Phân tích quan niệm của các nhà kinh tế CHLB đức về nền kinh tế thị trường xã hội liên hệ thực tiễn việt nam hiện nay

9 3.4K 63
Phân tích quan niệm của các nhà kinh tế  CHLB đức  về nền kinh tế thị trường  xã hội  liên hệ thực tiễn việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

4. Phân tích quan niệm của các nhà kinh tế CHLB Đức về nền kinh tế thị trường- xã hội. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay? Quan niệm của các nhà kinh tế CHLB Đức về nền kinh tế thị trường-xã hội: Quan niệm của các nhà kinh tế CHLB Đức về nền kinh tế thị trường- xã hội xuất hiện sau chiến tranh thế giới thứ II, các nhà kinh tế học của Đức cho rằng sự điều tiết kinh tế một cách độc tài, phát xít của nhà nước không mang lại hiệu quả. Họ phê phán chủ nghĩa độc tài, ‘’kinh tế chỉ huy’’, ủng hộ mạnh mẽ quan điểm tự do, “ sức mạnh tự do”, “con đường thứ ba”, “ kinh tế thị trường xã hội”… Các đại biểu của chủ nghĩa tự do mới ở Cộng hòa liên bang Đức: William Eukens, William Ropke, Muller Armack… đã đưa ra nhiều tư tưởng kinh tế nhằm khôi phục lại chủ nghĩa tự do. Trong số những tư tưởng đó, lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội của Muller-Armack là rất đáng chú ý . Quan điểm về nền kinh tế thị trường xã hội ở cộng hòa liên bang Đức được thể hiện qua 2 nội dung chính là: tư tưởng trung tâm của mô hình và các tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường xã hội. Thứ nhất ta tìm hiều về tư tưởng trung tâm của mô hình là tự do thị trường, tự do kinh doanh, không có sự khống chế độc quyền, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, bảo vệ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, độc lập kinh tế và chịu trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, thừa nhận vai trò nhất định của nhà nước. Không giống hoàn toàn với các quan điểm về nền kinh tế thị trường xã hội của các trường phái khác. Quan điểm về nền kinh tế thị trường xã hội của các nhà kinh tế học Cộng hòa liên bang Đức cho rằng nền kinh tế thị trương xã hội không phải là sự kết hợp giữa nền kinh tế thị trường hoạt động theo phương thức cũ của CNTB trước đây và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có kế hoạch thành một thể thống nhất. Theo cách diễn đạt của Muller-Armack nó thể hiện 1 chế độ có mục tiêu “ kết hợp nguyên tắc tự do với nguyên tắc công bằng xã hội trên thị trường”. Cũng thừa nhận vai trò của chính phủ giống như các nhà kinh tế học của các trường phái khác nhưng các nhà kinh tế học ở Cộng hòa liên bang Đức hạn chế rất nhiều sự can thiệp cuả chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Ở đây họ nhấn mạnh sự tự do: tự do trong tất cả các mặt về kinh doanh cũng như thị trường kinh doanh. Các nguyên tắc của chính phủ phải đảm bảo quyền tự chủ của người tiêu dùng và công dân phải chiếm địa vị thống trị. Từ đó mọi hoạt động chính trị, kinh tế phải được hoạch định trên cơ sở chú ý đến nhu cầu và nguyện vọng của cá nhân. Thứ 2: Họ đề cập đến các tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường xã hội: bao gồm 6 tiêu chuẩn chính: 1.Đề cao quyền tự do cá nhân: đảm bảo nguyên tắc tự do cá nhân, khuyến khích, động viên động lực cá nhân thông qua lợi ích kinh tế. Đảm bảo và nâng cao tự do về vật chất cho mọi công nhân bằng cách đảm bảo cơ hội kinh doanh cá thế bằng 1 hệ thống an toàn xã hội. 2. Thực hiện công bẵng xã hội theo nghĩa là công bằng trong khởi nghiệp và phân phối. Đồng thời cũng có chính sách phù hợp để giúp đỡ những người không trực tiếp tham gia vào quá trình kinh tế,. 3. Chính sách kinh doanh theo chu kỳ, Nhà nước phải có chính sách khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế, đảm bảo ổn định bên trong của xã hội. 4. Chính sách tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội: tạo ra khuôn khổ pháp lý về kết cấu hạ tầng cần thiết đối với quá trình phát triển liên tục về kinh tế. Chính sách tăng trưởng kinh tế phải tạo ra những kích thích cần thiết nhằm hiện đại hóa năng lực sản xuất ở các xí nghiệp trung bình. 5.Chính sách cơ cấu, được coi là tiêu chuẩn hạt nhân trong chính sách tăng trưởng. 6.Đảm bảo tính phù hợp với cạnh tranh trên thị trường, ngăn ngừa sự phá vỡ hay cạnh tranh quá mức trên thị trường. Hay nói cách khác hơn là tính tương hợp cả cạnh tranh đối với tất cả các hành vi của các chính sách kinh tế. Các tiêu chuẩn này luôn hỗ trợ và liên kết với nhau. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay: Hệ thống lý luận về kinh tế thị trường xã hội được Afred Muller Armack - nhà kinh tế học người Đức (1901 - 1978) - khởi xướng vào năm 1946 mà mục tiêu của nó là gắn kết chức năng kinh tế và chức năng xã hội. Việc áp dụng mô hình “kinh tế thị trường xã hội” đã tạo ra một thời kỳ phát triển vượt bậc cho nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức. Nghiên cứu mô hình “kinh tế thị trường xã hội” CHLB Đức ở nhằm nhận thức rõ hơn vai trò của Chính phủ trong điều tiết nền kinh tế vĩ mô và giúp Nhà nước ta có thể đưa ra những can thiệp vào nền kinh tế một cách có hiệu quả hơn trong điều kiện hiện nay. Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường xã hội được nhấn mạnh bằng hai nguyên tắc hỗ trợ - tương hợp. Nguyên tắc hỗ trợ xác định chức năng của Chính phủ phải duy trì cạnh tranh hiệu quả, đảm bảo quyền tự do hoạt động kinh tế của các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân; ổn định hệ thống tài chính - tiền tệ; duy trì và bảo vệ sở hữu tư nhân; giữ gìn trật tự an ninh; phát triển mạng lưới an sinh và công bằng xã hội. Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc tương hợp, đòi hỏi Chính phủ thực hiện sự can thiệp của mình bằng các chính sách như: toàn dụng nhân lực, tăng trưởng, chống chu kỳ, thương mại và chính sách đối với các ngành và các vùng lãnh thổ. Như vậy, vai trò của Chính phủ được nhấn mạnh khi cạnh tranh không có hiệu quả hay khi có những tác động tiêu cực của cạnh tranh làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế, thực hiện chức năng xã hội nhằm đảm bảo hài hòa giữa lợi ích và công bằng trên quan điểm “Nhà nước ít hơn, thị trường nhiều hơn”. Với những đặc trưng trên, có thể nói kinh tế thị trường xã hội là sự cố gắng tổng hợp những ưu điểm của chủ nghĩa tư bản và những cái mạnh của trào lưu xã hội dân chủ, là một biến thể của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Đó là đến một trình độ phát triển nhất định, trong những điều kiện cụ thể, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa không thể tự giải quyết hiệu quả tất cả các vấn đề phát triển, nhất là các mục tiêu phát triển xã hội và con người, nó cần có thêm “bàn tay hữu hình” của Chính phủ để định hướng quá trình phát triển đúng quỹ đạo. Tiếp thu những lý luận về kinh tế thị trường xã hội ở Đức nói riêng và các lý thuyết kinh tế thị trường của nhân loại nói chung, Việt Nam đã lựa chọn cho mình mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; thực hiện “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”[1], góp phần đảm bảo “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[2]. Như vậy, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam đòi hỏi Chính phủ không chỉ thực hiện nguyên tắc hỗ trợ - tương hợp với thị trường mà yêu cầu Nhà nước cùng một lúc phải thực hiện nhiều vai trò khác nhau. Bên cạnh vai trò xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo dựng và cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường, nhà nước còn phải thực hiện cả chức năng sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh và công bằng xã hội cho người dân, đảm bảo cho sự phát triển tối đa yếu tố con người. Ở Việt Nam, chính phủ có một vai trò rất lớn, các doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam cũng tự do kinh doanh, nhưng dưới sự dám sát và bảo hộ của nhà nước, ở đây chính phủ có sự can thiệp khá nhiều vào thị trương kinh doanh cũng như ngành nghề kinh doanh. Hầu hết chính phủ Việt Nam là người định hướng nhu cầu cũng như việc đưa ra mặt hang sản xuất có nhu cầu lớn trên thị trường. Ngoài ra các bộ luật ở Việt Nam cũng khá phức tạp và rườm rà cho các doanh nghiệp co nhu cầu phát triển ra bên ngoài cũng như việc vay vốn để mở rộng sản xuất. Hiện nay, Việt Nam là nước đang phát triển, do đó việc khuyến khích sản xuất là việc hết sức quan trọng. Tuy nhiên cũng mang nhiều rủi ro, việc các cá nhân ồ ạt mở các công ty sản xuất nhỏ lẻ, mang lại ít lợi nhuận kinh tế, không có kinh nghiệm kinh doanh, thị trường nhỏ, sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ phá sản, với các trường hợp này chính phủ phải có sự can thiệp hỗ trợ hoặc đưa ra hướng giải quyết cho doanh nghiệp. Những tiến bộ các nhà kinh tế CHLB Đức về nền kinh tế thị trường-xã hội Các lý thuyết về nền kinh tế thị trường-xã hội của các nhà kinh tế CHLB Đức đều nhận thấy những hạn chế của cơ chế thị trường tự do cạnh tranh (nhất là lạm phát, thất nghiệp, bất công xã hội, khủng hoảng kinh tế chu kỳ,), đều đưa ra những cách giải quyết khác nhau về nguyên nhân và đưa ra những giải pháp khắc phục. Đã quan tâm đến tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích cạnh tranh đồng thời quan tâm đến những vấn đề xã hội. Có sự đánh giá tầm quan trọng và hiệu quả can thiệp của Nhà nước vào kinh tế ở mức độ khác nhau, đã đưa ra một số giải pháp, chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước Những hạn chế của các nhà kinh tế CHLB Đức về nền kinh tế thị trường-xã hội là: + Giải thích hiện tượng, nguyên nhân khủng hoảng kinh tế mang tính chất chủ quan, phiến diện dựa vào yếu tố tâm lí xã hội, tâm lí tiêu dùng mà không thấy được tính tổng thể, mối liên hệ biện chứng giữa các hiện tượng và quá trình kinh tế. + Chưa vạch rõ nguyên nhân, bản chất của các hiện tượng kinh tế như thất nghiệp, lạm phát, bất công, do đó đưa ra liều thuốc chữa chạy mang tính hiệu quả nhất thời và phiến diện. Tóm lại, vẫn không giải quyết được triệt để mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản không chữa được tận gốc rễ căn bệnh của chủ nghĩa tư bản. Vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ thể hiện ở những nội dung cụ thể sau: Một là, Chính phủ phải khơi dậy và bảo vệ các yếu tố của thị trường, thúc đẩy cạnh tranh có hiệu quả tạo sự hỗ trợ cần thiết cho nền kinh tế thị trường phát triển: - Đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội và thiết lập khuôn khổ luật pháp để tạo môi trường thuận lợi cần thiết cho các hoạt động kinh tế. - Đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hạn chế độc quyền, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển theo hướng bền vững. - Chính phủ trong nền kinh tế thị trường đóng vai trò rất lớn trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô. Thông qua những chính sách tài chính và chính sách tiền tệ sẽ giúp bình ổn giá cả, giảm lạm phát, thúc đẩy nền kinh tế hoạt động một cách hiệu quả. - Thực hiện các chính sách an sinh và công bằng xã hội, nâng cao mức sống của các nhóm dân cư có thu nhập thấp nhất, bảo vệ các thành viên của xã hội trước những biến cố bất thường về kinh tế, xã hội. Điều này đòi hỏi Chính phủ phải thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân hợp lý; các chính sách về bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội và các chính sách xã hội khác. - Bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu. Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất trước những hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu cả về kinh tế, xã hội, do đó, Chính phủ cần phải có những chính sách nhằm khuyến khích nền kinh tế thực hiện sản xuất và tiêu dùng “xanh”, đồng thời hỗ trợ người dân ứng phó với những tác động tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Hai là, Chính phủ cần phải hoạch định các chính sách kinh tế phù hợp với sự vận động của các quy luật trong nền kinh tế thị trường đồng thời phải đảm bảo được các mục tiêu kinh tế - xã hội của mình. Chính phủ định hướng cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế và thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển đúng định hướng lên chủ nghĩa xã hội. Sự định hướng của Chính phủ cần theo hướng giảm can thiệp hành chính, trực tiếp, để chuyển sang phương thức can thiệp gián tiếp, có tính định hướng và giám sát nhiều hơn, tuân thủ các yêu cầu và lợi ích thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm hài hòa các lợi ích trong quá trình phát triển. Tăng cường vai trò các loại quỹ bình ổn thị trường nhằm hạn chế lạm phát, ổn định đời sống người dân. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tăng cường quản lý và hướng dẫn toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua chiến lược và quy hoạch phát triển mang tính tổng thể, chính sách tài chính và tiền tệ ổn định, sự hoạt động hiệu quả của thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể để dẫn dắt nền kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện tốt vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quản lý kinh tế vĩ mô, bao gồm: - Nguyên tắc phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững. Đây là một trong những nguyên tắc xuyên suốt trong toàn bộ các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI. Phát triển bền vững đòi hỏi: xóa bỏ nghèo đói và bóc lột; giữ gìn và bảo vệ các nguồn tài nguyên, hệ sinh thái; tăng trưởng kinh tế, văn hóa - xã hội; sự thống nhất hài hòa giữa bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển kinh tế trong hoạch định chính sách. - Nguyên tắc kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Quan điểm này coi kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. - Nguyên tắc nền kinh tế tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Điều này cho phép huy động và khai thác được tối đa các nguồn lực cho sự phát triển của đất nước. - Nguyên tắc bảo đảm quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Chính phủ bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch hướng đến thúc đẩy sự định hình vững chắc các quan hệ kinh tế thị trường ở nước ta. - Nguyên tắc quản lý bằng pháp luật, kế hoạch. Chính phủ quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất. Trong các công cụ này, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Các nguyên tắc trên được thực hiện nhằm đảm bảo sự quản lý nền kinh tế vừa đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn tôn trọng các quy luật khách quan của cơ chế thị trường. Như vậy, để Chính phủ thực hiện tốt các nguyên tắc quản lý nền kinh tế, theo tác giả cần chú trọng vào một số giải pháp sau: - Trước hết cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng kinh tế của Chính phủ để tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Chính phủ vừa phải thực hiện vai trò quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế thông qua các công cụ kinh tế, pháp luật, hành chính, tức là, cần ổn định môi trường chính trị, kinh tế, xã hội, tạo dựng một khuôn khổ thể chế và pháp lý minh bạch, hiệu quả, hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển của tất cả các thành phần kinh tế, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời cần phải phát huy tính hiệu quả của thành phần kinh tế nhà nước nhằm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. - Từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, bao gồm: cải cách tổ chức bộ máy hành chính, thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; thực hiện tốt công tác tuyển dụng, đào tạo và chế độ ưu đãi đối với nhân tài trong lĩnh vực quản lý nhà nước. - Đổi mới tính chất, nội dung, phương pháp lập kế hoạch, tạo tính thống nhất cao từ trung ương đến địa phương của các kế hoạch, chiến lược, quy hoạch bảo đảm định hướng phát triển trong ngắn hạn hay dài hạn đảm bảo tính thống nhất trong cân đối các nguồn lực xã hội; xác định các cân đối trên thị trường: cân đối giữa cung - cầu, cân đối giữa tiền và hàng ; xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung cho các ngành, vùng, lĩnh vực và định hướng cho các ngành, các cấp xác định phương hướng đầu tư, phát triển một cách lâu dài. - Coi trọng đúng mức chức năng “làm kinh tế” của thành phần kinh tế nhà nước. Thực hiện tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp nhà nước, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách, là công cụ hữu hiệu để nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô và định hướng xã hội chủ nghĩa. - Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoàn thiện, hiện đại đảm bảo cho hoạt động kinh tế bao gồm: cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc, dự trữ quốc gia ) cơ sở hạ tầng văn hoá xã hội như giáo dục, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế. - Phát triển mạng lưới an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xây dựng, bảo đảm thực thi có hiệu quả các chính sách xã hội đảm bảo cho các chủ thể thị trường đạt được mục tiêu lợi nhuận cao, vừa tạo ra môi trường chính trị, xã hội ổn định hài hòa, làm nền tảng cho phát triển bền vững kinh tế và từng bước thực hiện mục tiêu định hướng XHCN. Cụ thể là, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, học nghề, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Chính phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, trong đó chú trọng các chính sách giảm nghèo đối với các huyện nghèo; bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin cho người dân, đặc biệt là người lao động có thu nhập thấp, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, - Thực hiện tốt vai trò quản lý của Nhà nước trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. Thể chế hóa, pháp luật hóa các mục tiêu chung về bảo vệ môi trường vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội; Thiết lập sự liên kết, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường giữa cơ quan chuyên trách với các ngành, lĩnh vực khác có liên quan đến môi trường; đào tạo, nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn cho các đội ngũ cán bộ, nhân viên có chức năng thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên, môi trường; Đầu tư kinh phí, xây dựng kế hoạch thay đổi và chuyển giao công nghệ xanh, sạch nhằm bảo vệ môi trường; nâng cao nhận thức của người dân, các tổ chức, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, tác động của biến đổi khí hậu và có cơ chế chính sách hỗ trợ người dân trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, . 4. Phân tích quan niệm của các nhà kinh tế CHLB Đức về nền kinh tế thị trường- xã hội. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay? Quan niệm của các nhà kinh tế CHLB Đức về nền kinh tế thị trường -xã. trường -xã hội: Quan niệm của các nhà kinh tế CHLB Đức về nền kinh tế thị trường- xã hội xuất hiện sau chiến tranh thế giới thứ II, các nhà kinh tế học của Đức cho rằng sự điều tiết kinh tế một cách. kinh tế thị trường xã hội của các trường phái khác. Quan điểm về nền kinh tế thị trường xã hội của các nhà kinh tế học Cộng hòa liên bang Đức cho rằng nền kinh tế thị trương xã hội không phải là

Ngày đăng: 27/08/2014, 16:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan