Công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa

108 447 0
Công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- i - LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa em đã được học hỏi nhiều kiến thức thực tế hết sức bổ ích. Để có được những nhận thức sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Cô chú, các anh, chị trong cơ quan, đặc biệt là các anh chị phòng Quan hệ khách hàng 1 và phòng Kế hoạch tổng hợp đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn tới các quý thầy, cô trong khoa Kinh tế nói chung cũng như các thầy, cô ngành Tài chính nói riêng đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt những năm học dưới mái trường đại học Nha Trang thân thương này. Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Cô Th.S Nguyễn Thị Trâm Anh là người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho em có được những kiến thức và những kỹ năng để em vận dụng tốt lý thuyết vào trong đợt thực tập này và hoàn thành tốt được luận văn của mình Với kiến thức và tầm nhìn còn hạn chế và thời gian có hạn nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Phạm Thị Hoa - ii - MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG BIỂU iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1 Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. 4 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường .4 1.1.2 Các hình thức tín dụng ngân hàng 4 1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNNVV 5 1.2.1 Những vấn đề chung của DNNVV trong nền kinh tế thị trường 5 1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng Đối với việc phát triển DNNVV 6 1.3 Những nhận định chung về thẩm định tín dụng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng 7 1.3.1 Khái niệm về thẩm định tín dụng 7 1.3.2 Mục đích và tầm quan trọng của thẩm định 7 1.3.3 Cơ sở và các yếu tố của thẩm định tín dụng 8 1.4 Những nội dung chính của thẩm định tín dụng 9 1.4.1 Quy trình 9 1.4.2 Nội dung công tác thẩm định 11 1.4.3 Phân loại thẩm định tín dụng 14 1.4.3.1 Thẩm định tín dụng ngắn hạn 14 1.4.3.2 Thẩm định tín dụng trung, dài hạn 20 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNVV TẠI BIDV KHÁNH HÒA 26 2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng đầu tư và phát triển Khánh Hòa. 26 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Khánh Hòa 26 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 27 2.1.3 Vị trí của chi nhánh đối với hệ thống ngân hàng trên địa bàn Khánh Hòa 32 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây.35 - iii - 2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng trong thời gian qua và biện pháp phát triển của chi nhánh trong thời gian tới 39 2.1.5.1 Các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động của Chi nhánh thời gian qua .39 2.1.5.2 Biện pháp phát triển trong thời gian tới 41 2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh 43 2.2.1.2 Chất lượng tín dụng 50 2.2.2 Thực trạng công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh 51 2.2.2.1 Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh 52 2.2.2.2 Thẩm định dự án đầu tư 66 2.2.2.3 Đáng giá kết quả hoạt động thẩm định của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh trong giai đoạn 2006 – 2008 81 2.3 Những kết quả đạt được và những mặt tồn tại về hoạt động thẩm định tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh 83 2.3.1 Những kết quả đã đạt được 83 2.3.2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân 84 Chương 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNVV TẠI BIDV KHÁNH HÒA 86 3.1 Phương hướng hoạt động thẩm định tín dụng đối với DNNVV 86 3.1.1 Chủ trương phát triển DNNVV của Nhà nước 86 3.1.2 Định hướng đầu tư tín dụng cho các DNNVV của chi nhánh 88 3.2 Giải pháp tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định tín dụng của các DNNVV tại Chi nhánh 90 3.2.1 Nâng cao năng lực chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNNVV 90 3.2.2 Thành lập tổ thẩm định và phát huy vai trò của hội đồng tín dụng 92 3.2.3 Nguồn nhân lực 96 3.3 Một số kiến nghị 99 3.3.1 Đối với Nhà nước 99 3.3.2 Đối với BIDV 99 3.3.5 Đối với các DNNVV 100 PHẦN KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 - iv - DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm 2006 – 2008 35 Bảng 2.2: Tình hình cơ cấu tín dụng của Chi nhánh qua 3 năm 2006 – 2008 43 Bảng 2.3 : Chất lượng tín dụng của chi nhánh qua 3 năm 2006 – 2008 50 Bảng 2.4: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 57 Bảng 2.5: Tổng chi phí, sản xuất kinh doanh dự kiến năm kế hoạch của công ty 61 Bảng 2.6: Lợi nhuận dự kiến năm kế hoạch của công ty 61 Bảng 2.7: Chi phí hoạt động dự kiến của dự án 78 Bảng 2.8: Cơ sở tính doanh thu dự kiến của dự án 78 DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Trang Hình 2.1: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm 2006 – 2008 thể hiện qua chỉ tiêu tổng thu nhập, tổng chi phí và lợi nhuận sau thuế 36 Hình 2.2 : Mức dư nợ TD theo thành phần KT của Chi nhánh qua 3 năm 2006 – 2008 45 Hình 2.3 : Mức dư nợ TD theo thời hạn cho vay của chi nhánh qua 3 năm 2006 – 2008 46 Hình 2.4 : Mức dư nợ TD theo ngành nghề KT của chi nhánh qua 3 năm 2006 – 2008 47 Hình 2.5 : Mức dư nợ TD theo TSĐB nợ vay của Chi nhánh qua 3 năm 2006 – 2008 48 Hình 2.6 : Mức dư nợ TD theo TSĐB nợ vay của Chi nhánh qua 3 năm 2006 – 2008 49 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình tín dụng chung tại chi nhánh 9 Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ thẩm định tín dụng tại chi nhánh 10 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động tại Chi nhánh BIDV Khánh Hòa 34 Sơ đồ 2.2: Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh 52 Sơ đồ 2.3: Thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh 66 - v - DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Khánh Hòa : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa CNV : Công nhân viên DA ĐT : Dự án đầu tư DH : Dài hạn DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNTN : Doanh nghiệp tư nhân DPRRTD : Dự phòng rủi ro tín dụng KP, TP : Kỳ phiếu, trái phiếu LNTT : Lợi nhuận trước thuế LNST : Lợi nhuận sau thuế NQH : Nợ quá hạn n1, n2, n3, n4, n5 : Nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 PASXKD : Phương án sản xuất kinh doanh QHKH : Quan hệ khách hàng QHKH1 : Quan hệ khách hàng 1 TD : Tín dụng TDN : Tổng dư nợ TN : Thu nhập TPKT : Thành phần kinh tế TS : Tài sản TSĐB : Tài sản đảm bảo TSTC : Tài sản thế chấp VCSH : Vốn chủ sở hữu - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh thực tại của nền kinh tế nước ta: quy mô nền kinh tế nhỏ, vốn đầu tư trong nước còn hạn chế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với đặc điểm có quy mô nhỏ, yêu cầu về vốn và công nghệ không quá cao, linh hoạt trong mô hình tổ chức và quản lý đã thể hiện là một trong những mô hình kinh tế có tính thích ứng cao. Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa của nền kinh tế, chính sách khuyến khích của nhà nước, DNNVV của nước ta đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và quy mô, giải quyết một khối lượng khổng lồ công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động không có trình độ tay nghề cao và lao động tại khu vực nông thôn, miền núi. Có thể nói, trong những năm qua, hoạt động của các DNNVV không chỉ đóng góp quan trọng vào thành tựu kinh tế chung của đất nước mà còn thể hiện tính xã hội sâu sắc. Hiện nay do nhu cầu phát triển sản xuất, các DNNVV có nhu cầu rất lớn về vốn. Tuy nhiên theo Hiệp hội DNNVV, hiện chỉ có khoảng 50% số DNNVV tiếp cận được các nguồn tín dụng ngân hàng. Các ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước, thường không “mặn mà” với việc cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng này do các khoản vay thường nhỏ, khó quản lý và có độ rủi ro cao hơn đối tượng doanh nghiệp lớn. Hơn nữa hiện nay do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, hầu hết các doanh nghiệp đều lâm vào tình trạng khó khăn hơn trong kinh doanh, đặc biệt là các DNNVV. Thị trường chủ yếu của các DNNVV là thị trường nội địa, lạm phát cao dẫn đến gia tăng chi phí đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, vốn tích lũy hầu như không có nên nhu cầu về vốn để duy trì sản xuất là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Dưới tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, việc tiếp cận vốn ngân hàng của loại hình doanh nghiệp này càng trở nên khó khăn hơn, vì vậy, hỗ trợ các DNNVV vượt qua khó khăn trong thời điểm hiện tại là một việc làm hết sức cần thiết, vì nếu không có biện pháp hỗ trợ các DNNVV sẽ phải thu hẹp sản xuất hay phá sản. Điều này sẽ dẫn đến - 2 - hàng triệu người lao động không có công ăn việc làm và do đó, sẽ tạo nên sức ép về mặt kinh tế - xã hội rất lớn. Là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất và được hình thành sớm nhất của Việt Nam, tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã góp phần xây dựng và thực hiện nhiều công trình trọng điểm lớn của quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Có thể nói, trong suốt 50 năm hình thành và phát triển, đối tượng khách hàng chủ yếu của BIDV là các doanh nghiệp lớn của Nhà nước. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế quốc dân với cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ, đối tượng khách hàng là các DNNVV đã được BIDV rất quan tâm và coi trọng với nhiều chương trình kế hoạch cụ thể. Để nguồn vốn BIDV cấp cho các DNNVV được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, tránh lãng phí và nghiêm trọng hơn là dẫn đến tình trạng không còn khả năng trả nợ khi PASXKD hay DA ĐT không đem lại hiệu quả thì đòi hỏi công tác thẩm định hồ sơ vay vốn của các DNNVV hết sức khoa học và đánh giá đúng thực chất của phương án sản xuất hay dự án của các DNNVV, đảm bảo khả năng trả nợ và làm căn cứ quyết định cho vay. Chính vì công tác thẩm định rất quan trọng nên sau một thời gian thực tập tại BIDV Khánh Hòa em đã lựa chọn đề tài: “Công tác thẩm định tín dụng đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Khánh Hòa”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Hệ thống hóa lý luận về khái niệm, nội dung và quy trình thẩm định tín dụng - Tìm hiểu về công tác thẩm định tín dụng mà BIDV đã vận dụng vào các hồ sơ vay vốn của các DNNVV - Đề xuất một số biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng của BIDV Khánh Hòa 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động công tác thẩm định tín dụng cho các DNNVV tại BIDV Khánh Hòa trong những năm gần đây. - 3 - 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận đến thực tiễn. Chủ yếu là 3 phương pháp: - Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp thu thập thống kê. 5. Kết cấu của đề tài Tên đề tài: “Công tác thẩm định tín dụng đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Khánh Hòa”. Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm có 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng đối với các DNNVV tại BIDV Khánh Hòa. Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng đối với các DNNVV tại BIDV Khánh Hòa. - 4 - Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. 1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường  Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng với một bên là các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình trong xã hội trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.  Đặc trưng của tín dụng ngân hàng - Tín dụng là quan hệ vay mượn trên cơ sở lòng tin - Tín dụng là quan hệ vay mượn có thời hạn - Tín dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả 1.1.2 Các hình thức tín dụng ngân hàng Theo điều 49 Luật các tổ chức tín dụng thì các tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho các tổ chức cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, hiện nay các ngân hàng thương mại đang cung cấp cho doanh nghiệp những hình thức tín dụng sau: - Tín dụng ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng, bao gồm: Chiết khấu thương phiếu, cho vay thấu chi, cho vay từng lần - Tín dụng trung, dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng và những khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.bao gồm: Cho vay theo dự án, cho vay hợp vốn - Các hình thức tài trợ tín dụng chuyên biệt khác gồm: Cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng - 5 - 1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNNVV 1.2.1 Những vấn đề chung của DNNVV trong nền kinh tế thị trường  Khái niệm và đặc điểm DNNVV - Khái niệm chung DNNVV + DNNVV là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định theo các tiêu thức về vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia. + Khái niệm DNNVV ở Việt Nam: Là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, có quy mô về vốn hoặc lao động thỏa mãn các quy định của Chính phủ đối với từng ngành nghề tương ứng với từng thời kì phát triển của nền kinh tế. - Đặc điểm DNNVV + DNNVV có quy mô vốn tối đa 10 tỷ đồng hoặc có số lao động tối đa 300 người + DNNVV tồn tại và phát triển ở mọi thành phần kinh tế + DNNVV có tính năng động và linh hoạt cao + DNNVV có bộ máy tổ chức sản xuất và quản lý gọn nhẹ, có hiệu quả + Vốn đầu tư ban đầu thấp, khả năng thu hồi vốn nhanh + Cạnh tranh giữa các DNNVV là cạnh tranh hoàn hảo + vị thế trên thị trường thấp, tiềm lực tài chính nhỏ nên khả năng cạnh tranh thấp + ít có khả năng huy động vốn để đầu tư đổi mới công nghệ có giá trị cao + ít có điều kiện để đào tạo nhân công, đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế cải tiến công nghệ, đổi mới sản phẩm + trong nhiều trường hợp thường bị động vì bị phụ thuộc vào hướng phát triển của các doanh nghiệp lớn và tồn tại như một bộ phận của các doanh nghiệp lớn  Vị trí và vai trò của DNNVV trong nền kinh tế thị trường - Về số lượng các DNNVV chiếm ưu thế tuyệt đối: Trong số 349.300 doanh nghiệp tại Việt Nam có tới 95% là DNNVV (năm 2008) [...]... Khánh Hòa 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Khánh Hòa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa được thành lập năm 1976, tiền thân của Ngân hàng là phòng cấp phát vốn xây dựng cơ bản thuộc tỉnh Phú Khánh Để phù hợp với sự phát triển chung của Ngân hàng Đầu. .. của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Chi nhánh được lần lượt mang những tên:  Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết tỉnh Phú Khánh  Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng tỉnh Phú Khánh  Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Phú Khánh  Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa Từ đó đến nay nó được hoạt động và phát triển với cái tên Ngân hàng đầu tư và phát triển Khánh Hòa  Trụ sở chính... sản xuất kinh doanh 1.4.3.2 Thẩm định tín dụng trung, dài hạn  Mục đích và đối tư ng thẩm định tín dụng trung, dài hạn Ngân hàng cấp các khoản tín dụng trung hoặc dài hạn cho khách hàng nhằm mục đích tài trợ cho đầu tư cho đầu tư vào tài sản cố định hoặc đầu tư vào các dự án đầu tư Thực tế cho thấy đại đa số các khoản tín dụng trung dài hạn là nhằm mục đích đầu tư vào các dự án đầu tư - 21 - Nhìn... Thẩm định dự báo kết quả kinh doanh Thẩm định dự báo kết quả kinh doanh chỉ là hệ quả tất yếu từ thẩm định dự báo doanh thu và chi phí Nếu công tác thẩm định dự báo doanh thu và chi phí thực hiện kỹ càng và đúng kỹ thuật thì công việc thẩm định dự báo kết quả kinh doanh rất nhẹ nhàng, vì nó chỉ là hệ quả của thẩm định dự báo doanh thu và chi phí Kết quả thẩm định tín dụng là nhằm cung cấp thông tin và. .. phát triển DNNVV - Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích - Tín dụng ngân hàng góp phần bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp được liên tục thuận lợi - Tín dụng ngân hàng góp phần năng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro - Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ... vay vốn và tài sản đảm bảo nợ vay  Nội dung cần thẩm định tín dụng ngắn hạn Trong các nội dung cần thẩm định thì thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp và thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn là quan trọng nhất - 15 -  Thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp cần tập trung vào các nội dung sau:  Thẩm định mức độ tin cậy của các báo... trước khi cho vay Các kỹ thuật phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể áp dụng bao gồm phân tích độ nhậy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng 1.4.3 Phân loại thẩm định tín dụng 1.4.3.1 Thẩm định tín dụng ngắn hạn  Mục tiêu và đối tư ng thẩm định tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn là những khoản tín dụng có thời hạn dưới một năm Ngân hàng cấp khoản TD này cho khách hàng nhằm mục đích... ứng với những biến động của kinh tế toàn cầu  Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển DNNVV - Trình độ phát triển kinh tế - xã hội - Chính sách và cơ chế quản lý - Đội ngũ các nhà sáng lập và quản lý doanh nghiệp - Sự phát triển và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ - Tình hình thị trường 1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng Đối với việc phát triển DNNVV - Tín dụng. .. Những nhận định chung về thẩm định tín dụng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng 1.3.1 Khái niệm về thẩm định tín dụng  Khái niệm thẩm định tín dụng - Thẩm định tín dụng là việc tổ chức thu thập và xử lý thông tin một cách khách quan, toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tín khả thi của một phương án hay dự án làm căn cứ để quyết định cho vay - Phương án hay dự án còn gọi là các luận... cho các dự án phát triển kinh tế, kỹ thuật và huy động vốn trung và dài hạn, trong và ngoài nước để cho vay trung và dài hạn là chủ yếu, không kinh doanh như một ngân hàng thương mại Đến năm 1995, do yêu cầu đòi hỏi khách quan của nền kinh tế cũng như tốc độ phát triển xã hội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển bắt đầu chuyển đổi Sau khi tách cục đầu tư, BIDV Khánh Hòa đã chuyển sang kinh doanh như một Ngân . Kết cấu của đề tài Tên đề tài: Công tác thẩm định tín dụng đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Khánh Hòa . Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm có. Công tác thẩm định tín dụng đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Khánh Hòa . 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Hệ thống hóa lý luận về khái niệm, nội dung và. Thực trạng công tác thẩm định tín dụng đối với các DNNVV tại BIDV Khánh Hòa. Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng đối với các DNNVV tại BIDV Khánh Hòa.

Ngày đăng: 31/08/2014, 10:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan