Khảo sát một số thông số chất lượng nước vùng cửa sông cái – nha trang

125 1.1K 6
Khảo sát một số thông số chất lượng nước vùng cửa sông cái – nha trang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN  VÕ LÊ THẢO CHÂU KHẢO SÁT MỘT SỐ THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG CỬA SÔNG CÁI – NHA TRANG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY Ngành: Quản Lý Môi Trường Và Nguồn Lợi Thủy Sản Nha Trang, tháng 6 năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN  VÕ LÊ THẢO CHÂU KHẢO SÁT MỘT SỐ THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG CỬA SÔNG CÁI – NHA TRANG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY Chuyên Ngành Quản lý Môi trường và Nguồn lợi Thủy Sản GVHD: Ths. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi SVTH: Võ Lê Thảo Châu MSSV: 4913063001 Lớp: 49 NTMT Nha Trang, tháng 6 năm 2011 i LỜI CẢM ƠN Hoàn thành bài báo cáo này, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến: - Quý thầy cô Khoa Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nha Trang đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường để tôi có đủ kiến thức để hoàn thành đợt thực tập và bài báo cáo này. - Thầy giáo Nguyễn Văn Quỳnh Bôi – Bộ môn Quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản cũng đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực tập. - Thầy giáo Nguyễn Đình Trung – Bộ môn Quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản đã chỉ dẫn tận tình và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình phân tích mẫu. - Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thuộc Ủy ban nhân dân phường Vĩnh Thọ, Vĩnh Phước, Vạn Thạnh, Xương Huân, các anh chị ở Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã cung cấp cho tôi những thông tin và tài liệu quý báu. Xin chân thành cảm ơn Võ Lê Thảo Châu ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH vi I. Danh mục các bảng: vi II. Danh mục các hình: vi MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: TỔNG LUẬN 3 I. Vai trò của nước và vấn đề ô nhiễm nước: 3 1. Vai trò của nước: 3 2. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: 4 3. Phân loại nước thải: 4 4. Các thành phần gây ô nhiễm nước: 7 5. Dấu hiệu đặc trưng của nguồn nước bị ô nhiễm: 8 II. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước: 8 III. Sơ lược về tình hình ô nhiễm môi trường nước trên thế giới và Việt Nam:12 1. Thế giới: 12 2. Việt Nam: 14 3. Tình hình ô nhiễm môi trường nước ở Nha Trang - Khánh Hòa: 16 a) Nước thải sinh hoạt: 16 b) Nước thải công nghiệp: 17 c) Nước thải từ hoạt động giao thông vận tải: 18 IV. Sự cố môi trường ở tỉnh Khánh Hòa: 19 1. Bão, lũ lụt: 19 2. Xói lở: 20 3. Tràn dầu: 20 4. Xâm nhập mặn: 20 V. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người: 21 PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 iii I. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 23 1. Địa điểm: Cửa sông Cái - Nha Trang 23 2. Thời gian: 23 II. Phương pháp nghiên cứu: 23 1. Sơ đồ khối nghiên cứu: 23 2. Mục tiêu nghiên cứu: 24 3. Nội dung nghiên cứu: 24 4. Phương pháp thu thập số liệu: 25 a) Thu thập số liệu thứ cấp: 25 b) Thu thập số liệu sơ cấp: 25 5. Phương pháp thu mẫu: 26 6. Phương pháp bảo quản và phân tích mẫu: 26 a) Phương pháp bảo quản mẫu: 26 b) Phương pháp phân tích mẫu: 26 7. Phương pháp xử lý số liệu: 27 PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 I. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu: 28 1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu: 28 a) Vài nét về sông Cái Nha Trang: 28 b) Khí hậu: 29 c) Thủy văn: 34 2. Tình hình kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu: 35 a) Phường Vĩnh Phước: 35 b) Phường Vĩnh Thọ: 36 c) Phường Xương Huân: 36 d) Phường Vạn Thạnh: 37 II. Kết quả khảo sát chất lượng môi trường nước khu vực nghiên cứu: 38 III. Đánh giá sơ bộ hiện trạng chất lượng môi trường nước khu vực nghiên cứu: 46 iv 1. Đánh giá sơ bộ hiện trạng chất lượng môi trường nước từng điểm trong khu vực nghiên cứu: 46 a) Chất lượng nước ở điểm 1: 47 b) Chất lượng nước ở điểm 2: ……….50 c) Chất lượng nước ở điểm 3:…………… 54 d) Chất lượng nước ở điểm 4: 56 e) Chất lượng nước ở điểm 5: 59 2. Đánh giá sơ bộ và so sánh hiện trạng chất lượng môi trường nước khu vực nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây: 63 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 68 I. Kết luận: 68 II. Đề xuất ý kiến: 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 v CÁC TỪ VIẾT TẮT DO: Hàm lượng oxy hòa tan COD: Nhu cầu oxy hóa học BOD: Nhu cầu oxy sinh học TSS: Tổng chất rắn lơ lửng BVTV: Bảo vệ thực vật QCVN: Quy chuẩn Việt Nam BTNMT: Bộ Tài nguyên môi trường UBND: Ủy Ban Nhân Dân vi DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH I. Danh mục các bảng: Bảng 1: Ý nghĩa các phân tích thông số chất lượng nước 9 Bảng 2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong các năm tại trạm Nha Trang 30 Bảng 3: Nhiệt độ trung bình các năm tại trạm Nha Trang 31 Bảng 4: Phân bố lượng mưa các tháng trong các năm tại trạm Nha Trang 32 Bảng 5: Giá trị thông số thủy lý môi trường nước tại các điểm thu mẫu 39 Bảng 6: Giá trị thông số thủy hóa môi trường nước tại các điểm thu mẫu 40 Bảng 7: Giá trị COD/BOD 5 tại điểm 1 49 Bảng 8: Giá trị COD/BOD 5 tại điểm 2 52 Bảng 9: Giá trị trung bình các thông số môi trường nước ở 5 điểm thu mẫu 64 Bảng 10: Giá trị thống kê các thông số môi trường nước cửa sông Cái Nha Trang 65 Bảng 11: Tổng lượng chất rắn lơ lửng ở cửa sông Cái Nha Trang 66 Bảng 12: Lưu lượng trung bình sông Cái 66 II. Danh mục các hình: Hình 1: Sơ đồ các điểm thu mẫu 26 Hình 2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2006, 2007, 2008, 2009 31 Hình 3: Lượng mưa các tháng trong năm 2006, 2007, 2008, 2009 33 Hình 4: Giá trị trung bình các thông số môi trường nước ở mỗi đợt thu mẫu 42 Hình 5: Giá trị các thông số môi trường nước (điểm 1) 47 Hình 6: Giá trị các thông số môi trường nước (điểm 2) 51 Hình 7: Giá trị các thông số môi trường nước (điểm 3) 54 Hình 8: Giá trị các thông số môi trường nước (điểm 4) 57 Hình 9: Giá trị các thông số môi trường nước (điểm 5) 60 1 MỞ ĐẦU Tài nguyên nước là một trong những thành phần môi trường gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Nước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thủy điện, nuôi trồng thủy sản, du lịch, Tuy nhiên trong bối cảnh của sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vấn đề về ô nhiễm môi trường nước đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Ô nhiễm môi trường nước là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tính đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ở nước ta, môi trường nước cũng đang chịu sức ép mạnh mẽ của việc tăng dân số, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai thác, các dịch vụ du lịch, chế xuất,…Trong các hoạt động đó, tất cả các chất thải đã được xử lý hoặc chưa xử lý đều được đổ xuống sông, suối và đi ra biển. Do đó ở lưu vực các con sông lớn, mức độ ô nhiễm ngày càng tăng. Cũng như các quốc gia đang phát triển khác, nguồn gây ô nhiễm chính ở Việt Nam là do chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp (phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật), chất thải công nghiệp (dầu mỡ từ hoạt động giao thông thủy). Xem xét cụ thể, có thể nói hiện nay khu vực cửa sông Cái – Nha Trang đang chịu sức ép mạnh mẽ từ các hoạt động của con người như việc neo đậu tàu thuyền, tình trạng xả nước thải và rác thải bừa bãi xuống dòng sông của các hộ gia đình, ngư dân và các nhà hàng xung quanh khu vực. Chính vì những nguyên nhân này đã làm cho chất lượng nước vùng cửa sông Cái có nhiều thay đổi. Do đó, kiểm soát chất lượng nước ở đây là một công việc hết sức cần thiết, để từ đó có thể giúp đưa ra các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nước có hiệu quả. Trên cơ sở này, tôi đã quyết định thực hiện đề tài “Khảo sát một số thông số chất lượng nước vùng cửa sông Cái – Nha Trang” với mục tiêu: tìm hiểu sự biến động một số thông số chất lượng nước tại khu vực cửa sông Cái – Nha Trang dưới tác động của hoạt động con người. 2 Với mục tiêu trên, đề tài của tôi bao gồm các nội dung sau: - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. - Khảo sát một số thông số chất lượng nước ở khu vực nghiên cứu. Tôi hy vọng việc thực hiện đề tài này sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích giúp hiểu rõ tình trạng chất lượng nước ở khu vực cửa sông Cái – Nha Trang hiện nay. Mặc dù bản thân đã cố gắng để thực hiện đề tài đạt hiệu quả tốt nhất nhưng do còn hạn chế về trình độ, kinh nghiệm, thời gian và kinh phí nên trong khi thực hiện không khỏi mắc phải các sai sót, kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để báo cáo của tôi hoàn thiện hơn. Nha Trang, tháng 6 năm 2011 Sinh viên thực hiện Võ Lê Thảo Châu [...]... NGHIÊN CỨU Khảo sát một số thông số chất lượng nước vùng cửa sông Cái – Nha Trang Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu Tìm hiểu tình trạng chất lượng nước Thu mẫu Thông số thủy lý : nhiệt độ, độ trong, màu nước, mùi nước, TSS Thông số thủy hóa:độ mặn, độ kiềm, pH, DO, CO2, COD, BOD5, H2S, NH3, NH4+, NO2-, PO43- Đánh giá sơ bộ chất lượng nước cửa sông Cái – Nha Trang Kết... nghiên cứu: a) Vài nét về sông Cái Nha Trang: Sông Cái Nha Trang là một trong 2 con sông khá lớn của tỉnh Khánh Hòa (sông Cái Nha Trang và sông Cái Ninh Hòa) Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) có độ rộng bình quân lưu vực là 25,3 km, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh, thành phố Nha Trang và đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân) Sông Cái Nha Trang có 7 phụ lưu, bắt nguồn ở... tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu sự biến động một số thông số chất lượng nước tại khu vực cửa sông Cái – Nha Trang dưới tác động của hoạt động con người 3 Nội dung nghiên cứu: - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu 25 - Khảo sát một số thông số chất lượng nước ở khu vực nghiên cứu 4 Phương pháp thu thập số liệu: a) Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các... thực hiện, một vài thông số nghiên cứu được lựa chọn để khảo sát chất lượng nước ở khu vực là nhiệt độ, độ trong, màu nước, mùi nước, TSS, độ mặn, độ kiềm, pH, DO, CO2, COD, BOD5, H2S, NH3, NH4+, NO2-, PO43- Các thông số được lựa chọn dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10: 2008/BTNMT) 9 Bảng 1: Ý nghĩa các phân tích thông số chất lượng nước Thông số Ý nghĩa phân... Dân thành phố Nha Trang, Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa, Viện Hải dương học Nha Trang, Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang b) Thu thập số liệu sơ cấp: - Số liệu sơ cấp thu được qua phân tích các mẫu nước - Lựa chọn thông số nghiên cứu dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10: 2008/BTNMT) và chất lượng nước mặt (QCVN 08: 2008/BTNMT) + Thông số thủy lý:... xấu tới đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân Theo chiều dài sông Cái Nha Trang từ xã 21 Vĩnh Phương đến cửa sông ở khu vực Xóm Bóng, cầu Hà Ra, độ mặn đã vượt quá chỉ tiêu cho phép nhiều lần Theo kết quả tính toán thử nghiệm mô hình xâm nhập mặn ở sông Cái Nha Trang trong mùa khô cho thấy độ mặn ở cửa sông là 33‰ Hiện nay, sông Cái là nguồn cung cấp nước duy nhất cho thành phố Nha Trang Vì vậy,... Công ty Cấp thoát nước đã làm đập ngăn mặn tạm trên sông Cái ngay cạnh Nhà máy nước Xuân Phong nhằm ngăn mặn xâm nhập, ảnh hưởng chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt cho thành phố Nha Trang Tại Cam Ranh, nhiễm mặn nước mặt xảy ra trên hầu hết tất cả các cửa sông trong khu vực V Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người: Dân số ngày một tăng, các ngành công – nông – lâm nghiệp – dịch vụ ngày... xuống kênh 17 mương, sông suối (Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa 5 năm giai đoạn 2006 – 2010) Tại thành phố Nha Trang, một phần nước thải sinh hoạt từ các hộ dân đấu nối (trái phép) theo cống thoát nước mưa chảy ra các cửa xả sông Quán Trường, sông Cái Nha Trang Nước thải sinh hoạt từ các khách sạn được xử lý qua bể tự hoại cho thấm đất Đối với một số khách sạn lớn, nước thải sau xử lý hầu... dựng, hoá chất Trong đó đáng kể nhất và nguy hại nhất là các chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống cống rãnh, xả thải ra biển và đại dương một lượng lớn các chất bồi lắng, hoá chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí cả các chất phóng xạ Ngoài ra, hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880 km3 nước, 270 - 300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu... ở lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai - Sài Gòn, đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung Ở các vùng này mật độ dân cư cao nhưng chưa có hệ thống xử lý chất thải, phần lớn lượng nước thải sinh hoạt, công nghiệp và một phần chất thải rắn đổ vào sông, hồ gây ô nhiễm nguồn nước (Lê Trình, 1997) Tương tự như các quốc gia đang phát triển khác, các nguồn chính gây ô nhiễm nước ở Việt Nam là chất thải . nhiễm nước có hiệu quả. Trên cơ sở này, tôi đã quyết định thực hiện đề tài Khảo sát một số thông số chất lượng nước vùng cửa sông Cái – Nha Trang với mục tiêu: tìm hiểu sự biến động một số thông. các thông số môi trường nước ở 5 điểm thu mẫu 64 Bảng 10: Giá trị thống kê các thông số môi trường nước cửa sông Cái Nha Trang 65 Bảng 11: Tổng lượng chất rắn lơ lửng ở cửa sông Cái Nha Trang. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN  VÕ LÊ THẢO CHÂU KHẢO SÁT MỘT SỐ THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG CỬA SÔNG CÁI – NHA TRANG ĐỒ ÁN TỐT

Ngày đăng: 31/08/2014, 07:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan