bộ đề bồi dưỡng vật lí 8 (bộ 01)

10 2.8K 5
bộ đề bồi dưỡng vật lí 8 (bộ 01)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

bộ đề giúp học sinh nâng cao kiến thức vật lý 8, chú trọng dành cho học sinh luyện thi học sinh giỏi môn vật lý. Kiến thức bao quát toàn bộ nội dung những phần học đến ở năm lớp 8, rèn luyện trí nhớ, khả năng tư duy, tính logic, sự phản xạ nhạy bén.

Đề 1/ Chuyển động cơ học 1. Hai địa điểm A, B cách nhau 60km. Vào lúc 6h một người đi xe đạp với vận tốc đều 14km/h khởi hành từ A đi về B, một người đi bộ có vận tốc đều 6km/h khởi hành từ B đi về A. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ, chỗ gặp nhau cách A bao xa? 2. Hai đị điểm A, B cách nhau 98km. Vào lúc 5h một người đi xe máy có vận tốc đều 40km/h khởi hành từ A đi về phía B. Nửa giờ sau, một người đi xe đạp chuyển động đều, có vận tốc 12km/h khởi hành từ B đi về A. Hỏi hai người gặp nhau ở đâu, lúc mấy giờ? 3. Ông Hóa khởi hành từ Đà Nẵng đi Tam Kì lúc 6h với vận tốc đều 30km/h. Nửa giờ sau, phát hiện ra ông bỏ quên giấy tờ ở nhà, con ông là Nam dùng môtô đuổi theo với vận tốc 60km/h. Hỏi Nam gặp ông Hòa ở cách Đà Nẵng bao xa, lúc mấy giờ? 4. Lúc 8h, một người đi xe đạp với vận tốc đều 12km/h gặp một người đi bộ ngược chiều với vận tốc đều 4km/h trên một đoạn đường thẳng. Tới 8h30 người đi xe đạp dừng lại, nghỉ 30’ rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc có độ lớn như trước. Xác định thời điểm và vị trí người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ 5. Hai người chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng. Nếu đi ngược chiều thì sau 15’ khoảng cách giữa hai xe giảm 25km, còn nếu đi cùng chiều thì sau 15’ khoảng cách giữa hai xe chỉ giảm 5km. Tìm vận tốc mỗi xe. 6. Đoạn sông AB dài 60km, nước chảy từ A đến B với vận tốc 5km/h. Một canô có vận tốc riêng 20km/h đi từ B về A, cứ 1h nổ máy lại tắt máy 1h. Tính vận tốc trung bình của canô trên đoạn đường BA. Vẽ đồ thị. Đề 2/ Chuyển động cơ học 1. Một người đi từ A đến B với vận tốc đều 40km/h rồi quay trở về A ngay với vận tốc 30km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường đi và về. 2. Một vật, trong nửa quãng đường đầu chuyển động với vận tốc v 1 không đổi, trong nửa quãng đường còn lại chuyển động với vận tốc v 2 không đổi. Tính vận tốc trung bình của nó trên toàn bộ quãng đường. *Hãy thay từ “quãng đường” bằng từ “khoảng thời gian” để được một bài toán khác rồi giải bài toán đó. So sánh các vận tốc trung bình tính được trong hai bài toán trên. 3. Một người đi xe đạp, nửa đầu quãng đường có vận tốc v 1 = 12km/h, nửa sau quãng đường có vận tốc v 2 . Biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường là v = 8km/h, tính v 2 . 4. Một vật đi từ A đến B, trong 2/5 quãng đường đầu có vận tốc 24km/h, trong 3/5 quãng đường còn lại có vận tốc 10km/h. Tính vận tốc trung bình của vật đó trên cả quãng đường AB. 5. Trên một khúc sông thẳng AB dài 30km, nước chảy từ A đến B với vận tốc u = 5km/h. Một canô có vận tốc riêng v = 20km/h, khởi hành từ A đến B, nghỉ lại B1h rồi quay trở về A. Tính thời gian của cả lộ trình đi về. Tính vận tốc trung bình của canô trong cả quá trình đi về. Vẽ đồ thị. Đề 3/ Chuyển động cơ học 1. Hai vị trí A, B cách nhau 60km. Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 5h đi về B với vận tốc v 1 = 40km/h, đến B nghỉ lại 30’ rồi quay trở về A với vận tốc v 2 = 30km/h. Cũng vào lúc 5h, một người đi xe đạp từ B đi về A với vận tốc đều v 3 = 12km/h a) Xác định vị trí và thời điểm hai người gặp nhau b) Vẽ đồ thị vị trí theo thời gian của hai chuyển động trên cùng một hệ trục tọa độ 2. Hãy ra đề bài tập mà lời giải bằng đồ thị như ở hình bên. S (km) 3 1 2 15 60 45 30 5 4 A 0 t (h) 3. Hai nha em Bình, An muốn đến thăm bà ở cách nhà mình 16km mà chỉ có một chiếc xe đạp không đèo được. Hai anh em có thể thay nhau dùng xe như thế nào để xuất phát cùng lúc và đến nơi cùng một lúc? (Xe có thể dựng bên đường và thời gian lên, xuống xe không đáng kể). Vận tốc của bình khi đi bộ và đi xe đạp lền lượt là 4km/h và 10km/h, của An là 5km/h và 12km/h. 4. Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc 5km/h. Đi được đúng nửa đường thì nhờ được bạn đèo xe đạp, đi tiếp với vận tốc 12km/h, do đó đến nơi sớm hơn dự tính 28’. Hỏi người đó đã đi toàn bộ quãng đường mất bao lâu? 5. Một canô và một bè thả trôi sông cùng xuất phát xuôi dòng từ A về B. Khi canô đến B nó lập tức quay lại và gặp bè ở C cách A 4km. Canô tiếp tục đi về A rồi quay lại gặp bè ở D. Tính khoảng cách AD biết AB = 20km. 6. Một xe máy, nửa đoạn đường đầu có vận tốc 45km/h. Phần đường còn lại, nửa thời gian đầu xe có vận tốc 35km/h, nửa thời gian sau có vận tốc 25km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trên ca đoạn đường. Đề 4/ Phương trình cân bằng nhiệt 1. Một nồi đồng nặng 500g đang đựng 3 lít nước ở 30. Đổ vào nồi 5 lít nước ở 80. Tính nhiệt độ cân bằng. Nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/Kg.K, của nước là 4200 J/Kg.K 2. Một cái chậu bằng kim loại nặng 1kg đang đựng 5 lít nước ở 20. Đổ vào chậu 10 lít nước ở 100 thì có cân bằng nhiệt ở 72,6. Tính nhiệt dung riêng của chậu. 3. Một thau nhôm nặng 500g đang đựng 6l nước. Đổ vào thau 3 lít nước ở 100 thì có cân bằng nhiệt ở 40. Tính nhiệt độ ban đầu của nước trong thau. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K 4. Một cái cốc bằng thép (c = 460 J/kg.K) đang đựng 400g nước ở 20, cốc nặng 200g. Đổ vào cốc bao nhiêu gam nước sôi thì sẽ có cân bằng nhiệt ở 60? 5. Một cái cốc bằng nhôm nặng 300g đang đựng 0,5 lít nước ở 90. Pha vào cốc 0,4 lít nước ở 30. Tính nhiệt độ cân bằng. 6. Trong bình cách nhiệt đang chứa 2 lít nước ở 30. Bỏ vào bình đồng thời một thỏi nhôm nặng 1kg ở 60 và một thỏa đồng nặng 2kg ở 100. Tính nhiệt độ cân bằng. Đề 5/ Phương trình cân bằng nhiệt 1. Có hai bình cách nhiệt. Bình thứ nhất đựng 5 lít nước ở t 1 = 60, bình thứ hai đựng 1 lít nước ở t 2 = 20. Rót một ít nước từ bình một sang bình hai. Sau khi bình hai có cân bằng nhiệt thì rót trả từ bình hai về bình một lượng nước bằng lượng nước đã rót qua. Cuối cùng bình một có cân bằng nhiệt ở t = 59. Tính khối lượng nước đã rót qua, rót về. 2. Một bình cách nhiệt đang đựng m 1 = 500g nước ở 15. Đổ vào bình 700g bột nhôm lẫn bột thiếc đang ở 100. Hỗn hợp có cân bằng nhiệt ở 25,3. Tính khối lượng bột nhôm, bột thiếc. Biết nhiệt dung riêng của thiếc là 230 J/kg.K. 3. Một vật rắn ở nhiệt độ 150 được thả vào bình cách nhiệt đựng nước đã làm nhiệt độ của nước tăng từ 20 lên 50. Nhiệt độ của nước sẽ là bao nhiêu nếu thả thêm vào bình một vật rắn như thế nhưng ở 120? Bỏ qua sự bay hơi của nước. 4. Dẫn 100g hơi nước ở 100 vào bình cách nhiệt chứa 1 lít nước ở 20. Tính nhiệt độ cân bằng. 5. Tính nhiệt lượng cần truyền cho 800g nước đá đang ở -10 để nó trở thành nước ở thể hơi có nhiệt độ 100. Đề 6/ Sự chuyển thể của các chất 1. Bỏ m 1 = 300g nước đá ở 0 vào một bình cách nhiệt đang đựng m 2 = 1kg nước ở 60. Tính nhiệt độ cân bằng. 2. Bỏ m 1 = 3kg nước đá ở 0 vào một bình cách nhiệt đang chứa m 2 = 1kg ở 20. Hãy cho biết tình trạng của hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt. 3. Một bình cách nhiệt đang chứa 2 lít nước ở 80. Thả vào bình m 2 = 800g nước đá đang ở -20. Tính nhiệt độ cân bằng. 4. Thả m 1 = 1kg nước đá vào bình cách nhiệt đang chứa m 2 = 2kg nước đang ở 20. Nước đá có nhiệt độ đầu là -10. Hãy cho biết tình trạng của hỗn hợp khi có cân bằng. 5. Một bình cách nhiệt đang chứa một tảng nước đá nặng m 1 = 4kg ở nhiệt độ t 1 = -40. Đổ vào bình m 2 = 1kg nước ở 10. Hãy cho biết tình trạng của hỗn hợp khi có cân bằng. Đề 7/ Sự chuyển thể của các chất 1. Một bình cách nhiệt đang chứa một tảng nước đá nặng m 1 = 3kg. Đổ vào bình 1 lít nước ở 20, khi có cân bằng nhiệt thì khối lượng nước đá tăng thêm 100g. Tính nhiệt độ đầu của nước đá. 2. Một bình cách nhiệt đang chứa một tảng đá nặng m 1 = 4kg. Đổ vào bình 2 lít nước ở 40, khi có cân bằng nhiệt thì thể tích nước lỏng trong bình là 1,2 lít. Tính nhiệt độ đầu của nước đá. 3. Người ta đổ m 1 = 10kg chì lỏng đang ở nhiệt độ nóng chảy (t 1 = 327) vào một bình cách nhiệt kín đang chứa 10 lít nước ở 20. Tính nhiệt độ cân bằng. 4. Một bình cách nhiệt và kín đang chứa 20 lít nước ở 10. Đổ vào bình m kg chì lỏng đang ở 327, bình sau cùng có nhiệt độ là 80. Tính khối lượng m của chì. 5. Một bình cách nhiệt, kín đang chứa 5 lít nước lẫn một cục nước đá nặng 1kg. Đổ vào bình 40kg chì lỏng đang ở 327. Tính nhiệt độ cân bằng. Đề 8/ Lực đẩy Ácsimét – Sự nổi 1. Một thỏi nhôm hình trụ, đặc, diện tích đáy S = 20cm 3 , cao h = 40cm, được treo dưới một lực kế. Nhôm có D 1 = 2,7g/cm 3 a) Lực kế chỉ bao nhiêu? b) Lực kế chỉ bao nhiêu nếu nhúng khối nhôm vào nước: - Ngập một nửa chiều cao trong nước - Ngập hoàn toàn trong nước 2. Một miếng nhựa đặc trong không khí nặng 8N, cho vào nước nặng 5N. Tính thể tích và khối lượng riêng của miếng nhựa. Nước có D = 1kg/dm 3 3. Một thỏi sắt đặc, treo dưới một lực kế, khi được nhúng ngập trong nước thì lực kế chỉ 6,9N. Hỏi nếu cho thỏi sắt ngập trong dầu thì lực kế chỉ bao nhiêu? Biết sắt có D 1 = 7900kg/m 3 , nước có D 2 = 1g/cm 3 , dầu có D 3 = 0,8kg/dm 3 4. Một cục chì đặc treo dưới một lực kế được nhúng trong rượu ngập đến phân nửa thể tích. Lực kế chỉ 10,9N. Hỏi nếu cho miếng chì ngập hẳn trong nước thì lực kế sẽ chỉ bao nhiêu? Biết chì có D 1 = 11,3g/cm 3 , rượu có D 2 = 0,8g/cm 3 . 5. Một vật hình trụ, diện tích đáy S = 40cm 2 , chiều cao h = 20cm, khối lượng riêng D = 1,2g/cm 3 , treo vào lực kế. Vật được nhúng vào một cốc nước + dầu sao cho ngập trong nước 12cm chiều cao, ngập trong dầu 8cm chiều cao. Hỏi lực kế chỉ bao nhiêu? Đề 9/ Lực đẩy Ácsimét – Sự nổi 1. Một thanh gỗ hình trụ dài l = 20cm, khối lượng riêng D 1 = 0,9g/cm 3 được thả thẳng đứng vào một bể nước rộng. Nước có D 0 = 1g/cm 3 a) Tính phần chiều cao nhô khỏi mặt nước của thanh. Người ta đổ dầu (D 2 = 0,8g/cm 3 ) vào bẻ nước cho đến khi dầu khỏa mặt thanh gỗ. Tính bề dày của lớp dầu. 2. Một khối gỗ thể tích V = 3dm 3 , khối lượng riêng D = 700kg/m 3 được thả vào nước. Tính thể tích phần khối gỗ chìm trong nước. 3. Một cục gỗ hình lập phương, cạnh a = 20cm, có khối lượng riêng D 1 = 0,6g/cm 3 . Người ta khoét theo trục của cục gỗ một lỗ hình trụ, diện tích S=40cm 3 , bề sâu h rồi đổ đầy chì (D 2 =11,3 g/cm 3 )vào. Khi thả cục gỗ và chì này vào nước thì nó lơ lửng trong nước . Tính h. 4. Hai bình hình trụ thẳng đứng, đáy nằm trên cùng một mặt phẳng ngang được thông với nhau ở đáy bằng một ống thể tích không đáng kể. Biết các diện tích không đáng kể. Biết các diện tích đáy là S 1 =100cm 2 ,S 2 = 50cm 2 . Đổ vào bình một V=6lít nước a/ Tính chiều cao cột nước ở 2 bình b/ Tính áp suất tại một điểm trong nước ở bình 1, cách đáy 10cm c/ Tính áp suất và áp lực trên đáy mỗi bình 5. Hai bình hình trụ như bài 1. Biết S 1 =40cm 2 , S 2 =30cm 2 . Đổ vào bình 2 V=3,5lít dầu có D=0,8kg/dm 3 . a) Tính áp suất và áp lực trên đáy mỗi bình. b) Đặt vào trên mặt thoáng của dầu ở bình 1 một piston có tiết diện vừa khít lòng bình, có trọng lượng P=2N. Tính độ chênh lệch mực dầu ở hai bình. Đề 10/ Lực đẩy Ácsimét – Sự nổi 1. Hai bình hình trụ thông nhau đang đựng nước. đổ vào bình 1 một cột dầu (d=8N/dm 3 ) cao H=20cm. Tính độ chênh lệch mực nước ở hai bình 2. Hai bình A và B thông nhau, A đựng nước, B đựng dầu tới cùng một độ cao. x a/ Mở khóa K. chất lỏng ở bình nào sẽ chảy sang bình nào? Vì sao? b/Tính độ chênh lệch mực mặt thoáng 2 bình khi chất lỏng đã đứng yên. Ban đầucột dầu cao 40cm. 3. Một bình thông nhau gồm hai nhánh chứa nước biển. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở 2 nhánh chênh lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng. Trọng lượng riêng của nước biển và của xăng lần lượt là 10300N/m 3 và 7000N/m 3 . 4. Một ống hình trụ cao 25cm được đựng vuông góc với mặt nước, nhô lên khỏi mặt nước một đoạn x. người ta đổ dầu vào ống thì vừa đầy (dàu có D=0,8 g/cm 3 ).Tính x. 5. Một vật hình lập phương độ dài cạnh là a dìm ngập trong nước. Tính áp suất, áp lực tại mặt trên và mặt dưới của vật do nước gây ra. Đề 11/ Tổng ôn 1. Một người đi xe máy, trên nửa đoạn đường đầu có vận tốc 45km/h. Trên nửa đoạn đường còn lại người đó đi trong nửa thời gian đầu với vận tốc 25km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó trong toàn bộ lộ trình. 2. Một khối nhôm hình trụ, chiều cao h = 20cm, đáy hình tròn, bán kính r = 3cm. a) Tính trọng lượng của thỏi nhôm. Lấy = 3,14. Nhôm có D = 2700 kg/m 3 . b) Thật ra đem cân, khối lượng thật của thỏi nhôm là 986g. Tính thể tích lỗ rỗng trong thỏi nhôm. K 3. Hai ống hình trụ thẳng đứng, cùng tiết diện, được thông đáy bằng một ống nhỏ, chiều cao hai ống là 50cm, đang đựng nước cao đến h = 30cm. Rót dầu từ từ vào ống 1 cho đến khi dầu khỏa mặt ống. a) Tính độ chênh lệch mực nước giữa hai ống b) Tính áp suất trên đáy mỗi ống. Nước có D 1 = 1g/cm 3 , dầu có D 2 = 0,8g/cm 3 . 4. Thước thẳng AB đồng chất, tiết diện đều, chiều dài AB = 40cm, trọng lượng P 1 = 6N, đầu A treo vật có trọng lượng P 2 = 3N. Thước đặt trên một giá đỡ nằm ngang CD = 6cm. Xác định giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của khoảng cách AC để thước nằm cân bằng trên giá đỡ. 5. Một vại sành cách nhiệt đang chứa m 1 = 3kg nước và một cục nước đá khối lượng m 2 = 1kg. Đổ vào bình chì lỏng đang ở nhiệt độ nóng chảy (t 3 = 327 thì cuối cùng trong bình chỉ còn chì rắn ở t = 27. Tính khối lượng chì lỏng đã đổ vào. Biết: Nước đá có = 340 000 J/kg Nước có c 1 = 4200 J/kg.K, L = 2,3.10 6 J/kg B A D C Chì có = 25 000 J/kg, c 2 = 130 J/kg.K Đề 12/ Tổng ôn 1. Hai địa điểm A và B cách nhau 120km. Lúc 5h có hai người khởi hành cùng lúc: + Hòa đi từ A đến B, trên nửa đoạn đường đầu về phía B có vận tốc 40km/h, trên nửa đoạn đường sau có vận tốc 60km/h. + Khánh đi từ B về A với vận tốc đều 30km/h. a) Tính vận tốc trung bình của Hòa trên AB. b) Xác định vị trí và thời điểm hai người gặp nhau. c) Vẽ đồ thị vị trí theo thời gian của hai người trên cùng một hệ trục tọa độ. 2. Một miếng hợp kim vàng – bạc có trọng lượng trong không khí là P = 0,309N; trong nước là P 1 = 0,289N. Xác định tỉ lệ phần trăm vàng – bạc của miếng hợp kim, biết khối lượng riêng của nước, vàng, bạc lần lượt là 1g/cm 3 , 19,3g/cm 3 , 10,5g/cm 3 . 3. Một bể chứa nước (D 1 = 1g/cm 3 ), bên trên có một lớp xăng (D 2 = 0.7g/cm 3 ). Người ta thả thẳng đứng vào bể một thanh gỗ dài l = 24cm, khối lượng riêng D = 0,9 g/cm 3 . Thanh gỗ chìm hoàn toàn trong xăng và nước. Tính phần chiều dài thanh gỗ nằm trong nước. Hướng dẫn: tổng lực đẩy Acsimét của nước và xăng cân bằng với trọng lượng của thanh gỗ. 4. Thanh AB đồng chất, tiết diện đều có thể quay không ma sát quanh bản lề tại 0 gắn trên thành chậu như hình vẽ. I B Khi đổ nước vào chậu lên tới trung điểm I của thanh thì thanh cân bằng. Hãy tính khối lượng riêng của thanh, biết rằng OB = 2.OA. Nước có D = 1 kg/dm 3 . 5. Trong bình cách nhiệt đang chứa m 1 = 0,6kg nước và m 2 = 0,2kg nước đá. Thả vào bình một cục sắt khối lượng m 3 = 2kg đang ở 800. Tính khối lượng nước còn lại trong bình khi có cân bằng nhiệt. Nước đá có = 340 000 J/kg Nước có c 1 = 4200 J/kg.K, L = 2,3.10 6 J/kg Sắt có c 3 = 460 J/kg.K . vận tốc đều 12km/h gặp một người đi bộ ngược chiều với vận tốc đều 4km/h trên một đoạn đường thẳng. Tới 8h30 người đi xe đạp dừng lại, nghỉ 30’ rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận. đoạn đường. Đề 4/ Phương trình cân bằng nhiệt 1. Một nồi đồng nặng 500g đang đựng 3 lít nước ở 30. Đổ vào nồi 5 lít nước ở 80 . Tính nhiệt độ cân bằng. Nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/Kg.K,. Đổ vào bình 700g bột nhôm lẫn bột thiếc đang ở 100. Hỗn hợp có cân bằng nhiệt ở 25,3. Tính khối lượng bột nhôm, bột thiếc. Biết nhiệt dung riêng của thiếc là 230 J/kg.K. 3. Một vật rắn ở nhiệt

Ngày đăng: 29/08/2014, 22:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan