đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở miền bắc, việt nam giai đoạn 2008-2012

65 1.2K 8
đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở miền bắc, việt nam giai đoạn 2008-2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính xảy ra ở động vật có vú do vi rút dại, thuộc nhóm Lyssavirus, họ Rhabdoviridae gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người theo đường da và niêm mạc chủ yếu qua vết cắn, vết liếm, hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước dãi của động vật mang virus dại . Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG): Hàng năm có khoảng 50.000-70.000 người chết vì bệnh dại, hàng chục triệu người phải đi tiêm phòng vắc xin (VX) dại trong đó có hơn 95% số ca tử vong (CTV) được thông báo từ các nước đang phát triển ở Châu Phi, Châu Á và 40% số người tử vong là trẻ em dưới 15 tuổi, trung bình cứ 10 phút lại có 1 người tử vong do bệnh dại . Hiện nay bệnh dại xảy ra tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khoảng 3,3 tỷ người trên thế giới sống trong vùng có dịch bệnh dại lưu hành. Ở Việt Nam, những năm 2000-2003 tỷ lệ tử vong có xu hướng giảm xuống còn 34 ca năm 2003 tuy nhiên những năm tiếp theo số ca tử vong dại liên tục tăng nhanh đạt đỉnh điểm 131 ca vào năm 2007. Tỷ lệ tử vong trên 100.000 dân là 0,103 xếp trong nhóm 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao. Chi phí của người dân tiêu tốn hàng trăm tỉ đồng cho việc tiêm vắc xin phòng dại. Bệnh dại đã và đang là gánh nặng kinh tế của xã hội đặc biệt đã gây tổn thất lớn đến tính mạng và sức khoẻ cộng đồng Trước tình hình nghiêm trọng đó, ngày 9 tháng 1 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định Số: 05/2007/NĐ-CP về tăng cường PCBD, Tuy nhiên công tác PCBD vẫn chưa được các cấp Chính quyền quan tâm đúng mức, ngành thú y chưa tiêm phòng cho đàn chó được đầy đủ. 1 Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2009 cả nước có 68 người tử vong do bệnh dại, năm 2010 tăng lên 78 ca và năm 2011 đã lên đến 110 ca. Miền Bắc là nơi có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất, đặc biệt bệnh dại đang có xu hướng lan ra các tỉnh trong nhiều năm không có người chết do bệnh dại như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La số ca tử vong có xu hướng gia tăng và ngay trong 9 tháng đầu năm 2012 đã có 78 ca tử vong do bệnh dại. Để đánh giá đúng, đầy đủ đặc điểm dịch tễ học người bị tử vong do bệnh dại ở miền Bắc nhằm góp thêm bằng chứng hỗ trợ cho công tác phòng chống bệnh dại chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả“Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở miền Bắc, Việt Nam giai đoạn 2008-2012” với các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ và chiều hướng tử vong do bệnh dại trên người ở miền Bắc Việt Nam, 2008-2012. 2. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học tử vong do bệnh dại trên người ở miền Bắc Việt Nam, 2008-2012. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm tiến tới khống chế và loại trừ bệnh dại ở người. Chương 1 TỔNG QUAN 2 Bệnh dại là bệnh viêm não-màng não cấp tính do vi rút dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus gây ra. Đó là một trong những căn bệnh cổ xưa nhất của động vật có thể truyền sang người một cách rủi ro khi có tiếp xúc với vi rút dại qua da và niêm mạc bị tổn thương. Từ hàng nghìn năm trước công nguyên, những người thầy thuốc cổ phương đông đã viết về một căn bệnh tương tự bệnh dại- bệnh sợ nước, sợ gió (Hydrophobia) mà người và chó mắc phải. Bệnh dại cũng đã được người da đỏ, người Slavơ, người Ả Rập và người Do Thái cổ biết tới trong y văn, đã chỉ rõ 5 dấu hiệu bệnh dại ở chó: Mõm há, nước dãi chảy, tai rủ, đuôi cụp, giọng khàn và khuyến cáo những con vật này nếu bắt gặp phải tiêu diệt ngay bằng cung tên. Bệnh dại là nguyên nhân gây ra hàng loạt cái chết kinh hoàng trong lịch sử loài người. Sau khi vi rút dại xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương và gây ra những tổn thương nghiêm trọng dẫn tới những biều hiện điển hình của bệnh dại…Thời kỳ ủ bệnh của bệnh thông thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng và phát bệnh trong khoảng 1 tuần thì chết. Năm 1884, nhà bác học Louis Pasteur đã thành công khi sáng chế ra VX PCBD mở ra một bước tiến vượt bậc trong sinh y học cứu sống hàng trăm nghìn người tử vong mỗi năm đây cũng là tiền đề hình thành nên hệ thống dự phòng, điều trị bệnh dại và nhiều bệnh truyền nhiễm khác trong y học hiện đại. Tuy nhiên, hơn 125 năm sau đó, bệnh vẫn tiếp tục lưu hành ở 150 quốc gia với 70.000 CTV, 10 triệu người phải tiêm phòng dại mỗi năm và hàng tỉ người có nguy cơ mắc bệnh dại. 1.1. Các đặc điểm cơ bản của bệnh dại. 3 Khái niệm bệnh dại. Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong. Sau khi virus vào cơ thể sẽ theo dây thần kinh hướng tâm tới hệ thần kinh trung và sinh sản ở đó. Thời kỳ ủ bệnh dài hay ngắn tương ứng với sự di chuyển và sự nhân lên của virus phụ thuộc vào vị trí vết thương gần hay xa thần kinh trung ương và cũng tuỳ theo sự phân bố nhiều hay ít dây thần kinh ở vùng bị cắn. Nếu bị cắn ở những vùng xa thần kinh trung ương như ở chân thì thời kỳ ủ bệnh dài hơn bị cắn ở đầu và mặt. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều rộng, chiều sâu và số lượng vết cắn. Khi di chuyển đến và sinh sản ở thần kinh trung ương chúng sẽ làm tổn thương các tế bào tuỷ sống và não (giai đoạn tiền triệu chứng). Từ thần kinh trung ương, vi rút theo các dây thần kinh ly tâm tới tuyến nước bọt để được giải phóng ra ngoài theo sự bong ra của các tế bào thần kinh của các hạch giao cảm (Giai đoạn viêm não). Do đó ở chó và mèo thường từ 3-7 ngày trước khi có triệu chứng lâm sàng đã có virus trong nước bọt và có mặt tối đa là 13 ngày trước khi con vật có các triệu chứng bị bệnh (TCYTTG). Giai đoạn tiền triệu: thường 1- 4 ngày, biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi vi rút xâm nhập… Giai đoạn viêm não thường biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần 4 kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, có thể có biểu hiện xuất tinh. Bệnh tiến triển theo hai thể: thể điên cuồng và thể liệt kiểu câm (hội chứng Landry). Bệnh thường kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn và chết do liệt cơ hô hấp. Cách phòng bệnh dại 1.1.1.1 Biện pháp dự phòng sau phơi nhiễm Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe: Cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh dại và cách phòng chống bệnh dại, nhất là việc phát hiện súc vật bị bệnh dại, cách xử lý sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc, đến các cơ sở y tế Dự phòng để khám, tư vấn và điều trị dự phòng kịp thời. Phổ biến nội dung, biện pháp thực hiện của Nghị định số 05/2007-NĐ-CP về phòng chống bệnh dại ở động vật và ở người để cộng đồng biết và thực hiện. Phối hợp thú y và y tế thực hiện giám sát nơi có ổ dịch chó dại cũ, nơi thường xảy ra bệnh dại ở súc vật, những nơi mua bán súc vật nhất là chó, mèo. Thực hiện đăng ký, cấp giấy phép cho chủ nuôi chó, mèo, tiêm vắc xin dại có hiệu lực cho đàn chó, mèo đạt trên 85% trong quần thể súc vật nuôi. Những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại như nhân viên thú y, kiểm lâm, làm việc trong phòng thí nghiệm có vi rút dại cần được gây miễn dịch bằng vắc xin dại tế bào có hiệu lực bảo vệ cao và tiêm nhắc lại theo chỉ định của y tế. Những người bị chó, mèo cắn phải thực hiện nghiêm ngặt nội dung sau: + Xử lý vết thương: Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng nước xà phòng đặc, sau đó rửa bằng nước muối, bôi chất sát trùng như cồn, cồn iốt để làm giảm lượng virus tại vết cắn. Chỉ khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày. + Tiêm vắc xin uốn ván và điều trị chống nhiễm khuẩn nếu cần. 5 + Bảo vệ bằng miễn dịch đặc hiệu: Dùng vắc xin dại tế bào hoặc dùng cả vắc xin và huyết thanh kháng dại (HTKD) để điều trị dự phòng tuỳ theo tình trạng súc vật, tình trạng vết cắn, tình hình bệnh dại ở súc vật trong vùng. Không được lạm dụng trong sử dụng vắc xin và HTKD. Việc khám bệnh nhân bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc để có chỉ định điều trị dự phòng bằng vắc xin dại hoặc vắc xin + HTKD phải thực hiện càng sớm càng tốt. Hiệu quả điều trị dự phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại vắc xin, kỹ thuật tiêm, bảo quản sinh phẩm, đáp ứng miễn dịch của người bệnh. Việc giám sát, kiểm soát để thực hiện các nội dung chuyên môn là hết sức cần thiết. Vắc xin dại: vắc xin dại tế bào là tốt nhất, đây là vắc xin an toàn và hiệu lực bảo vệ cao. Nước ta từ năm 1992 đã dùng vắc xin dại tế bào Verorab, có 2 phác đồ dưới đây được WHO đồng ý và khuyến cáo sử dụng: + Phác đồ tiêm bắp: 0,5ml x 5 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào ngày 0, 3, 7, 14, 28. + Phác đồ tiêm trong da: liều đơn 0,1ml x 8 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào ngày 0, 3, 7, mỗi ngày tiêm 2 liều đơn vào 2 vị trí khác nhau của vùng cơ Delta, tiêm tiếp vào ngày 28 và ngày 90 kể từ mũi tiêm thứ nhất, mỗi ngày 1 liều vào cơ Delta. 6 Bảng 1.1: Bảng tóm tắt điều trị dự phòng cho người bị súc vật cắn Tình trạng vết thương Tình trạng súc vật Cách xử lý Lúc cắn Trong 10 ngày Da bị xước Bình thường Ốm, có triệu chứng dại Tiêm vắc xin ngay khi súc vật có triệu chứng dại Vết cắn nhẹ Có triệu chứng dại hoặc mất tích Tiêm vắc xin ngay Tiếp xúc gián tiếp qua đồ vật có dính nước dãi Có triệu chứng dại/nghi dại Tiêm vắc xin ngay Da bị xước gần thần kinh trung ương Bình thường Tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại ngay -Nhiều vết cắn -Vết cắn sâu -Vết cắn gần thần kinh trung ương -Vết cắn nơi tập trung nhiều thần kinh Tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại ngay 1.1.2.2 Biện pháp phòng dịch 7 Điều kiện và thẩm quyền công bố dịch, chống dịch và công bố hết dịch: thực hiện theo Nghị định số 05/2007/NĐ-CP, ngày 09 tháng 01 năm 2007. Chuyên môn: Khi con vật đã được xác định mắc bệnh dại phải tiêu hủy ngay (trường hợp không xác định được chủ vật nuôi thì ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tiêu hủy) để ngăn chặn sự lây truyền bệnh sang súc vật khác và lây truyền sang người. + Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại. + Vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường thức ăn, chất thải, các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh. + Tất cả chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch phải được nhốt, theo dõi. + Tiêm bắt buộc cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch và các thôn tiếp giáp, tiêu hủy những con chó, mèo nếu không tiêm. + Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương, khám và điều trị dự phòng, tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam. 1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại 1.2.1. Đặc điểm dịch tễ học chung 1.2.1.1 Nguồn truyền bệnh dại Động vật có vú máu nóng là nguồn truyền bệnh dại chủ yếu sang người, nhất là ở chó hoang dã như chó sói đồng, chó sói, chó rừng và chó nhà. Ngoài ra, ổ chứa vi rút dại còn ở mèo, chồn, cầy, dơi và những động vật có vú khác. Các loài động vật chính tồn tại ở các châu lục. Châu Âu Cáo, dơi Trung Đông Sói, chó 8 Châu Á Chó Châu phi Chó, cầy, linh dương Bắc Mỹ Cáo, chồn hôi, gấu trúc, dơi ăn côn trùng Nam Mỹ Chó, dơi ma cà rồng Theo báo cáo của (TCYTTG), trong 86 quốc gia và khu vực có giám sát bệnh dại thì có tới 68 quốc gia có ổ dịch dại tự nhiên chủ yếu ở loài động vật hoang dã: Chồn 59%, dơi 15%, cầy 15%, cáo 3%. Nguồn truyền bệnh dại ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ chủ yếu là động vật hoang dã chiếm tỷ lệ 88% phổ biến nhất là cáo đỏ, gấu trúc, chó và dơi có tỷ lệ thấp hơn chiếm 6%. Ở Mỹ động vật hoang dã chiếm 91,8% các loài động vật mắc bệnh dại được báo cáo trong năm 2011, trong đó gấu trúc Bắc Mỹ chiếm 32%, chồn hôi 27%, dơi 23%, cáo 7%, và động vật hoang dã khác chủ yếu động vật gặm nhấm 2%, còn vật nuôi chiếm 8% bao gồm chó và mèo. Ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, Châu Mỹ la tinh và Châu Á nguồn truyền bệnh dại chủ yếu ở chó (93-98%). Ở Việt Nam, chó nuôi là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất (khoảng 95-97%) khoảng 10 triệu con, tiếp đến là mèo: 3- 4%, động vật khác (thỏ, chuột, sóc ) chưa phát hiện được. 1.2.1.2 Đường truyền bệnh dại Bệnh dại lây truyền từ động vật sang người qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách (hoặc qua màng niêm mạc còn nguyên vẹn) vào cơ thể, từ đó theo dây thần kinh đến các hạch và thần kinh trung ương. Khi đến thần kinh trung ương, vi rút sinh sản rất nhanh rồi lại theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt. Tại thời điểm này, thần kinh chưa bị tổn thương đáng kể vì thế nhìn bề ngoài con vật vẫn bình thường nhưng nước bọt đã có vi rút dại. Sau đó, vi rút dại hủy hoại dần các tế 9 bào thần kinh làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh. Sự lây truyền bệnh dại qua đường không khí đã được chứng minh trong quần thể loài dơi sống ở hang động và ở môi trường phòng thí nghiệm, tuy vậy cũng rất hiếm xảy ra. Sự lây truyền từ loài dơi hút máu bị nhiễm vi rút dại đến súc vật nuôi trong nhà cũng gặp ở Châu Mỹ La Tinh. Những loài dơi ăn sâu bọ bị nhiễm vi rút dại ở Mỹ rất hiếm lây hoặc súc vật nuôi dưỡng trong nhà. Bệnh dại lây truyền từ người sang người do phẫu thuật cấy ghép nhưng hiếm gặp. Nhiễm trùng bằng cách cấy ghép giác mạc đã được báo cáo ở Thái Lan: 2 trường hợp(TH), Ấn Độ: 2 TH, Iran: 2 TH. 1.2.1.3 Tính cảm nhiễm Tất cả loài động vật máu nóng đều có cảm nhiễm với vi rút dại ở mức độ khác nhau. Tính cảm nhiễm cao nhất là chó, chó sói, mèo, cáo rồi đến trâu, bò, ngựa, lợn, lạc đà, khỉ, gấu, chuột. Trong đó, chó bị mắc bệnh nhiều nhất. Dơi hút máu, dơi ăn hoa quả, dơi ăn côn trùng đều có thể nhiễm bệnh. Loài chim không mẫn cảm với bệnh dại, trừ khi gây bệnh thí nghiệm. Trong thí nghiệm thường dùng thỏ, chuột lang, chuột bạch. Người cũng có cảm nhiễm cao với bệnh dại nhưng kém hơn một số súc vật. Cho đến nay, chưa biết được tính miễn dịch tự nhiên ở người. Đặc biệt người chỉ mắc bệnh dại một cách ngẫu nhiên và không có vai trò dịch tễ nào. 1.2.2. Đặc điểm dịch tễ học trên Thế giới Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất trong lịch sử mà loài người đã ghi nhận, một trong mười bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Theo báo cáo của TCYTTG : Bệnh dại xảy ra tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn 55 000 người chết, 10 triệu người bị súc vật nghi dại cắn mỗi năm chủ yếu là ở châu Á và châu Phi, 40% những người nghi ngờ bị động vật mắc bệnh dại cắn là trẻ em dưới 15 tuổi và hàng tỉ người sống trong 10 [...]... do bnh di trờn ngi min Bc Vit Nam, 2008-2012 Biu 3.1 T l t vong/100.000 dõn do bnh di cỏc tnh phớa bc t 2008-2012 (n=327) Nhn xột: Trong giai on t nm 2008-2012 cú 327 CTV do bnh di T nm 2008-2010 trung bỡnh 50 CTV/nm Tuy nhiờn n nm 2011 s CTV tng cao lờn 91 CTV(0,23/100.000 dõn) v gim xung 79 CTV(0,2/100.000 dõn) nm 2012 22 Biu 3.2 S ca t vong theo thỏng qua tng nm, 2008-2012 2008 2009 2010 2012... thuc khu vc ụng Nam : In-ụ-nờ-xi-a, Myanmar, Thỏi Lan, Timor-Leste , Vit Nam, Campuchia , Philippin l nhng nc cú t l mc v cht di nhiu nht trong khu vc Hn 1,4 t ngi dõn trong khu vc cú nguy c nhim bnh di, v khong 45% cỏc trng hp t vong vỡ bnh di trờn ton th gii Chú cn chim 96% cỏc trng hp bnh di ngi T nm 2004 n nay tỡnh hỡnh bnh di ti cỏc nc Chõu , ụng Nam Chõu ang (trong ú cú Vit Nam) cú chiu hng... H ng Yên HảI PhòngHảI Phòng Hòa Bình Hà NamTháI Bình Lạng Sơn Yên Bái Sơn La Thái Nguyên Phú ThọVĩnh Phúc Bắc Giang Quảng Ninh Bắc Ninh HảI D ơng H ng Yên HảI PhòngHảI Phòng Hà Nội Hòa Bình Hà NamTháI Bình Ninh BìnhNam Định Thanh Hóa Cao Bằng Hà Giang Cao Bằng Hà Giang Lai Châu Bn 3.2: Phõn b ca t vong do di ti cỏc tnh min Bc nm 2009 (N=55) CH GII Ninh BìnhNam Định Thanh Hóa CH GII T VONG DO VIRUS... Phúc Bắc Giang Quảng Ninh Bắc Ninh Hà Nội HảI D ơng H ng Yên HảI PhòngHảI Phòng Hòa Bình Hà NamTháI Bình Ninh BìnhNam Định Thanh Hóa Lạng Sơn Yên Bái Điện Biên Thái Nguyên Thái Nguyên Phú ThọVĩnh Phúc Bắc Giang Quảng Ninh Bắc Ninh Hà Nội HảI D ơng H ng Yên HảI PhòngHảI Phòng Hòa Bình Hà NamTháI Bình Sơn La Ninh BìnhNam Định Thanh Hóa CH GII CH GII T VONG DO VIRUS DI T VONG DO VIRUS DI 2010 2011 0 0 Nghệ... Yên Bái Sơn La Thái Nguyên Phú ThọVĩnh Phúc Bắc Giang Quảng Ninh Bắc Ninh Hà Nội HảI D ơng H ng Yên HảI PhòngHảI Phòng Hòa Bình Hà NamTháI Bình Ninh Bình Nam Định Thanh Hóa CH GII T VONG DO VIRUS DI 2012 0 Nghệ An 1-5 6-10 11-15 16-20 21-25 Hà Tĩnh 26 Nhn xột: Giai on 2008-2012 tỡnh hỡnh t vong do bnh di cú s dch chuyn s CTV t cỏc tnh cú s CTV cao nh Phỳ th, H Ni, Ngh An ,Tuyờn Quang sang cỏc tnh trc... tr d phũng sau phi nhim Ngoi ra, bnh di bi lit thng chn oỏn nhm l hi chng thn kinh cp tớnh 13 1.2.3 c im dch t hc bnh di Vit Nam Theo s liu thng kờ ca B Y t t 1991- 2010, Vit Nam ó cú 3 523 ngi cht do bnh di v 8 816 868 ngi b sỳc vt nghi di cn ó c tiờm phũng vc xin Vit Nam, nhng nm 1990-1995, theo thng kờ cha y , trung bỡnh mi nm cú trờn di 500 CTV do bnh di, t l t vong trờn 100.000 dõn l 0,43 cao... bnh di ca cỏc nc trong khi ASEAN+3 c t chc ngy 23-25/ 4/ 2008 ti Vit Nam ó cho thy: bnh di ang l vn nghiờm trng bi s din bin phc tp, tng lờn nhanh c v s lng ngi cht, s a phng v s nc cú bnh di, c bit l cỏc nc cú biờn gii cn k vi Vit Nam nh: Trung Quc, Thỏi Lan, Lo, Campuchia Bnh di l mt trong nhng bnh truyn nhim cú t l t vong cao ụng Nam vi khong 25 000 ngi cht vỡ bnh di mi nm Chi phớ hng nm cho bnh... xu hng gim cỏc thỏng tip theo 23 3.2 Mụ t mt s c im dch t hc bnh nhõn t vong do bnh di trờn ngi min Bc Vit Nam, 2008-2012 3.2.1 c im bnh nhõn t vong theo tui, gii, dõn tc, ngh nghip Bng 3.1: Phõn b bnh nhõn t vong do bnh di theo tui, gii, dõn tc, ngh nghip S lng Tui < =15 tui > 15 tui Gii Nam N Dõn tc Kinh Dõn tc thiu s khỏc Ngh nghip Nụng dõn Tr em, hc sinh, sinh % 78 214 26,7 73,3 188 106 63.9... La, Lai Chõu ,in Biờn Nm 2011-2012 s CTV tp trung ch yu 4 tnh Sn La (22 CTV), in Biờn (17 CTV), Phỳ Th( 15 CTV), H Giang(12 CTV) Biu 3.3 10 tnh cú s ca t vong do bnh di cao nht min Bc, 2008-2012 Nhn xột: Giai on t nm 2008-2012 Yờn Bỏi(42 CTV), Phỳ Th(41 CTV), Tuyờn Quang(38 CTV) l cỏc tnh cú s CTV do bnh di cao nht, Thỏi Nguyờn(12 CTV) ng th 10 trong top 10 tnh cú s CTV cao do bnh di min Bc 27 3.3... . ở miền Bắc, Việt Nam giai đoạn 2008-2012 với các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ và chiều hướng tử vong do bệnh dại trên người ở miền Bắc Việt Nam, 2008-2012. 2. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ. dịch tễ học người bị tử vong do bệnh dại ở miền Bắc nhằm góp thêm bằng chứng hỗ trợ cho công tác phòng chống bệnh dại chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người. được tính miễn dịch tự nhiên ở người. Đặc biệt người chỉ mắc bệnh dại một cách ngẫu nhiên và không có vai trò dịch tễ nào. 1.2.2. Đặc điểm dịch tễ học trên Thế giới Bệnh dại là một trong những bệnh truyền

Ngày đăng: 08/09/2014, 19:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1.1 Biện pháp dự phòng sau phơi nhiễm

  • Tỷ lệ bệnh nhân tử vong theo thời gian trong năm

  • Kiến thức của bệnh nhân về bệnh dại

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan