tra tuân thủ, hoạt động chưa đảm bảo an toàn Mặt khác thị trường tài chính tiền tệ nước ta ngày càng phát triển, hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới nên môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở lại là tổ chức tín dụng dễ đổ vỡ nhất trong hệ thống tài chính Những vấn đề đó đòi hỏi NHNNVN phải có một cơ chế phù hợp để thanh tra, giám sát hiệu quả loại hình TCTD này Trong những năm qua, cùng với tiến trình xây dựng Ngân hàng trung ương hiện đại, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đã có nhiều đổi mới, đạt được nhiều thành tựu, góp phần giúp hệ thống quỹ hoạt động an toàn và hiệu quả hơn, 2 bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cũng còn những tồn tại, hạn chế như: công tác giám sát từ xa chưa được coi trọng, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu cảnh báo sớm, hướng dẫn chỉ điểm cho hoạt động thanh tra tại chỗ; phương pháp và nội dung hoạt động thanh tra, giám sát đã có đổi mới nhưng chưa đáp ứng kịp yêu cầu thực tế quản lý theo các thông lệ chuẩn mực quốc tế Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, là một cán bộ công tác tại NHNN Việt Nam- Chi nhánh Hải Dương, địa bàn có số quỹ tín dụng nhân dân cơ sở nhiều thứ 3 trên cả nước, học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình là “Hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương” với mong muốn trình bày rõ hơn về hoạt động Thanh tra, giám sát của NHNN đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và tìm ra được những giải pháp thiết thực góp phần hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN nói chung, của Chi nhánh Hải Dương nói riêng 2 Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng trung ương đối với các tổ chức tín dụng, trong đó có các quỹ tín dụng - Phân tích để làm rõ thực trạng hoạt động thanh tra giám sát đối với hệ thống QCS tại NHNNVN –Chi nhánh Hải Dương, từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của hạn chế - Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống QCS tại NHNN Chi nhánh tỉnh Hải Dương 3 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 3 - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại NHNNVN – Chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2008 – 2010 4 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng nguồn số liệu tổng hợp từ các báo cáo thống kê nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hải Dương và sử dụng phương pháp tổng hợp số liệu kết hợp với phương pháp so sánh, phân tích, lôgic Việc nghiên cứu theo các phương pháp nêu trên được gắn với quan điểm thực tiễn về hoạt động của Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế thị trường 5 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được bố trí gồm 03 chương: Chương 1: Lý luận chung về hoạt động thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng của ngân hàng trung ương Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại NHNNVN – Chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2008 – 2010 Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tại NHNNVN - Chi nhánh Hải Dương 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 1.1 Tổng quan về hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng trung ương đối với các tổ chức tín dụng 1.1.1 Ngân hàng trung ương và những chức năng của ngân hàng trung ương 1.1.1.1 Khái niệm NHTW là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý Nhà nước về các hoạt động về tiền tệ, tín dụng cho mục tiêu phát triển và ổn định của cộng đồng NHTW ra đời xuất phát từ sự phát triển của hệ thống các NHTM nói riêng, của các tổ chức tài chính trung gian nói chung và để đáp ứng nhu cầu can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng Sự phát triển của các tổ chức tài chính, đặc biệt là các NHTM cả về số lượng lẫn quy mô hoạt động cùng sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa những năm cuối thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX đã dẫn đến tình trạng tồn tại quá nhiều giấy bạc ngân hàng gây khó khăn cho hoạt động lưu thông hàng hóa Và một giải pháp được thực hiện là: chỉ những ngân hàng có vốn lớn, phạm vị hoạt động rộng, có uy tín trong lưu thông và được Nhà nước cho phép mới được phát hành giấy bạc (gọi là các ngân hàng phát hành) Từ khi đó hệ thống ngân hàng phân định thành các ngân hàng phát hành và các ngân hàng trung gian Hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận, các ngân hàng bất chấp rủi ro dẫn đến phá sản, và phá sản hệ thống gây thiệt hại đến người gửi tiền, đến nền kinh tế Trước tình thế ấy, cần phải có tổ chức đứng ra kiểm soát, khống chế các ngân hàng, đó chính là ngân hàng thực hiện chức năng quản lý, giám sát và cho vay cuối cùng ... HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁM SÁT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QŨY TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM- CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 31 2.1 Khái quát Ngân hàng... Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương hệ thống quỹ tín dụng nhân dân sở địa bàn .31 2.1.1 Một số nét Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương 31 2.1.2 Khái quát hệ thống Quỹ tín dụng nhân. .. nhánh Hải Dương hệ thống quỹ tín dụng nhân dân sở 43 2.2.1 Cơ cấu tổ chức nhân Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương .43 2.2.2 Thực trạng hoạt

Ngày đăng: 11/09/2014, 04:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Quỹ tín dụng là tổ chức tài chính trung gian ra đời vào giữa thế kỷ 19, xuất phát từ phong trào bình dân nhằm giúp đỡ công nhân vay vốn (người thường gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng và thường phải chịu lãi suất đắt). Từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các quỹ tín dụng bất ngờ phát triển nhanh nhất, trở thành định chế tài chính hàng đầu đảm bảo được các khoản vay nhỏ cho cá nhân và hộ gia đình.

  • Ở Việt Nam, các quỹ tín dụng với tên gọi khác là các Hợp tác xã tín dụng xuất hiện từ năm 1956, sau hơn 50 năm phát triển hệ thống quỹ tín dụng của Việt Nam ngày nay gồm có 01 Quỹ tín dụng Trung ương và 1.057 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cùng liên kết hoạt động, trong đó các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là nền tảng, Quỹ tín dụng Trung ương chỉ là đầu mối đóng vai trò điều hòa vốn và giám sát, hỗ trợ các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

  • Mang những đặc trưng riêng có, các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở Việt Nam đã phát huy được vai trò, thế mạnh của mình trở thành tổ chức tài chính quy mô nhỏ uy tín với năng lực cạnh tranh ngày một nâng cao, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội các địa phương. Mặc dù vậy, hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: quản trị rủi ro yếu, chất lượng tài sản chưa đảm bảo, khả năng tài chính mỏng, còn nhiều sai phạm trong quá trình thanh tra tuân thủ, hoạt động chưa đảm bảo an toàn. Mặt khác thị trường tài chính tiền tệ nước ta ngày càng phát triển, hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới nên môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở lại là tổ chức tín dụng dễ đổ vỡ nhất trong hệ thống tài chính. Những vấn đề đó đòi hỏi NHNNVN phải có một cơ chế phù hợp để thanh tra, giám sát hiệu quả loại hình TCTD này.

  • Trong những năm qua, cùng với tiến trình xây dựng Ngân hàng trung ương hiện đại, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đã có nhiều đổi mới, đạt được nhiều thành tựu, góp phần giúp hệ thống quỹ hoạt động an toàn và hiệu quả hơn, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cũng còn những tồn tại, hạn chế như: công tác giám sát từ xa chưa được coi trọng, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu cảnh báo sớm, hướng dẫn chỉ điểm cho hoạt động thanh tra tại chỗ; phương pháp và nội dung hoạt động thanh tra, giám sát đã có đổi mới nhưng chưa đáp ứng kịp yêu cầu thực tế quản lý theo các thông lệ chuẩn mực quốc tế...

  • NHTW là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý Nhà nước về các hoạt động về tiền tệ, tín dụng cho mục tiêu phát triển và ổn định của cộng đồng.

  • NHTW ra đời xuất phát từ sự phát triển của hệ thống các NHTM nói riêng, của các tổ chức tài chính trung gian nói chung và để đáp ứng nhu cầu can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

  • Sự phát triển của các tổ chức tài chính, đặc biệt là các NHTM cả về số lượng lẫn quy mô hoạt động cùng sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa những năm cuối thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX đã dẫn đến tình trạng tồn tại quá nhiều giấy bạc ngân hàng gây khó khăn cho hoạt động lưu thông hàng hóa. Và một giải pháp được thực hiện là: chỉ những ngân hàng có vốn lớn, phạm vị hoạt động rộng, có uy tín trong lưu thông và được Nhà nước cho phép mới được phát hành giấy bạc (gọi là các ngân hàng phát hành). Từ khi đó hệ thống ngân hàng phân định thành các ngân hàng phát hành và các ngân hàng trung gian.

  • Hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận, các ngân hàng bất chấp rủi ro dẫn đến phá sản, và phá sản hệ thống gây thiệt hại đến người gửi tiền, đến nền kinh tế. Trước tình thế ấy, cần phải có tổ chức đứng ra kiểm soát, khống chế các ngân hàng, đó chính là ngân hàng thực hiện chức năng quản lý, giám sát và cho vay cuối cùng.

  • Hiện nay mỗi quốc gia trên thế giới đều có một ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước thực hiện chức năng độc quyền phát hành, là công cụ của nhà nước để quản lý kiểm soát về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đó là NHTW.

  • NHTW là một cơ quan quan trọng trong bộ máy quản lý vĩ mô của nhà nước có trách nhiệm xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và thực hiện quản lý, kiểm soát các TCTD. Để thực hiện vai trò quản lý nhà nước của mình đối với các TCTD, NHTW ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ban hành các quy chế về tổ chức, hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối...đồng thời theo dõi, thanh tra, kiểm soát các hoạt động đó, đảm bảo cho hệ thống hoạt động theo pháp luật, tôn trọng các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động, từ đó giúp ổn định giá trị đồng tiền và đảm bảo các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả nhằm đạt các mục tiêu ổn định, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.

  • NHTW là ngân hàng phát hành: đây là tổ chức được độc quyền phát hành tiền đưa vào lưu thông để nó trở thành phương tiện thanh toán hợp pháp trong mỗi quốc gia.Tiền phát hành bao gồm tiền kim loại, tiền giấy, tiền điện tử; NHTW có nhiệm vụ đảm bảo thống nhất an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ; Nhà nước thống nhất quy định các chuẩn mực cho việc phát hành tiền, quản lý và quy định thống nhất việc in, đúc, đổi tiền. Chính sách phát hành tiền được nghiên cứu cẩn trọng.

  • Quá trình cung ứng tiền có sự tham gia của các tác nhân với quy trình sau:

  • Ban đầu NHTW phát hành giấy bạc, tiền kim loại vào lưu thông thông qua việc thực hiện các chức năng tổ chức thanh toán giữa các ngân hàng, cho các NHTM vay... từ đó hình thành lượng tiền trung ương, hay tiền cơ sở (MB). Từ 1 lượng tiền dự trữ tăng lên do NHTW cung cấp, các NHTM tạo ra một lượng tiền gửi gấp bội lần số tiền ban đầu thông qua hệ số mở rộng tiền gửi. NHTW kiểm soát số tiền dự trữ đưa ra thông qua việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Quá trình phát hành tiền gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và phải có các nguyên tắc, quy chế, quy trình kỹ thuật để đảm bảo thúc đẩy kinh tế phát triển.

  • Các kênh phát hành tiền của NHTW là: thông qua nghiệp vụ tín dụng giữa NHTW với các NHTM; thông qua NSNN; kênh thị trường mở và kênh thị trường hối đoái.

  • NHTW là ngân hàng của các ngân hàng: NHTW mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian. Các ngân hàng trung gian phải mở tài khoản ở NHTW để chấp hành dự trữ bắt buộc, thực hiện dịch vụ ngân quỹ và các quan hệ thanh toán với các TCTD khác qua NHTW. Ngoài việc mở tài khoản, cung ứng các dịch vụ thanh toán, các phương tiện thanh toán và tổ chức thanh toán, NHTW còn ban hành các thể lệ, chế độ thanh toán thống nhất trong nền kinh tế nói chung và đối với các TCTD nói riêng đồng thời giám sát quá trình thanh toán để hạn chế rủi ro cho các thành viên tham gia thanh toán.

  • NHTW cấp tín dụng cho các ngân hàng nhằm mục đích phát hành tiền trung ương, bổ sung vốn khả dụng và thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng thông qua việc chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá đủ điều kiện để bù đắp nhu cầu chi trả cho các ngân hàng trung gian khi họ thiếu hụt khả năng thanh khoản.

  • Thực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng, NHTW là đơn vị quản lý Nhà nước đối với các TCTD thông qua việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, đây là một chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của Nhà nước do NHTW khởi thảo xây dựng và thực thi thông qua các công cụ trực tiếp (hạn mức tín dụng, lãi suất ấn định) và công cụ gián tiếp (dự trữ bắt buộc, chính sách chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở) để kiểm soát và điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, trong đó mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền là mục tiêu hàng đầu, dài hạn. NHTW là người cấp, thu hồi giấy phép thành lập; ban hành các chính sách, chế độ, quy chế, thể lệ, và nghiệp vụ hướng dẫn, yêu cầu các TCTD thực hiện; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, chấp hành các quy định trong giấy phép hoạt động của các TCTD nhằm đảm bảo an toàn cho cả hệ thống và bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, phục vụ chính sách tiền tệ quốc gia.

  • Ngân hàng trung ương là ngân hàng của Nhà nước: làm dịch vụ ngân hàng cho Chính phủ như là: thủ quỹ cho Kho bạc; bảo quản dự trữ quốc gia về ngoại tệ, vàng bạc, chứng khoán của các tổ chức trong nước và nước ngoài...; làm đại lý cho Chính phủ trong việc đấu thầu, phát hành và thanh toán trái phiếu, công trái Chính phủ; cho NSNN vay trong những trường hợp cần thiết; làm tư vấn cho Chính phủ về những vấn đề kinh tế, tiền tệ và đại diện Nhà nước tại các tổ chức tài chính quốc tế; thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng và hoạt động ngân hàng.

  • Tóm lại: NHTW là cơ quan quyền lực công của Nhà nước thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền và quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, của hệ thống TCTD trung gian nói riêng thì mô hình tổ chức cũng như vị thế của NHTW có khác nhau giữa các thời kỳ, giữa các quốc gia nhưng NHTW vẫn là cơ quan quan trọng trong bộ máy quản lý vĩ mô của Nhà nước, thực hiện các cơ hoạt động cơ bản trong đó có hoạt động thanh tra, giám sát các TCTD nhằm đảm bảo cho hệ thống này hoạt động kinh doanh lành mạnh, an toàn, ít rủi ro và tránh được đổ vỡ.

  • Quỹ tín dụng là một định chế tài chính mới xuất hiện cách đây hơn 100 năm, nhằm mục đích duy nhất là đáp ứng yêu cầu riêng cho những người chỉ tiết kiệm và cũng chỉ vay mượn một số tiền nhỏ, những cá nhân và gia đình. Mục tiêu cơ bản của quỹ là cổ vũ hội viên tiết kiệm và thực hiện cho vay với giá cả hợp lý dành cho các hội viên.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan