Phân tích tài chính của dự án đầu tư

9 3K 51
Phân tích tài chính của dự án đầu tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhóm 4. Phân tích tài chính của dự án đầu tư Phân tích tài chính là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình soạn thảo dự án. Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính thông qua việc: Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư. Dự tính các khoản chi phí, lợi ích và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án. Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án: nguồn vốn huy động, khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ. Phân tích tài chính có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với chủ đầu tư (cung cấp các thông tin cần thiết để chủ đầu tư đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không), đối với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (xem xét đưa ra quyết định có cho phép đầu tư hay không) mà cả đối với các đơn vị tài trợ vốn (xem xét về khả năng đạt hiệu quả và an toàn về vốn trước khi đưa ra quyết định có tài trợ vốn hay không). Ngoài ra phân tích tài chính còn là cơ sở để tiến hành phân tích khía cạnh kinh tế xã hội. 1.2.1. Các vấn đề cần xem xét khi tiến hành phân tích tài chính dự án đầu tư 1.2.1.1. Giá trị thời gian của tiền Do ảnh hưởng của các nhân tố như yếu tố lạm phát, các yếu tố ngẫu nhiên (may mắn, rủi ro, điều kiện thời tiết…) và tiền vốn có thuộc tính vận động và sinh lời nên tiền có giá trị về mặt thời gian. a. Khái niệm Giá trị thời gian của tiền thể hiện ở lượng của cải vật chất có thể mua được vào những khoảng thời gian khác nhau do ảnh hưởng của lạm phát. Giá trị thời gian của tiền biểu hiện ở những giá trị gia tăng do sử dụng tiền vào hoạt động này mà không sử dụng vào hoạt động khác hay cất giữ để dành. Giá trị của thời gian của tiền biểu hiện ở những giá trị gia tăng hoặc giảm đi theo thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên (rủi ro hoặc may mắn). Do tiền có giá trị về mặt thời gian nên khi so sánh, tổng hợp hoặc tính các chỉ tiêu bình quân của các khoản tiền phát sinh trong những khoảng thời gian khác nhau cần phải tính chuyển chúng về cùng một mặt bằng thời gian, mặt bằng này có thể đầu thời kỳ phân tích, cuối thời kỳ phân tích hay một thời điểm nào đó trong thời kỳ phân tích.

Nhóm 4. Phân tích tài chính của dự án đầu tư Phân tích tài chính là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình soạn thảo dự án. Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính thông qua việc: - Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư. - Dự tính các khoản chi phí, lợi ích và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án. - Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án: nguồn vốn huy động, khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ. Phân tích tài chính có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với chủ đầu tư (cung cấp các thông tin cần thiết để chủ đầu tư đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không), đối với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (xem xét đưa ra quyết định có cho phép đầu tư hay không) mà cả đối với các đơn vị tài trợ vốn (xem xét về khả năng đạt hiệu quả và an toàn về vốn trước khi đưa ra quyết định có tài trợ vốn hay không). Ngoài ra phân tích tài chính còn là cơ sở để tiến hành phân tích khía cạnh kinh tế xã hội. 1.2.1. Các vấn đề cần xem xét khi tiến hành phân tích tài chính dự án đầu tư 1.2.1.1. Giá trị thời gian của tiền Do ảnh hưởng của các nhân tố như yếu tố lạm phát, các yếu tố ngẫu nhiên (may mắn, rủi ro, điều kiện thời tiết…) và tiền vốn có thuộc tính vận động và sinh lời nên tiền có giá trị về mặt thời gian. a. Khái niệm Giá trị thời gian của tiền thể hiện ở lượng của cải vật chất có thể mua được vào những khoảng thời gian khác nhau do ảnh hưởng của lạm phát. Giá trị thời gian của tiền biểu hiện ở những giá trị gia tăng do sử dụng tiền vào hoạt động này mà không sử dụng vào hoạt động khác hay cất giữ để dành. Giá trị của thời gian của tiền biểu hiện ở những giá trị gia tăng hoặc giảm đi theo thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên (rủi ro hoặc may mắn). Do tiền có giá trị về mặt thời gian nên khi so sánh, tổng hợp hoặc tính các chỉ tiêu bình quân của các khoản tiền phát sinh trong những khoảng thời gian khác nhau cần phải tính chuyển chúng về cùng một mặt bằng thời gian, mặt bằng này có thể đầu thời kỳ phân tích, cuối thời kỳ phân tích hay một thời điểm nào đó trong thời kỳ phân tích. Ta quy ước năm đầu của thời kỳ phân tích là hiện tại, thì các năm tiếp theo sau đó là tương lai so với năm đầu. Nếu gọi năm cuối cùng của thời kỳ phân tích là tương lai, thì các năm trước năm cuối sẽ là hiện tại so với năm cuối. Nếu biểu thị thời kỳ phân tích là một trục thời gian, đầu thời kỳ phân tích ký hiệu là P, cuối thời kỳ phân tích ký hiệu là F, một năm thứ i nào đó trong thời kỳ phân tích sẽ là hiện tại so với cuối thời kỳ phân tích và là tương lai so với đầu thời kỳ phân tích. Các khoản tiền phát sinh trong từng thời đoạn của thời kỳ phân tích được chuyển về mặt bằng thời gian đầu thời kỳ phân tích hoặc một thời gian nào trước nó được gọi là chuyển về giá trị hiện tại ký hiệu PV (Present Value); Nếu các khoản tiền này chuyển về mặt bằng thời gian ở cuối kỳ phân tích hoặc một thời gian nào sau nó được gọi là chuyển về giá trị tương lai ký hiệu FV (Future value). b. Công thức tính chuyển Nếu một người có khoản tiền là Iv o đưa vào kinh doanh với lãi suất bình quân năm r, sau năm thứ nhất đó người được cả vốn và lãi là: I vo + I vo . r = I vo (1+r) Năm sau đó người tiếp tục gửi toàn bộ số tiền thu được của năm trước là I vo (1+r) vào kinh doanh với lãi suất không đổi. Người đó sẽ thu được: I vo (1+r) + I vo (1+r) . r = I vo (1+r) 2 Các năm sau cứ tiếp tục như vậy, thì sau n năm người ta sẽ thu được là khoản tiền là I vo (1+r) n . Như vậy giá trị tương lai của I vo bỏ ra năm đầu chính là tổng số tiền thu được ở năm cuối (năm thứ n )là I v (1+r) n , có nghĩa là: FV = I vo (1+r) n I vo là số bỏ ra năm đầu chính là giá trị hiện tại vốn bỏ vào kinh doanh hay chính là PV. Ta có: FV = PV (1+r) n (1) Và: PV = FV 1 (2) (1+r) n Trong đó: (1+r) n : là hệ số tính kép hoặc hệ số tương lai hóa giá trị tiền tệ để chuyển một khoản tiền từ giá trị mặt bằng thời gian hiện tại về mặt bằng thời gian tương lai. 1 : Hệ số chiết khấu hoặc hệ số hiện tại hóa giá trị tiền tệ để chuyển một khoản tiền từ giá trị mặt bằng thời gian tương lai về mặt bằng thời gian hiện tại (1+r) n n : số thời đoạn (năm, tháng, quý) phải tính chuyển r : Tỷ suất kép trong công thức (1) và tỷ suất chiết khấu trong công thức (2). Gọi chung là tỷ suất sử dụng để tính chuyển. (Còn được hiểu là lãi suất ghép) 1. 2.1.2. Xác định tỷ suất r - Nếu vay vốn để đầu tư thì tỷ suất r được tính theo công thức sau r = r vay (1 - T) Trong đó: r là mức lãi suất vốn vay sau thuế r vay là lãi suất vay T: thuế suất thu nhập - Nếu vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau với lãi suất khác nhau thì r là lãi suất bình quân (theo phương pháp bình quân gia quyền), ký hiệu r r = ∑ = m k 1 Iv k r k ∑ = m k 1 Iv k Trong đó: - Nếu vay hoặc cho vay theo kỳ hạn khác nhau thì phải chuyển lãi suất về cùng một kỳ hạn (kỳ hạn năm) theo công thức sau: r n = (1+r t ) m - 1 Trong đó: r n: lãi suất theo kỳ hạn năm r t : lãi suất theo kỳ hạn t (quý, tháng) m : số kỳ hạn t trong năm (1 năm, 4 quý, 12 tháng) - Nếu trong trường hợp góp cổ phần để đầu tư thì r là lợi tức cổ phần - Nếu góp vốn liên doanh thì r là tỷ lệ lãi suất do các bên liên doanh thỏa thuận - Nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư thì r bao hàm cả tỷ lệ lạm phát và mức chi phí cơ hội r = (1+f)(1+ r cơ hội ) – 1 Trong đó: f là tỷ lệ lạm phát r cơ hội : Mức chi phí cơ hội. 1.2.2. Nội dung phân tích tài chính dự án 1.2.2.1. Xác định tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn huy động của dự án a. Dự tính tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư của dự án là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư. Theo tính chất của các khoản chi phí thì tổng mức đàu tư có thể bao gồm: - Chi phí cố định (vốn cố định) bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác - Chi phí lưu động ban đầu (vốn lưu động ban đầu) bao gồm các chi phí để tạo ra tài sản lưu động ban đầu đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động theo các điêu kiện kinh tế kỹ thuật đã dự tính: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. - Chi phí dự phòng (vốn dự phòng): gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án. Có 4 phương pháp xác định tổng mức đầu tư: - Phương pháp 1: Xác định theo thiết kế cơ sở của dự án Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau: V = G XD + G TB +G GPMB +G QLDA +G TV +G K +G DP Trong đó: V: Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình G XD :Chi phí xây dựng của dự án G TB :Chi phí thiết bị của dự án G GPMB :Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư G TV :Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng G K :Chi phí khác của dự án G D :Chi phí dự phòng - Phương pháp 2:Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình. Xác định tổng mức đầu tư theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình thì có thể sử dụng chỉ tiêu suất chi phí xây dựng (S XD) và suất chi phí thiết bị (STB) hoặc giá xây dựng tổng hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng cho từng công trình thuộc dự án và tổng mức đầu tư của dự án được xác định theo công thức phương pháp 1 nêu trên. - Phương pháp 3:Xác định theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện. - Phương pháp 4: Kết hợp các phương pháp trên để xác định tổng mức đầu tư. b. Xác định các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn về mặt số lượng và tiến độ 1.2.2.2. Lập báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm (hoặc từng giai đoạn của đời dự án ) và xác định dòng tiền của dự án a. Lập báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án - Dự tính doanh thu từ hoạt động của dự án. Doanh thu của dự án bao gồm doanh thu do bán sản phẩm chính, sản phẩm phụ , phế liệu, phế phẩm và tư dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. - Dự tính chi phí sản xuất (dịch vụ). - Dự tính mức lãi lỗ của dự án - Lập bảng dự trù cân đối kế toán của dự án b. Xác định dòng tiền của dự án Những khoản thu chi trong từng năm của đời dự án đã tạo thành dòng tiền thu và chi của dự án. Dòng tiền ròng của dự án là dòng của mức chênh lệch giữa các khoản thu và các khoản chi trong từng năm hoạt động của dự án. Dòng tiền được sử dụng để tính các chỉ tiêu hiệu quả là dòng tiền sau thuế. Dòng tiền sau thuế = Dòng tiền ròng – Dòng thuế Dòng các khoản thu và khoản chi của dự án được thể hiện như sau: - Dòng chi phí vốn đầu tư ban đầu của dự án (vốn cố định và vốn lưu động): dòng chi phí này diễn ra trong những năm của quá trình thi công xây dựng công trình và những chi phí để tạo ra tài sản lưu động ban đầu. Vốn cố định của dự án được thu hồi thông qua các khoản trích khấu hao hàng năm và giá trị thanh lý chúng ở thời điểm kết thúc sử dụng. Trong hoạt động của dự án các khoản thu hồi này thường chỉ bù đắp được khoản vốn gốc để tạo ra tài sản cố định đó. Vốn lưu động của dự án được thu hồi về ở cuối đời dự án. Giá trị thanh lý tài sản cố định và vốn lưu động thu hồi được xem là khoản thu của dự án thời điểm nhận được. - Giá trị đầu tư bổ sung tài sản: Trong quá trình hoạt động của dự án, nếu tuổi thọ kinh tế của dự án lớn hơn tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định hoặc dự án có nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động, sẽ có thêm các khoản chi phí đầu tư thay mới hoặc bổ sung tài sản. Mặt khác do trong các năm vận hành khai thác dự án có thể có sự thay đổi sản lượng sản xuất, thay đổi kỳ phải thu, phải trả, thay đổi hàng tồn kho… Do đó dẫn đến sự thay đổi vốn lưu động của dự án. - Dòng chi phí vận hành hàng năm: dòng này bao gồm tất cả các khoản chi phí xảy ra trong những năm vận hành khai thác dự án: chi phí nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng, tiền lương công nhân, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị… - Dòng thu của dự án: Trong phân tích tài chính, dòng thu được thể hiện ở các khoản doanh thu trong từng năm hoạt động của dự án. Nó có thể bao gồm cả các khoản thu khác (thu thanh lý tài sản cố định, thu hồi vốn lưu động đã bỏ ra). Việc xác định dòng tiền sau thuế của dự án được thể hiện qua bảng sau: 0 1 2 … n 1. Doanh thu 2. Thu khác 3. VĐT 4. CP vận hành năm (không có khấu hao, lãi vay) 5. Khấu hao 6. Lãi vay 7. Thu nhập chịu thuế ( LN trước thuế) (7=1-4-5-6) 8. Thuế TNDN (8=7* thuế suất thu nhập) 9. Lợi nhuận sau thuế (9=7-8) 10. Chi phí đầu tư bổ sung TS (nếu có) 11. Dòng tiền sau thuế -IV 0 =9+5+6- 10+2 1.2.3. Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án a, Các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Các chỉ tiêu này đánh giá tiềm lực tài chính đảm bảo cho dự án thực hiện được thuận lợi: - Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay: Hệ số này phải lớn hơn hoặc bằng 1. Đối với những dự án có triển vọng, hiệu quả thu được là rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1, vào khoảng 2/3 thì dự án thuận lợi. - Tỷ trọng vốn tự có trong tổng số vốn đầu tư phải lớn hơn hoặc bằng 50%. Đối với những dự án có triển vọng, hiệu quả thu được là rõ ràng thì tỷ trọng này có thể là 40% thì dự án thuận lợi. b, Các chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án Các chỉ tiêu này đánh giá quy mô lãi của dự án - Lợi nhuận thuần: ký hiệu W (Worth) được tính cho từng năm hoặc từng giai đoạn của dự án. W i = O i - C i Trong đó: O i doanh thu thuần của năm i C i : Các chi phí ở năm i Tổng lợi nhuận thuần của cả đời dự án theo mặt bằng hiện tại được xác định : PV (W) = ∑ = n n 1 W i (PV) - Thu nhập thuần của một dự án là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi phí của cả đời dự án đã được đưa về cùng một thời điểm. Thu nhập thuần của dự án thường đưa về mặt bằng hiện tại (đầu thời kỳ phân tích), ký hiệu NPV (Net present Value) NPV = ∑ = n i 0 B i - ∑ = n i 0 C i (1+r) i (1+r) i Trong đó : B i : Khoản thu của dự án trong năm i C i : Khoản chi phí của dự án ở năm i n : số năm hoạt động của đời dự án r : Tỷ suất chiết khấu được chọn Chỉ tiêu thu nhập thuần được xem là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá dự án đầu tư. Nếu NPV ≥ 0, dự án sẽ được chấp thuận vì tổng các khoản thu của dự án lớn hơn hoặc bằng tổng các khoản chi phí của dự án sau khi đã đưa về mặt bằng hiện tại, nếu NPV <0 dự án bị loại bỏ. Nếu có hai dự án loại trừ nhau thì dự án nào có giá trị NPV lớn hơn sẽ được chọn (với NPV >0). Nếu NPV = 0, có nghĩa là các nguồn tiền của dự án chỉ vừa đủ để hòa vốn đầu tư và trả lãi suất cho việc sử dụng khoản vốn đó. Thu nhập thuần cũng có thể đưa về thời điểm tương lai (cuối thời kỳ phân tích), ký hiệu NFV (Net Future value) NFV = ∑ = n i 0 B i (1+r) n-i - ∑ = n i 0 C i (1+r) n-i Nếu NFV ≥ 0, dự án sẽ được chấp thuận vì tổng các khoản thu của dự án lớn hơn hoặc bằng tổng các khoản chi phí của dự án sau khi đã đưa về mặt bằng hiện tại, nếu NFV <0 dự án bị loại bỏ. c, Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (Hệ số hoàn vốn) Chỉ tiêu này nếu tính cho từng năm phản ánh mức lợi nhuận thu được từng năm tính trên một đơn vị vốn đầu tư hoặc phản ánh mức độ thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhờ lợi nhuận thu được hàng năm. Từ đó so sánh giữa các năm của đời dự án. Ký hiệu RR- Rate of Return RR i = W i (PV) Iv o Trong đó : W i (PV) là lợi nhuận thuần thu được năm i tính theo mặt bằng hiện tại (thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động) Iv o vốn đầu tư tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư bình quân năm của đời dự án RR RR = W (PV) Iv o Trong đó W (PV) lợi nhuận thuần bình quân năm của đời dự án theo mặt bằng hiện tại. d, Tỷ số lợi ích – chi phí Tỷ số lợi ích trên chi phí là tỷ số giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra của dự án. Ký hiệu B/C (Benefits/Costs) B/C = ∑ = n i 0 B i (1+r) i = PV (B) ∑ = n i 0 C i (1+r) i PV (C) Trong đó: B i – lợi ích ở năm i C i – chi phí ở năm i r – lãi suất trong năm Sử dụng chỉ tiêu này, những dự án có tỷ lệ B/C 1≥ sẽ được chấp nhận, có nghĩa là những dự án thảo mãn điều kiện này (B/C 1≥ ) có khả năng bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi. Những dự án có B/C<1 bị loại vì thu của dự án không đủ trang trải chi phí bỏ ra. Nếu dùng B/C để xếp hạng các dự án độc lập thì dự án này có tỷ lệ B/C lớn hơn được ưu tiên trước hết. e, Thời gian thu hồi vốn đầu tư Thời gian thu hồi vốn đầu tư là thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt động để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần hoặc tổng lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hàng năm. Ký hiệu T Các phương pháp tính: - Phương pháp cộng dồn: Theo phương pháp này chúng ta tính tổng lợi nhuận thuần và khấu hao qua các năm ( ∑ = T i 1 (W + D) i PV) khi nào tổng này bằng với vốn đầu tư ban đầu Iv o thì năm đó thu hồi đủ vốn đầu tư. ∑ = T i 1 (W + D) i PV ≥ Iv o T là thời gian thu hồi vốn đầu tư. - Phương pháp trừ dần: Nếu Iv i là vốn đầu tư phải thu hồi ở năm i (W+D) i là tổng lợi nhuận thuần và khấu hao năm i ∆ i = Iv i - (W+D) i là vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi được của năm i, phải chuyển sang năm (i+1) để thu hồi tiếp. Ta có: Iv i+1 = ∆ i (1+r) Khi ∆ i → 0 thì i → T - Thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tình hình hoạt động của từng năm T i = Iv o (W + D) i PV - Thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tình hình hoạt động bình quân năm của cả đời dự án ( T ) T = Iv o )( DW + PV f, Tỷ suất hoàn vốn nội bộ Chỉ tiêu này còn gọi là suất thu lợi nội tại, tỷ suất nội hoàn, suất thu hồi nội bộ. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu về cùng mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi. Có nghĩa là NPV =0 Ký hiệu IRR ∑ = n i 0 B i = ∑ = n i 0 C i (1+IRR) i (1+IRR) i IRR là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án, nó được sử dụng để đánh giá dự án. Dự án được chấp nhận khi IRR ≥ r giới hạn. Dự án không được chấp nhận khi IRR < r giới hạn. r giới hạn có thể là lãi suất đi vay nếu dự án vay vốn để đầu tư, có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do Nhà nước quy định nếu dự án sử dụng nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp, có thể là chi phí cơ hội nếu dự án sử dụng vốn tự có để đầu tư. Phương pháp xác định: - Dùng bảng tính sẵn các hệ số chiết khấu theo các tỷ suất chiết khấu r để thay dần vào các công thức. Trị số r nào làm cho ta chấp nhận được cân bằng theo yêu cầu, trị số r đó chính là IRR cần tìm. - Vẽ đồ thị: lập hệ trục tọa độ, trên trục hoành là các giá trị của tổng chiết khấu r, trên trục tung là các giá trị của thu nhập thuần tính theo mặt bằng thời hiện tại (NPV). Cho r các giá trị khác nhau và thay vào vị trí của IRR trong công thức ta sẽ nhận được các giá trị thu nhập NPV tương ứng. Tiếp theo từ các giá trị NPV trên trục tương ứng với mỗi r kẻ các đường vuông góc với trục tung. Các đường này sẽ cắt các đường vuông góc từ các r tương ứng với trục hoành. Nối các điểm giao nhau này giao lại với nhau ta sẽ có một đường cong. Đường cong này sẽ cắt trục hoành tại một điểm. Tại điểm đó NPV =0. Điểm đó chính là IRR cần tìm. - Phương pháp nội suy: Phương pháp này xác định một giá trị cần tìm giữa hai giá trị đã chọn. Theo phương pháp này cần tìm ra hai tỷ suất chiết khấu r 1 , r 2 (r 2 > r 1 ) sao cho ứng với r 1 ta có NPV 1 > 0, ứng với r 2 ta có NPV 2 < 0. IRR cần tìm ứng với NPV = 0 sẽ nằm giữa r 1 , r 2 , và tính IRR theo công thức sau: IRR = r 1 + NPV 1 (r 2 – r 1 ) NPV 1 – NPV 2 Trong đó: r 2 > r 1 và r 2 – r 1 ≤ 5% NPV 1 > 0 và gần 0, NPV 2 < 0 và gần 0. Hệ số hoàn vốn nội bộ được sử dụng trong việc so sánh và xếp hạng các dự án độc lập với nguyên tắc: dự án có hệ số hoàn vốn nội bộ cao phản ánh khả năng sinh lợi cao và dự án đó được lựa chọn. g, Điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu này cho biết khối lượng sản phẩm hoặc mức doanh thu (do bán sản phẩm đó) thấp nhất cần phải đạt được của dự án để đảm bảo bù đắp được chi phí bỏ ra. Điểm hòa vốn được biểu hiện bằng chỉ tiêu hiện vật (sản lượng tại điểm hòa vốn) và chỉ tiêu giá trị (doanh thu tại điểm hòa vốn). Nếu sản lượng hoặc doanh thu của cả đời dự án lớn hơn sản lượng hoặc doanh thu tại điểm hòa vốn thì dự án có lãi, ngược lại nếu đạt thấp hơn thì dự án bị lỗ. Do đó chỉ tiêu điểm hòa vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn của dự án càng cao, thời hạn thu hồi vốn càng ngắn. Phương pháp xác định điểm hòa vốn Gọi x là số lượng sản phẩm sản xuất và bán được tại điểm hòa vốn p: Giá bán 1 sản phẩm v: biến phí hay chi phí khả biến tính cho 1 sản phẩm. Chi phí này thay đổi tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất. f: Tổng định phí (chi phí bất biến) cả đời dự án (nếu tính điểm hòa vốn cho cả đời dự án) hoặc định phí của 1 năm (nếu tính điểm hòa vốn cho 1 năm của đời dự án). chi phí này không thay đổi theo khối lượng sản phẩm sản xuất. Ta có phương trình doanh thu y 1 = x.p Phương trình chi phí y 2 = x.v + f Tại điểm hòa vốn thì tổng doanh thu bằng tổng chi phí hay y 1 = y 2 → x.p = x.v + f → Doanh thu tại điểm hòa vốn (ký hiệu O h ) O h = p. x = p. f = f p - v 1 - v p Từ điểm hòa vốn x, xác định định mức hoạt động hòa vốn của dự án ký hiệu M. Gọi X là số lượng sản phẩm sản xuất và bán được của cả đời dự án. O là doanh thu bán sản phẩm sản xuất của cả đời dự án V là tổng biến phí cả đời dự án (V = v.x) Khi đó ta có x = f p -v M (%) = x 100% X hoặc Điểm hòa vốn tùy theo mục tiêu cần phân tích chia ra làm 3 loại: - Điểm hòa vốn lý thuyết (điểm hòa vốn lãi lỗ): như trình bày trên chỉ khác ở chỗ tổng định phí chỉ được tính cho 1 năm của đời dự án. - Điểm hòa vốn tiền tệ (điểm hòa vốn hiện kim): là điểm mà tại đó dự án bắt đầu có tiền để trả nợ vay kể cả dùng khấu hao. Công thức xác định điểm hòa vốn tiền tệ cho 1 năm của đời dự án như sau: Sản lượng tại điểm hòa vốn tiền tệ: D là khấu hao của năm xem xét. f là định phí tính toán cho năm xem xét của đời dự án. Doanh thu tại điểm hòa vốn tiền tệ của năm xem xét được tính O ht = p. x t = p. f-D = f-D p - v 1 - v p - Điểm hòa vốn trả nợ: là điểm mà tại đó dự án có đủ tiền để trả nợ vốn vay và đóng thuế thu nhập. Công thức xác định điểm hòa vốn trả nợ cho 1 năm của đời dự án như sau: Sản lượng tại điểm hòa vốn trả nợ: D là khấu hao của năm xem xét. f là định phí tính toán cho năm xem xét của đời dự án. Doanh thu tại điểm hòa vốn tiền tệ của năm xem xét được tính O hn = p. x n = p. f-D+N+T = f-D+N+T p - v 1 - v p 1.2.4. Đánh giá độ an toàn về tài chính của dự án Tính khả thi về tài chính của dự án được đánh giá không chỉ qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án mà còn được thực hiện thông qua việc xem xét độ an toàn về tài chính. Độ an toàn về mặt tài chính của dự án được thể hiện trên các mặt sau: a, An toàn về vốn: để xem xét về độ an toàn về vốn của dự án cần chú ý đến các vấn đề sau: - Các nguồn vốn huy động phải được đảm bảo không chỉ đủ về số lượng mà còn phải phù hợp về tiến độ cần bỏ vốn. - Tính đảm bảo về pháp lý và cơ sở thực tiễn của các nguồn vốn huy động. - Xem xét các điều kiện cho vay vốn, hình thức thanh toán và trả nợ vốn. Ngoài ra trong việc huy động vốn cần đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa vốn tự có (bao gồm cả vốn góp cổ phần và liên doanh) và vốn đi vay ( tỷ lệ này phải đảm bảo ≥ 1). b, An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ. - An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn thể hiện qua việc xem xét chỉ tiêu: Tỷ lệ giữa tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn. (còn gọi là tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành) Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp (Tỷ lện này phải ≥ 1). M (%) = f 100% O - V x t = f - D p -v x n = f – D+N+T p -v - An toàn về khả năng trả nợ của dự án: Khả năng trả nợ của dự án được đánh giá trên cơ sở nguồn thu và nợ (nợ gốc và lãi) phải trả hàng năm của dự án. Đây là chỉ tiêu đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đồng thời cũng là chỉ tiêu được các nhà cung cấp tín dụng cho dự án đặc biệt quan tâm và coi là một trong các tiêu chuẩn để chấp nhận cung cấp tín dụng cho dự án hay không. 1.2.5. Phân tích độ nhạy: Phân tích độ nhạy là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, hệ số hoàn vốn nội bộ,…) khi các yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố liên quan. Hay nói một cách khác, phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó. Phân tích độ nhạy giúp cho chủ đầu tư biết yếu tố nào tác động nhiều nhất đến hiệu quả dự án để có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án và ngoài ra còn cho phép lựa chọn các dự án có độ an toàn cao hơn. Phân tích độ nhạy của dự án được thực hiện theo các phương pháp sau: - Phương pháp 1: Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm tìm ra yếu tố gây sự nhạy cảm lớn nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét. - Phương pháp 2: Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố (trong các tình huống xấu tốt khác nhau) đến chỉ tiêu tài chính xem xét để đánh giá độ an toàn của dự án. - Phương án 3: Cho các yếu tố liên quan đến hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn của thị trường mà người đầu tư chấp nhận được. Mỗi một sự thay đổi là một phương án. Khi lần lượt cho các yếu tố thay đổi ta có hàng loạt các phương án. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị trường người đầu tư lựa chọn phương án tốt nhất. . 4. Phân tích tài chính của dự án đầu tư Phân tích tài chính là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình soạn thảo dự án. Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài. tài chính dự án 1.2.2.1. Xác định tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn huy động của dự án a. Dự tính tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư của dự án là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được. v 1 - v p 1.2.4. Đánh giá độ an toàn về tài chính của dự án Tính khả thi về tài chính của dự án được đánh giá không chỉ qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án mà còn được thực

Ngày đăng: 27/08/2014, 10:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2.1. Các vấn đề cần xem xét khi tiến hành phân tích tài chính dự án đầu tư

  • 1.2.1.1. Giá trị thời gian của tiền

    • Do ảnh hưởng của các nhân tố như yếu tố lạm phát, các yếu tố ngẫu nhiên (may mắn, rủi ro, điều kiện thời tiết…) và tiền vốn có thuộc tính vận động và sinh lời nên tiền có giá trị về mặt thời gian.

    • a. Khái niệm

      • Giá trị thời gian của tiền thể hiện ở lượng của cải vật chất có thể mua được vào những khoảng thời gian khác nhau do ảnh hưởng của lạm phát.

      • Giá trị thời gian của tiền biểu hiện ở những giá trị gia tăng do sử dụng tiền vào hoạt động này mà không sử dụng vào hoạt động khác hay cất giữ để dành.

      • Giá trị của thời gian của tiền biểu hiện ở những giá trị gia tăng hoặc giảm đi theo thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên (rủi ro hoặc may mắn).

      • Do tiền có giá trị về mặt thời gian nên khi so sánh, tổng hợp hoặc tính các chỉ tiêu bình quân của các khoản tiền phát sinh trong những khoảng thời gian khác nhau cần phải tính chuyển chúng về cùng một mặt bằng thời gian, mặt bằng này có thể đầu thời kỳ phân tích, cuối thời kỳ phân tích hay một thời điểm nào đó trong thời kỳ phân tích.

      • Ta quy ước năm đầu của thời kỳ phân tích là hiện tại, thì các năm tiếp theo sau đó là tương lai so với năm đầu. Nếu gọi năm cuối cùng của thời kỳ phân tích là tương lai, thì các năm trước năm cuối sẽ là hiện tại so với năm cuối.

      • Nếu biểu thị thời kỳ phân tích là một trục thời gian, đầu thời kỳ phân tích ký hiệu là P, cuối thời kỳ phân tích ký hiệu là F, một năm thứ i nào đó trong thời kỳ phân tích sẽ là hiện tại so với cuối thời kỳ phân tích và là tương lai so với đầu thời kỳ phân tích.

      • b. Công thức tính chuyển

        • Nếu một người có khoản tiền là Ivo đưa vào kinh doanh với lãi suất bình quân năm r, sau năm thứ nhất đó người được cả vốn và lãi là: Ivo + Ivo . r = Ivo(1+r)

        • Năm sau đó người tiếp tục gửi toàn bộ số tiền thu được của năm trước là Ivo(1+r) vào kinh doanh với lãi suất không đổi. Người đó sẽ thu được:

        • Ivo(1+r) + Ivo (1+r) . r = Ivo(1+r)2

        • Các năm sau cứ tiếp tục như vậy, thì sau n năm người ta sẽ thu được là khoản tiền là Ivo(1+r)n. Như vậy giá trị tương lai của Ivo bỏ ra năm đầu chính là tổng số tiền thu được ở năm cuối (năm thứ n )là Iv(1+r) n, có nghĩa là:

        • FV = I vo(1+r)n

        • I vo là số bỏ ra năm đầu chính là giá trị hiện tại vốn bỏ vào kinh doanh hay chính là PV. Ta có: FV = PV (1+r)n (1)

        • PV = FV

        • 1

        • (2)

        • (1+r)n

        • Trong đó:

        • (1+r)n : là hệ số tính kép hoặc hệ số tương lai hóa giá trị tiền tệ để chuyển một khoản tiền từ giá trị mặt bằng thời gian hiện tại về mặt bằng thời gian tương lai.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan