ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ TỈNH QUẢNG NAM

17 1.1K 14
ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ TỈNH QUẢNG NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quảng Nam là tỉnh ven biển miền Trung, diện tích tự nhiên 10.406km2, dân số 1.438.818 người, gồm 17 đơn vị hành chính: 01 thành phố, 01 thị xã và 15 huyện. Quảng Nam có bờ biển dài trên 125km, thông ra biển qua 2 cửa là cửa Đại Hội An và cửa An Hoà, Núi Thành, với ngư trường rộng hơn 40.000km2 và cụm đảo Cù Lao Chàm. Vùng ven biển Quảng Nam có diện tích tự nhiên 95.000 ha, gồm 5 huyện thị và 01 thành phố, dân số 595.000 người, trong đó lực lượng lao động 305.000 người.

Đánh giá Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ TỈNH QUẢNG NAM I. Giới thiệu I.1. Mở đầu Quảng Nam là tỉnh ven biển miền Trung, diện tích tự nhiên 10.406km 2 , dân số 1.438.818 người, gồm 17 đơn vị hành chính: 01 thành phố, 01 thị xã và 15 huyện. Quảng Nam có bờ biển dài trên 125km, thông ra biển qua 2 cửa là cửa Đại - Hội An và cửa An Hoà, Núi Thành, với ngư trường rộng hơn 40.000km 2 và cụm đảo Cù Lao Chàm. Vùng ven biển Quảng Nam có diện tích tự nhiên 95.000 ha, gồm 5 huyện thị và 01 thành phố, dân số 595.000 người, trong đó lực lượng lao động 305.000 người. So với các vùng khác trong tỉnh, vùng bờ Qủang Nam có kết cầu hạ tầng khá tốt, có các khu công nghiệp như Điện Nam - Điện Ngọc, khu kinh tế mở Chu Lai; có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, nguồn lao động dồi dào và hệ thống giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ thuận tiện là môi trường hết sức thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; du lịch văn hóa, du lịch bãi biển, du lịch sinh thái; phát triển kinh tế biển, đánh bắt nuôi trồng thủy sản; phát triển nông lâm nghiệp trên các bậc địa hình: núi đồi, đông bằng, cồn cát, bãi biển. Vùng bờ Quảng Nam là vùng có nhiều thuận lợi hơn hẳn các vùng khác để phát triển kinh tế nhanh và năng động, đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do các ngành kinh tế khác nhau cùng phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường của vùng bờ, nhưng lại tổ chức quản lý theo tuyến đơn ngành, nên nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, thậm chí mâu thuẫn, kết quả kà hiệu quả kinh tế không cao, môi trường và tài nguyên không được bảo vệ và sử Hình 1: Vùng bờ tỉnh Quảng Nam (kể cả khu vực Cù lao Chàm) Đánh giá Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam dụng bền vững. Vì vậy cần có một cơ chế quản lý thích hợp hơn, đó là quản lý tổng hợp vùng bờ (QLTHVB). Đối với Quảng Nam, mục đích của quản lý tổng hợp vùng bờ là nhằm sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên của vùng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao điều kiện sống của người dân, vì thế việc xây dựng chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ sẽ giúp cho UBND tỉnh Quảng Nam và các cơ quan hữu quan có một khung quản lý đa ngành, thống nhất, để điều chỉnh các mối quan hệ phức tạp trong quản lý, đem lại hiệu quả cao. Chiến lược là định hướng cơ bản, là luận cứ để xây dựng các chương trình hành động trước mắt và lâu dài, đặc biệt là cơ chế hợp tác đa ngành sẽ là cơ sở cho việc xây dựng các mục tiêu, các chương trình hành động, giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh từ việc sử dụng các nguồn tài nguyên, môi trường của vùng bờ giúp cho việc quản lý khai thác và sử dụng một các hợp lý nguồn tài nguyên và môi trường vì sự nghiệp phát triển kinh tế, mang lại lợi ích, sự an toàn cho cộng đồng dân cư. Do đó, dự án “Mô hình quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường – Cục Bảo vệ Môi trường chủ trì và Viện Hải dương học Nha Trang thực hiện từ năm 2003 - 2007. Dự án đã nghiên cứu các giá trị tài nguyên và môi trường vùng bờ để đè xuất “Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam” và được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phê duyệt theo quyết định số: 43/2008/QĐ- UBND ngày 29/10/2008. Việc công bố chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ của tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 sẽ là viễn cảnh cho một vùng bờ giàu tiềm năng trong chiến lược phát triển bền vững của Tỉnh. I.2. Mục tiêu Quản lý tổng hợp vùng bờ là lĩnh vực còn mới mẻ ở các địa phương cũng như ở Việt Nam, mặc dù hoạt động về QLTHVB tại các khu vực, quốc gia và nhiều địa phương trên thế giới đã được triển khai trong khoảng 4 thập kỷ qua. Như các nước châu Âu: Hà Lan, Thụy Điển, các nước châu Á: Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia và đã gặt hái được nhiều thành công. Năm 2003 Quảng Nam là tỉnh đầu tiên của cả nước được Cục Bảo vệ Môi trường chọn làm tỉnh thí điểm "Mô hình quản lý tổng hợp vùng bờ tại Quảng Nam" bằng nguồn ngân sách Nhà Đánh giá Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam nước. Dự án được triển khai và là mô hình thí điểm để nhân rộng cho các địa phương ven biển khác trong cả nước với sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của PEMSEA (Tổ chức Đối tác quản lý môi trường các Biển Đông Á- Partnerships in Environmental Management for the Seas of East Asia). Việc đánh giá Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam và các Kế hoạch hành động ưu tiên đến năm 2015 nhằm có cái nhìn khách quan và tổng thể hơn, trên cơ sở đó hoàn thiện chiến lược cho những chu trình tiếp theo của QLTHVB tỉnh Quảng Nam và cũng là bài học kinh nghiệm cho các địa phương khác trong công tác xây dựng Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ của địa phương mình. I.3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu − Tìm hiểu nội dung Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam và một số quy định, quy phạm khác liên quan. − Nghiên cứu, đánh giá Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam I.4. Phương pháp nghiên cứu và đề xuất tiêu chí đánh giá I.4.1. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập, thống kê, so sánh, sử dụng phương pháp phân tích SWOT, phân tích vai trò của các nhóm liên đới, …. I.4.2. Tiêu chí đánh giá: Tính bền vững; tính hiệu quả; tính tác động và tính linh hoạt II. Cơ sở lý thuyết: II.1. Các khái niệm “Vùng bờ” (hay Đới bờ - Coastal Zone) được hiểu là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển, bao gồm cả vùng đất ven biển và vùng biển ven bờ, nơi mà ảnh hưởng qua lại giữa thành phần này là đáng kể (Chương trình nghị sự 21 năm 2005). Vùng bờ là vùng đặc biệt và được con người lưu tâm đặc biệt so với những vùng khác, bởi vì: − Nó đặc trưng bởi các quá trình động lực và sinh thái phức tạp, có liên quan chặt chẽ với nhau thể hiện qua các hiện tượng thủy triều, sóng, gió, dòng chảy, nước dâng do bão, vận chuyển trầm tích, cát bay, cát chảy, xói lở bờ sông, bờ biển, sụt lún địa chất, thay đổi lòng dẫn, địa hình, địa mạo, thay đổi sinh cảnh, đa dạng sinh học… − Nó có những chức năng quan trọng như cung cấp nhiều loại thực phẩm, năng lượng cho con người; là môi trường sinh sống, phát triển và giải trí tốt đối với con người; hạn chế được tác động từ biển đến lục địa và ngược lại. Đánh giá Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam − Nhiều hoạt động kinh tế, xã hội quan trọng diễn ra mạnh mẽ tại vùng bờ, ví dụ đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản, phát triển cảng và giao thông thủy, du lịch biển, công nghiệp ven bờ, đô thị hoá…. − Sự gia tăng dân số và phát triển mạnh các hoạt động kinh tế, xã hội tại vùng bờ dẫn đến nhiều vấn đề nổi cộm, như khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên, gây ra các mâu thuẫn trong sử dụng không gian, tài nguyên và môi trường chung, làm suy thoái nhiều sinh cảnh, hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí tại nhiều vùng bờ, gia tăng các đe dọa của thiên tai, làm xáo trộn cuộc sống của nhiều cộng đồng ven biển…. Những vấn đề phức tạp như vậy tại vùng bờ không chỉ làm mất và giảm giá trị các nguồn tài nguyên, mà còn tác động tiêu cực đến con người và các hệ sinh thái. Tất cả điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và đời sống xã hội, ví dụ như làm cho năng suất lao động thấp, tăng chi phí chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe, khôi phục cơ sở hạ tầng và phục hồi các sinh cảnh bị tàn phá Ngoài ra, có thể còn phát sinh nhiều vấn đề môi trường và xã hội khác, trong đó có tác động đến tài nguyên nhân tạo, giá trị văn hoá, lịch sử. Việc quản lý vùng bờ hay quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường và các giá trị chung tại vùng bờ theo ngành, theo lãnh thổ là một trong những lý do chính làm nảy sinh các vấn đề về tài nguyên và môi trường nêu trên. Nhiều thành phần, vùng khác nhau của vùng bờ có mối quan hệ mật thiết với nhau, được quản lý bởi các ngành, cơ quan khác nhau, nhưng lại thiếu sự phối hợp cần thiết trong việc lập, triển khai kế hoạch và đưa ra các quyết định liên quan. Điều đó dẫn đến sự chia cắt thiếu hợp lý về không gian, tài nguyên, sự phân cấp quản lý chồng chéo, tạo ra khe hở trong công tác quản lý. Cùng với đặc điểm phức tạp của vùng bờ và nhu cầu khai thác vùng bờ ngày càng tăng, những khó khăn, bất cập ngày càng gia tăng, và một khi chưa giải quyết được thì tài nguyên môi trường chung phải gánh chịu các hậu quả. Chính vì vậy mà xuất hiện nhu cầu quản lý tổng hợp. Quản lý tổng hợp là phương thức quản lý nhằm đạt hiệu quả cao trong sử dụng các tài nguyên, trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa các ngành và các bên liên quan khác nhau. Nó được thiết kế để khắc phục tính phân tán trong cách tiếp cận quản lý đơn ngành và theo lãnh thổ, tập trung vào giải quyết các mâu thuẫn giữa các ngành, các cơ quan trong sử dụng, khai thác tài nguyên, không gian cho các mục đích khác nhau. Quản lý tổng hợp là quá trình liên tục tiến triển, nhằm đạt được sự phát triển bền vững. Đánh giá Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam Quản lý tổng hợp vùng bờ (Intergrated Coastal Zone Management) không thay thế các ngành, cơ quan trong việc quản lý các đối tượng cụ thể của đới bờ, mà chỉ tạo cơ chế và hỗ trợ các ngành, cơ quan đó thực hiện tốt các chức năng của mình, nhằm cân bằng lợi ích của các bên liên quan khác nhau có được từ đới bờ, đồng thời duy trì lâu bền các nguồn tài nguyên và giá trị chung của đới bờ cho các thế hệ mai sau. Đó là mô hình điều phối và hợp tác các bên liên quan rất hiệu quả trong việc xác định và giải quyết những vấn đề về phát triển vùng bờ chung một cách tổng thể, đặc biệt là giải quyết các mâu thuẫn sử dụng đa ngành, đa mục tiêu. Như một quá trình, QLTHVB lồng ghép những nguyên tắc mang tính chỉ đạo, xuyên suốt quá trình lập và thực hiện kế hoạch, cũng như ra quyết định ở mọi cấp. Như đã nói ở trên, vì vùng bờ là vùng đặc biệt, có tài nguyên phong phú, hoạt động kinh tế, xã hội sôi động và nhiều vấn đề môi trường phức tạp, cho nên khái niệm Quản lý tổng hợp vùng bờ đã dần trở thành một khái niệm độc lập. Chương trình QLTHVB ra đời nhằm khắc phục những bất cập do phương thức quản lý đơn ngành, riêng rẽ đã tồn tại trong nhiều năm qua. Nó nhằm thoả mãn nhu cầu phải điều hoà, cân bằng giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Và giải quyết có hiệu quả các vấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng, phòng ngừa thiên tai, đến việc bảo vệ, duy trì những chức năng sinh thái học của vùng bờ biển …. II.2. Một số văn bản pháp lý liên quan Luật pháp quốc tế : − Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), 1982; & Hiệp định 1994 về áp dụng phần XI của UNCLOS; − Tuyên bố của Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển, 1992; − Chương trình nghị sự 21 (Chương 17), 1992; Các Công ước và văn kiện quốc tế về phòng chống ô nhiễm biển: − Công ước Ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển, MARPOL 73/78 − Công ước Ngăn ngừa ô nhiễm biển do đổ chất thải và các chất khác, 1972, và Nghị định thư, 1996 (Công ước Luân Đôn 1972). − Công ước sẵn sàng ứng phó hợp tác chống ô nhiễm dầu, 1990 (OPRC). − Công ước Trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại do dầu, 1969 và Nghị định thư 1992 (CLC). Đánh giá Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam − Công ước Thành lập quỹ đền bù thiệt hại do dầu, 1971 và Nghị định thư, 1992 (FUND). − Công ước Trách nhiệm và bồi thường thiệt hại liên quan đến vận chuyển đường biển các chất nguy hiểm và độc hại (HNS). − Công ước Can thiệp ngoài biển trong các sự cố ô nhiễm dầu, 1969 và Nghị định thư liên quan đến việc can thiệp ngoài biển trong các trường hợp ô nhiễm do các chất khác không phải dầu, 1973 (Công ước can thiệp). − Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới và tiêu huỷ các chất thải nguy hiểm, 1989 (Công ước Basel). Các Công ước và văn kiện quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học: − Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước, RAMSAR 1971 (Được sửa đổi theo Nghị định thư Paris ngày 3/12/1982). − Công ước về Đa dạng sinh học, 1992. Các Công ước và văn kiện quốc tế về bảo vệ tài nguyên biển cả: − Công ước về bảo tồn và quản lý các đàn cá di cư xa 1995 − Ngoài ra còn có các Công ước của IMO về an toàn hàng hải như Công ước về an toàn tính mạng trên biển (SOLAS) 1974, Công ước về tránh đâm va COLERG 1978. Luật pháp trong nước: - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/2/2004 giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối của Việt Nam để chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các chính quyền địa phương ven biển tổ chức thực hiện “Chiến lược Phát triển bền vững các biển Đông Á”; - Quyết định số 153/2004 QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Việc ra đời của Văn phòng phát triển bền vững của Việt Nam, cũng như những hành động chuẩn bị triển khai Chương trình Nghị sự 21 cả ở cấp Trung ương và địa phương là điều kiện thuận lợi đối với việc thể chế hoá QLTHVB tại Việt Nam nói chung và mỗi địa phương ven biển nói riêng; - Luật BVMT sửa đổi 2005; Đánh giá Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam - Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể Điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biển; - Nghị quyết số 09-NQ/TW, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 9/2/2007 đã đưa ra mục tiêu tổng quát của chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu, mạnh; - Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09- NQ/TW Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng khóa X ngày 30 tháng 05 năm 2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; - Nghị định 25/2009/NĐ-CP ngày 6/3/2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; - Quyết định số 158/2007/QĐ-TTg ngày 09/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. III. Giới thiệu chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ của tỉnh Quảng Nam III.1. Mục tiêu Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam III.1.1. Mục tiêu chung: Phát triển kinh tế vùng bờ bền vững, bảo vệ nguồn lợi, tài nguyên và môi trường, hạn chế và giảm thiểu tác hại của thiên tai, cải thiện và nâng cao đời sống cộng đồng cư dân địa phương. III.1.2. Mục tiêu cụ thể: a. Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực QLTHVB cho cán bộ và nhân dân các địa phương ven biển tỉnh Quảng Nam. b. Ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, tạo sinh kế cho người dân, nhằm thay thế các hoạt động kinh tế có hại cho môi trường. c. Phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, ô nhiễm môi trường; đặc biệt môi trường tại các khu công nghiệp, đô thị, các khu du lịch, cửa sông và bến cảng; ngăn ngừa suy thoái tài nguyên vùng bờ, khuyến khích khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa, lịch sử. Đánh giá Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam d. Hoàn chỉnh cơ sở pháp lý và tăng cường năng lực quản lý tài nguyên môi trường vùng bờ tỉnh Quảng Nam. III.2. Nội dung Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam bao gồm 5 hợp phần chính và 16 kế hoạch hành động, đó là:  Hợp phần 1: Xây dựng năng lực quản lý tổng hợp đới bờ cho cán bộ và cộng đồng dân cư vùng bờ. Mục tiêu: Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và cán bộ cấp cơ sở, để học nhận thức được các giá trị và thách thức đối với vùng bờ, cũng như các biện pháp sử dụng, quản lý bền vững chúng. Đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan trong quá trình xây dựng, thực hiện các chương trình /kế hoạch hành động và ra quyết định và phát triển vùng bờ. Đào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam. Các chương trình hành động: KHHĐ 1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ cho cộng dồng và cán bộ chính quyền địa phương. KHHĐ 2. Tăng cường cơ sở vật chất và đạo tạo nguồn nhân lực QLTHVB cho địa phương.  Hợp phần 2 : Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên, đảm bảo các nhu cầu sử dụng của thế hệ mai sau. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường. Mục tiêu: Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, đảm bảo không làm tổn hại đến nhu cầu sử dụng của thế hệ mai sau. Khai thác các tài nguyên không tái tạo một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Khai thác các tài nguyên tái tạo một cách có giới hạn, đảm bảo có thể tự phục hồi và tái sinh. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ tài nguyên, vận dụng phương thức quản lý tổng hợp để bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. Các chương trình hành động: Đánh giá Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam KHHĐ 3. Xây dựng quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên vùng bờ. KHHĐ 4. Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước vùng bờ cho mục đích kinh tế - xã hội – môi trường. KHHĐ 5. Quản lý các hệ sinh thái ven biển và nguồn lợi thủy sản  Hợp phần 3 : Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái, tài nguyên và môi trường, giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai. Mục tiêu: Bảo vệ các hệ sinh thái, môi trường và an toàn xã hội tránh khỏi những rủi ro thiên tai và con người gây ra. Xử lý triệt để các nguồn thải, khắc phục các khu vực đã bị ô nhiễm môi trường. Phục hồi các hệ sinh thái đã bị tàn phá. Ngăn chặn, cải tạo, phục hồi các dạng tài nguyên đang bị suy thoái. Nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực, học tập kinh nghiệm sống thích nghi với cộng đồng địa phương để giảm nhẹ các tác hại của thiên tai. Các chương trình hành động: KHHĐ 6. Tăng cường kiểm soát, quản lý các nguồn gây ô nhiễm, bảo vệ tài nguyên và môi trường nước ngầm, nước sông, nước biển ven bờ. KHHĐ 7. Kết hợp việc xác định các vùng dễ tổn thương và đe dọa bởi thiên tai với nghiên cứu và thực hiện các biện pháp ngừa, giảm thiểu các tác hại của thiên tai. KHHĐ 8. Quy hoạch khai thác, sử dụng các lưu vực sông nhằm giảm nhẹ thiên tai và phục hồi môi trường.  Hợp phần 4 : Bảo tồn đa dạng sinh học và các vùng có giá trị tự nhiên, xã hội, lịch sử và văn hóa. Mục tiêu: Bảo tồn đa dạng sinh học (nguồn gen, giống loài, các sinh cảnh) ở các hệ sinh thái đặc thù và đặc biệt là khu bảo tồn biển. Bảo tồn các vùng có giá trị tự nhiên, xã hội, lịch sử và văn hóa. Đặc biệt tập trung vào bảo tồn các di sản văn hóa, đô thị cổ, các di tích lịch sử ở vùng bờ Quảng Nam. Các chương trình hành động: KHHĐ 9. Bảo tồn các giá tị quan trọng về xã hội, văn hóa và lịch sử vùng bờ. Đánh giá Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam KHHĐ 10. Xây dựng và triển khai các giải pháp tổng thể phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ khu bảo tồn biển, kết hợp với phát triển du lịch cụm đảo Cù Lao Chàm. KHHĐ 11. Xây dựng và triển khai các giải pháp tổng thể phục hồi các hệ sinh thái đặc thù ở đới bờ.  Hợp phần 5 : Phát triển bền vững vùng bờ tỉnh Quảng Nam nhằm đạt đến viễn cảnh một vùng bờ đẹp, được quản lý tốt bằng cơ chế điều phối liên ngành với sự tham gia chủ động, tích cực của cộng đồng trong quá trình ra quyết định. Mục tiêu: Phát triển bền vững vùng bờ tỉnh Quảng Nam nhằm đạt đến một viễn cảnh một vùng bờ giàu đẹp, phát triển đa ngành, được quản lý tốt bằng cơ chế điều phối liên ngành. Phát triển mạnh mẽ, toàn diện, nhưng có trọng điểm tùy thuộc vào lợi thế so sánh của từng tiểu vùng. Căn cứ vào sức chịu tải của các hệ sinh thái vùng bờ, cần hạn chế những hoạt động có nguy cơ đe dọa đến suy thoái tài nguyên và môi trường của vùng. Phát triển đa ngành, nhưng phải bảo đảm sự hài hòa giữa các ngành kinh tế, với sự ưu tiên trong chia sẻ các nguồn tài nguyên vì lợi ích chung của cả vùng bờ. Về phát triển thủy sản: Điều chỉnh và bổ sung các chính sách phát triển hoạt động khai thác thủy sản nhằm cân đối hài hòa giữa khai thác và nuôi trồng; giữa hoạt động thủy sản và vùng đất ngập nước ven biển; giữa hoạt động thủy sản với nông nghiệp, giao thông…., để bảo đảm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên vùng bờ. Đa dạng hóa và thực hiện luân canh các đối tượng nuôi trồng thủy sản, chú trọng phát triển loại hình nuôi sinh thái, xây dựng khu nuôi công nghiệp sạch. Tổ chức cộng đồng quản lý vùng nuôi trồng thủy sản để giữ tốt moi trường nuôi. Về phát triển nông nghiệp: Xây dựng hệ canh tác hợp lý để khai thác hiệu quả tài nguyên đất, nước và nguồn lao động của vùng bờ; áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp sạch nhằm giảm thiểu chất thải độc hại đến môi ngfven biển. Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp với quy mô trang trại ở vùng cát ven biển. Về phát triển du lịch: Phát triển du lịch dựa vào thế mạnh tài nguyên vùng bờ. Đa dạng hóa loại hình du lịch biển, gắn với khu bảo tồn biển, phát triển du lịch công đồng, đảm bảo hài hòa giữa bảo vệ tài nguyên, môi trường và lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương. Điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch biển phù hợp với chiến lược QLTHVB; lựa chọn, phát triển các loại hình du lịch phù hợp với đặc thù từng tiểu vùng. Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch. [...]... QLTHVB Qung Nam cú tớnh linh ng cao Bc 1: Chuẩn bị Bc 2: Khởi động Cơ chế quản lý dự án Kế hoạch và ngân sách Chuẩn bị nhân lực, tài chính T vấn các bên liên quan Đào tạo nhân viên Chng trình giám sát dự án Bc 6: Chọn lọc và củng cố Tiếp tục giám sát và đánh giá kết quả thực hiện KHHĐ Sửa đổi Chiến lc/KHHHĐ Lập Kế hoạch QLTHVB cho chu trình tiếp sau lần 1 Bc 3: Xây dựng Hồ sơ vùng bờ Đánh giá rủi ro... liên quan Tuyên truyền Chiến lợc QLTHVB Hệ thống thông tin tổng hợp Bc 5: Thực hiện Cơ chế điều phối và quản lý Kế hoạch QLTHVB Cơ chế giám sát thực hiện KHHĐ Kế hoạch triển khai Thu thập dữ liệu Đánh giá rủi ro lần 2 Chiến lợc môi trờng Kế hoạch hành động Sắp xếp thể chế Tài chính/đầu t Quan trắc môi trờng Tham gia của các bên liên quan Bc 4: Thông qua Cơ chế tổ chức và pháp luật Chiến lợc và Kế hoạch... phỏt trin vựng b m bo s tham gia y ca cỏc bờn liờn quan trong quỏ trỡnh xõy dng, thc hin cỏc chng trỡnh/k hoch v ra quyt nh v qun lý ti nguyờn, mụi trng v phỏt trin vựng b III.3 Kt qu thc hin: ỏnh giỏ Chin lc Qun lý tng hp vựng b tnh Qung Nam Qung Nam ó t chc c nhiu khúa o to v QLTHVB cho cỏc cỏn b a phng, xõy dng k hoch truyn thụng mụi trng cho tnh Qung Nam v nhiu hot ng khỏc nhm nõng cao nhn thc... ven b bin khu vc Nam Trung B Vit Nam Bỏo cỏo kt qu thc ỏnh giỏ Chin lc Qun lý tng hp vựng b tnh Qung Nam hin nhim v nghiờn cu hp tỏc theo ngh nh th Vit Nam n 2000 2002 Vin Hi Dng Hc, 120 tr Ngh nh s 25/2009/N-CP ngy 06/3/2009 ca Chớnh ph v Qun lý tng hp ti nguyờn v bo v mụi trng bin, hi o Quyt nh s 158/2007/Q-TTg ngy 09/10/2007 ca Th tng Chớnh ph v Chng trỡnh qun lý tng hp di ven bin vựng Bc Trung... chung gia cỏc bờn liờn quan trong khai thỏc, s dng ti nguyờn v bo v mụi trng vựng b tnh Qung Nam; kt hp cht ch gia phỏt trin vựng ven bin vi phỏt trin vựng ni a theo hng cụng nghip húa, hin i húa Tớnh linh hot: Chin lc QLTHVB núi chung v ca tnh Qung Nam núi riờng c ỏp dng cho tng giai on c th, nú cú tớnh c thự riờng ú l tớnh sng lc, mang ỏnh giỏ Chin lc Qun lý tng hp vựng b tnh Qung Nam tớnh giai... IM MNH (S) IM YU (W) 1 i ng qun lý tr, nhit tỡnh trong 1 Kin thc v QLTHVB cũn hn cụng tỏc ch 2 c s ng thun cao ca lónh o 2 Trỡnh dõn trớ cũn thp, c hi cỏc cp t Cp tnh n huyn, xó v cng to vic lm, xoỏ úi gim nghốo cũn ỏnh giỏ Chin lc Qun lý tng hp vựng b tnh Qung Nam ng c dõn sinh sng ti cỏc vựng ven ớt bin 3 Nng lc qun lý v phng tin 3 Cỏc giỏ tr vựng b a dng v phong qun lý cũn nhiu bt cp phỳ, cú tớnh... thy sn v dõn sinh c qun lý cht ch theo cỏc tiờu chun v mụi trng V th ch: -Nõng cao c nhn thc cỏn b, nhõn dõn v tm quan trng ca vic phỏt trin bn vng vựng b -C ch iu phi, phi hp a ngnh, a biờn trong qun lý vựng b c thit lp v phỏt huy sc mnh -Chớnh quyn, cỏc c quan qun lý, doanh nghip, t chc xó hi v cng ng cú trỏch nhim chung trong qun lý vựng b -Cỏc vn bn phỏp qui, chớnh sỏch v qun lý mụi trng v ngun li... cho qun lý vựng b c phỏt trin -Cỏc cụng c, gii phỏp khoa hc, cụng ngh c s dng hiu qu phc v phỏt trin vựng b -C ch v ngun ti chớnh bn vng qun lý ti nguyờn thiờn nhiờn v mụi trng c thit lp -Cỏc cụng c quc t liờn quan n qun lý bin v vựng b ca tnh c lng ghộp vo chớnh sỏch v cỏc hot ng ca a phng TI LIU THAM KHO Nguyn Tỏc An (Ch trỡ) (2003) Nghiờn cu xõy dng phng ỏn qun lý tng hp i ven b bin khu vc Nam Trung... giỏ Chin lc QLTHVB Qung Nam IV.1 ỏnh giỏ Chin lc QLTHVB tnh Qung Nam da trờn cỏc tiờu chớ ó chn: Tớnh hiu qu: Tớnh bn vng ca Chin lc: Chin lc ó a ra nhng k hoch hnh ng c th cho tng giai on c th nhm khai thỏc v s dng khụn ngoan, hp lý cỏc giỏ tr vựng b ca tnh theo hng bn vng Tớnh tỏc ng: Vic thc hin Chin lc QLTHVB tnh Qung Nam m ra vin cnh mt vựng b phỏt trin bn vng Bo m s qun lý thng nht, liờn ngnh,... s cỏc ngun ti nguyờn vỡ li ớch chung ca c vựng b KHH 13 Tng cng h thng thụng tin qun lý tng hp vựng b giỳp cho ra quyt nh kp thi, chớnh xỏc KHH 14 Thit lp c ch iu phi a ngnh trong qun lý phỏt trin vựng b m bo s tham gia y ca cỏc bờn liờn quan trong quỏ trỡnh xõy dng, thc hin cỏc chng trỡnh/k hoch v ra quyt nh v qun lý ti nguyờn, mụi trng v phỏt trin vựng b KHH 15 Tng cng phi hp, hp tỏc vi cỏc a phng . Đánh giá Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG BỜ TỈNH QUẢNG NAM I. Giới thiệu I.1. Mở đầu Quảng Nam là tỉnh ven biển miền. 1: Vùng bờ tỉnh Quảng Nam (kể cả khu vực Cù lao Chàm) Đánh giá Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam dụng bền vững. Vì vậy cần có một cơ chế quản lý thích hợp hơn, đó là quản lý tổng. Quảng Nam d. Hoàn chỉnh cơ sở pháp lý và tăng cường năng lực quản lý tài nguyên môi trường vùng bờ tỉnh Quảng Nam. III.2. Nội dung Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam Chiến lược Quản

Ngày đăng: 30/08/2014, 23:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan