Dịch vụ một cửa trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp

101 432 0
Dịch vụ một cửa trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

100 Môc lôc Mụ c lụ c MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ “DỊCH VỤ MỘT CỬA” TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI 5 1.1 Xuất xứ thuật ng ữ 5 1.2. Kinh ng hiệm tiến hành "dịch v ụ một cửa" trên thế g iới 9 1.2.1. “ Dịch vụ một cửa” tại Hồng Kông 6 1.2.2. “Dịch vụ một cửa” tại Ma Cao 11 1.2.3. “Dịch vụ một cửa” tại Đài Loan 15 1.3. Khái quát v ề “ dịch v ụ một cửa” trong hoạt động ĐTNN tại Việt Nam 19 1.3.1. Tóm tắt tình hình thực hiện "dịch vụ một cửa" trong hoạt động ĐTNN tại Việt Nam 19 1.3.2. Khái quát về một số văn bản hành chính 29 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG “DỊCH VỤ MỘT CỬA” TẠI MỘT SỐ ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 36 2.1. Thực trạng áp dụng “ dịch v ụ m ột cửa” tại m ột số đơn v ị quản lý nhà nước v ề đầu tư nước ng oài: 39 2.1.1. Thực trạng áp dụng tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội 39 2.1.2. T h ự c t r ạ ng á p d ụ n g tạ i S ở K ế h o ạc h v à Đầ u t ư T hà n h p hố H ồ C h í M in h . 44 2.1.3. Thực trạng áp dụng tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng 47 101 2.2. Thực trạng áp dụng “dịch vụ một cửa” tại một số khu công nghiệp tập trung có vốn đầu tư nước ngoài: 49 2.2.1. Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore 49 2.2.1.1. Giới thiệu về đơn vị 49 2.2.1.2. Thực trạng tiến hành 53 2.2.2. Khu Công nghệ cao Hòa Lạc 56 2.2.2.1. Giới thiệu về đơn vị 56 2.2.2.2. Thực trạng tiến hành 58 2.2.3. Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh 64 2.2.3.1. Giới thiệu về đơn vị 64 2.2.3.2. Thực trạng tiến hành 67 2.3. Đánh giá chung về việc thực hiện “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam 675 2.3.1. Ưu điểm …………………………….…………………………………65 2.3.2. Nhược điểm………………………….…………………………….……66 CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN DỊCH VỤ MỘT CỬA TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 72 3.1. Thuận lợi và khó khăn trong việc tiến hành “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam 72 3.1.1. Thuận lợi: 72 3.1.2. Khó khăn 74 3.2. Phương hướng tiến hành “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam 77 3.2.1. Tiến hành “dịch vụ một cửa” theo hướng hiện đại hóa và điện tử hóa 77 3.2.2. Tiến hành “dịch vụ một cửa” theo hướng minh bạch hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính 82 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện “dịch vụ một cửa” trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 84 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ 84 3.3.2. Kiến nghị đối với các bộ ngành có liên quan 91 3.3.2. Kiến nghị đối với các đơn vị thực hiện "dịch vụ một cửa" 87 KẾT LUẬN 90 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hoạt động đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Thời gian qua hoạt động này đã gặp một số khó khăn, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính. Để đẩy mạnh được hoạt động đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần có nhiều biện pháp tích cực hơn nữa, đặc biệt là trong việc giảm bớt các thủ tục hành chính, một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất lo ngại khi đầu tư tại Việt Nam. Việc thực hiện “dịch vụ một cửa” là một trong những biện pháp đang được khuyến khích thực hiện để cải thiện thủ tục hành chính và hỗ trợ hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù vậy, thực tế tiến hành dịch vụ một cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, cần có một cái nhìn tổng quan về hoạt động này để đưa ra các khuyến nghị cần thiết nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ, qua đó góp phần đẩy mạnh hoạt động đầu tư nước ngoài. 2. Tình hình nghiên cứu: Ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 mở đầu cho các hoạt động cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tiếp sau đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Đây là những văn bản pháp luật có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành và phát triển của cơ chế một cửa tại Việt Nam. Cho đến nay, rất nhiều ý tưởng và các văn bản hướng dẫn về cơ chế một cửa đã được hình thành, đồng thời với đó là việc thí điểm khuyến khích 2 áp dụng tại một số đơn vị. Tuy nhiên có thể nói việc thực hiện dịch vụ một cửa chưa được triển khai rộng và vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Bên cạnh đó, tính đến thời điểm này, chưa có một nghiên cứu mang tính hệ thống nào, đặc biệt là luận văn cao học tại Trường Đại học Ngoại Thương viết về đề tài “dịch vụ một cửa” trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam hiện nay được cung cấp bởi một số các đơn vị có liên quan. Các đơn vị tiến hành “dịch vụ một cửa” này có thể được chia thành hai nhóm, nhóm các đơn vị hành chính có liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài và nhóm các khu công nghiệp tập trung. Đối với hai nhóm này, việc thực hiện “dịch vụ một cửa” diễn ra khác nhau về cả nội dung và tính chất. Trên cơ sở phân định đối tượng nghiên cứu như vậy, đề tài đi sâu phân tích thực trạng và kiến nghị cho từng nhóm. 3. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng tiến hành “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện “dịch vụ một cửa” trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: - Nghiên cứu kinh nghiệm thực thi “dịch vụ một cửa” tại một số quốc gia trên thế giới; - Đánh giá thực trạng tiến hành “dịch vụ một cửa” tại các đơn vị quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài và các khu công nghiệp tập trung tại Việt Nam; 3 - Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện “dịch vụ một cửa” trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Việc thực hiện dịch vụ một cửa, đặc biệt là cho những nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện tại những thành phố lớn, thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài hàng năm, như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương. Tuy nhiên trên thực tế việc triển khai dịch vụ này là chưa đồng đều, chỉ tập trung vào một số đơn vị điển hình tại từng địa phương. Do đó, phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài như sau: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các đơn vị thực hiện “dịch vụ một cửa” trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồmSở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng, Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu của đề tài là các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đà Nẵng. Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu của đề tài là từ năm 1997 đến nay. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp tra cứu tài liệu. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương như sau. 4 Chương 1: Tổng quan về “dịch vụ một cửa” và việc thực hiện dịch vụ một cửa tại một số quốc gia trên thế giới Chương 2: Thực trạng áp dụng dịch vụ một cửa tại một số đơn vị có liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện dịch vụ một cửa trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 5 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ “DỊCH VỤ MỘT CỬA” 1.1. Xuất xứ thuật ngữ: Thuật ngữ “dịch vụ một cửa” xuất phát từ thuật ngữ Tiếng Anh tương ứng là “one stop service”. Trên thực tế, “one stop service” là khái niệm mà các nước Châu Á thường sử dụng, còn khối các nước Âu Mỹ sử dụng một thuật ngữ tương tự là “one stop shop”. Cho đến nay, chưa có một tài liệu chính thức nào đề cập đến nguồn gốc của thuật ngữ này, nhưng người ta vẫn thường công nhận “one stop shop” là thuật ngữ được sử dụng lần đầu tiên tại các chính quyền địa phương trên lãnh thổ Vương quốc Anh để mô tả về dịch vụ mà họ cung cấp cho công dân trong quá trình thương thảo và thực hiện các dịch vụ công. Khi đưa ra ý tưởng về loại hình “one stop shop” này, những nhân viên của chính quyền Anh dựa trên ý tưởng về một đầu mối liên hệ duy nhất để giải quyết nhiều công việc khác nhau, nhưng họ cũng nhằm thêm một mục đích về mặt đảm bảo an ninh là hạn chế bớt số lượng công dân đi vào tòa thị chính thành phố. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, người ta đã nhận thấy nhiều ưu điểm của mô hình này, và dần dần khái niệm về “one stop shop” chỉ còn nhìn nhận như là một loại hình dịch vụ trong đó chỉ cần một đầu mối liên hệ mà có thể giải quyết được nhiều công việc. Hiện nay, khái niệm “dịch vụ một cửa” đã được phát triển rộng hơn rất nhiều. Theo định nghĩa của Từ điển Thuật ngữ Tài chính – Đầu tư, một ấn phẩm online của tạp chí Forbes thì “one stop shop” là một công ty hay một địa điểm cung cấp nhiều loại hình dịch vụ cho khác hàng. Mục đích của nó là đưa ra dịch vụ thuận tiện và hiệu quả, đồng thời cũng tạo ra cơ hội có thể cung cấp được nhiều sản phẩm hơn tới khách hàng. Ví dụ, một ngân hàng có thể cung cấp không chỉ các dịch vụ ngân hàng và các khoản vay cá nhân, mà 6 còn có thể tư vấn đầu tư, cung cấp các phương tiện đầu tư cũng như các chính sách bảo hiểm. Nếu so sánh với việc phải đi lại đến từng địa điểm cho từng lĩnh vực riêng biệt thì có thể thấy rằng “dịch vụ một cửa” giúp khách hàng tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Như vậy, khái niệm “dịch vụ một cửa” xuất phát từ lĩnh vực hành chính công đã được mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Những đơn vị áp dụng loại hình dịch vụ này cũng không giới hạn ở các cơ quan công quyền, mà còn mở rộng ra cả đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Với các nước Châu Á, những nước đang tiếp nhận một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì việc thực hiện “dịch vụ một cửa” hiện nay chủ yếu là dành cho những nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) với việc hỗ trợ trong các lĩnh vực khác nhau, từ các vấn đề hành chính đến những vấn đề khác trong suốt quá trình trước và sau khi tiến hành đầu tư. Việc thực hiện loại hình dịch vụ này tại Việt Nam cũng đang theo xu hướng này. 1.2. Kinh nghiệm tiến hành “dịch vụ một cửa” trên thế giới: 1.2.1. “Dịch vụ một cửa” tại Hồng Kông Đặc khu kinh tế Hồng Kông thuộc Trung Quốc từng là một lãnh thổ của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 cho tới khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Theo những quy định của Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật Cơ bản của Hồng Kông, vùng lãnh thổ này được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047, tức là 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền. Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độ, chính quyền Nhân dân Trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ này, còn bản thân Hồng Kông thì duy trì hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách 7 hải quan, chính sách nhập cư của Anh, và các đại biểu trong các tổ chức và sự kiện quốc tế. Hồng Kông được coi là một thành phố quốc tế trong khu vực Châu Á, một trung tâm kinh tế tài chính năng động với sự giao thoa của hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Với diện tích 1.092 km 2 , dân số 6.970.100 người (số liệu năm 2007), Hồng Kông đã vươn lên như là một sức mạnh kinh tế của khu vực Châu Á.[9] Chính sự đa dạng trong xã hội của Hồng Kông đã tạo nên một văn hóa kinh doanh năng động và sáng tạo cũng như một môi trường đầu tư hoàn hảo, đưa Hồng Kông trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà ĐTNN (bao gồm cả nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đại lục) đang có dự định mở rộng hoạt động ra khỏi biên giới nước mình. Như đã nêu trên, Hồng Kông có quy mô chỉ như một thành phố nhưng lại có một chế độ chính trị riêng. Vì vậy mà các vấn đề hành chính hay luật pháp tại đây cũng hoàn toàn tách biệt. Nhận thấy nhu cầu của các nhà ĐTNN, Hồng Kông đã tiến hành “dịch vụ một cửa” để hỗ trợ hoạt động đầu tư. Việc thực hiện “dịch vụ một cửa” cho các nhà ĐTNN tại Hồng Kông được thực hiện bởi Cục Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Invest HK. Đây là cơ quan hành chính mà Chính quyền Đặc khu kinh tế Hồng Kông thành lập để chịu trách nhiệm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN bằng cách hỗ trợ về mọi mặt cho nhà đầu tư khi họ tiến hành đầu tư tại Hồng Kông. InvestHK được thành lập tháng 6/2000, trực thuộc Phòng Kinh tế và Thương mại Hồng Kông. InvestHK có những nhóm nhân viên chuyên nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên của Hồng Kông và có mạng lưới hoạt động tại nước ngoài với các đại diện tại 27 trung tâm thương mại lớn trên toàn cầu, chủ yếu được đặt tại các nước đối tác chính. Các nhân viên của InvestHK hoạt động tích cực tại cả trong nước và nước ngoài để hỗ trợ các doanh nghiệp đặt tại Hồng Kông. 8 Bảng 1.1 dưới đây cho thấy một số kết quả đạt được của InvestHK trong quá trình thực hiện dịch vụ này. Có thể thấy số lượng các dự án đã được hoàn thành với sự hỗ trợ của InvestHK đã không ngừng tăng lên, tuy nhiên mức tăng chỉ đạt tại thời gian đầu từ năm 2001 đến 2005, và sau đó duy trì ở mức ổn định tại xấp xỉ 250 dự án/năm. Tuy nhiên số việc làm tạo mới và số vốn đầu tư đã có sự thay đổi hàng năm. Điều này phụ thuộc vào tính chất và quy mô của các dự án. Đặc biệt là số vốn đầu tư trong thời gian qua đang có xu hướng giảm. Bảng 1.1. Một số kết quả đạt đƣợc của InvestHK Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Các dự án đã hoàn thành 99 117 142 205 232 246 253 257 Số việc làm tạo mới* 1,504 2,075 2,456 3,008 2,517 3,092 3,130 2,450 Vốn đầu tư (tỷ đô la HK)* 3.58 1.35 2.49 4.65 8.89 10.24 8.39 4.61 * dựa trên báo cáo của các công ty đã được InvestHK hỗ trợ Nguồn: [InvestHKNews February 2009] Phương châm tiến hành dịch vụ của Invest HK là hỗ trợ càng nhiều nhà đầu tư càng tốt, không phân biệt quy mô hay lĩnh vực đầu tư. Dịch vụ của Invest HK rất đa dạng, bao gồm các hoạt động chủ yếu như sau: - Cung cấp các thông tin cập nhật về môi trường kinh doanh và chế độ đầu tư của Hồng Kông; - Hỗ trợ các nhà đầu tư trong các vấn đề như liên doanh, đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, đăng ký thương hiệu, xin visa, tuyển dụng nhân sự hay chọn địa điểm làm văn phòng; - Hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình làm việc với các cơ quan chính phủ, các tổ chức và các phòng thương mại; - Nhận diện và giới thiệu các nhà đầu tư tiềm năng với các đối tác kinh doanh tại Hồng Kông và nước ngoài; [...]... hướng đến việc thực hiện dịch vụ một cửa nhằm hỗ trợ một cách toàn diện hơn các hoạt động của nhà đầu tư Về việc thực hiện dịch vụ một cửa tại các đơn vị xúc tiến đầu tư (XTĐT) của Việt Nam hiện nay, có thể đưa ra một nhận xét là hoạt động vẫn chưa đủ mạnh Thông thường các Trung tâm xúc tiến đầu tư chỉ thực hiện đơn giản là giới thiệu cơ hội đầu tư cho các nhà ĐTNN Cục Đầu tư nước ngoài trực thuộc... Tân Trúc có được thành công như ngày hôm nay 19 1.3 Khái quát về dịch vụ một cửa trong hoạt động ĐTNN tại Việt Nam 1.3.1 Tóm tắt tình hình thực hiện dịch vụ một cửa trong hoạt động ĐTNN tại Việt Nam Nhà ĐTNN khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam có thể lựa chọn đầu tư trên địa bàn của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương Tuy nhiên tại mỗi tỉnh thành có thể có các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu... doanh nghiệp* và đăng ký công ty* Lưu ý: Với các hoạt động (*), IPIM sẽ thay mặt nhà đầu tư để nộp đăng ký lên Cục Đăng ký thương mại và Dịch vụ tài chính Nguồn: [IPIM Brochure] Trước khi thực hiện các dịch vụ cho nhà đầu tư, IPIM sẽ yêu cầu nhà đầu tư phải đệ trình “Kế hoạch đầu tư bước đầu tại Ma cao” hoặc “Tóm tắt kế hoạch/Ý tư ng đầu tư để có thể hỗ trợ một cách tốt hơn Ngoài ra còn có một số thủ... ngoài trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị chịu trách nhiệm chính về công tác xúc tiến đầu tư Để hỗ trợ hoạt động XTĐT tại các địa phương, Cục Đầu tư nước ngoài đã thành lập ba trung tâm là Trung tâm Xúc tiến Đầu tư phía Bắc, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư miền Trung và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư phía Nam để thực hiện nhiệm vụ XTĐT tại ba vùng Các đơn vị này đã thực hiện tư ng đối tốt vai trò làm cầu... mại và Đầu tư Macao – IPIM IPIM là một tổ chức phi lợi nhận, hoạt động với mục đích thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư trong lãnh thổ Macao Các chức năng chính của IPIM là:  Giới thiệu với các nhà đầu tư tiềm năng về môi trường đầu tư và các cơ hội tại Macao Làm đầu mối cung cấp dịch vụ một cửa với các nội dung: thu thập thông tin – đánh giá dự án – hỗ trợ đăng ký công ty bằng dịch vụ công... ty và các chuyên gia;  Biên tập và xuất bản các tạp chí thươmg mại và kinh tế nhằm thúc đẩy môi trường đầu tư của Macao Một trong những chức năng quan trọng của IPIM là thực hiện dịch vụ một cửa cho các nhà ĐTNN Theo Quy chế hoạt động của IPIM, DL 29/99, Điều 25 khoản 1 (a), khi thực hiện dịch vụ một cửa, nhân viên của IPIM sẽ cung cấp một số dịch vụ cũng như các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư. .. nhà ĐTNN, Trung tâm cung cấp một số hoạt động như: giới thiệu hoặc cung cấp cho doanh nghiệp trong và ngoài nước đến thành phố tìm hiểu cơ hội và đối tác kinh doanh, đầu tư các dịch vụ liên quan, bao gồm: Lập hồ sơ dự án đầu tư; một số thủ tục sau giấp phép; gặp gỡ, tham quan các doanh nghiệp tại thành phố; dịch vụ thư ký; biên dịch và phiên dịch, chuyên viên nghiệp vụ; dịch vụ phòng hội nghị, văn phòng... ĐTNN hiện nay vẫn chỉ dừng lại tại các Sở Kế hoạch và Đầu tư b) Tại các khu công nghiệp tập trung Nếu như khối các cơ quan hành chính cung cấp dịch vụ một cửa được sự khuyến khích của chính phủ và đang không ngừng gia tăng thì khối các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ một cửa tại Việt Nam lại tư ng đối hạn chế cả về quy mô và phạm vi hoạt động Trên thế giới loại hình dịch vụ này được các doanh nghiệp... xúc tiến đầu tư, các khu công nghiệp cũng thường công bố áp dụng loại hình dịch vụ này như một công cụ nhằm thu hút các doanh nghiệp đến tìm cơ hội đầu tư Hình 1.5: Gợi ý mô hình thực hiện dịch vụ một cửa cho nhà ĐTNN Giấy CNĐT Xây dựng nhà xưởng Nhà đầu tư Nhà cung cấp dịch vụ một cửa Tuyển dụng lao động Tư vấn về pháp luật Hỗ trợ xúc tiến thương mại Các thủ tục hải quan và thuế Các dịch vụ khác theo... xây dựng, đánh giá tác động môi trường và hỗ trợ cho nhà đầu tư cho đến khi xây dựng nhà xưởng và đi vào hoạt động Đối với các hoạt động sau đầu tư, BQL KCNC Tân Trúc cũng có toàn quyền thực thi để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư Trong KCNC Tân Trúc có đội Hải quan, kho bảo thuế… và nhà đầu tư có thể thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu ngay tại đây Mặt khác BQL có quyền đánh giá và cấp giấy phép xuất . cao học tại Trường Đại học Ngoại Thương viết về đề tài dịch vụ một cửa trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, dịch vụ một cửa tại Việt Nam hiện. cứu thực trạng tiến hành dịch vụ một cửa tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện dịch vụ một cửa trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. . việc thực hiện dịch vụ một cửa trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Việc thực hiện dịch vụ một cửa, đặc biệt là cho những nhà đầu tư nước ngoài

Ngày đăng: 01/09/2014, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan