khảo sát tình hình bệnh parvovirus trên chó tại hà nội và nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh

49 5.7K 31
khảo sát tình hình bệnh parvovirus trên chó tại hà nội và nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A MỤC LỤC PHẦN I - MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chó là giống vật nuôi được thuần hoá từ rất sớm và được nuôi rộng rãi ở khắp các quốc gia trên thế giới. Chúng rất giàu tình cảm và được coi là người bạn bốn chân trung thành nhất của con người cho dù lúc phú quý cũng như cơ hàn. Ngạn ngữ có câu: “ Khuyển mã chí tình – Con không chê bố mẹ khó, chó không chê chủ nghèo” để nói lên những đặc tính tốt đẹp của con chó. Với những bản tính: Nhanh nhẹn, mắt tinh, tai thính, khứu giác phát triển, thông minh và dũng cảm Chó được con người sử dụng vào rất nhiều công việc vào những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Chúng có thể thực hiện từ những công việc bình thường như: Giữ nhà, bắt chuột, chăn dắt gia súc, kéo xe làm cảnh đến những công việc phức tạp khó khăn, nguy hiểm trong các lĩnh vực như phát hiện, ma túy, bom mìn, chất nổ, tham gia săn bắt công tác săn bắt bảo vệ an ninh quốc phòng Chính vì chăn nuôi với mục đích đa dạng như vậy mà gần đây có rất nhiều giống chó ngoại được nhập vào nước ta làm phong phú thêm về số lượng và chủng loại các giống chó. Song song với sự phát triển đó thì tình hình dịch bệnh trên đàn chó ngày càng gia tăng. 1 1 1 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A Qua quá trình theo dõi tại phòng khám và điều trị chó mèo ở thành phố Hà Nội chúng tôi nhận thấy rằng bệnh ở đường tiêu hoá là một trong những bệnh gây thiệt hại nặng nề cho mọi lứa tuổi của chó và tỷ lệ chết rất cao. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ở đường tiêu hoá thì nguyên nhân do Parvo virut chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Đây là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm gây chết hàng loạt chó con. Chó lớn không chết nhiều nhưng lại là nguồn tàng trữ virut. Với tốc độ lâu lan nhanh, mạnh trong đàn và trong khu vực, tỷ lệ chết cao hơn nữa chi phí điều trị rất tốn kém đã gây ra thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi cho ở nước ta. Cho đến nay những tài liệu nghiên cứu về bệnh Parvovirus vẫn còn hạn hẹp và chưa có hệ thống. Đề góp phần làm tăng hiệu quả phòng trị bệnh, làm giảm thiệt hại cho ngành chăn nuôi chó đồng thời bổ sung các tài liệu nghiên cứu về chó. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Hà Nội và nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh”. 1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục đích - Xác định chó mắc bệnh Parvovirus theo các giống, lứa tuổi và theo mùa tại Hà Nội. - Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu (lâm sàng, huyết học, tồn thương đại thể và vi thể) trên chó mắc bệnh Parvovirus. - Nâng cao kiến thức thú y tại phòng mạch. 1.2.2. Yêu cầu - Nắm được quy trình chẩn đoán. - Ghi chép số liệu đầy đủ. 2 2 2 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ LOÀI CHÓ Xuất phát từ nhu cầu và thị yếu của người nuôi khuyển cảnh mà có rất nhiều giống cho được lai tạo hoặc du nhập vào Việt Nam. Mỗi một giống chó có những đắc điểm khác nhau về hình dạng bên ngoài và màu sắc lông 2.1.1. Một số giống chó nuôi ở Việt Nam. a. Nhóm cho ta hay chó nội địa. Chó ta được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng cách đây 3000 – 4000 năm trước công nguyên. Các nhà khoa học đã khẳng định nhóm chó ta có nguồn gốc từ chó sói lớn ( chó sói lửa – counalpinus). Do ở nước ta có tập quán nuôi chó thả rông, vì thế có sự phối giống một cách tự nhiên giữa các giống chó, kết quả là tạo ra nhiều thế hệ con lai với nhiều đặc điểm ngoại hình rất đa dạng từ tầm vóc đến kiểu tai, kiểu đuôi và bộ lông rất khác biệt về tên gọi thì người dân thượng dựa vào màu sắc bộ lông và địa phương để gọi tên như: Chó mực (nhóm chó có bộ lông màu đen), chó vàng (nhóm chó có bộ lông màu vàng) và chó ở vùng núi nào thì gọi tên của địa phương đó như chó Lào, chó H’Mông vì thế nên được xếp chung vào một nhóm chó ta. Chó ta có tầm vóc lớn trung bình, chó cái thường nhỏ hơn chó đực không đáng kể, thể trọng bình quân lúc 12-15 tháng tuổi đạt 9,83 – 11,01kg, đầu to vừa phải, mình thon nhỏ, cấu trúc cơ thể có dạng hình chữ nhật, cao vai trung bình 3 3 3 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A 38.8cm. Đường lưng thẳng, ngực khá sâu, bộ lông ngắn ôm sát thân, sợi lông hơi thô và thẳng, màu sắc thay đổi 1 hoặc nhiều màu: vàng, đen, trắng và vện. Đuôi dài 22,16cm thường là uốn cong trên lưng chiếm 61,16%. b. Chó Phú Quốc. Chó Phú Quốc là giống chó sinh sống phổ biến trên đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang – Việt Nam. Hình dạng tổng thể bên ngoài của một con chó săn. Đầu khá dài, sọ hơi gồ, da có nếp nhăn, mõm khá lớn. Mắt màu hung ánh lên vẻ hoang dã. Mũi đen, lỗ mũi hơi rộng. Quai hàm khoẻ và dài, môi đen, hàm răng phát triển tốt và cắn rất khít. Tai thẳng, hình dáng giống như vỏ ốc lật ngược, dựng đứng nhưng không nhọn lắm, mặt trong của tai ít lông. Cổ rất dài và mềm mại, rộng dần về phía vai. Bụng thon, đùi cơ bắp, cẳng chân dài và khoeo khá thẳng. Bàn chân duỗi ra, ngón ít cong, đế chân cứng. Đuôi rất linh hoạt và ngắn, cong tròn lên lưng, chót đuôi gần như chạm vào lưng. Lông rất ngắn và mọc rậm trên khắp cơ thể, ở giữa lưng và từ vùng thắt lưng đến vai, lông mọc ngược thành một dải dài. 2.3.2. Một số giống chó nhập ngoại a. Chó Becgie Đức (German Shepherd dog) German Shepherd là giống chó có nguồn gốc từ Đức, được phát hiện đầu tiên ở Berlin (năm 1989) là giống Becgie lông ngắn và tại Hanover (năm 1882) là giống Berger lông dài. Có giả thuyết cho rằng Becgie Đức là giống chó được tạo ra từ sự tạp giao tự nhiên giữa chó chăn cừu và chó sói. Theo David Alderton 1993 thì chó Berger Đức khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn và cơ bắp phát triển. Chó German Shepherd có tính ổn đinh rất cao trí tuệ và sự hài hoà giữa phần trước và phần sau của cơ thể. Có chiều dài lớn hơn chiều cao, cơ thể có chiều sâu. 4 4 4 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A Hiện nay giống chó này phân bố ở nhiêu nơi trên thế giới, nhưng tập trung chủ yếu ở châu Âu. Qua quá trình thích nghi với từng môi trường thuần hoá mà độ dài lông cũng như màu sắc lông thay đổi: đen nâu, đen vàng, đen xám thân hình vừa phải, con đực cao 61 – 66cm nặng 37-45kg, con cái cao 56-62cm, nặng 25-32kg. Mắt tròn đen tinh nhanh. Tai to, dựng đứng hướng về phía trước. Vai và chân săn chắc, bàn chân dầy, hai chân trước cao hơn hai chân sau. b. Chó Rottweiler Chó Rottweiler bắt nguồn từ con Mastiff của Ý. Nó được tạo giống ở thị chấn Rottwell. Chó Rottweiler có cơ thể mạnh mẽ và rất vạm vỡ đầu hình cầu khoảng cách giữa 2 vai rất rộng mặt dài gần bằng sọ hơi gãy, mõm phát triển. Mắt màu nâu đen với dáng vẻ trung thành. Tai hình tam giác và cụp về phía trước. Lưng phẳng, cổ và lưng tạo thành một đường thẳng, cấu trúc cơ thể có dạng hình vuông, chân trước khá cao, vai trung bình 69,5cm. Bộ lông ngắn cứng và rậm rạp. Màu lông đen với một ít đốm vàng ở gần 2 mắt, trên má, mõm, ngực và thân. 5 5 5 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A c. Chó Boxer Chó Boxer có nguồn gốc tại Đức được phát hiện năm 1850, chó Boxer được miêu tả như một con chó đẹp trong cái xấu vì chó có bộ mặt xấu xí nhưng lại rất ngoan và trung thành. Đầu cân đối với cơ thể, chán không có nếp nhăn mặt hơi ngắn hơn sọ, hàm dưới uốn cong lên và hở xa với hàm trên. Tai mọc ở phần cao của đầu, mũi lớn đen, chân cao khỏe, vai cao 58cm. Đuôi mọc ở phần cao mà thường được cắt ngắn màu sắc vàng hoặc vện. 6 6 6 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A d. Chó Chinhuahua Đây là giống chó lâu đời nhất ở Châu Mỹ và là giống chó có thân hình nhỏ nhất trong mọi loài chó trên thế giới. Tên của giống chó này được lấy tên từ bang Chinhuahua của Mexico, nơi mà các nhà thám hiểm đã tìm ra chúng. Chinhuahua có đầu tròn và mõm gắn, nó có đôi mắt to, tròn mầu sẫm gần như đen, đôi khi là màu đỏ rubi sẫm. Đôi tai đặc biệt to luôn vểnh. Thân hình chắc chắn, dài hơn so với chiều cao, đuôi uốn cong trên lưng hoặc vắt sang một bên. Ở Việt Nam rất phổ biến loài lông ngắn, màu lông thường là hạt dẻ vàng cát, màu bạc, xanh thép, nâu nhạt, chúng có lưng bằng và 4 chân thẳng chiều cao khoảng 15 – 23cm. Cân nặng từ 1 – 3 kg. 7 7 7 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A e. Chó Bắc kinh Giống chó Bắc Kinh tương đối nhỏ có trọng lượng trung bình ở chó cái là 2,66kg, ở chó đực 3,58 kg, đầu rộng, khoảng cách giữa 2 mắt lớn, mũi ngắn tẹt, trên mõn có nhiều vết nhăn, mặt gãy, mắt tròn lồi, đen tuyền và long lanh. Tai hình quả tim cụp xuống 2 bên, cổ ngắn và dày, có một cái bờm nhiều lông dài và thẳng. Chó Bắc Kinh có bộ lông màu luy pha nhiều lông mầu sẫm ở mặt lưng, hông, đuôi, đuôi gập dọc theo sống lưng kiểu đuôi sóc. 2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ 2.2.1. Thân nhiệt ( o C) Ở trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt của chó là 37,5 o C – 39,5 o C. Trong trạng thái bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tuỳ vào tính chất và mức độ bệnh. Theo Nguyễn Như Pho, nhiệt độ của cơ thể chó bình thường còn thay đổi bởi các yếu tố: tuổi tác (con non có nhiệt độ cao hơn con trưởng thành), giới tính (con cái có thân nhiệt cao hơn con đực). Sự vận động cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt của chó, khi vận động nhiều thân nhiệt của chó thường 8 8 8 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A cao hơn bình thường. Thân nhiệt của chó vào lúc sáng sớm thường thấp hơn buổi chiều và chênh lệch từ 0,2 o C – 0,5 o C. 2.2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút) Tần số hô hấp là số lần thở trong một phút. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc, trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu và trạng thái bệnh lý. Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hô hấp từ 18 – 20 lần/phút, chó nhỏ có tần số hô hấp 20 – 30 lần/phút . Chó thở thể ngực và tần số hô hấp còn phụ thuộc vào các yếu tố sau: Nhiệt độ bên ngoài môi trường: khi thời tiết quá nóng nên chó phải thở nhanh để thải nhiệt, ở chó nhịp thở có thể lên tới 100 – 160 lần/phút. Thời gian trong ngày: ban đêm và sáng sớm chó thở chậm hơn, buổi trưa và buôie chiều cho thở nhanh hơn. Tuổi: con vật càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm. Những con mang thai, sự sợ hãi cũng làm cho tần số hô hấp tăng lên. 2.2.3. Tần số tim (lần/phút) Tim co bóp hoạt động liên tục trong suốt cuộc đời con vật theo một nhịp điệu nhất định gọi là tâm trương. Tần số tim mạch được qui định bằng số lần tim co bóp trong 1 phút. Nhịp tim thể hiện cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý cơ thể cũng như của tim. Ở trạng thái sinh lý bình thường: Chó con: 200 – 220 lần/phút. Chó trưởng thành: 70 – 120 lần/phút. Chó già: 70 – 80 lần/phút 9 9 9 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A 2.3. SINH LÝ MÁU Máu là tấm gương phản ánh tình trạng và sức khỏe của cơ thể. Máu là nguồn gốc của hầu hết các chất dịch trong cơ thể: dịch nội bào, dịch gian bào, dịch bạch huyết và dịch não tủy. Tổng lượng máu gồm 54% máu lưu thông và dự trữ ở gan 20%, lách 16%, mao mạch dưới da 10%. Máu đảm nhiệm rất nhiều chức năng khác nhau vì nó là chất dịch mang các chất vận chuyển đi khắp cơ thể: vận chuyển O 2 từ phổi tới mô bào và CO 2 từ mô bào ra phổi để thải ra ngoài; mang các chất dinh dưỡng hấp thu từ hệ tiêu hóa đến mô bào, tổ chức để nuôi dưỡng, cung cấp năng lượng và là nguyên liệu để sinh tổng hợp các chất của cơ thể, mang các sản phẩm của quá trình trao đổi chất như CO 2 , ure, axit uric mang đến phổi, thận, da, mật để thải ra ngoài. Máu làm nhiệm vụ điều hòa thân nhiệt. Máu giữ chức năng điều hòa và duy trì cân bằng nội môi như nước, pH, áp suất thẩm thấu; máu mang các hormon và các chất sinh ra từ cơ quan này đến cơ quan khác, góp phần vào sự điều hòa trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển, đảm bảo sự cân bằng nội môi; máu mang các loại kháng thể và các loại bạch huyết có khả năng ngăn cản, tiêu diệt vi khuẩn và những mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Máu được cấu tạo bởi một số loại tế bào khác nhau hay còn gọi là thành phần hữu hình và huyết tương. 2.3.1. Thành phần dịch thể (hay còn gọi là huyết tương) Huyết tương chiếm 60% thể tích của máu. Huyết tương là dung dịch có màu vàng nhạt chứa đến 60% là nước, 40% là các protein huyết tương và rất nhiều chất khác. Các thành phần chính của huyết tương gồm: albumin tham gia cấu tạo mô bào, cơ quan trong cơ thể (hàm lượng albumin trong máu biểu thị khả năng sinh trưởng của gia súc); globulin miễn dịch (hay kháng thể); các yếu tố đông máu; các hormone; các chất điện giải (chủ yếu là Na và Cl, ngoài ra còn có Ca, Ka, P ) và các chất thải khác của cơ thể. 10 10 10 [...]... Hà Nội 3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.2.1 Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh Parvovirus ở chó theo giống, lứa tuổi và mùa 3.2.2 Xác định các triệu chứng lâm sàng chủ yếu trên chó mắc bệnh Parvovirus - Thân nhiệt - Tần số hô hấp - Tần số tim mạch 3.2.3 Xác định một số chỉ tiêu sinh lý máu trên chó mắc bệnh Parvovirus 3.2.4 Nghiên cứu các biến đổi bệnh lý đại thể, vi thể của một số cơ quan ở chó mắc bệnh 23 23 23 Khóa... lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo các giống, lứa tuổi và theo mùa trên đàn chó được nuôi tạo thành phố Hà Nội, chúng tôi tiến hành điều tra, tập hợp các bệnh án đã được khám và điều trị tại các cơ sở khảo sát Kết quả được trình bày ở bảng 4.2 Bảng 4.2 Tỷ lệ chó mắc bệnh theo giống 28 28 28 Khóa luận tốt nghiệp Nhóm Giống chó Vũ Thị Nam – Ty50A Số chó Số chó khảo sát (con) Chó ta 95 Chó Phú Quốc 135 Chó. .. Thạch [], tần số hô hấp của chó khoẻ mạnh nằm trong khoảng 36 – 37,5 lần/phút Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trên Theo dõi tần số hô hấp của chó mắc Parvovirus chúng tôi thấy: Tần số hô hấp của chó mắc bệnh trung bình từ 41,3 ± 0,3 lần/phút So với chó khoẻ thì tần số hô hấp của chó mắc bệnh tăng lên là do khi chó sốt cao, hàm lượng khí CO2 trong máu tăng, hàm lượng O 2... khám và điều trị chó mèo và động vật thú cảnh tại địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận Thời gian thực tập tại phòng khám thú y Animal ctừ ngày 14/01 chúng tôi đã căn cứ vào bệnh án để tiến hành nghiên cứu và phân loại bệnh, điều tra và theo dõi tổng số 1348 ca Kết quả nghiên cứu được chúng tôi trình bày ở bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 Bảng 4.1: Kết quả chẩn đoán bệnh của chó tới khám và điều trị tại phòng khám... Hoa Kỳ và Canada Đầu năm 1979 bệnh đã xuất hiện ở Úc, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp bệnh đã được ghi nhận lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1990 trên chó nghiệp vụ Giống Parvovirus chỉ gây nhiễm cho họ chó: Chó nhà, chó sói, chó có lông bờm cổ, cáo ăn cua, gấu mèo Mỹ Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh Thông thường hầu hết các con trưởng thành đều có kháng thể, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trên chó 14... Khuê * Chó mắc bệnh Parvovirus tại Bệnh xá thú y - Viện thú y Quốc Gia, Phòng khám thú y Animal care – 16/424 Thụy Khuê 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu - Bệnh xá thú y - Viện thú y Quốc Gia Địa điểm: 86 - Trường Chinh Quận Đống Đa – Hà Nội - Phòng khám thú y Animal care Địa điểm: số nhà 16 ngõ 424 Thuỵ Khuê - Phòng thí nghiệm bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm - Bệnh lý khoa Thú y Trường ĐHNN Hà Nội 3.2 NỘI... lệ chó mắc bệnh Parvovirus cũng ảnh hưởng và liên quan nhiều tới thời tiết và 31 31 31 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A khí hậu Để chứng tỏ điều này, chúng tôi tiền hành khảo sát, điều tra và tập hợp bệnh án những chó đã được đưa đến bệnh xá thú y và phòng khám thú y Animal care Kết quả được thế hiện qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.3 Bảng 4.4 Tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus theo mùa Mùa vụ Số con khảo. .. mắc bệnh Parvovirus, thân nhiệt trung bình của chó bệnh 35 35 35 Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A là 39,96 ± 0,099oC So với chó khoẻ mạnh, thân nhiệt của chó bệnh tăng cao hơn 1,51oC Theo R.Moraillon [], triệu chứng lâm sàng đầu tiên của chó khi bị virus tác động là sốt cao Như vậy, hiện tượng sốt của chó mắc Parvovirus đã biểu hiện rõ mức xâm nhập của mầm bệnh Theo chúng tôi, do tác động của. .. Thể tích trung bình của hồng cầu (µm3) - Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (Pg) - Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (%) - Sức kháng của hồng cầu (% NaCl) - Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) và công thức bạch cầu (%) 3.3.5 Nghiên cứu các tổn thương bệnh lý đại thể và vi thể của chó mắc bệnh Parvovirus Mổ khám chó mắc bệnh bị chết để quan sát tổn thương đại thể Lấy bệnh phẩm ngâm trong... cao là 35,04% Do bệnh Parvovirus là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh, mạnh trong đàn, thường gặp trên những giống chó ngoại và chó non chưa được tiêm phòng, sức đề kháng kém Lây truyền chủ yếu qua thức ăn, nước uống và tiếp xúc giữa chó bệnh và chó khoẻ 4.2 Điều tra tình hình mắc bệnh Parvovirus theo giống tại Bệnh xá thú y Viện thú y Quốc Gia và phòng khám thú y Animal care Sở . đề tài Khảo sát tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Hà Nội và nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh . 1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục đích - Xác định chó mắc bệnh Parvovirus. lứa tuổi và theo mùa tại Hà Nội. - Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu (lâm sàng, huyết học, tồn thương đại thể và vi thể) trên chó mắc bệnh Parvovirus. - Nâng cao kiến thức thú y tại phòng. theo sống lưng kiểu đuôi sóc. 2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ 2.2.1. Thân nhiệt ( o C) Ở trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt của chó là 37,5 o C – 39,5 o C. Trong trạng thái bệnh lý

Ngày đăng: 28/08/2014, 22:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan