Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2009 tại htx kim long- t.p huế

56 912 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2009 tại htx kim long- t.p huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam, một nước mà gần 80% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp đang trên đà hội nhập và phát triển. Cùng với những thay đổi nhanh chóng của thế giới thì Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sự phát triển vượt bậc của những thành tựu khoa học kỹ thuật đang đặt ra cho con người nhiều thách thức, trong số đó nổi cộm hiện nay là vấn đề ô nhiễm môi trường,chiến tranh thiên tai và đặc biệt là gia tăng dân số. Trước vấn đề đó đã đặt ra những khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực và an ninh lương thực. Để có biện pháp giải quyết những vấn đề nói trên không còn cách nào khác là phải tăng vụ, đầu tư thâm canh, dùng giống mới chất lượng cao, trong đó biện pháp dùng phân hoá học đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng. Bên cạnh việc dùng phân đa lượng để bón cho cây trồng thì hiện nay nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã sử dụng phân bón lá để bổ sung thêm dinh dưỡng giúp tăng nhanh năng suất cây trồng. Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây họ đậu, cây công nghiệp, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Hiện nay lạc đứng thứ 2 sau đậu tương về sản lượng và diện tích gieo trồng. Lạc là nguồn nguyên liệu quan trọng hàng năm cung cấp cho ngành công nghiệp thực phẩm.Trong sản xuất thì mỗi hecta trồng lạc có thể để lại cho đất 40-80 kg đạm, đồng thời lượng lá rụng và thân lá dùng làm nguồn phân hữu cơ tốt có hàm lượng NPK tương đương với phân chuồng. Vì vậy lạc là một loại cây trồng luân canh xen canh cải tạo đất tốt. Ở Việt Nam lạc được coi là cây trồng đóng vai trò chủ đạo và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cho đến nay lạc được trồng phổ biến khắp cả nước nhưng năng suất lại chênh lệch khá lớn giữa các vùng.Nhìn chung năng suất lạc nước ta vẫn còn thấp so với tiềm năng của nó điều đó được chứng minh là trong hơn 25 quốc gia trồng lạc ở Châu Á, Việt Nam đứng thứ 5 về sản lượng nhưng năng suất vẫn còn thấp.

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam, một nước mà gần 80% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp đang trên đà hội nhập và phát triển. Cùng với những thay đổi nhanh chóng của thế giới thì Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sự phát triển vượt bậc của những thành tựu khoa học kỹ thuật đang đặt ra cho con người nhiều thách thức, trong số đó nổi cộm hiện nay là vấn đề ô nhiễm môi trường,chiến tranh thiên tai và đặc biệt là gia tăng dân số. Trước vấn đề đó đã đặt ra những khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực và an ninh lương thực. Để có biện pháp giải quyết những vấn đề nói trên không còn cách nào khác là phải tăng vụ, đầu tư thâm canh, dùng giống mới chất lượng cao, trong đó biện pháp dùng phân hoá học đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng. Bên cạnh việc dùng phân đa lượng để bón cho cây trồng thì hiện nay nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã sử dụng phân bón lá để bổ sung thêm dinh dưỡng giúp tăng nhanh năng suất cây trồng. Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây họ đậu, cây công nghiệp, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Hiện nay lạc đứng thứ 2 sau đậu tương về sản lượng và diện tích gieo trồng. Lạc là nguồn nguyên liệu quan trọng hàng năm cung cấp cho ngành công nghiệp thực phẩm.Trong sản xuất thì mỗi hecta trồng lạc có thể để lại cho đất 40-80 kg đạm, đồng thời lượng lá rụng và thân lá dùng làm nguồn phân hữu cơ tốt có hàm lượng NPK tương đương với phân chuồng. Vì vậy lạc là một loại cây trồng luân canh xen canh cải tạo đất tốt. Ở Việt Nam lạc được coi là cây trồng đóng vai trò chủ đạo và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cho đến nay lạc được trồng phổ biến khắp cả nước nhưng năng suất lại chênh lệch khá lớn giữa các vùng.Nhìn chung năng suất lạc nước ta vẫn còn thấp so với tiềm năng của nó điều đó được chứng minh là trong hơn 25 quốc gia trồng lạc ở Châu Á, Việt Nam đứng thứ 5 về sản lượng nhưng năng suất vẫn còn thấp. Thực tế cho thấy nếu trên diện tích rộng hàng chục ha, gieo trồng giống mới có kỹ thuật tiên tiến thì năng suất sẽ cao hơn nhiều so với trồng đại trà, điều này chứng tỏ rằng nếu áp dụng rộng rãi các biện pháp kỹ thuật thì sẽ cải thiện đáng kể năng suất thu hoạch được. 1 Hiện nay người dân sử dụng rất nhiều loại phân bón khác nhau để bón cho lạc nhưng bón loại phân gì cho phù hợp và bón như thế nào để đạt hiệu quả cao là một vấn đề đáng quan tâm.Cho dù có coi trọng những vấn đề khác như đất đai hoặc giống tốt mà xem nhẹ yếu tố phân bón thì đối với cây trồng nói chung, cây lạc nói riêng sẽ không bao giờ phát huy hết tiềm năng năng suất.Chính vì vậy phân bón là một trong những yếu tố góp phần tăng năng suất cây trồng. Vấn đề sử dụng phân hoá học liên tục trên những vùng đất thâm canh không những làm mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh phát sinh nhiều mà còn làm suy thoái dần độ màu mỡ của đất làm cho đất chai sạn dẫn đến cây trồng khó hút được dinh dưỡng qua rễ. Chính vì vậy bón phân qua lá cho lạc hiện nay là một hướng đi mới có ý nghĩa quan trọng trong kỹ thuật trồng lạc, ngoài bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng chúng còn giúp cây sinh trưởng khoẻ, ít sâu bệnh, đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng, năng suất ổn định đem lại hiệu quả cao cho ngành trồng lạc. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phân bón lá, một số ít trong đó không đảm bảo chất lượng gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng.Đa số đảm bảo chất lượng nhưng do người dân chưa quen với biện pháp mới, phun không đúng kỹ thuật cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng . Tuy nhiên hiện nay việc nghiên cứu phân bón qua lá đối với cây lạc còn nhiều hạn chế và việc sử dụng nó vẫn chưa rộng rãi ở các tỉnh miền Trung nói chung và trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói riêng. Để tìm ra một loại phân bón lá phù hợp và sử dụng chúng một cách hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là một vấn đề cấp thiết.Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ Xuân 2009 tại HTX Kim Long- T.P Huế’’ Mục đích của đề tài: Tìm hiểu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng,phát triển và năng suất lạc từ đó xác định loại phân nào có hiệu quả nhất đối với cây lạc nhằm khuyến cáo sử dụng rộng rãi trong sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho những hộ trồng lạc ở Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung. 2 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN DỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Mối quan hệ đất - cây trồng - phân bón Quan hệ đất- cây trồng - phân bón là mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau và được thể hiện qua sơ đồ dưới đây: Đất Phân bón Cây trồng Đất là môi trường sống , nơi tổng hợp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.Cây trồng cung cấp một lượng lớn sinh khối từ thân, rễ, lá…tạo nên một tầng thảm mục trên bề mặt đất. Đây là nguồn phân bón hữu cơ hết sức quan trọng giúp tăng độ phì nhiêu đất.Chính vì vậy mà cây trồng có thể sinh trưởng phát triển được trên đất mà không cần bón phân. Cây trồng có thể duy trì quá trình sinh trưởng phát triển của mình nhờ sự cung cấp dinh dưỡng từ đất mà không cần phân bón.Tuy nhiên để đạt năng suất cao, ổn định, chất lượng nông sản tốt thì bên cạnh các yếu tố như khí hậu, thời tiết, giống, kỹ thuật thâm canh…Chúng ta cần phải thêm các loại phân vô cơ nhằm hỗ trợ các phân bón hữu cơ. 2.2. Bón phân cân đối và hợp lý 2.2.1. Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý *Bón phân cân đối: Là việc cung cấp đầy đủ các nguyên tố với tỷ lệ thích hợp trong từng vùng sinh thái nhất định để đạt được năng suất cao nhất. Bón phân cân đối phải đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng cân đối: Cân đối giữa các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng. Cân đối giữa hàm lượng vô cơ và hữu cơ. Cân đối với từng lại cây trồng. *Bón phân hợp lý: Là sử dụng lượng phân bón thích hợp bón cho cây trồng đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái. Bón phân hợp lý là thực hiện bón phân cân đối và đảm bảo bốn đúng: đúng liều lượng, đúng loại phân, đúng tỷ lệ, đúng thời kỳ. Theo tổng kết của FAO có mười nguyên nhân chính làm giảm hiệu lực phân bón, trong đó bón phân không cân đối làm giảm năng suất từ 20-50%.[20] 3 2.2.2.Tác dụng của bón phân cân đối và hợp lý Có nhiều quan niệm khác nhau về phân bón và cách bón phân cho cây trồng. Bên cạnh những quan niệm cho rằng phân bón có ảnh hưởng tích cực đến cây trồng thì cũng không ít ý kiến cho rằng phân bón là hoá chất có ảnh hưởng xấu đến cây trồng và môi trường sinh thái. Tất cả những ý kiến trên đều có lập luận có phần đúng nhưng chưa phải hoàn toàn bởi nếu chúng ta biết sử dụng phân bón một cách cân đối và hợp lý thì không những không huỷ hoại môi trường mà còn làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản phẩm. Thực tế cho thấy bón phân cân đối và hợp lý có tác dụng: - Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất do không làm cây trồng phải khai thác triệt để các chất dinh dưỡng mà con người không cung cấp đủ cho nó. - Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất: Khi bón phân cân đối và hợp lý cây trồng có thể phát huy hết tiềm năng năng suất sẵn có. - Tăng phẩm chất nông sản: Tăng hàm lượng protein trong hạt ngũ cốc, vitamin trong rau quả, đường trong mía, giảm tích luỹ nitrat trong rau, làm hình dáng nông sản hấp dẫn hơn… - Bảo vệ nguồn nước, hạn chế khí thải độc hại làm ảnh hưởng đến môi trường. 2.3. Định luật yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất cây trồng Năm 1840, Liebig phát hiện ra yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất cây trồng. Nội dung định luật như sau: “Năng suất cây trồng tỷ lệ với nguyên tố khoáng có tỷ lệ thấp nhất so với yêu cầu của cây trồng”. Khi cây trồng không thể phát triển hoặc phát triển không bình thường thì cây trồng đó không cho năng suất hoặc năng suất thấp hơn so với bình thường, hoặc không đạt chỉ tiêu về chất lượng (protein, đườngs vi lượng ) ta nói rằng trong đất có yếu tố hạn chế. Sự thiếu hụt một nguyên tố khoáng sớm muộn cũng dẫn tới yếu tố hạn chế. 4 Việt Nam là quốc gia nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nên đất thường bị chua, thiếu lân, kali, magie và lưu huỳnh ở những vùng đất ẩm. Đất thường có khả năng hấp thu và lưu trữ chất dinh dưỡng thấp, thiếu đạm, các chất hữu cơ chóng bị vô cơ hóa[4]. Mặt khác, hơn một nửa diện tích đất trồng trọt có hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp và nhiều yếu tố hạn chế cần khắc phục như: độ chua, hàm lượng nhôm, độ mặn và kiềm cũng như khả năng giữ chất dinh dưỡng kém. Trong số các thiếu hụt về dinh dưỡng trong đất Việt Nam, lớn nhất và quan trọng nhất là thiếu hụt về đạm, lân, kali. Đây cũng là những chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ với lượng lớn nhất. Trong các vùng đất chua phèn, đất trũng thiếu lân trầm trọng; đất bạc màu, đất xám thiếu đạm, lân và kali. Đất đỏ bazan, đất cát biển thì sự thiếu hụt lưu huỳnh trở nên quan trọng. Về vi lượng có một số các yếu tố đáng chú ý, theo Phạm Đình Thái phân tích 216 mẫu đất, 92 mẫu cây cho thấy đa số đất Việt Nam nghèo nguyên tố vi lượng, tình trạng cân bằng âm trong đất ở mức trầm trọng. 5 Bảng 1: Nguyên tố dinh dưỡng thiếu hụt hoặc dư thừa ở những nhóm đất chính trên thế giới Nhóm đất Thiếu hụt Dư thừa Phù sa - Al; Mn; Fe Xám, xám bạc màu Hầu hết các chất Al; Mn; Fe Đỏ vàng P; Ca; Mg; Fe - Phèn P; Ca; B; Mo Al; Fe Cát Hầu hết các chất - Glây Mn Fe; Mo Mặn, mặn kiềm N; P; K; Zn; Fe; Mn; Cu Na; B; Cl Đen N; P S Podzon N; P; K và vi lượng Al Than bùn Cu - Xám nâu bán khô hạn P; K; Mg; Zn; Fe; Mn; Cu Na Xói mòn trơ sỏi đá P; Mn; Zn; Fe - (Nguồn: Dudal 1976, Clar 1982) 2.4. Xu hướng sử dụng phân bón cho cây trồng hiện nay 2.4.1. Trên thế giới Theo thống kê của các nhà khoa học thì phân bón đóng góp trên 50% trong việc tạo năng suất cây trồng. Xu hướng sử dụng phân bón trên thế giới cho cây trồng ngày càng tăng. Nếu năm 1905, 1906 tiêu thụ phân bón trên thế giới là 1,9 triệu tấn (tính theo nguyên chất) thì đến năm 1998, 1999 lên đến 138,22 triệu tấn so với 31 triệu tấn năm 1961, 1962 tăng 4,5 lần. Châu Á là khu vực có mức tiêu thụ phân hoá học lớn nhất, từ 3,12 triệu tấn năm 1961 tăng lên 17 triệu tấn năm 1973, 59 triệu tấn năm 1989 đến năm 1993 đã tăng lên 60,91 triệu tấn.Tính riêng khu vực Đông Nam Á, nơi có sản lượng lương thực theo đầu người tăng nhanh nhất nên phân bón cũng tăng mạnh nhất khoảng 20 lần trong vòng 20 năm. 6 Ngược lại với Châu Á thì Châu Phi là khu vực có mức tiêu thụ phân bón thấp nhất thế giới.Trong những năm 90 mức tiêu thụ phân bón của khu vực này tiếp tục giảm. Năm 1994, 1995 giảm 14,3% so với những năm trước, do đó năng suất các loại cây trồng ở Châu Phi mà đặc biệt là cây ngũ cốc có năng suất thấp nhất thế giới.[22]. Phân hóa học là sản phẩm của công nghệ khai khoáng cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất nếu biết sử dụng hợp lý.Sử dụng phân hoá học cũng là con đường ngắn nhất cải thiện vấn đề nghiêm trọng là nạn đói và thiêú lương thực thường xuyên xảy ra ở một số nước kém phát triển. Theo tính toán của FAO năng suất lúa của Châu Á phải đạt bình quân 3,2 tấn/ha năm 2010 và 4,75 tấn/ha năm 2030 mới đảm bảo nhu cầu lương thực tối thiểu cho người dân. Như vậy ở Châu Á với khả năng sử dụng phân bón như hiện nay của các nước đang phát triển trong vùng này thì số lượng phân bón để đạt năng suất 3,5 tấn/ha ngũ cốc vào năm 2010 là 230 kg (N + P 2 O 5 + K 2 O)/ha, 5,5 tấn/ha vào năm 2003 là 475 kg (N + P 2 O 5 + K 2 O)/ha.Với những nước đang phát triển thì ít hơn 160 kg/ha để đạt 3,5 tấn/ha và 380 kg/ha để đạt năng suất 5,5 tấn/ha[7]. Gần đây ở một số nước phát triển các nhà xã hội học và các nhà môi trường đang kêu gọi dụng rộng rãi nông nghiệp hữu cơ vì họ coi đây là giải pháp cân đối dinh dưỡng tối ưu,vừa đảm bảo tăng năng suất vừa an toàn môi trường sinh thái.Tuy nhiên thực tế đã chứng minh phân hữu cơ chỉ bổ sung dinh dưỡng và cải thiện đất chứ không thể thay thế phân vô cơ được[1]. Thực tế cho thấy nếu tận thu hết phân chuồng và tàn dư thực vật trong một trang trại để trả lại cho đồng ruộng, không sử dụng phân hoá học thì năng suất cây trồng giảm 30%, cân bằng dinh dưỡng bị phá vỡ và đất sẽ bị bạc màu. Về mặt lý thuyết, cần 23,6 tấn tàn dư thực vật mới có thể cung cấp đủ lượng đạm ngang với 100 kg urê, 24,2 tấn tàn dư thực vật mới có thể cung cấp đủ lượng P 2 O 5 ngang 100 kg tripsupe (TSP) và 12,3 tấn tàn dư thực vật mới có thể cung cấp đủ lượng K 2 O ngang với 100 kg KCl. Khoảng 20 - 25 tấn tàn dư thực vật mới có thể cung cấp được 150 kg NPK tương đương với 300 kg phân khoáng. Nếu dựa vào tàn dư thực vật để bón trả lại cho cây trồng thì phải 7 dùng tàn dư của 6-10 ha mới có thể cung cấp đủ cho dinh dưỡng cho 1ha thâm canh(A.L Anger,1993). Như vậy ta có thể thấy được tầm quan trọng của phân hoá học như thế nào. Do đó việc sử dụng và sự tăng nhanh sử dụng phân hoá học là con đường tất yếu phải đi của nông nghiệp nước ta và các nước đang phát triển. Sử dụng hợp lý phân hoá học và đi đúng hướng là một trong những việc làm nhằm cải thiện năng suất cây trồng và hạn chế ô nhiễm môi trường do phân hoá học gây ra. 2.4.2. Ở Việt Nam Theo các chuyên gia nông nghiệp, trong một vài năm gần đây, xu hướng sử dụng phân bón của nông dân đã có sự thay đổi. Nông dân giảm dần việc sử dụng phân đơn, nhất là phân urê và chuyển qua sử dụng ngày càng nhiều các loại phân bón tổng hợp NPK, phân vi sinh, phân hữu cơ đa số được sản xuất trong nước. Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT cho biết, 10 tháng đầu năm 2006, các nhà máy đã sản xuất và tiêu thụ trên 1,7 triệu tấn phân bón tổng hợp, vi sinh , tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2005. Tuy nhiên với việc sử dụng phân bón như vậy nhưng trong khi các nước phát triển, việc sử dụng phân bón có chiều hướng đi xuống thì tại các nước đang phát triển lại chiều hướng tăng mạnh, trong đó có Việt Nam. So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới, Việt Nam mới sử dụng phân bón ở mức 2%. Tuy nhiên mức này lại chiếm một nguồn đầu vào khá lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Theo các chuyên gia cho biết từ nay đến hết 2010, mỗi năm Việt Nam sẽ phải nhập khoảng trên 500 nghìn tấn phân bón như: DAP, lân, kali và việc nhập khẩu chỉ có khả năng chấm dứt vào năm 2020 khi các nhà máy trong nước sản xuất đủ lượng phân bón theo nhu cầu của thị trườn.[29]. Là nước nhập khẩu phân bón với lượng tương đối lớn nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại tình trạng nông dân sử dụng phân bón lãng phí. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do trình độ nông dân còn nhiều hạn chế, do quan niệm tập quán canh tác và hơn thế nữa do chưa hiểu hết tác dụng to lớn của việc bón phân cân đối và hợp lý chính vì vậy mà hiệu suất sử dụng phân bón hiện nay rất thấp, phân 8 đạm đạt mức 35-40%, phân lân và kali đạt mức 50%. Như vậy chỉ tính riêng phân urê,hàng năm chúng ta bón khoảng 2 triệu tấn thì hao tổn khoảng 1,2-1,3 triệu tấn. Do vậy chỉ cần tăng hệ số sử dụng thêm 5% thì hàng năm chúng ta tiết kiệm được ít nhất 100000 tấn urê[5]. Sử dụng phân hoá học hiện nay ở Việt Nam có thể chia thành 4 giai đoạn: - Từ năm 1961 - 1970: Giai đoạn này sử dụng phân hoá học còn thấp. Tổng số NPK bón cho một ha là 30 kg nguyên chất. Hiệu suất phân đạm cũng như phân lân chưa cao. Hiệu suất 1kg P 2 O 5 chỉ đạt 0,6 - 1kg thóc. - Từ năm 1971 - 1975: Giai đoạn này sử dụng phân hoá học có tăng lên. Tổng số bón cho 1 ha canh tác là 50 kg nguyên chất.Trong đó đạm bình quân bón đến 38 ka. Hiệu quả phân bón trong thời ký này khá cao, nhất là đạm. Hiệu suất 1 kg đạm từ 10 - 15 kg thóc. - Từ 1976 - 1980: Là giai đoạn chuyển tiếp, số lượng phân khoáng tuy có giảm song phải phục vụ cho toàn quốc nên luợng bón bị giảm khá nhiều. Tổng số NPK bón cho một ha chỉ đạt 34 kg nguyên chất. - Từ 1981 đến nay: Sử dụng phân hoá học tăng lên đáng kể, nhất là đạm, nhưng một thiếu sót quan trọng là tỉ lệ N:P:K không cân đối, số lượng phân lân và kali bón quá thấp. Ước tính tổng diện tích gieo trồng ở nước ta đến năm 2010 vào khoảng 12.285.000 ha, trong đó cây hàng năm là 9.855.500 ha và cây lâu năm khoảng 2.431.000 ha. Để thoả mãn nhu cầu phân bón cho các loại cây trồng trên các diện tích này, đến năm 2010 ta cần có 2.100.000 tấn phân urê, 300.000 tấn DAP, 3 triệu tấn phân NPK các loại, 1.400.000 tấn lân dạng super và nung chảy, 400.000 tấn phân kali [4]. 9 Bảng 2: Nhu cầu phân bón ở Việt Nam Năm Chỉ tiêu N P 2 O 5 K 2 O Tổng 2000 Nhu cầu (10 3 tấn) 1371,2 728,6 534,0 2633,8 Tỷ lệ N:P:K 1 0,516 0,378 2005 Nhu cầu (10 3 tấn) 1504,0 813,0 598,0 2915,0 Tỷ lệ N:P:K 1 0,541 0,398 2010 Nhu cầu (10 3 tấn) 1627,0 892,0 669,0 3118,0 Tỷ lệ N:P:K 1 0,548 0,411 2.5. Cơ sở lý luận của đề tài 2.5.1. Vai trò của cây lạc Lạc là cây trồng có giá trị kinh tế nhiều mặt bởi nó là cây họ đậu ngắn ngày, các chất dinh dưỡng trong hạt khá đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng và có hàm lượng cao. Cây lạc là cây trồng quan trọng xếp thứ 13 trong số các cây thực phẩm trên thế giới [7]. *Về giá trị dinh dưỡng: Sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc và thành phần dinh dưỡng chính của hạt là lipit chiếm 40,2 - 60,7%. Dầu lạc chỉ thua kém dầu ôliu là dầu thực vật tốt nhất. Hàm lượng protein trong hạt lạc khá cao chiếm từ 20 - 37,2%. Chất lượng protein của lạc chỉ kém của đậu tương. Trong protein lạc có chứa tới 13 axit amin quan trọng cần thiết cho hoạt động sống của con người. Ngoài ra nó còn chứa rất nhiều các vitamin và các nguyên tố khoáng quan trọng khác[8]. *Về vai trò cải tạo đất : 10 [...]... Nơi sản xuất:Công ty hợp danh sinh học nông nghiệp Sinh Thành, 625/2 KP.3, P.HBP, Quận Tân Bình - Tp.Hồ Chí Minh 3.3 Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của 4 loại phân bón lá trên đến: - Khả năng sinh trưởng, phát triển của lạc - Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất - Một số chỉ tiêu sinh lý - Hiệu quả kinh tế của 4 loại phân bón lá 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1.Các công thức thí nghiệm... và hợp lý cũng là một trong những yếu tố góp phần ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lạc trên địa bàn tỉnh 20 2.7 Những nghiên cứu về phân bón lá trên thế giới và ở Việt Nam 2.7.1 Những nghiên cứu về phân bón lá trên thế giới Lạc là loài cây trồng rất khó dự đoán về năng suất vì bộ phận thu hoạch chính của lạc là quả lạc nằm bên dưới mặt đất Để góp phần nâng cao năng suất lạc, các nghiên cứu về phân. .. trưởng từ khi gieo đến thu hoạch là 101 ngày 31 Tóm lại: Việc sử dụng phân bón lá trong thí nghiệm có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của lạc tuy nhiên ở mức độ rất thấp 4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến các chỉ tiêu sinh trưởng của lạc Sinh trưởng và phát triển của cây là hai quá trình sinh lý tổng hợp diễn ra song song, là kết quả của quá trình tổng hợp thực hiện chức năng sinh lý của cây Sự thay... trình sinh trưởng và phát triển của lạc là quá trình liên tục và kế tiếp nhau Giai đoạn sinh trưởng và phát triển trước tạo tiền đề cho giai đoạn kế tiếp sau Tuy nhiên có thể chia làm các thời kỳ nhỏ để nhận biết và tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp Qua theo dõi thời gian sinh trưởng và phát triển của lạc chúng tôi thu được kết quả ở bảng 8 Bảng 8: Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian sinh. .. với thân chính, sự phát triển của các cặp cành sẽ góp phần tạo nên bộ khung của cây và quyết định số lá trên cây Cành dài sẽ cho số lá lớn, đặc biệt chiều dài của cặp cành cấp một đầu tiên có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của lạc vì hoa ở cặp cành này có tỷ lệ hữu hiệu cao, cho nhiều quả chắc Vì vậy nghiên cứu sự phát triển của cành lạc, chúng ta đặc biệt quan tâm đến chiều dài của cành cấp 1 đầu... chứng(1000đ/ha) - Tổng chi phí phân bón lá( 1000đ/ha) - Lãi (1000đ/ha) 3.4.6 Phương pháp xử lý số liệu Sự sai khác về năng suất thực thu và các yếu tố cấu thành năng suất lạc được xử lý theo chương trình thống kê Statistic 3.4.7 Diễn biến thời tiết khí hậu trong quá trình thí nghiệm 29 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian sinh trưởng Thời gian sinh trưởng là khoảng... trộn vào phân bón lá rồi phun cho ướt một cái lá của cây mà thôi Sau đó dùng máy đo phóng xạ dò tìm thì chất phân bón lá I- giô - tôp (Isotopes) đã di chuyển khắp tất cả các lá, cành, tận từng đọt non cho đến rễ lớn nằm sâu dưới đất [21] Như vậy hiệu quả sử dụng của phân bón lá rất cao Ở Ấn Độ, khi phun 22kg N/ha lên lá vai tuần, vào thời gian 4 - 6 tuần lễ sau gieo tăng được năng suất lạc có tưới và. .. yếu tố cấu tạo mới là tiền đề cho sự phát triển và ngược lại, sự phát triển là quá trình biến đổi chất bên trong tế bào dẫn đến sự ra hoa lại có ảnh hưởng thúc đẩy sự sinh trưởng Như vậy giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau và đây là hai mặt của một quá trình biến đổi sinh lý sinh hóa và hình thái của cây có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau và không thể tách rời nhau được Đây là... sinh trưởng phát triển ổn định, chắc khỏe, ít sâu bệnh, chống được các điều kiện bất thuận (ngập úng, hạn, mặn, phèn, ) và cho năng suất cao + Phân bón lá ít bị mất đi so với phân bón qua rễ, nên hiệu quả sử dụng phân bón cao hơn + Tăng chất lượng nông sản và giá trị thương phẩm + Có thể sử dụng khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng của cây khi bộ rễ gặp trở ngại 2.5.5 Phân loại các loại phân bón lá. .. vì chúng có cùng điều kiện thí nghiệm Từ giai đoạn 5-6 lá trở về sau việc sử dụng phân bón lá đã đã có những thay đổi nhất định đến thời gian sinh trưởng ở một số thời kỳ sinh trưởng của cây lạc Thời gian từ khi gieo đến bắt đầu ra hoa : Đây là giai đoạn quan trọng quyết định năng suất của lạc vì giai đoạn này lạc đã tích lũy đủ về chất và bước vào giai đoạn ra hoa.Ở giai đoạn này giữa các công thức . chúng t i tiến hành đề t i: Nghiên cứu ảnh hưởng của m t số loại phân bón lá đến sinh trưởng, ph t triển và năng su t lạc vụ Xuân 2009 t i HTX Kim Long- T. P Huế’’ Mục đích của đề t i: T m hiểu. T m hiểu ảnh hưởng của m t số loại phân bón lá đến sinh trưởng ,ph t triển và năng su t lạc t đó xác định loại phân nào có hiệu quả nh t đối với cây lạc nhằm khuyến cáo sử dụng rộng rãi trong. nhiêu đ t. Chính vì vậy mà cây trồng có thể sinh trưởng ph t triển được trên đ t mà không cần bón phân. Cây trồng có thể duy trì quá trình sinh trưởng ph t triển của mình nhờ sự cung c p dinh

Ngày đăng: 29/08/2014, 21:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.3. Định luật yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất cây trồng

  • 2.5.5. Phân loại các loại phân bón lá

  • 2.5.6. Các biện pháp để nâng cao hiệu quả của phân bón lá

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan