Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam

60 740 0
Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. Với vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng, Ngân hàng là cầu nối trung gian cung cấp vốn cho mọi hoạt động đầu tư phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Có thể khẳng định một điều rằng, nếu một nền kinh tế không có hệ thống ngân hàng, nó sẽ không thể phát triển nhanh và rực rỡ như hiện nay. Việt Nam đã gia nhập ngôi nhà lớn, WTO được hơn 2 năm, con tàu kinh tế Việt Nam đang chịu những đợt sóng lớn thử thách đầu tiên. Những áp lực của quá trình hội nhập đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính đã đặt các ngân hàng Việt Nam trước những thách thức to lớn. Trong điều kiện phải cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng nước ngoài ngay trên sân nhà, vấn đề hoàn thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng ngày càng được chú trọng, và công tác quản trị rủi ro tín dụng luôn là một trong những vấn đề thời sự của các cấp quản ngân hàng. Qua thời gian thực tập tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam, tôi rất hứng thú với công tác này, do vậy tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam” để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, hy vọng qua đó có thể làm phần nào một số vấn đề tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng, và góp một phần nhỏ bé giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng thương mại. Trong chuyên đề tốt nghiệp này, tôi giới thiệu về công tác quản trị rủi ro tín dụng và thực trạng vấn đề này hiện nay tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam. 1 Chuyên đề của tôi gồm 3 phần: Chương I - Quản rủi ro tín dụng của NHTM Chương II - Thực trạng quản rủi ro tín dụng tại SGD NHNT VN Chương III - Giải pháp nâng cao hiệu quả quản rủi ro tín dụng tại SGD NHNT VN Do kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, chắc chắn chuyên đề của tôi không tránh khỏi còn nhiều sót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề này hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. 2 Chương I : Những vấn đề cơ bản về hoạt động quản rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM) 1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng của NHTM 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng là một trung gian tài chính có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Song, người ta vẫn gặp khó khăn trong việc đặt ra khái niệm ngân hàng và phân biệt nó với các tổ chức tài chính khác. Vấn đề này đã gây ra nhiều tranh cãi, ở đây, tôi xin đưa ra một định nghĩa trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. (Peter S.Rose – Quản trị ngân hàng thương mại – NXB Tài chính 2004 – Trang 7 dòng thứ 4). Như vậy, ngân hàng thương mại hiện đại được hiểu như một tổ chức tài chính cung cấp đầy đủ các dịch vụ liên quan đến tài chính. Ở Việt Nam, theo điều 20 sửa đổi bổ sung của Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng được định nghĩa là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Phân loại theo tính chất và mục tiêu hoạt động, ta có các loại hình ngân hàng như sau: Ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính 3 sách, ngân hàng đầu tư, ngân hàng hợp tác và các loại hình khác… Ngân hàng thương mại là một loại hình ngân hàng hoạt động với mục tiêu lợi nhuận. Hệ thống các ngân hàng thương mại có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Vai trò này thể hiện ở nhiều khía cạnh, thứ nhất ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, ngân hàng là cầu nối của doanh nghiệp và những nhà đầu tư, thông qua hoạt động tín dụng thu hút vốn và cung cấp vốn, đồng thời thông qua các hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, các ngân hàng thương mại điều tiết tài chính trong nước theo sự vận động của nền tài chính quốc tế, thúc đẩy ngoại thương và nội thương, giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế. Hệ thống các ngân hàng thương mại còn là một kênh quan trọng giúp Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng các nghiệp vụ thị trường mở. 1.1.2 Hoạt động tín dụng của NHTM Tín dụng theo một định nghĩa đơn giản nhất là sự vay mượn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả và sự tín nhiệm. Tín dụng bao gồm 6 loại hình quan hệ: tín dụng thương mại, tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng, tín dụng thuê mua, tín dụng tiêu dùng, tín dụng quốc tế. Tín dụng là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất trong các hoạt động của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là việc NHTM sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho các tổ chức cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính, và các hình thức khác theo quy định của ngân hàng nhà nước, dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời. 4 Các nguyên tắc tín dụng của NHTM - Khách hàng phải cam kết sẽ hoàn trả vốn gốc và lãi vay trong thời gian xác định đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là từ các khoản tiền gửi và các khoản vay mượn của ngân hàng, nên người nhận tín dụng cũng phải thực hiện đúng theo cam kết, đây là điều kiện tiên quyết để ngân hàng tồn tại và hoạt động kinh doanh. - Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo đúng mục đích đã thỏa thuận với ngân hàng, không trái quy định của pháp luật và thỏa thuận của ngân hàng cấp trên. Các loại tín dụng ngân hàng : Tùy theo tiêu thức phân loại ta có: - Theo hình thức cấp tín dụng ta có cho vay, bao gồm cho vay thấu chi, cho vay trực tiếp từng lần. cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp, cho vay gián tiếp…, ngoài ra còn có chiết khấu thương phiếu, cho thuê tài sản, bảo lãnh… - Theo thời gian ta có tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn. - Theo sự đảm bảo ta có tín dụng không cần tài sản đảm bảo và tín dụngtài sản đảm bảo. - Theo hình thức hoàn trả nợ vay ta có cho vay trả nợ 1 lần và cho vay trả góp, tức là có nhiều kỳ hạn trả nợ. -Theo rủi ro ta có các khoản : nợ trong hạn và đã gia hạn, nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ có khả năng mất vốn. Tín dụng là nghiệp vụ đóng góp một phần rất lớn vào doanh thu và thu nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, do vậy, yêu cầu quản tín dụng một cách khoa học hiện đại và lành mạnh để đạt được lợi nhuận tối đa từ hoạt động này là một vấn đề thời sự tại bất cứ ngân hàng nào. 5 1.2 Tổng quan về rủi ro trong NHTM 1.2.1 Khái niệm về rủi ro Rủi ro là những tổn thất có thể xảy ra ngoài dự kiến, là những bất trắc không thể lường trước được, có khả năng làm các chủ thể không đạt được mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động. Ngân hàng ra đời đồng thời với nền kinh tế hàng hóa, giải quyết nhu cầu phân phối điều tiết nguồn vốn trong xã hội, phục vụ cho sản xuất và phát triển. Hoạt động của ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do hoạt động kinh doanh nhạy cảm, liên quan nhiều ngành nghề đối tượng, nhiều lĩnh vực khác nhau, và có ảnh hưởng sâu rộng khắp nền kinh tế. Rủi ro luôn song hành cùng hoạt động của ngân hàng. Bản chất của rủi ro là khách quan, không thể tránh khỏi.Chúng ta không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro mà chỉ có thể hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể được. 1.2.2 Nguyên nhân rủi ro 1.2.2.1. Do khách hàng Khách hàng có thể vì nhiều do chủ quan và khách quan mà gây ra rủi ro cho ngân hàng. Những rủi ro chủ quan có thể được ngân hàng dự báo trước hay nhận thấy trong khi thẩm định tín dụng, song những rủi ro khách quan thường không thể dự trù, do vậy mỗi ngân hàng đều có một bộ phận dự phòng rủi ro. Những rủi ro khách quan như khách hàng gửi tiền vì do cá nhân có thể rút tiền trước hạn, gây rủi ro trong hoạt động nhận tiền gửi, khách hàng gặp rủi ro bất trắc không thể trả nợ đúng hạn. Những rủi ro chủ quan do khách hàng như trình độ kinh doanh kém, nên thua lỗ không thể trả nợ gốc và lãi, hay khách hàng có 6 mục đích lừa đảo từ đầu, chây ỳ không trả nợ, khách hàng do chạy theo ngành kinh doanh lợi nhuận cao nên chịu rủi ro cuối cùng không thể trả nợ… Những rủi ro này đều có thể dự đoán nếu công tác thẩm định tín dụng làm tốt đạt chất lượng, công tác quản tín dụng sâu sát theo đúng yêu cầu đề ra. 1.2.2.2. Do ngân hàng Ngân hàng cũng thường tự gây ra rủi ro, phần nhiều là do nguyên nhân chủ quan. Đó là sự kém cỏi trong công tác quản lý, kiểm tra giám sát các hoạt động của ngân hàng, cùng với đó là do nhân viên kém trình độ nghiệp vụ, hoặc không tuân thủ quy trình nghiệp vụ, những nhân viên này vì mưu lợi cá nhân nên móc ngoặc với khách hàng, ví dụ như giúp khách hàng đảo nợ, để khách hàng có thể trả món vay cũ, vay món mới, còn mình thì đạt khối lượng mục tiêu đề ra. 1.2.2.3. Những nguyên nhân khách quan khác Đây là nhóm nguyên nhân mà ngân hàng ít khả năng khắc phục nhất, do việc đánh giá xu hướng của nó và vấn đề dự báo là rất khó khăn. Vấn đề đầu tiên là nền kinh tế luôn biến động theo chu kỳ, và những thay đổi trên thị trường, đặc biệt là những thay đổi ngắn hạn, về lãi suất và tỷ giá vượt quá khả năng phán đoán của ngân hàng, ngân hàng sẽ phải chịu nhiều rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá nếu xảy ra phán đoán sai lầm. Những vấn đề chung của cả hệ thống tài chính như khủng hoảng nợ dây chuyền, hay những thay đổi trong quyết định của chính phủ thường gây áp lực và thay đổi hoàn toàn hoạt động thường kỳ của ngân hàng. Những rủi ro này thường xảy ra khi nền kinh tế tài chính thế giới rơi vào khủng hoảng, và gây ra những thiệt hại vô cùng lớn. 7 Ngoài ra còn có một nhóm các rủi ro mà bất kỳ cá nhân tổ chức nào cũng gặp như thiên tai, hỏa hoạn, hay rủi ro bị cướp tiền, thậm chí chỉ bị mất điện cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng với ngân hàng,… Cuối cùng là những rủi ro nhầm lẫn trong xử giấy tờ tài liệu, vấn đề lỗi công nghệ, phần mềm cũng là những nguyên nhân thường gặp. 1.2.3. Các loại rủi ro 1.2.3.1 Phân loại theo nguyên nhân Phân loại theo nguyên nhân ta có bốn loại chính. Thứ nhất là rủi ro tín dụng, xảy ra khi người vay không trả đủ gốc và lãi cho ngân hàng, hay đã trả không đúng thời hạn đề ra. Rủi ro thứ hai là rủi ro lãi suất, xảy ra khi lãi suất thay đổi không đúng dự đoán của ngân hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng. Tương tự đó là rủi ro tỷ giá, khi tỷ giá thay đổi không theo dự báo của ngân hàng, những hoạt động thanh toán và kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng lớn, có thể dẫn tới thiệt hại lớn về lợi nhuận. Cuối cùng là rủi ro do các nguyên nhân khác như do thiên tai hỏa hoạn, do bị cướp,… 1.2.3.2 Phân loại theo tài sản + Rủi ro trong quản và kinh doanh ngân quỹ Ngân hàng có thể gặp rủi ro thậm chí khi tiền ở tại quỹ. Trên thế giới những vụ cướp ngân hàng không phải hiếm, ở VN vừa xảy ra 1 vụ tại tp HCM. Song quản ở đây không chỉ hiểu theo nghĩa đen. Tiền tại quỹ của ngân hàng không bao giờ cố định, nó luôn vận động để sinh lợi trong ngắn hạn, một mặt vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng, như nghiệp vụ cho vay qua đêm… Song những nghiệp vụ này không phải không bao hàm rủi ro. Đơn cử một ví dụ 8 dễ thấy, đó là kinh doanh ngoại tệ, sử dụng khe hở tỷ giá để thu lợi nhuận Acbit, một nghiệp vụ rất rủi ro. + Rủi ro tín dụng : sẽ trình bày chi tiết ở phần sau. + Rủi ro trong quản và kinh doanh chứng khoán Chứng khoán là một lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Tuy ngân hàng chủ yếu chỉ kinh doanh những chứng khoán ít rủi ro như trái phiếu và tín phiếu song không phải không chịu rủi ro từ đây, điển hình là cho vay đầu tư chứng khoán và cầm cố bằng cổ phiếu + Rủi ro đối với các tài sản khác của ngân hàng: ngân hàng còn có những tài sản khác như tài sản cố định, tài sản đi thuê, tài sản cầm cố, … 1.2.3.3 Một số rủi ro thường gặp + Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng được chấp nhận như một thực tế mà ngân hàng phải đối mặt, bởi rủi ro tín dụng đến từ mọi phía và ta không thể lường trước hết. Do vậy, ngân hàng luôn xác định tỷ lệ tổn thất dự kiến và trích lập quỹ dự phòng rủi ro, và nếu thực tế đạt dưới mức này thì có nghĩa ngân hàng đã làm tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng. + Rủi ro hối đoái Tỷ giá luôn luôn thay đổi hàng ngày hàng giờ do nhiều nguyên nhân, bởi tỷ giá định theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá dự tính, ngân hàng có thể bị thặng dư hay thâm hụt tạm thời, và cũng có thể ngân hàng sẽ chịu tổn thất. Đây là rủi ro hối đoái. + Rủi ro lãi suất 9 Lãi suất, cũng như tỷ giá, luôn biến động trên thị trường. Khi lãi suất thay đổi, ngân hàng luôn phải đối mặt với tình trạng giá trị hiện tại của các khoản mục tài sản và nguồn vốn đều thay đổi, thậm chí thay đổi toàn bộ bảng cân đối kế toán. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí và thu nhập của ngân hàng. + Rủi ro thanh khoản Nhu cầu thanh khoản lớn hơn hay nhỏ hơn dự kiến làm gia tăng chi phí, thậm chí làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán. Đây là một loại rủi ro không thể xem nhẹ bởi nó có thể gây mất tín nhiệm cho ngân hàng. 1.3 Rủi ro tín dụng của NHTM 1.3.1 Khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại từ khi ra đời luôn gắn với một nghiệp vụ cơ bản có quy mô lớn nhất, đó là nghiệp vụ tín dụng.Nghiệp vụ tín dụng luôn đi liền với rủi ro tín dụng.Vậy rủi ro tín dụng là gì? Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra thiệt hại mà ngân hàng phải chịu khi không thu hồi được nợ. Theo suy nghĩ bình thường, ngân hàng luôn là người nắm đằng cán trong mọi giao dịch, đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng luôn yêu cầu những điều kiện khắt khe, những bảo đảm bằng uy tín, cam kết hay tài sản. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, ngân hàng cũng có khả năng không thu hồi được nợ. Bản chất của rủi ro tín dụng là khách quan. Dù với nguyên nhân nào đi nữa, ngân hàng cũng phải chấp nhận một thực tế rằng có một tỷ lệ phần trăm nhất định ngân hàng sẽ không thu hồi được nợ, từ đó, trong các chiến lược quản trị ngân hàng thì quản rủi ro tín dụng luôn được đưa lên hàng đầu. 10 [...]... - Phòng quản rủi ro tín dụng: chức năng ngiên cứu và phân tích, đồng thời quản rủi ro, cả rủi ro chung (rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường) và rủi ro riêng (rủi ro của từng khách hàng, từng dự án kinh doanh) nhằm đảm bảo mở rộng phát triển tín dụng an toàn hiệu quả, giảm thiểu rủi ro - Phòng quản nợ: phòng quản nợ quản trực tiếp các tác nghiệp liên quan đến các nghiệp vụ giải ngân, thu... rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng là một hoạt động chiếm vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng thương mại, do vậy, vấn đề quản rủi ro tín dụng luôn được quan tâm chú ý và đặt lên hàng đầu, bởi hậu quả của rủi ro tín dụng có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh thường kỳ của ngân hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng Vậy, quản rủi ro tín dụng là việc sử dụng. .. Chương II : Thực trạng quản rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 2.1 Khái quát về sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam 2.1.1 Lịch sử và phát triển Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay...11 Ngân hàng không thể loại trừ rủi ro tín dụng, song có thể hạn chế nó bằng nhiều cách, và tỉ lệ rủi ro dự kiến luôn được đưa ra trong các kế hoạch, đồng thời trích lập các quỹ dự phòng rủi ro Nếu thực tế ít hơn con số này, thì ngân hàng đã đạt thành công trong quản trị rủi ro 1.3.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng đến từ rất nhiều nguyên nhân: + Rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng Trong... rủi ro tín dụng tại SGD NHNT VN 2.2.1 Quy trình và chính sách tín dụng tại SGD NHNT VN Chính sách cho vay đối với khách hàng xây dựng trên cơ sở quyết định số 407/QĐ-NHNT-HĐQT ngày 29/3/2002 của hội đồng quản trị NHNT v/v ban hành hướng dẫn của NHNT về quy chế cho vay đối với khách hàng Cẩm nang tín dụng của NHNT Việt Nam, ngày 15/1/2004, bao gồm chính sách tín dụng, chính sách quản rủi ro tín dụng ... hợp lý, làm sao có lợi nhuận Công việc này có lợi cho cả hai bên Nghiệp vụ này không những giải quyết được vấn đề rủi ro tín dụng, mà còn tăng khả năng thanh khoản cho tài sản của ngân hàng, ngân hàng có thể đa dạng hóa các khoản cho vay 1.4.2.4 Sử dụng những hợp đồng tín dụng phái sinh để quản rủi ro tín dụng + Hợp đồng trao đổi tín dụng (Credit SWAP) Hai ngân hàng thông qua một tổ chức tín dụng. .. lượng tín dụng, hạn chế hậu quả xấu trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu sự tổn thất cho ngân hàng 1.4.2 Các phương pháp quản rủi ro tín dụng 1.4.2.1 Hạn chế các khoản nợ có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi Các ngân hàng đều thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế các khoản nợ có vấn đề, và thực tế ngân hàng nhà nước đã đưa ra nhiều quy định về an toàn tín dụng trong luật các tổ chức tín dụng (1997) và trong... không có rủi ro vỡ nợ, trong khi đó rủi ro tín dụng có nhiều loại, như chậm trễ trả lãi, không trả lãi, hay chậm trả gốc Thứ hai, công thức không tính tới nhiều nhân tố quan trọng và ảnh hưởng đáng kể tới rủi ro của món vay như độ tín nhiệm và quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, + Một nội dung trong quản trị tín dụng đó là xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng hợp chất lượng:... nguy cơ vỡ nợ cao Mô hình cho điểm của Alman như sau: Z>2,675  Mức độ rủi ro tín dụng thấp 1,8 . - Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM Chương II - Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại SGD NHNT VN Chương III - Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro. này, do vậy tôi đã chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam để hoàn thành chuyên đề thực

Ngày đăng: 25/03/2013, 14:38

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban trong SGD - Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Bảng 2.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban trong SGD Xem tại trang 24 của tài liệu.
2. Tiết kiệm và kỳ phiếu, - Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam

2..

Tiết kiệm và kỳ phiếu, Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng các năm 2005-2007 - Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Bảng 2.3.

Dư nợ tín dụng các năm 2005-2007 Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2. 4: Kết quả kinh doanh các năm 2005-2007 - Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Bảng 2..

4: Kết quả kinh doanh các năm 2005-2007 Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 2.6 Các chỉ tiêu phân tích tài chính cơ bản - Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Bảng 2.6.

Các chỉ tiêu phân tích tài chính cơ bản Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.7 Tóm tắt kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp - Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Bảng 2.7.

Tóm tắt kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Xem tại trang 42 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan