PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN VỀ VIỆC THỰC THI CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN 5 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

41 702 0
PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN VỀ VIỆC THỰC THI CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN 5 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 1. LÝ LUẬN CHUNG 5 1.1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách tiền tệ 5 1.1.1. Khái niệm 5 1.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ 5 1.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ và nguyên tắc thực thi chính sách tiền tệ của NHNN 6 1.2.1. Nghiệp vụ thị trường mở 6 1.2.2. Chính sách tái chiết khấu 7 1.2.3. Dự trữ bắt buộc 7 1.2.4. Ấn định hạn mức tín dụng 8 1.2.5. Quản lý về lãi suất của các ngân hàng thương mại 8 2. VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM TRONG 5 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY (20062010) 10 2.1. Chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam giai đoạn 20062008 10 2.1.1. Thực thi chính sách 10 2.1.2. Thành tựu và hạn chế trong thực thi chính sách tiền tệ 12 2.2. Năm 2008 – Khủng hoảng kinh tế 13 2.2.1. Giai đoạn 1: 6 tháng đầu năm 2008: Thực hiện CSTT thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát. 15 2.2.2. Giai đoạn 2: 6 tháng cuối năm 2008: Thực hiện CSTT nới lỏng từng bước để hỗ trợ duy trì sản xuất, tạo việc làm. 18 2.2.3. Kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2008 20 2.2.4. Hạn chế và bài học kinh nghiệm 21 2.3. Sự đổi mới trong việc thực thi chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam giai đoạn sau năm 2008 đến nay 21 2.3.1. Có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác nhằm thúc đẩy sự phát trển của nền kinh tế. 22 2.3.2. Sử dụng chính sách tiền tệ để điều phối đồng bộ cho tất cả các thị trường. 28 2.3.3. Đẩy mạnh kiểm soát thị trường bằng việc giám sát chặt chẽ hoạt động của các Ngân hàng TM 34 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM 36 3.1. Các giải pháp đối với lãi suất 36 3.1.1 Chính sách lãi suất đồng bộ 36 3.1.2 Thực hiện lãi suất cơ bản tiến tới tự do hoá lãi suất 36 3.1.3 Quy định mức lãi suất sàn 37 3.2. Sử dụng các công cụ gián tiếp điều hành chính sách tiền tệ 38 3.3. Hoàn thiện bộ máy hành chính, giảm bớt sự bất cập của các thủ tục hành chính. 38 3.4. Kết hợp chính sách tiền tệ với các chính sách khác 39 KẾT LUẬN 41

TRƯNG ĐI HC KINH T QUC DÂN H NI VIN ĐO TO SAU ĐI HC   BI THẢO LUẬN TI CHÍNH NGÂN HNG V SỰ PHÁT TRIỂN (đã chỉnh sửa) ĐỀ TI: PHÂN TÍCH V BÌNH LUẬN VỀ VIỆC THỰC THI CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM TRONG THI GIAN 5 NĂM TRỞ LI ĐÂY Giảng viên : T S. Đặng Anh Tuấn Lớp : CH 19 A Nhóm HV thực hiện : Hoàng Lê Mai Phương Trần Thị Thanh Hải Nguyễn Thị Phượng Nguyễn Thị Thảo Phạm Thị Phương Thảo (1984) Hà Nội, 2011 Bài thảo luận TCNH và sự phát triển GV :TS. Đặng Anh Tuấn MỤC LỤC Đề tài 7 Lớp : CH 19A 2 Bài thảo luận TCNH và sự phát triển GV :TS. Đặng Anh Tuấn LỜI MỞ ĐẦU Trước ngưỡng cửa của sự hội nhập, trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Đảng và Nhà nước ta luôn xác định chiến lược phát triển kinh tế xã hội là sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công đường lối đổi mới là phải ổn định môi trường kinh tế vĩ mô và có các chính sách kinh tế phù hợp. Trong đó chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế quan trọng tác động mạnh mẽ nhiều mặt đến các biến số kinh tế vĩ mô. Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tiền tệ là một công cụ điều tiết vĩ mô cực kỳ quan trọng, nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, kiềm chế lạm phát, hạn chế thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong thời gian qua, đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây, đã đạt mức đáng kể song tỷ lệ lạm phát vẫn cao, đồng nội tệ ngày càng mất giá Điều này đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải có một chính sách tiền tệ đúng đắn, linh hoạt để tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, bền vững, đồng thời đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Như vậy, với đề tài thảo luận “Phân tích và Bình luận về việc thực thi chính sách tiền tệ của NHNN VN trong thời gian 5 năm trở lại đây” nhóm sẽ có những khái quát về thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. Do hạn chế về thời gian, trình độ cũng như việc thu thập tài liệu nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy để bài viết được hoàn thiện hơn. Đề tài 7 Lớp : CH 19A 3 Bài thảo luận TCNH và sự phát triển GV :TS. Đặng Anh Tuấn 1. LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách tiền tệ 1.1.1. Khái niệm CSTT là tổng hòa các phương thức mà NHNN sử dụng nhằm tác động đến lượng tiền cung ứng để đạt được mục tiêu kinh tế, xã hội đất nước trong thời kỳ nhất định. Có 2 CSTT chủ yếu: - CSTT mở rộng: cung ứng thêm tiền, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất… chống suy thoái. - CSTT thắt chặt giảm cung ứng tiền nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế…, kiềm chế lạm phát. 1.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ Mục tiêu của CSTT rất đa dạng như kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, tạo công ăn việc làm(giảm tỷ lệ thất nghiệp), tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tài chính, lãi suất, tỷ giá hối đoái… Do lạm phát tăng cao có tác động xấu đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, trong khi đó nguyên nhân lạm phát lại là tiền tệ. Chính vì vậy, ở hầu hết các nước, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu và mục tiêu dài hạn của CSTT. Tùy vào tình hình kinh tế mỗi nước mà sẽ có một tỷ lệ lạm phát phù hợp. Bên cạnh đó, còn 2 mục tiêu khác là tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Để thực hiện 2 mụa tiêu này thì NHNN thường thực hiện CSTT mở rộng. Xét cả 3 mục tiêu thì thấy, lạm phát, bình ổn giá cả thì phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Và như vậy thì trong ngắn hạn không thể thực hiện được 2 mục tiêu còn lại. Ngược lại, khi nền kinh tế mở rộng, thất nghiệp giảm, nền kinh tế phát triển quá nóng dẫn đến lạm phát gia tăng… Tuy nhiên, xét các mục tiêu trên trong dài hạn thì chúng lại không mâu thuẫn với nhau. Mối quan hệ giữa mục tiêu giảm thất nghiệp và mục tiêu tăng trưởng kinh tế không mâu thuẫn cả trong ngắn hạn và dài hạn. Đề tài 7 Lớp : CH 19A 4 Bài thảo luận TCNH và sự phát triển GV :TS. Đặng Anh Tuấn Hầu hết NHTWW đều đật ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của CSTT. Nhưng trong ngắn hạn, dưới áp lực của chính trị, họ có thể tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu để hạn chế tình trạng thất nghiệp… Ngân hàng trung ương không thể đạt đồng thời tất cả các mục tiêu trong ngắn hạng và thường thì theo đuổi một mục tiêu trong dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn. 1.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ và nguyên tắc thực thi chính sách tiền tệ của NHNN Các công cụ phổ biến hiện nay gồm có: 1.2.1. Nghiệp vụ thị trường mở - Là việc mà NHNN mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ và ngược lại. - Các nghiệp vụ thị trường mở là công cụ CSTT quan trọng nhất, vì chúng là những nhân tố chủ yếu làm thay đổi lãi suất và tiền cơ sở, là nguồn chủ yếu thay đổi cung tiền. Như vậy công cụ này không tác động trực tiếp mà là tác động gián tiếp thông qua lãi suất liên ngân hàng và tiền cơ sở đến cung tiền và lãi suất thị trường. - Ưu điểm: Nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành theo chú ý của chủ NHNN kiểm soát được hoàn toàn khối lượng của nghiệp vụ này mà không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhân tố nào khác. Là công cụ linh hoạt, chính xác, ít tốn kém về chí phí và thời gian. - Nhược điểm: Việc thực hiện công cụ này đòi hỏi phát triển thị trường tài chính thức cấp nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. Ngoài ra NH phải có khả năng dự đoán và kiểm soát sự biến động của lượng vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng. 1.2.2. Chính sách tái chiết khấu Bao gồm các quy định và điều kiện về việc cho vay có kiếm soát bằng cách tác động đến lãi suất cho vay chiết khấu. Đề tài 7 Lớp : CH 19A 5 Bài thảo luận TCNH và sự phát triển GV :TS. Đặng Anh Tuấn Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất mà ngân hàng đánh vào các khoản tiền cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của ngân hàng thương mại giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không vì buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các chi phí liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất thường. - Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì ngân hàng TM sẽ tiếp tục cho vay đến khi dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ ngân hàng trung ương mà không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào. - Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các ngân hàng thương mại không thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ ngân hàng trung ương với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng. Tuy nhiên, tác dụng của CS này chỉ phát huy khi các tổ chức tín dụng có nhu cầu vay vốn từ NHNN. 1.2.3. Dự trữ bắt buộc Là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản gửi ở ngân hàng trung ương. Sự tăng lên hay giảm xuống của tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo tiền và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, qua đó tác động đến lượng tiền cung ứng. - Ưu điểm: đây là công cụ có quyền lực ảnh hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng. Chỉ cần thay đổi nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể khổi lượng tiền cung ứng. Đề tài 7 Lớp : CH 19A 6 Bài thảo luận TCNH và sự phát triển GV :TS. Đặng Anh Tuấn - Nhược điểm: Bất lợi chủ yếu của công cụ dự trữ bắt buộc là có thể khiến cho một số ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp rơi vào tình trạng mất “khả năng thanh toán ngay”. Đồng thời, việc thay đổi thường xuyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc khiến cho các ngân hàng rơi vào tình trạng bất ổn trong việc quản lý thanh khoản, làm phát sinh tăng chi phí. 1.2.4. Ấn định hạn mức tín dụng Là quy định mức dư nợ tối đa mà các tổ chức tín dụng được phép vay. Ngân hàng căn cứ nhu cầu vay vốn; năng lực tài chính; chu kỳ sản xuất, kinh doanh; vòng luân chuyển vốn vay, dòng tiền, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để xác định nhu cầu vốn và hạn mức tín dụng khách hàng mà ngân hàng có thể đáp ứng trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Lãi suất cho vay: trong hợp đồng (hạn mức) tín dụng có thể ấn định lãi suất cụ thể hoặc quy định nguyên tắc xác định lãi suất phù hợp với quy định về lãi suất ngân hàng. Lãi suất cụ thể được ghi trong khế ước nhận nợ từng lần phù hợp với thỏa thuận của khách hàng và ngân hàng trong hợp đồng(hạn mức) tín dụng. Nhược điểm: Công cụ này thiếu linh hoạt và có thể làm giảm cạnh tranh giữa các ngân hàng. 1.2.5. Quản lý về lãi suất của các ngân hàng thương mại Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam trong ngắn hạn. Theo luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho đồng việt nam, do NHNN công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. (Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung – cầu vốn. Theo luật dân sự, các tổ chức tín dụng không cho vay với lãi suất cao Đề tài 7 Lớp : CH 19A 7 Bài thảo luận TCNH và sự phát triển GV :TS. Đặng Anh Tuấn gấp rưỡi lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào ngày 30- 5- 2000. Trong lần đầu công bố, lãi suất cơ bản chỉ ở mức 7,2%/năm. Vào thời điểm tháng 6 năm 2008, lãi suất cơ bản là 14%/ năm. Điều này có nghĩa là các tổ chức tín dụng có thể quyết định mức lãi suất cho vay của mình cao tới 21%). Lãi suất tái cấp vốn là loại lãi suất mà ở đó NHTW áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng trung gian (bao gồm ngân hàng TM). Ở Việt Nam, Ngân hàng TW tái cấp vốn cho các NHTM qua hình thức: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay dưới hình thức cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn. Đề tài 7 Lớp : CH 19A 8 Bài thảo luận TCNH và sự phát triển GV :TS. Đặng Anh Tuấn 2. VIC THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN T CỦA NHNN VIT NAM TRONG 5 NĂM TRỞ LI ĐÂY (2006-2010) 2.1. Chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam giai đoạn 2006-2008 2.1.1. Thực thi chính sách Nhìn chung ở giai đoạn này, thị trường tiền tệ phát triển ổn định. NHNN can thiệp vào thị trường tiền tệ thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô như: thị trường mở, dự trữ bắt buộc, chứ không sử dụng các biện pháp hành chính rõ ràng như hạn mức tín dụng hay trần lãi suất. 2.1.1.1. Nghiệp vụ thị trường mở Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHNN đã hút được một lượng tương đối lớn vốn ngoại tệ khả dụng dư thừa của các tổ chức tín dụng, đồng thời vẫn điều tiết kịp thời sự thiếu hụt vốn mang tính thời điểm của một số tổ chức tín dụng, đảm bảo duy trì ổn định tiền tệ, ổn định lãi suất thị trường. 2.1.1.2. Dự trữ bắt buộc Tỷ lệ dự trữ bắt buộc duy trì ở mức cao, đối với nội tệ gửi dưới 12 tháng của hầu hết các ngân hàng thương mại đã tăng từ 5% lên 10%; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tăng từ 4% lên 8%, Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương tăng từ 2% lên 4%, kỳ hạn trên 12 tháng là 4%. Còn đối với dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ: kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 8% lên 10%; kỳ hạn 12 tháng đến 24 tháng tăng từ 2% lên 4%. Tỷ lệ này được điều chỉnh tăng gấp hai lần trong năm 2006 nhằm hạn chế lượng vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, giảm lượng tiền cung ứng ra nên kinh tế, kiềm chế lạm phát. 2.1.1.3. Hạn mức tín dụng NHNN không đưa ra quy định hạn chế cũng như các định hướng cụ thể nhằm điều chỉnh dư nợ toàn hệ thống. Kết quả, tăng trưởng tín dụng đạt tốc độ cao, trung bình ở mức 35%-50%/năm (năm 2007 tăng trưởng tín dụng đạt 54%). Chính sách chỉ tập trung hạn chế tăng trưởng tín dụng đối với các lĩnh vực cho Đề tài 7 Lớp : CH 19A 9 Bài thảo luận TCNH và sự phát triển GV :TS. Đặng Anh Tuấn vay chịu rủi ro cao: cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay thị trường bất động sản. + Tín dụng đầu tư vào thị trường chứng khoán được kiểm soát chặt chẽ và giảm dần cả số tuyệt đối và tỷ lệ dư nợ qua các tháng, góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển ổn định. Tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản cũng được theo dõi, giám sát chặt chẽ nhằm góp phần hạn chế những tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động ngân hàng và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững. + Chất lượng tín dụng được cải thiện: Tỷ lệ nợ xấu tháng 9/2006 là 2,2%, có xu hướng giảm so với tỷ lệ nợ xấu tháng 12/2006 (2,64%), trong đó tỷ lệ nợ xấu của các nhóm TCTD đều giảm. Cụ thể là: tỷ lệ nợ xấu của các NHTM nhà nước là 2,8% (giảm 0,4%); tỷ lệ nợ xấu của các NHTM cổ phần là 1,26% (giảm 0,34%); tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng liên doanh và chi nhánh nước ngoài là 0,8% (giảm 0,4%); tỷ lệ nợ xấu của các TCTD khác là 2,4% (giảm 0,5%). + Các sản phẩm dịch vụ tín dụng đã được đa dạng hơn, nhiều lĩnh vực cho vay đầu tư được mở rộng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều điều kiện thuận lợi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp góp phần ổn định xã hội, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay chính sách hỗ trợ các hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn cũng được mở rộng, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, việc cho vay tiêu dùng cũng được mở ra rất đa dạng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của xã hội 2.1.1.4. Lãi suất Các mức lãi suất thị trường được quyết định đều dựa trên quan hệ cung cầu vốn vay. NHNN không quy định trần lãi suất đối với huy động, cho vay và duy trì ổn định mức lãi suất cơ bản. Đồng thời, trong điều kiện nguồn cung ngoại tệ dồi dào, từ 01/03/2007, NHNN đã chính thức thực hiện bỏ qui định về trần lãi suất Đề tài 7 Lớp : CH 19A 10 [...]... cao hơn trong điều hành, cũng như chủ động hơn trong các quyết sách để trở thành người cầm lái vững chắc trên thị trường tiền tệ 2.3 Sự đổi mới trong việc thực thi chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam giai đoạn sau năm 2008 đến nay Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, suy giảm kinh tế chưa có dấu hiệu dừng lại Năm 2008, dù có những biến động kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn... nội tệ và các loại lãi suất khác Tiền lãi suất cho vay bằng ngoại tệ và nội tệ phải cân xứng nhau tuỳ theo sự biến động của tỷ giá, tốc độ mất giá của đồng nội tệ sao cho chi phí vay vốn bằng nội tệ hay ngoại tệ đều như nhau Tiền lãi suất cho vay và lãi suất tái cấp vốn đều là các công cụ của chính sách tiền tệ Chúng cần được điều hành đồng bộ với nhau để thực hiện tốt các mục tiêu của chính sách tiền. .. tế Việt Nam trong năm 2009 nếu Việt Nam không có giải pháp ứng phó Về thị trường tài chính ngân hàng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo, khả năng quản trị điều hành của các TCTD được cải thi n 2.2.4 Hạn chế và bài học kinh nghiệm Có thể nói, NHNN đã sử dụng một cách linh hoạt và khá hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ để bình ổn nền kinh tế Tuy nhiên, trong giai đoạn này, lẽ ra, NHNN. .. "hành chính" đã trở thành biện pháp "can thi p" cần thi t 14 Đề tài 7 19A Lớp : CH Bài thảo luận TCNH và sự phát triển Tuấn GV :TS Đặng Anh Chính sách tiền tệ trong năm 2008 được chia làm 02 giai đoạn: 2.2.1 Giai đoạn 1: 6 tháng đầu năm 2008: Thực hiện CSTT thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát Trong 6 tháng đầu năm, áp lực lạm phát gia tăng mang tính toàn cầu, CPI của Việt Nam trong 6 tháng tăng bình quân... thay đổi chính sách và thông tin thị trường Các biểu hiện này cho thấy, thị trường tiền tệ phát triển theo xu hướng tích cực, tăng tính thị trường và nó cũng cho thấy, độ trễ tác động của chính sách sẽ ngắn lại hơn so với các năm trước Đây là vấn đề cần được các nhà hoạch định chính sách vĩ mô quan tâm, để việc ban hành các chính sách vĩ mô trong những tháng tiếp theo được chủ động và mang lại hiệu... hỗ trợ cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ dẫn đến khối lượng tiền cung ứng vào nền kinh tế tăng ở mức cao, gây sức ép tăng lạm phát là rất lớn Từ cuối năm 2009 và đầu năm 2010, VND mất giá liên tục so với USD 2.3.2 Sử dụng chính sách tiền tệ để điều phối đồng bộ cho tất cả các thị trường Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ đúng với định hướng phát triển nền kinh tế của Chính phủ là:... kích cầu của Mỹ và Châu Âu, chính phủ không bơm tiền vào nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM Trong trường hợp của Việt Nam, NHTM chỉ là trung gian thay mặt nhà nước phân bổ vốn lại cho nền kinh tế thông qua gói hỗ trợ lãi suất 4% Và do đó, gói kích cầu không gắn trực tiếp với quyền lợi của NHTM và dễ dẫn đến nhiều tiêu cực trong quá trình thực hiện do chính phủ khó có khả năng kiểm soát được sự phân bổ... tình hình kinh tế Việt Nam của Tổng cục Thống kê, Việt nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tốt hơn nhiều nước khác Cụ thể: GDP tăng 5, 3% trong năm 2009 trong đó quý IV đã đạt mức 6,9% Lạm phát đã giảm từ 19,9% năm 2008 xuống còn 6 ,5% năm 2009 Quý I/2010 nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đà phục hồi của những quý cuối năm 2009 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5, 83%, gấp gần 1,9... động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam năm 2009, góp phần đưa Việt Nam sớm thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế * Tác động tiêu cực và các vấn đề của gói kích cầu thứ nhất Bên cạnh những dấu hiệu khả quan, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ Xuất khẩu năm 2009 giảm, thâm hụt thương mại lên đến 12 tỷ USD, giá trị đồng Việt Nam suy giảm mạnh Có thể thấy rằng trong thời gian qua chính sách. .. lên 0, 75% Đồng thời NHNN đã thực hiện việc mua ngoại tệ theo nhu cầu bán của các NHTM, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức quốc tế với tỷ giá phù hợp để hạn chế sức ép tăng giá đồng Việt Nam và tăng cường mức dự trữ ngoại hối Nhà nước Chênh lệch giữa tỷ giá mua ngoại tệ của NHNN và tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng đã được thu hẹp, phản ánh sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường - Thực hiện . vực EU đều đối mặt với lạm phát leo thang; giá dầu tăng 57, 7%, Giá gạo tăng 19% Đề tài 7 Lớp : CH 19A 12 Bài thảo luận TCNH và sự phát triển GV :TS. Đặng Anh Tuấn KINH TẾ THẾ GIỚI 20 07 Tổng. không mâu thuẫn cả trong ngắn hạn và dài hạn. Đề tài 7 Lớp : CH 19A 4 Bài thảo luận TCNH và sự phát triển GV :TS. Đặng Anh Tuấn Hầu hết NHTWW đều đật ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và. cung – cầu vốn. Theo luật dân sự, các tổ chức tín dụng không cho vay với lãi suất cao Đề tài 7 Lớp : CH 19A 7 Bài thảo luận TCNH và sự phát triển GV :TS. Đặng Anh Tuấn gấp rưỡi lãi suất cơ bản.

Ngày đăng: 27/08/2014, 10:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan