nghiên cứu đánh giá sinh khối rừng tràm u minh hạ và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững

39 2K 5
nghiên cứu đánh giá sinh khối rừng tràm u minh hạ và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN : TS. Lê Quốc Tuấn SINH VIÊN THỰC HIỆN : Nhóm 08 1. Nguyễn Văn Tý 11157354 2. Phạm Nguyệt Phương 11157050 3. Ngô Thị Cẩm Dung 11157092 4. Nguyễn Minh Thùy Khanh 11157018 5. Nguyễn Thị Khánh Ly 12127248 6. Đặng Thị Liên 11157174 7. Phạm Thị Mỹ Oanh 11157419 TP. Hồ Chí Minh, tháng 10/2013 2 MỤC LỤC CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 4 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 4 1.2. Mục tiêu và nội dung của đề tài 5 1.2.1. Mục tiêu của đề tài 5 1.2.2. Nội dung của đề tài 6 1.2.3. Giới hạn, phạm vi đề tài 6 1.2.4. Ý nghĩa của đề tài 6 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN 7 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội rừng Tràm U Minh Hạ 7 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 7 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 10 2.1.3. Vai trò của rừng U Minh Hạ 12 2.2. Khái quát về cây tràm 13 2.3. Hiện trạng tài nguyên rừng Tràm U Minh Hạ 17 2.4. Cháy rừng tràm và ảnh hƣởng của nó lên sinh thái môi trƣờng vùng rừng U Minh 18 2.4.1. Cháy rừng và nguyên nhân cháy rừng tràm U Minh Hạ 18 2.4.2. Tác hại của việc cháy rừng về mặt sinh thái môi trường 19 CHƢƠNG 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 21 3.2. Nội dung nghiên cứu 21 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 21 3.3.1. Thu thập tài liệu 21 3.3.2. Khảo sát thực tế 22 3.3.3. Phỏng vấn 22 3.3.4. Xác định nhanh sinh khối rừng tràm 22 3.3.5. Phương pháp nghiên cứu sinh khối rừng tràm U Minh Hạ 26 3.3.6. Phương pháp tính trữ lượng Cacbon 30 CHƢƠNG 5: DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 34 3 CHƢƠNG 6: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 34 PHỤ LỤC 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 4 CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Tràm ( Melaleuca cajuputi ) là một trong số 220 loài trong chi Melaleuca thuộc họ Sim ( Myrtaceae ). Là loài gỗ nhỏ, thường xanh, có phạm vi phân bố rộng trên vùng nhiệt dới và á nhiệt đới. thường được tìm thấy ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng và ẩm ướt. ở Đồng bằng sông Cửu Long, rừng tràm phát triển mạnh ở các vùng đất phèn ngập nước không hoặc ít bị nhiễm mặt. tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương có diện tích rừng tràm tập trung lớn, phân bố chủ yếu ở các huyện U Minh, Trấn Văn Thời, Thới Bình trên hai nhóm đất phèn điển hình là đất phền than bùn và đất phèn không có lớp than bùn. Lợi ích của rừng tràm đã được biết đến trong việc phòng hộ chống gió bão, là nơi cư trí của nhiều loại động vật hoang dã nhất là các loài bò sát, cá và các loài chim. Những sản phẩm kinh tế từ rừng tràm rất đa dạng: tinh dầu tràm, mật ong được sử dụng trong chế biến thực phẩm, gỗ tràm được sử dụng phổ biến trong việc gia cố nền móng các công trình xây dựng, làm chất đốt. đặc biệt trên các khu vực giao đất giao rừng trên địa bàn U Minh tỉnh Cà Mau cùng một số địa phương ở đồng bằng song Cửu Long, tràm được xem là loài cây chủ lực trong việc phát triển kinh tế nông hộ. trong những năm gần đây để tăng cường hiệu quả và đẩy mạnh công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng ràm, việc đắp các đập giữ nước trong mùa khô và hoàn thiện dần hệ thống kênh mương nội đồng trong khu vực nội tràm U Minh đã đem lạ kết quả khả quan, tình trạng cháy rừng được từng bước ngăn chặn. tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó do việc giữ nước mang lại, một số yếu tố bất lợi đã phát sinh như: đã có một số diện tích rừng Tràm bị chết đồng loạt ( 1998 ) mà không rõ nguyên nhân cụ thể, chủ yếu là trên các vùng bị ngập quanh năm( do việc quản lý nước phòng cháy chữa cháy ). Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rừng tràm trên đất phèn là rất thiết, từ đó ta sẽ đánh giá được sinh khối của rừng Tràm U Minh như thế nào? 5 Bên cạnh đó U Minh Hạ là một trong ba khu rừng thuộc hệ sinh thái rừng ngập nước còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm rừng U Minh Hạ Cà Mau, rừng U Minh Thượng Kiên Giang và vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp). Rừng tràm U Minh Hạ được giới nghiên cứu khoa học đánh giá là bảo tàng sinh thái sống về các loài động, thực vật thuộc hệ sinh thái ngập úng của đồng bằng sông Cửu Long, là nơi sinh trưởng của hơn 250 loài thực vật đặc hữu, nhiều loài cá, hơn 20 loài bò sát, lưỡng cư (trong đó nhiều loài quý hiếm như: rắn hổ mang chúa, rái cá lông mũi, tê tê, rùa vàng, trăn gấm, kỳ đà…) và 182 loài chim, 40 loài thú, nhiều loài côn trùng. U Minh Hạ giàu tiềm năng là vậy, nhưng đời sống của người dân dưới tán rừng này lại rất nghèo, nhiều gia đình còn lâm cảnh đói. Nghịch lý này đã diễn ra hằng chục năm qua dưới tán rừng xanh tốt này. Sống giữa vùng đất đai thênh thang, song nhiều người dân dưới tán rừng tràm U Minh Hạ phải đi làm mướn, mót lúa, mót củi hầm than mà sống. Một nghịch lý nữa là trong khi những cánh rừng của dân xơ xác, tràm không lớn nổi, lúa không sống được thì nhiều khu đất rừng màu mỡ đã được giao cho hàng loạt cán bộ địa phương. Những cánh rừng này nằm trên vùng cao nên cây xanh tốt, còn rừng của dân nằm ở vùng trũng, phèn ứ đọng nên cây tràm không lớn nổi, trồng lúa cũng khó trổ bông. Như vậy để biết được, đánh giá được giá trị sinh khối của rừng như thế nào, việc quản lí như thế nào để đảm bảo được sự phát triển kinh tế nhưng vẫn giữ được giá trị tài nguyên của chúng. Nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SINH KHỐI Ở RỪNG TRÀM U MINH HẠ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. 1.2. Mục tiêu và nội dung của đề tài 1.2.1. Mục tiêu của đề tài - Xây dựng được mô hình biểu diễn quan hệ giữa sinh khối ( tươi và khô ) của các bộ phận trên măt đất của cây Tràm ( than, cành, lá ) sinh trưởng trên đất nhằm là cơ sở xác định nhanh sinh khối rừng Tràm ngoài thực địa. - Đánh giá sinh khối của rừng tràm U Minh Hạ. - Đề xuất biện pháp phát triển bền vững. 6 1.2.2. Nội dung của đề tài - Tìm hiểu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của rừng tràm U Minh Hạ - Hiện trạng tài nguyên rừng tràm U Minh Hạ - Ảnh hưởng của việc cháy rừng đến sinh khối - Nghiên cứu quan hệ giữa các bộ phận sinh khối của cây Tràm và giữa chúng với đường kính thân cây - Xây dựng biểu sinh khối rừng Tràm - Đề xuất giải pháp phát triển bền vững trong khai thác cũng như trong quản lí - Dự kiến kết quả đạt được. 1.2.3. Giới hạn, phạm vi đề tài - Nghiên cứu đánh giá sinh khối ở rừng tràm U Minh Hạ. Khu vực nghiên cứu chỉ giới hạn ở rừng U Minh Hạ ở tỉnh Cà Mau. - Nội dung chỉ tập trung vào những vấn đề liên quan đến sinh khối của cây tràm. 1.2.4. Ý nghĩa của đề tài - Về lí luận, là đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu để đánh giá sự tích lũy sinh khối và khả năng cố định CO2 của cây tràm. - Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học cho việc xác định sinh khối của rừng Tràm và tính toán khả năng dự trữ các bon trong bộ phận cây Tràm và thải CO2 của rừng Tràm vào không khí. - Cùng với đó là đề xuất các giải pháp phát triển bền vững trong quá trình khai thác cũng như trong quản lí. 7 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội rừng Tràm U Minh Hạ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Là khu vực có hệ động, thực vật đặc trưng vùng đất ngập nước trên lớp than bùn do xác thực vật tích tụ lâu năm tạo thành. Điều kiện đất đai,khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây Tràm.Rừng Tràm dễ bị cháy,nhất là vào mùa khô. 2.1.1.1. Vị trí địa lý - Vườn quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích 8.256 ha nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc huyện U Minh và các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần Văn Thời. - Tọa độ: Từ 9°12′30″ tới 9°17′41″ vĩ Bắc và 104°54′11″ tới 104°59′16″ kinh Đông.  Bắc giáp tuyến 27 - Phân trại K3 thuộc trại giam K1 Cái Tàu;  Nam giáp vùng đệm kinh xáng Minh Hà;  Đông giáp kinh 100, ấp 14 xã Khánh An và hậu T19 ấp Vồ Dơi;  Tây giáp kinh 90, phân trường Trần Văn Thời và đê bao phía tây Vồ Dơi. - Vườn quốc gia U Minh Hạ có ba phân khu chính gồm:  Khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn: 2.592,6 ha  Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước: 5.134,2 ha  Phân khu dịch vụ hành chính: 801 ha - Ngoài ra, Vườn quốc gia U Minh Hạ còn có hơn 25.000 ha vùng đệm thuộc các lâm-ngư trường U Minh 1, 3, lâm-ngư trường Trần Văn Thời, trại giam K1 Cái Tàu và trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập Minh Hải. 2.1.1.2. Địa hình và đất đai  Địa hình: Địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh lệch bình quân so với mực nước biển từ 1,5m đến 2,5m, độ chênh cao trong vùng rừng từ 0,5m đến 2m nghiêng và thấp đân 8 về phía Tây Bắc sang Đông Nam, thuộc vùng trũng nhất của Cà Mau, thuộc 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời.  Đất đai: - Trên lâm phần có 2 loại đất chính:  Đất than bùn: diện tích 1.664 ha(chiếm 22,7% diện tích)  Đất sét: diện tích 6.863 ha (chiếm 77,3% diện tích) Do quá trình cố định đất hình thành than bùn từ sự phá hủy của nhiều nguyên nhân,đất ở đây 2.1.1.3. Khí hậu và thủy văn  Khí hậu: - Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới tuy nhiên do địa hình rừng ngập mặn nên thời tiết nóng ẩm quanh năm.Được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mưa.  Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11.  Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. - Lượng mưa trung bình hằng năm là 2.336mm,tập trung chủ yếu vào mùa mưa (90%),mùa khô hầu như không mưa. - Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,0oC ;tháng nóng nhất 32,7oC ;tổng nhiệt độ cả năm khoảng 9.500-10.000oC. - Độ ẩm trung bình cả năm là 79,8%,vào tháng khô là 75%,đôi khi hạ thấp đến 25%(tháng 3). - Tốc độ gió trung bình 3-4m/giây.  Thủy văn Trên khu vực có 2 con sông lớn chạy qua là sông Trẹm và sông CáiTàu chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều biển Tây với biên độ trung bình 0.5m. Tuy nhiên do dòng chảy yếu và toàn khu vực rừng U Minh Hạ đều có đê bao nên chế độ thủy triều tác động rất ít đến lâm phần. 2.1.1.4. Đa dạng sinh học Hệ sinh thái rừng tràm U Minh hạ đã được các nhà khoa học đánh giá là có giá trị sinh khối (Biomass) được xếp vào loại cao trong các kiểu thảm rừng ngập nước trong khu vực. Tính đa dạng sinh học động ,thực vật của rừng Tràm U Minh Hạ rất 9 phong phú,có nhiều loại động,thực vật quí hiếm phục vụ cho nghiên cứu khoa học,bảo tồn nguồn gen,phát triển du lịch sinh thái  Động vật: - Các loài động vật có đến 161 loài thuộc 66 họ,27 bộ khác nhau, trong đó:  Thú có hơn 40 loài,nhiều nhất là các loài thú như:heo rừng,nai,khỉ vàng,cà khu,cầy hương,dơi quạ,chồn,rái cá lông mũi….  Lưỡng cư có 11 loài thuộc 5 họ, 2 bộ và nhiều loài côn trùng khác.  Bò sát có hơn 36 loài thuộc 16 họ, 3 bộ trong đó phải kể đến :rắn hổ đất, rắn hổ mang chúa, rắn mai gầm, trăn gấm, kì đà nước, tắc kè, tê tê, rùa vàng, rùa răng (càng nước), rùa nắp……  Chim có hơn 182 loài thuộc 32 họ và thú có 21 loài thuộc 12 họ. Trong đó có các loài quí hiếm như:gà đẫy, gà soái, khoang cổ, chàng bè, le te,diệc, cò trắng, cò đen, cò lùn, còng cọc, hạt cổ trắng……  Cá Ngoài ra, trên lâm phần có hơn 100km kênh mương với tổng diện tích mặt nước hơn 1 triệu mét vuông (chưa kể diện tích của các thảm cỏ ngập nước theo mùa) là nơi trú ngụ và phát triển của các loài cá nước ngọt sinh sống và phát triển.Trong đó có nhiều loại cá có giá trị khoa học và kinh tế như :cá lóc, sạc rằn, sặc bướm, trê vàng, rô đồng, thác lác, trạch… - Hệ động vật không chỉ phong phú về thành phần mà còn có mức độ tập trung cá thể lớn.Có nhiều loài động vật có giá trị kinh tế và khoa được các nhà khoa học đánh giá là một hệ sinh thái có tính sinh học rất cao của tự nhiên và giá trị khoa học cao trong nghiên cứu điển hình hệ thống rừng ngập nước nguyên sinh ở vùng đất ngập nước đầm lầy khu vực Nam bộ  Thực vật: - Có 3 kiểu thảm thực vật chính:  Rừng tràm bán tự nhiên.  Rừng tràm trồng.  Trảng cỏ ngập nước theo mùa. - Hệ thực vật gồm:78 loài, thuộc 65 chi và 36 họ.Trong đó ,cây gỗ chủ yếu là tràm (Melaleuca Cajuputi) và một số cây gỗ khác như móp (Alsbiuia Spathukata),bùi (IlexCymosa),tràm khế (Eugenia Jamlolana),tràm sẽ (Eugenia Liucata);cây bụi có một 10 số loài đại diện như mua lông (Melastona Pelyauthium),mật cật gai (Lienala Spinosa),bòng bòng (Lygedium Myerephullum),dầu đấu ba lá (Enodia Lepta),bí bái (Aetenychia Laurifellia);thảm tươi có các loài đại diện như sậy (Phragmites Karka),choại (Stenochlean Palustrie),cỏ đuôi lươn (Machaerinafalcata).mây nước (Flagellaria Indica),nhiều loài dương xỉ,tảo…. - Đây thực sự là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh thái rừng ngập úng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. 2.1.1.5. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu Cà Mau là một khu vực có diện tích rừng Tràm tập trung khá lớn, trong đó đất có rừng Tràm thuần loại chiếm 62.8%. Rừng Tràm là đối tượng thường xảy ra cháy hàng năm, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây rừng và môi trường thiên nhiên. Khu vực nghiên cứu có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với sinh trưởng của cây Tràm. Đó là cơ sở cho việc phục hồi và phát triển rừng. Do rừng Tràm dễ bị cháy, nhất là vào mùa khô. Cháy rừng càng đặc biệt nguy hiểm bởi tình trạng phân bố dân cư xen kẽ với rừng nên việc phòng chống cháy rừng có tầm quan trọng đặc biệt. Từ vấn đề trên, từ giữa những năm 80 của thế kỹ XX, việc đào kênh lưu thông nội đồng và hệ thống đê bao đã được xúc tiến mạnh mẽ. Đến nay, hệ thống nầy đã khá hoàn chỉnh với trung bình khoảng 1 km có 1 kênh chính với chiều ngang 8 – 10m và sâu bình quân 1.5 – 2m. Hệ thống nầy được thiết lập với mục tiêu chính là giữ nước lại trong mùa khô để hạn chế cháy rừng và tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông, vận chuyển nông, lâm sản và tạo điều kiện phát 28 triển kinh tế, xã hội trong khu vực. Kết quả của việc làm nầy là đã hạn chế được phần nào nạn cháy rừng hằng năm, tuy nhiên cũng đã tác động mạnh mẽ đến điều kiện sinh trưởng tự nhiên của lâm phần do lượng nước được giữ lại trong rừng với thời gian dài hơn bình thường, độ sâu ngập cũng cao hơn do lượng nước tích lũy trong mùa mưa bởi hệ thống đê bao rừng. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [...]... gian nghiên c u: 3.2 Nội dung nghiên c u - Thu thập tài li u về đi u kiện tự nhiên của rừng U Minh Hạ - Thu thập số li u và tính toán sinh khối của cây tràm rừng U Minh Hạ - Xác định nguyên nhân cháy rừng và đề xuất các giải pháp phòng ngừa - Khảo sát tính khả thi của phát triển du lịch sinh thái tại rừng tràm 3.3 Phƣơng pháp nghiên c u 3.3.1 Thu thập tài li u Thông tin thu thập để làm nghiên c u được... đang thực hiện đề tài Nghiên c u đánh giá sinh khối ở rừng tràm U Minh Hạ và đề xuất các biện pháp phát triển bền vững ” Vấn đề mà chúng em muốn tìm hi u là cách nhìn nhận của anh (chị) về rừng tràm U Minh Hạ mà anh (chị) đang sử dụng Việc lựa chọn người trả lời là hoàn toàn ng u nhiên Chúng em xin cam kết các thông tin thu được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên c u và không sử dụng vào mục đích nào... từ các nguồn tài li u như: - Luận cứ khoa học, định lý, sách giáo khoa, các tài li u luận văn, luận án, tài li u chuyên ngành, sách chuyên khảo liên quan đến rừng tràm U Minh Hạ, sinh khối rừng thu thập từ thư viện, internet, - Các số li u, tài li u liên quan đến rừng tràm U Minh Hạ- Cà Mau đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tập chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề hoa học, số li u. .. nhi u triển vọng 2.3 Hiện trạng tài nguyên rừng Tràm U Minh Hạ Hình 2: Rừng tràm U Minh Hạ Rừng U Minh xưa rộng 145.000ha, nằm giữa 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau, phía Bắc giáp sông Cái Lớn, phía Nam giáp song Ông Đốc, phía đông vượt qua khỏi kênh Chắc Băng, còn ở phía Tây là Vịnh Thái Lan Qua nhi u lần cháy, hiện nay rừng U Minh bị thu hẹp rất nhi u Sinh thái môi trường rừng U Minh Hạ phát triển chủ y u. .. thuyết trong quá trình hô hấp, cây Tràm và rừng Tràm cung thải vào không khí một luợng CO2nhất dịnh Khối luợng COmà cây Tràm v rừng Tràm hấp thu và thải vào không khí duợc xác dịnh bằng cách nhân khối luợngcác bon với hệ số 3,67 Co sở của phuong pháp này dựa theo quan hệ sau dây: C + O2 = CO2 500 kg (C) + (500*2,67) kg O2=1.335 kg CO2 Kết c u bi u tra lượng CO2 được cây Tràm và rừng Tràm hấp thu và. .. viên tự quyết định) 2 Nguyễn Thị Hoàn Thành trước ngày 18/11/2013 Khánh Ly 3 Phạm Thị Mỹ Oanh Nguyễn Văn 1 Qua mail: Tý quoctuan@hcmuaf.ed u. vn 2 Gặp trực tiếp thầy tại khoa MT và TN 35 20/11/2013 PHỤ LỤC BẢNG C U HỎI ĐI U TRA Đề tài: NGHIÊN C U ĐÁNH GIÁ SINH KHỐI Ở RỪNG TRÀM U MINH HẠ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phần 1: Giới thi u Xin chào anh (chị), chúng em là sinh viên trường ĐH Nông... định sinh khối (tươi và khô) của từng cây c u thành rừng trên ô ti u chuẩn - Kế đến tính sinh khối của cả ô ti u chuẩn bằng cách cộng dồn sinh khối từng cây trên ô ti u chuẩn - Sau cùng quy đổi sinh khối rừng Tràm tương ứng với 1 hécta bằng cách nhân sinh khối rừng Tràm trên ô ti u chuẩn với hệ số 10.000/S, trong đó S (m2) là diện tích ô ti u chuẩn Phương pháp thứ hai: Đối với những rừng Tràm thuần...  Quan hệ giữa tổng sinh khối thân cây tràm với đường kính thân cây - Xây dựng bi u đồ sinh khối rừng Tràm - Xác định nguyên nhân chính gây ra hiện trạng cháy rừng và đề xuât giải pháp phòng ngừa - Đê xuất một số giải pháp chiến lược phát triển bền vững rừng, trong đó đề cao vai trò của du lịch sinh thái CHƢƠNG 6: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Nội dung Ngƣời thực công việc hiện 1 Tìm kiếm tài li u và lập đề cương... bi u sinh khối (tươi và khô) của rừng Tràm Nguyên lý chung là dựa vào mối quan hệ giữa các thành phần sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm (kg/cây) với D cả vỏ (cm) Bi u sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm bao gồm 6 thành phần: (1) tổng sinh khối tươi (TSK(t), kg), (2) sinh khối thân cây tươi cả vỏ (SKT(t), kg), (3) sinh khối cành-lá tươi (SKC(t), kg), (4) tổng sinh khối khô (TSK(k), kg), (5) sinh khối. .. cấp kính Tổng sinh khối và sinh khối (tươi và khô) của mỗi cấp đường kính bằng sinh khối cây bình quân thuộc cấp kính ấy nhân với tần số cây tương ứng với cấp kính 3.3.5 Phương pháp nghiên c u sinh khối rừng tràm U Minh Hạ (1) Thu thập số li u Trên thực địa, tại những nơi đặc trưng cho các lâm phần Tràm ở tuổi 2 - 10 sinh trưởng trên đất than bùn và đất phèn, mỗi cấp tuổi được bố trí 1 ô m u điển hình . quyết định chọn đề tài: NGHIÊN C U ĐÁNH GIÁ SINH KHỐI Ở RỪNG TRÀM U MINH HẠ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. 1.2. Mục ti u và nội dung của đề tài 1.2.1. Mục ti u của đề tài - Xây. bi u sinh khối rừng Tràm - Đề xuất giải pháp phát triển bền vững trong khai thác cũng như trong quản lí - Dự kiến kết quả đạt được. 1.2.3. Giới hạn, phạm vi đề tài - Nghiên c u đánh giá sinh. - Đánh giá sinh khối của rừng tràm U Minh Hạ. - Đề xuất biện pháp phát triển bền vững. 6 1.2.2. Nội dung của đề tài - Tìm hi u tổng quan về đi u kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của rừng tràm

Ngày đăng: 31/08/2014, 18:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan