nghiên cứu hàm long sơn chí- tác giả và tác phẩm

152 603 2
nghiên cứu hàm long sơn chí- tác giả và tác phẩm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HÀ (THÍCH HOẰNG TRÍ) NGHIÊN CỨU HÀM LONG SƠN CHÍ- TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2014 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HÀ (THÍCH HOẰNG TRÍ) NGHIÊN CỨU HÀM LONG SƠN CHÍ- TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Nguyễn Tá Nhí 2. PGS. TS. Lã Minh Hằng Chuyên ngành : HÁN NÔM Mã số : 62.22.40.01 HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả và số liệu nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận án NGUYỄN HÀ (THÍCH HOẰNG TRÍ) QUY ƯỚC VIẾT TẮT ĐHSC Đỉnh Hồ sơn chí PĐTSL Phổ Đà sơn chí HLSC Hàm Long sơn chí BQTSL Báo Quốc tự sự lục LXSC Lưỡng Xuân sơn chí BAVH Bulletin des Amis du Vieux Hué 30a4 Tờ 30, trang a, dòng 4 Tp Thành phố UBKHXHVN Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam T5 Tập 5 MỤC LỤC NGHIÊN CỨU HÀM LONG SƠN CHÍ 1 TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1 NGHIÊN CỨU HÀM LONG SƠN CHÍ 2 TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 2 MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Tính cấp thiết của đề tài 3 2. Phương pháp nghiên cứu 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Đóng góp mới của luận án 5 6. Kết cấu luận án 6 PHẦN NỘI DUNG 7 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HÀM LONG SƠN CHÍ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Giới thuyết về Hàm Long sơn chí 7 1.1.1.Tên chùa, tên núi và tên gọi “Hàm Long” 7 1.1.2. Hàm Long sơn chí mang loại hình văn học chức năng trong nền văn học trung đại Việt Nam 11 1.2. Các nghiên cứu về tác giả- nhà sưu tầm và biên soạn tác phẩm Hàm Long sơn chí 12 1.2.1. Về Trần Viết Thọ (1836-1899) 12 1.2.2. Về Nguyễn Phúc Hồng Vịnh (1851-?) 16 1.2.3. Về tác phẩm Hàm Long sơn chí 18 * Tiểu kết chương 1 20 Chương 2. THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA TRẦN VIẾT THỌ 21 VÀ NGUYỄN PHÚC HỒNG VỊNH 21 2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội và khuynh hướng văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 21 2.1.1. Bối cảnh lịch sử- xã hội nửa cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX 21 2.1.2. Các khuynh hướng văn học trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX 25 2.2. Tác giả Hàm Long sơn chí: Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh 26 1 2.2.1. Trần Viết Thọ, hiệu Điềm Tịnh cư sĩ 27 2.2.2. Nguyễn Phúc Hồng Vịnh, hiệu Như Như đạo nhân 35 2.3. Những tình tiết mở rộng khi nghiên cứu cuộc đời Như Như đạo nhân và Điềm Tịnh cư sĩ 41 2.3.1.Mấy câu hỏi đáng suy nghĩ về tư tưởng của hai tác giả 41 2.3.2. Con đường đưa Điềm Tịnh cư sĩ và Như Như đạo nhân đến với đạo Phật 44 * Tiểu kết chương 2 48 Chương 3. NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM HÀM LONG SƠN CHÍ 50 3.1. Tiền đề cho việc viết Hàm Long sơn chí 50 3.1.1. Núi Hàm Long và chùa Báo Quốc 50 3.1.2. Nhân duyên và niên đại ra đời của tác phẩm 52 3.1.3. Ý nghĩa của việc biên soạn tác phẩm Hàm Long sơn chí 58 3.2. Đôi nét về văn bản và nội dung tác phẩm Hàm Long sơn chí 60 3.3. Khảo cứu văn bản Hàm Long sơn chí 63 3.3.1. Tập Hàm Long sơn chí tổng mục 含含含含含含 63 3.3.2. Tập Lãm sơn tự 含含含 68 3.3.3. Tập Hàm Long sơn chí quyển tam chi nhất 含含含含含含含含 74 3.3.4. Tập Tường Vân tự sự lục 含含含含含 78 3.3.5. Tập Thiên hoa cửu biện đồ 含含含含含 80 3.3.6. Tập Giới kỳ khánh liên 含含含含 83 * Tiểu kết chương 3 89 Chương 4. GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA HÀM LONG SƠN CHÍ 91 4.1. Giá trị nội dung của Hàm Long sơn chí 91 4.1.1. Giá trị lịch sử của Hàm Long sơn chí 91 4.1.2. Những giá trị tư tưởng hàm chứa trong Hàm Long sơn chí 106 4.2. Giá trị nghệ thuật của Hàm Long sơn chí 114 4.2.1. Văn học nghệ thuật 115 4.2.1.1. Về Thơ 115 4.2.1.2. Về Từ 121 4.2.1.3. Về Phú 123 4.2.1.4. Về Đối liên 124 4.2.1.5. Về Truyện 127 4.2.1.6. Về Ký 129 4.2.2. Văn học chức năng 130 4.2.2.1. Về Ngữ lục 130 4.2.2.2. Về Biện, luận 131 4.2.2.3. Về Tựa bạt 132 4.2.2.4. Về Tế văn 135 4.2.2.5. Về Chiếu, chỉ, biểu, dụ, sớ 136 2 * Tiểu kết chương 4 136 PHẦN KẾT LUẬN 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO 142 PHẦN PHỤ LỤC 148  PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn học triều Nguyễn chiếm khối lượng tác phẩm và số lượng tác gia lớn nhất trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Các tác gia, tác phẩm đó đã tạo nên diện mạo của văn học giai đoạn này: đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung. Trong số các tác gia giai đoạn này, thì những người xuất thân từ hoàng tộc chiếm đa số. Có thể kể tên các tác gia tiêu biểu như Tùng Thiện vương, Tuy Lý vương, Tương An quận vương, Công chúa Mai Am.v.v. Ngay cả các vị hoàng đế Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức cũng có biệt tài văn hay chữ tốt, sáng tác với số lượng tác phẩm thơ văn lên đến trên dưới mười ngàn bài. Trong số các tác gia hoàng tộc triều Nguyễn, nổi bật là Nguyễn Phúc Hồng Vịnh 阮福洪永 hiệu Như Như đạo nhân 如如 道人 với tác phẩm Hàm Long sơn chí (HLSC) 含龍山志 được soạn chung với Phó bảng Trần Viết Thọ 陳曰壽, hiệu Điềm Tịnh cư sĩ 恬靜居士. Việc sưu tầm, dịch chú, giới thiệu tác phẩm này sẽ góp phần tạo dựng nên diện mạo chung cho văn học Hán Nôm trên đất cố đô thời Nguyễn. Thật may mắn cho chúng tôi, trong quá trình tìm tòi tư liệu, sách vở ở các thư viện công và các tủ sách tư nhân để đề xuất đề tài luận án tiến sĩ, chúng tôi nhờ duyên hàn mặc, đã thủ đắc tác phẩm HLSC. HLSC đã ghi lại những biến cố xã hội của vùng đất Thuận Quảng, khi Thuận Quảng còn là một bộ phận của Đàng Trong dưới sự trị vì của các chúa Nguyễn - đối lập với Đàng Ngoài dưới sự trị vì của triều đình Lê-Trịnh; là vùng đất của một nước quân chủ dưới thời nhà Nguyễn; là vùng đất của một nước thuộc địa - nửa phong kiến, một vùng đất của cái gọi là Nam triều. Đặt tác phẩm này trong những không gian Nam- Bắc phân chia suốt bốn thế kỷ (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX) để nhận ra rằng, nó nằm trong thiết chế văn hoá - tư tưởng “Nho Thích song hành” hay “cư Nho 3 mộ Thích” của Đàng Trong, của triều Nguyễn, Nam triều. HLSC đã thể hiện được một khuynh hướng văn học của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. HLSC là một tác phẩm mang những đặc trưng của văn học trung đại: tác giả của nó là các nhà nho; được thể hiện bằng ngôn ngữ Hán - Việt, ký tự bằng chữ Hán; các thể loại trong HLSC là các thể loại của văn học trung đại; độc giả của nó là những người biết chữ Hán. Vì vậy, nghiên cứu HLSC, phải làm sáng tỏ giá trị đa chức năng về văn học, sử học và tư tưởng - triết học của nó. Với những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình: Nghiên cứu Hàm Long sơn chí - tác giả và tác phẩm. 2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp văn bản học được sử dụng để tìm ra văn bản gần nhất với bản gốc HLSC. 2. Các phương pháp luận sử học được vận dụng để khái quát hoá những hoàn cảnh chính trị, lịch sử - xã hội, văn hoá - tư tưởng làm nảy sinh các khuynh hướng văn học của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, và trong việc xây dựng một cách chân thật tiểu sử của Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh. 3. Vận dụng phương pháp nghiên cứu loại hình - so sánh để phân loại và nhận ra những khác biệt các khuynh hướng văn học tương ứng với các loại tác giả của các khuynh hướng văn học đó, giúp nhận diện một cách cụ thể tính chất phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. 4. Vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành theo quan điểm mở rộng hệ thống: đặt mỗi yếu tố được luận án nghiên cứu trong mỗi hệ thống càng rộng càng tốt, càng có nhiều yếu tố tương tác với nhau trong hệ thống đó càng giúp tác giả luận án, nhờ quan sát những mối quan hệ và liên hệ của chúng mà nhận ra đặc điểm, tính chất của yếu tố mình đang được tập trung phân tích, đánh giá. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Văn bản Hán Nôm HLSC do Hòa thượng Thích Hải Ấn - Trụ trì chùa Từ Đàm, thành phố Huế, cung cấp bản photocopy năm 2009. - Các văn bản Hán Nôm khác có ghi chép về hai tác giả Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh, cùng tác phẩm HLSC được dùng làm tài liệu bổ trợ cho việc nghiên cứu về HLSC. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 Luận án đặt vấn đề nghiên cứu về tác giả và tác phẩm HLSC, do vậy luận án tập trung vào các vấn đề sau: - Phân tích các văn bản Hán Nôm liên quan, tiến tới phục dựng một cách đầy đủ cuộc đời cùng những đóng góp của Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh; xây dựng văn bản HLSC dưới ánh sáng của văn bản học; phân tích, đánh giá những giá trị nhiều mặt của HLSC cũng như giá trị của một khuynh hướng văn học trong nhiều khuynh hướng văn học ở giai đoạn văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một cách tập trung, tương đối toàn diện, hệ thống tác phẩm HLSC và tiểu sử của Trần Viết Thọ, Nguyễn Phúc Hồng Vịnh với tư cách vừa là hai nhà sưu tập văn thơ, vừa là hai tác giả trước tác văn thơ của HLSC. Với những mục đích đó, luận án của chúng tôi có nhiệm vụ: - Xây dựng tiểu sử của Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh; - Tái lập một văn bản gần nhất với nguyên bản HLSC; - Lý giải những điều kiện chính trị, lịch sử - xã hội, văn hoá làm xuất hiện HLSC như một khuynh hướng văn học bên cạnh những khuynh hướng văn học khác mà các nhà nghiên cứu văn học đã phát hiện ở giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX; - Nêu bật những giá trị văn học, sử học, tư tưởng gắn liền với những giá trị về hình thức nghệ thuật của HLSC như một trước tác của văn học trung đại Việt Nam ở đó văn, sử, triết bất phân. 5. Đóng góp mới của luận án Tập trung đi sâu nghiên cứu tác phẩm, giải quyết tốt các vấn đề đặt ra ở phần Lý do chọn đề tài, luận án được thực hiện sẽ có những đóng góp chính như sau: - Góp phần làm sáng tỏ về con người, hành trạng của Điềm Tịnh cư sĩ Trần Viết Thọ và Như Như đạo nhân Nguyễn Phúc Hồng Vịnh, bổ khuyết cho những khiếm khuyết của các nghiên cứu trước đây liên quan đến hai tác gia này. - Cung cấp một văn bản HLSC gần nhất với nguyên tác, làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo. - Đưa ra những nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của HLSC như một khuynh hướng văn học bên cạnh những khuynh hướng văn học khác của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. 5 6. Kết cấu luận án Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Phần phụ lục, nội dung luận án chia thành bốn chương sau: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Phương pháp nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5. Đóng góp mới của luận án PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Tổng quan về Hàm Long sơn chí và tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Thân thế, sự nghiệp của Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh Chương 3. Nghiên cứu tác phẩm Hàm Long sơn chí Chương 4. Giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Hàm Long sơn chí PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC  6 [...]... TỔNG QUAN VỀ HÀM LONG SƠN CHÍ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Tác phẩm Hàm Long sơn chí cùng hai tác giả Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm Trước khi đi vào tìm hiểu một cách tổng quan về tư liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả luận án bước đầu tìm hiểu ý nghĩa và lược khảo một vài địa phương mang tên gọi Hàm Long, rồi sau... phương mang tên gọi Hàm Long, rồi sau đó lược thuật một số công trình nghiên cứu có ghi chép, khảo cứu về tác giả- soạn giả và tác phẩm HLSC trong những tác phẩm Hán văn, Pháp văn cũng như Việt văn 1.1 Giới thuyết về Hàm Long sơn chí 1.1.1 Tên chùa, tên núi và tên gọi Hàm Long “Tự” (chùa) hay “tự viện” (chùa viện) là nơi an trí tượng Phật và dành cho tăng, ni cư trú tu hành Phật đạo Còn có các tên gọi... trên để nghiên cứu HLSC cũng nhằm mục đích làm sáng tỏ giá trị nghệ thuật trong tác phẩm và thẩm định giá trị thẩm mĩ trong nền văn học trung đại Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 1.2 Các nghiên cứu về tác giả- nhà sưu tầm và biên soạn tác phẩm Hàm Long sơn chí 1.2.1 Về Trần Viết Thọ (1836-1899) Xung quanh cuộc đời của Trần Viết Thọ, các ghi chép trong sách Hán Nôm và các khảo cứu của các học giả. .. sáng tác văn thơ Ông đã cùng với ông Hồng Vịnh sáng tác tác phẩm Hàm Long sơn chí, một tác phẩm đồ sộ mà hai vị để lại cho đời sau” [82, tr.85] - Thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hà- Nghiên cứu tác phẩm Thiền môn tùng thuyết tập của Phó bảng Trần Viết Thọ, chúng tôi đã có các khảo cứu khá chi tiết về tên tuổi, thành phần xuất thân, con đường làm quan và thi cử, quá trình tu hành và. .. 龍首 Long thủ (đầu rồng), Long bàn 龍蟠 hoặc 蟠龍 Bàn long (rồng cuộn mình), 龍含 Long hàm hoặc 含龍 Hàm long (hàm rồng), 龍尾 Long vĩ (đuôi rồng), 昇龍 Thăng long (rồng bay lên), 下龍 Hạ long (rồng giáng hạ), 龍洞 Long động (hang rồng)… Các thư tịch cổ như Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh địa dư chí lục, Bắc Ninh tỉnh chí, Hải Dương tỉnh địa dư chí… còn ghi được tên một số địa danh gọi là Long hàm (Hàm rồng), Hàm long. .. là núi Đình Môn)” [Hàm Long sơn chí tự] Hình thế thiên nhiên kỳ vĩ khắp mọi miền ở nước ta đã tạo nên những biểu tượng đặc biệt của núi sông Người xưa quán xét hình thế kì lạ do tạo hóa gây tạc ra như vậy mà đặt tên cho các ngọn núi, dòng sông, và núi Hàm Long, giếng Hàm Long tại Huế cũng không nằm ngoài quy luật ấy Vì vậy, Hàm Long sơn ở đây còn gọi là Hàm Long tự 10 1.1.2 Hàm Long sơn chí mang loại... (Rồng ngậm).v.v… Núi Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa Sách Đồng Khánh địa dư chí lục cho biết ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa có núi Long Hàm, thường gọi là Hàm Rồng Chùa Hàm Long trên núi Lãm Sơn tỉnh Bắc Ninh Sách Đồng Khánh địa dư chí lục cho biết ở địa phận xã Lãm Sơn Dương, tổng Lãm Sơn Nam, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có chùa Hàm Long, còn gọi là chùa Long Hàm Chùa nằm ở khu vực núi Lãm Sơn, còn gọi là... cư sĩ và Như Như đạo nhân mà chúng tôi đang nghiên cứu có thể gắn với khuynh hướng văn học nào ở trên hay là một khuynh hướng văn học độc lập? Đây là câu hỏi được đặt ra cho luận án giải quyết ở chương 4 2.2 Tác giả Hàm Long sơn chí: Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh Như chương 1 đã đề cập, các thông tin liên quan đến hai tác giả Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh của các nhà nghiên cứu đi... kết chương 1 HLSC là tác phẩm có giá trị về văn học, sử học và tư tưởng Phật học Tác phẩm này bao gồm những trước tác của các chúa Nguyễn, của vua quan triều Nguyễn, của các vị trong hoàng tộc, các đại sư, hoà thượng, cư sĩ đương thời do hai cư sĩ là Phó bảng Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh sưu tập và sáng tác Liên quan đến tác phẩm, tác giả HLSC, những đóng góp của các học giả đi trước đã thể... “Sách Hàm Long sơn chí của cư sĩ Ðiềm Tịnh trước tác mà Mật Thể đã được đọc trước khi viết Việt Nam Phật giáo sử lược (đó là một bản chép tay - sách này chưa từng được khắc bản) hiện giờ bị thất lạc, chưa tìm ra được” [35, tr.192] 18 - Lê Mạnh Thát trong Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam, có giới thiệu tác giả Điềm Tịnh cư sĩ và Như Như đạo nhân với các tác phẩm: Hàm Long sơn chí; Dương xuân sơn chí; . 5 MỤC LỤC NGHIÊN CỨU HÀM LONG SƠN CHÍ 1 TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1 NGHIÊN CỨU HÀM LONG SƠN CHÍ 2 TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 2 MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Tính cấp thiết của đề tài 3 2. Phương pháp nghiên cứu 4 3 của việc biên soạn tác phẩm Hàm Long sơn chí 58 3.2. Đôi nét về văn bản và nội dung tác phẩm Hàm Long sơn chí 60 3.3. Khảo cứu văn bản Hàm Long sơn chí 63 3.3.1. Tập Hàm Long sơn chí tổng mục 含含含含含含. 48 Chương 3. NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM HÀM LONG SƠN CHÍ 50 3.1. Tiền đề cho việc viết Hàm Long sơn chí 50 3.1.1. Núi Hàm Long và chùa Báo Quốc 50 3.1.2. Nhân duyên và niên đại ra đời của tác phẩm 52 3.1.3.

Ngày đăng: 27/08/2014, 15:23

Mục lục

  • NGHIÊN CỨU HÀM LONG SƠN CHÍ-

  • TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

  • NGHIÊN CỨU HÀM LONG SƠN CHÍ-

  • TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Phương pháp nghiên cứu

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    • 5. Đóng góp mới của luận án

    • 6. Kết cấu luận án

    • Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HÀM LONG SƠN CHÍ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

      • 1.1. Giới thuyết về Hàm Long sơn chí

        • 1.1.1. Tên chùa, tên núi và tên gọi “Hàm Long”

        • 1.1.2. Hàm Long sơn chí mang loại hình văn học chức năng trong nền văn học trung đại Việt Nam

        • 1.2. Các nghiên cứu về tác giả- nhà sưu tầm và biên soạn tác phẩm Hàm Long sơn chí

          • 1.2.1. Về Trần Viết Thọ (1836-1899)

          • 1.2.2. Về Nguyễn Phúc Hồng Vịnh (1851-?)

          • 1.2.3. Về tác phẩm Hàm Long sơn chí

          • Chương 2. THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA TRẦN VIẾT THỌ

          • VÀ NGUYỄN PHÚC HỒNG VỊNH

            • 2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội và khuynh hướng văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

              • 2.1.1. Bối cảnh lịch sử- xã hội nửa cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX

              • 2.1.2. Các khuynh hướng văn học trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX

              • 2.2. Tác giả Hàm Long sơn chí: Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh

                • 2.2.1. Trần Viết Thọ, hiệu Điềm Tịnh cư sĩ

                • 2.2.2. Nguyễn Phúc Hồng Vịnh, hiệu Như Như đạo nhân

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan