giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển nhân lực, thương mại và du lịch viwaseen giai đoạn 2013

74 374 0
giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển nhân lực, thương mại và du lịch viwaseen giai đoạn 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hiếu Sinh viên: Nguyễn Văn Hiếu Lớp: CQ47/31.02 i Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 3 47 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIWAMEX ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 47 Sinh viên: Nguyễn Văn Hiếu Lớp: CQ47/31.02 ii Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. . Doanh thu cụ thể từng ngành của công ty trong 3 năm: (2010; 2011; 2012) 30 Bảng 2.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn 32 Bảng 2.3. Trang thiết bị của công ty 34 Bảng 2.4. Tình hình lao động của Công ty theo trình độ và giới tính 35 Sinh viên: Nguyễn Văn Hiếu Lớp: CQ47/31.02 iii Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Môi trường vi mô của doanh nghiệp 12 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức công ty 27 Hình 2.2. Doanh thu của công ty 28 Hình 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 29 Hình 2.4. Doanh thu từng ngành 30 Sinh viên: Nguyễn Văn Hiếu Lớp: CQ47/31.02 iv Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Trong bối cảnh của nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay một doanh nghiệp muốn thành công không thể bị động trước những thay đổi của môi trường. Một doanh nghiệp muốn thành công chắc chắn phải biết mình đang làm gì ?, mình sẽ làm gì ? và nếu làm như vậy thì kết quả sẽ là gì ? Để trả lời được những câu hỏi trên đòi hỏi phải có những kiến thức nhất định chứ không phải bằng cảm tính một cách chủ quan. Đã từ lâu các doanh nghiệp nước ngoài đã có được tầm nhìn xa và rộng trong kinh doanh và họ đã chứng tỏ sự thành công của họ bằng việc chiếm lĩnh được phần lớn các thị trường “béo bở” tại các nước sở tại. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vấn đề bị động trước biến động của môi trường, chậm biến đổi, không có tầm nhìn xa vẫn luôn tồn tại ở nhiều doanh nghiệp. Tại sao các doanh nghiệp nước ngoài lại có được một sự linh hoạt trong kinh doanh đến như vậy? Câu trả lời đó là hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài khi bước chân vào một thị trường mới đều được trang bị những chiến lược kinh doanh nhất định. Chính vì những lý do trên, cho nên việc tiếp xúc với những kiến thức về chiến lược kinh doanh là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu với mục đích mang lại một kiến thức khái quát về việc xây dựng một chiến lược kinh doanh ở một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua đó, bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2020 tai công ty cổ phần phát triển nhân lực, thương mại và du lịch VIWASEEN. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiếu Lớp: CQ47/31.02 1 Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Hoạt động kinh doanh chính của công ty cổ phần phát triển nhân lực, thương mại và du lịch VIWASEEN 1à kinh doanh về mặt thương mại, du lịch và xuất khẩu lao động nên việc xây dựng một chiến lược kinh doanh để phát triển 1âu dài là rất cần thiết và 1à yếu tố quan trọng đối với công ty giúp tồn tại và phát triển 1âu dài. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung vào “ Giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển nhân lực, thương mại và du lịch VIWASEEN giai đoạn 2013 – 2020” Chính vì vậy về tính chi tiết trong phạm vi của bài viết không thể bao gồm đủ. Đối tượng nghiên cứu là công ty cổ phần phát triển nhân lực, thương mại và du lịch VIWASEEN 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp sau: Duy vật biện chứng, điều tra, phân tích và mô hình minh họa. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương như sau: Chương I: Lý luận chung về xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Văn Hiếu Lớp: CQ47/31.02 2 Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Chương II: Thực trạng sản xuất kinh doanh và công tá hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần phát triển nhân lực, thương mại và du lịch VIWASEEN. Chương III: Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển nhân lực, thương mại và du lịch VIWASEEN đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện chiến lược. Do thời gian có hạn và trình độ hạn chế, chắc chắn chuyên đề còn có nhiều sai sót, em rất mong nhận được sự phê bình và góp ý để có thể hoàn chỉnh hơn . Sinh viên: Nguyễn Văn Hiếu Lớp: CQ47/31.02 3 Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1. Những vấn đề chung về xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh 1.1.1. Định nghĩa về chiến lược kinh doanh Thuật ngữ chiến lược được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự để chỉ các kế hoạch lớn, dài hạn được đưa ra trên cơ sở tin chắc được cái gì đối phương có thể làm và cái gì đối phương không thể làm. Từ thập kỷ 60 (thế kỷ XX), chiến lược được ứng dụng và chiến lược kinh doanh và thuật ngữ “chiến lược kinh doanh” ra đời. Tuy nhiên quan niệm chiến lược kinh doanh cũng được phát triển dần theo thời gian và người ta cũng tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau. Cho đến nay, có nhiều khái niệm chiến lược kinh doanh được đưa ra. Sau đây giới thiệu một số khái niệm phổ biến: - Chiến lược kinh doanh là một bản phác thảo tương lai bao gồm các mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt được cũng như các phương tiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó. - Chiến lược kinh doanh là tập hợp các quyêt định và hành động quản trị quyết định sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. - Chiến lược kinh doanh là quá trình xác định các mục tiêu tổng thể phát triển doanh nghiệp và sử dụng tổng hợp các yếu tố kỹ thuật, tổ chức kinh tế và kinh doanh đẻ chiến thắng trong cạnh tranh và đạt được các mục tiêu đề ra. - Có quan niệm cho rằng chiến lược kinh doanh là một chương trình hành động tổng quát, dài hạn, hướng hoạt động của toàn doanh nghiệp tới việc đạt được các mục tiêu xác định. Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong khu vực hoạt động và Sinh viên: Nguyễn Văn Hiếu Lớp: CQ47/31.02 4 Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp khả năng khai thác các nguồn lực; chiến lược kinh doanh xác định các mục tiêu dài hạn, chính sách cũng như các giải pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã xác định. 1.1.2. Vấn đề cốt lõi và vai trò của chiến lược kinh doanh 1.1.2.1. Vấn đề cốt lõi Trong kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp, phải có các nội dung chủ yếu là mục tiêu chiến lược, biện pháp chiến lược và các chính sách. Nhưng cái cốt lõi của chiến lựơc chính là các biện pháp để thực hiện mục tiêu, đó chính là phương án tối ưu để thực hiện mục tiêu. Có thể hình dung chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp là định hướng các hoạt động chủ yếu các biện pháp quan trọng sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định nhằm mang lại lợi thế nhiều nhất cho doanh nghiệp trong những điều kiện tiền đề nhất định. Chiến lược của doanh nghiệp được coi như bánh lái của con thuyền, còn mục tiêu là cái đích mà con thuyền phải đến. 1.1.2.2. Vai trò Chiến lược kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại va phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốt cho doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh có thể coi như kim chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp đi đúng hướng. Trong thực tế, có rất nhiều nhà kinh doanh nhờ có chiến lược kinh doanh đúng đắn mà đạt được nhiều thành công, vượt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế cho mình trên thương trường. Chiến lược kinh doanh mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tầm quan trọng của nó được thể hiện ở những mặt sau: - Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của mình trong tương lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, đồng thời còn đảm bảo cho Sinh viên: Nguyễn Văn Hiếu Lớp: CQ47/31.02 5 Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng. Điều đó có thể giúp doanh nghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trường. - Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp. - Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp liên kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một mục đích chung, cùng phát triển doanh nghiệp. Nó tạo một mối liên kết gắn bó giữa các nhân viên với nhau và giữa các nhà quản lý với nhân viên. Qua đó tăng cường và nâng cao hơn nữa nội lực của doanh nghiệp - Chiến lược kinh doanh là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp. Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Chính quá trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài những yếu tố cạnh tranh như: giá cả, chất lượng, quảng cáo, marketing, các doanh nghiệp còn sử dụng chiến lược kinh doanh như một công cụ cạnh tranh có hiệu quả. 1.1.3. Xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh 1.1.3.1. Xác định sứ nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là giai đoạn mở đầu vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh. 1.1.3.1.1. Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp Nhiệm vụ là một phát biểu có giá trị lâu dài về mục đích tồn tại của doanh nghiệp. Nó phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp thực chất là xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh Sinh viên: Nguyễn Văn Hiếu Lớp: CQ47/31.02 6 [...]... văn tốt nghiệp Chương 2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC, THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH VIWASEEN 2.1 Tổng quan về công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1 Tên và địa chỉ công ty - Tên công ty: Công ty cổ phần phát triển nhân lực, thương mại và du lịch VIWASEEN Tên giao dịch: VIWASEEN MANPOWER SUPPLY, Commercial and tourism... Quá trình hình thành và phát triển - Căn cứ Biên bản họp ngày01/06/2007 được kí kết giữa Tổng công ty VIWASEEN, Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị, Công ty cổ phần Bất động sản Dầu khí về việc đồng tham gia sáng lập Công ty cổ phần phát triển nhân lực, thương mại và du lịch VIWASEEN – VIWAMEX - Căn cứ công văn số 1243/BXD-TCCB ngày 12 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc đồng ý... đồng ý chủ trương thành lập Công ty cổ phần Sinh viên: Nguyễn Văn Hiếu Lớp: CQ47/31.0226 Học viện tài chính 27 Luận văn tốt nghiệp phát triển nhân lực, thương mại và du lịch VIWASEEN đã thảo luận,nhất trí thông qua nội dung của bản Điều lệ và cùng cam kết thực hiện ngiêm chỉnh những quy định trong bản điều lệ - Công ty Cổ phần phát triển Nhân lực, Thương mại và Du lịch VIWASEEN - VIWAMEX là đơn vị... sẽ có yêu cầu và cách huy động vốn khác nhau, nhưng vai trò của nó không hề thay đổi Một doanh nghiệp có lượng vốn lớn sẽ đảm bảo sự hoạt động vững chắc và sự tin tưởng của khách hang Ngược lại, một doanh nghiệp có lượng vốn nhỏ, thiếu vốn sẽ gây ra những khó khăn cho hoạt động của công ty, khiến công ty khó có thể phát triển Công ty cổ phần phát triển nhân lực, thương mại và du lịch VIWASEEN được... nghiệp kinh doanh chính của công ty với việc cung cấp máy móc thiết bị xây dựng cho đối tác trong nước, đây cũng là lĩnh vực đem lại nguồn doanh thu lớn nhất cho công ty Bên cạnh đó hai lĩnh vực mới của công ty cũng ngày càng thể hiện tầm quan trọng Doanh thu của cả du lịch và xuất khẩu lao động đều tăng đề đặn qua từng năm, điều này cho thấy chiến lược đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh của công ty đã... phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược cạnh tranh và chiến lược đầu tư Sinh viên: Nguyễn Văn Hiếu Lớp: CQ47/31.02 Học viện tài chính 19 Luận văn tốt nghiệp 1.1.3.3.1 Chiến lược sản phẩm Chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nội dung của chiến lược sản... nghiệp 2.1.3.1 Doanh thu của công ty Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh của công ty Hình 2.2 Doanh thu của công ty Ta nhận thấy doanh thu của công ty vẫn tăng đều đặn qua các năm, nhìn qua thì đây là một tín hiệu mừng Nếu năm 2011 doanh thu tăng nhanh lên tới hơn 26 tỷ đồng, nghĩa là tăng hơn so với nam 2010 tới hơn 41% thì sang năm 2012, mức tăng này đã chậm lại Năm 2012, doanh thu của công ty chỉ đạt... nghiệp trình tồn tại và phát triển, và cũng có thể xác định cho từng giai đoạn phát triển nhất định Hệ thống mục tiêu chiến lược là các tiêu đích mà doanh nghiệp xác định trong một thời kỳ chiến lược xác định Nó cụ thể hoá mục đích của doanh nghiệp về hướng quy mô, cơ cấu và tiến trình triển khai theo thời gian Mục tiêu chiến lược thể hiện ý chí muốn vươn lên của doanh nghiệp và cần phải đạt được ... đã bước đầu cho thấy hiệu quả và sự hợp lý của nó 2.2 Thực trạng công tác xây dựng và thực hiện chiến lược của công ty 2.2.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng và thực hiện chiến lược 2.2.1.1 Phân tích các yếu tố nội lực  Nguồn lực tài chính và vật chất Đối với mọi doanh nghiệp, vốn là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của họ Với mỗi doanh nghiệp khác nhau với quy... Thương mại và Du lịch VIWASEEN - VIWAMEX là đơn vị Nhà nước nắm giữ trên 70% vốn điều lệ do ba cổ đông sáng lập là: Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam - Bộ Xây dựng, Trường cao đẳng Xây dựng công trình đô thị Bộ Xây dựng, Công ty cổ phần Bất động sản Dầu khí - Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Hội Đồng Quản Trị Ban Kiểm Soát Ban Giám . kinh doanh và công tá hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần phát triển nhân lực, thương mại và du lịch VIWASEEN. Chương III: Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển nhân lực,. với công ty giúp tồn tại và phát triển 1âu dài. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung vào “ Giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển nhân lực,. xây dựng một chiến lược kinh doanh ở một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua đó, bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2020 tai công ty cổ phần phát triển nhân

Ngày đăng: 09/09/2014, 10:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.3.3.1. Chiến lược sản phẩm

  • 1.1.3.3.2. Chiến lược cạnh tranh

  • 1.1.3.3.3. Chiến lược đầu tư (Chiến lược doanh nghiệp)

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan