Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác khoảng sản ở tỉnh Thái Nguyên

106 1.2K 14
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác khoảng sản ở tỉnh Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẠM THỊ NGA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thái Nguyên - 2012 1 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thái Nguyên là tỉnh có tiềm năng khoáng sản với trữ lượng lớn. Hiện có trên 250 mỏ và điểm quặng (trong đó có 176 mỏ, điểm quặng đã được công bố trong sổ mỏ và trên 74 mỏ, điểm quặng mới phát hiện, đang được khảo sát, thăm dò đánh giá chất lượng, trữ lượng), gồm 24 loại khoáng sản rắn, thuộc 05 nhóm: Nhiên liệu khoáng, khoáng sản kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng và nước khoáng. Trong đó có một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: Wonfram khoảng trên 100 triệu tấn, Than khoảng 80 triệu tấn, Sắt khoảng 40 triệu tấn, Titan khoảng 8 triệu tấn; Chì-Kẽm khoảng 0,5 triệu tấn, Đá vôi khoảng 200 triệu tấn). Với nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào, ngành Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho sự phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng giá trị của ngành Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản chiếm tỷ trọng đáng kể, khoảng 40% tổng giá trị sản lượng công nghiệp của toàn tỉnh. Cho đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành quy hoạch khai thác và sử dụng khoáng sản đến năm 2020, làm cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim, vật liệu xây dựng trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên diễn ra hết sức phức tạp, thể hiện ở việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản còn nhiều bất cập, chồng chéo, tình trạng thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép, tranh chấp mỏ, tàn phá môi trường đang diễn ra khá phổ biến Một số biện pháp, giải pháp quản lý trong đề án chưa được thực hiện hoặc thực hiện chậm so với kế hoạch, hiệu quả thấp như: Việc thanh 2 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ tra, kiểm tra công tác công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở các đơn vị cấp huyện, xã để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Một thực tế không thể phủ nhận rằng, không dễ dàng kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhất là đối với nước ta, khi mà nền kinh tế về cơ bản vẫn phải dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là đối với các nguồn tài nguyên khoáng sản không tái tạo là một nhân tố quan trọng góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Xác định được tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản, vấn đề quản lý và khai thác khoáng sản là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách hiện nay, nếu quản lý và khai thác một cách có hiệu quả sẽ góp phần vào mục tiêu chung là xây dựng và phát triển đất nước. Xuất phát từ thực tế khách quan đó, tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên". 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề tài thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác khoáng sản trên địa bản tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống cơ sở lý luận về tài nguyên khoáng sản, quản lý hoạt động khoáng sản và hiệu quả hoạt động khoáng sản. Trên cơ sở tham khảo thực tiễn hoạt động quản lý khoáng sản của các nước trên thế giới để đúc rút bài học kinh nghiệm quản lý hoạt động khoáng sản cho tỉnh Thái Nguyên. - Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên. 3 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong tình hình hiện nay. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bản tỉnh Thái Nguyện trong tình hình hiện nay. - Địa bản nghiên cứu: Luận văn lựa chọn địa bàn nghiên cứu trên toàn tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian: 4 năm (2008 – 2011) 4. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương: Chương 1 – Tổng quan quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản Chương 2 – Phương pháp nghiên cứu Chương 3 – Thực trạng công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên Chương 4 – Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên. 4 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Chƣơng 1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 1.1. Quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản 1.1.1. Khái niệm về tài nguyên khoáng sản a. Tài nguyên Theo nghĩa rộng tài nguyên gồm tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng, thông tin có trên Trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và sự phát triển của nhân loại. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành, tồn tại trong tự nhiên và tất cả những gì thuộc về thiên nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Tài nguyên thường được phân thành tài nguyên thiên nhiên gắn liên với các nhân tố thiên nhiên và tài nguyên con người gắn liên với nhân tố con người và xã hội. Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất hữu dụng phục vụ cho sự tồn tại và phát triển cuộc sống con người và thế giới động vật. Tài nguyên thiên nhiên là một phần của các thành phần môi trường như rừng cây, đất đai, nguồn nước, khoáng sản, cùng tất cả các loài động thực vật khác. Tài nguyên thiên gồm: Tài nguyên vĩnh viễn như năng lượng mặt trời, đây là một nguồn đến từ nguồn chính không bao giờ hết; Tài nguyên không phục hồi tồn tại trong kho dự trữ được xác định trong những chỗ thay đổi trong vỏ trái đất mà mỗi loài được cung cấp cho quá trình tự nhiên hoặc được cung cấp rất lâu mà chúng được dùng. Theo quan điểm kinh tế, các tài nguyên trên được xem như cạn kiệt nếu khai thác không hợp lý; Tài nguyên có thể phục hồi là nguyên tài nguyên có thể cạn kiệt trong thời gian ngắn nếu được sử dụng nhưng sẽ được thay thế qua một quá trình lâu dài [9]. 5 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Theo bản chất tự nhiên thì tài nguyên bao gồm: Tài nguyên khoáng sản: là nguồn liệu tự nhiên có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ và phần lớn nằm trong lòng đất. Quá trình hình thành loại tài nguyên này có liên quan mật thiết đến lịch sử phát triển của vỏ trái đất trong một thời gian dài hàng nghìn năm, có khi hàng trăm triệu năm. Tài nguyên năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu là năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất. Năng lượng mặt trời tồn tại ở dạng chính là bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học, năng lượng chuyển động của khí quyển và thủy quyển, năng lượng hóa thạch; Năng lượng lòng đất biểu hiện ở các nguồn địa nhiệt, lửa và năng lượng phóng xạ. Tài nguyên đất là một hỗn hợp phức tạp bao gồm các hợp chất vô cơ, các mảnh vụn hữu cơ đã và đang bị phân ra, nước, không khí và vô số các vi sinh vật đang sinh sống trong đó. Đồng thời, đất còn là môi trường sống của con người và hầu hết sinh vật trên cạn, là nền móng cho toàn bộ các công trình xây dựng phục vụ hoạt động kinh tế và xã hội. Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên trái đất. Nước là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp. Nước rất cần cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cho sinh hoạt của con người. Nước còn được coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một nguồn năng lượng lớn và lại hòa tan nhiều vật chất có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người. Tài nguyên rừng là một hệ sinh thái phong phú nhất có trên mặt đất. Ở đó, các loài thực vật đóng vai trò như một nhà máy khổng lồ cung cấp các chất hữu cơ, cung cấp oxy và điều hòa khí hậu. Rừng cò là một guồng máy tự điều chỉnh lưu lượng nước rất hiệu quả trên trái đất. Như vậy, rừng có ý nghĩa trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. 6 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Tài nguyên biển là một tài nguyên vô tận mà trời phú cho con người. Các nguồn lợi hải sản quan trọng phải kể đến là cá, tôm, cua, rong biển Tài nguyên khí hậu, cảnh quan bao gồm các yếu tố về thời tiết, khí hậu và địa hình cảnh quan. Địa hình cảnh quan là một dạng tài nguyên mới với đất đại, rừng xanh, động thực vật, nước và không khí hợp thành nguồn tài nguyên môi trường thống nhất. Nó không những là nền tảng để phát triển công nghiệp du lịch mà còn đem lại sự hưởng thụ về tinh thần và tâm lí cho con người, duy trì trạng thái cân bằng, cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất. [10] b. Khoáng sản Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: “Khoáng sản là những thành tạo khoáng vật trong vỏ trái đất có thể sử dụng trong nền kinh tế quốc dân”. [20]. Luật Khoáng sản năm 2010 quy định: “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ”. [6]. Khoáng sản cũng có thể được hiểu là nguồn nguyên liệu tự nhiên có trong nguồn gốc vô cơ hoặc hữu cơ, tuyệt đại bộ phận nằm trong lòng trái đất và quá trình hình thành có liên quan mật thiết đến quá trình lịch sử phát triển của vỏ trái đất trong thời gian dài từ hàng ngàn năm đến hàng chục năm, hàng triệu năm. [4]. Như vậy, dù được hiểu bằng khái niệm nào thì khoáng sản đều là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất mà ở trong đó điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích, sử dụng trực tiếp chúng phục vụ nền kinh tế quốc dân hoặc trong đời sống hàng ngày. 7 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể khai thác lại cũng là khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Khoáng sản có ý nghĩa rất lớn và quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương và mỗi vùng. Khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải cho con người. Khoáng sản được phân loại theo nhiều cách khác nhau: Theo nguồn gốc có khoáng sản nội sinh (sinh ra trong lòng đất) và khoáng sản ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất). Theo dạng tồn tại thì có khoáng sản rắn, khoáng sản lỏng và khoáng sản khí. Theo thành phần hóa học có khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim và khoáng sản cháy. Trong hoạt động khoáng sản có hai hoạt động chính là thăm dò khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản. Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản bao gồm: xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. Khai thác tận thu khoáng sản là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa. c. Đặc điểm về tài nguyên khoáng sản Việt Nam Hiện nay, các nhà địa chất đã phát hiện trên đất nước ta có gần 5.000 mỏ và điểm mỏ của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. Những loại khoáng sản trữ lượng lớn đáng kể là dầu khí (tính về sản lượng khai thác hàng năm, Việt Nam đứng thứ ba ở Đông Nam Á sau Indonesia và Malaisia), than khoáng, urani, địa nhiệt, quặng nhôm, đất hiếm, titan, wolfram, crôm, sắt, 8 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ mangan, đồng, vàng, bạc, nickel, thiếc Ngoài các loại khoáng sản kể trên, từ năm 1987 nước ta đã phát hiện nhóm đã quý ruby, saphia, peridot với trữ lượng không lớn. Riêng ruby ở Yên Bái và Nghệ An được thế giới đánh giá có chất lượng cao đạt chất lượng quốc tế, tương đương với ruby nổi tiếng của Myanmar [19] Nếu so sánh tiềm năng khoáng sản Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới thì có thể xếp nước ta vào hàng các nước có tiềm năng khoáng sản đáng kể. Đặc điểm đáng chú ý về tài nguyên khoáng sản của nước ta: Thứ nhất, Nước ta không có tiềm năng lớn về các khoáng sản năng lượng. Dầu khí chỉ đảm bảo khai thác được khoảng 30 năm nữa, do vậy cần tăng cường tìm kiếm thăm dò. Than biến chất cao với trữ lượng đã được đánh giá đạt hàng tỷ tấn cần phải khai thác sâu hàng trăm mét và hơn nữa mới bảo đảm nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Than biến chất thấp ở dưới sâu đồng bằng Sông Hồng tuy dự báo có tài nguyên đến vài trăm tỷ tấn nhưng độ sâu hàng ngàn mét dưới lòng đất, điều kiện khai thác cực kỳ khó khăn và phức tạp cả về công nghệ, an ninh xã hội và môi trường. Tiềm nang Urani và địa nhiệt không đáng kể và chưa được thăm dò để đánh giá trữ lượng cụ thể. Thứ hai, Nước ta có nhiều khoáng kim loại nhưng trữ lượng không nhiều. Rất nhiều khoáng sản kim loại (vàng, bạc, đồng, thiếc, kẽm, chì ) thế giới rất cần trong khi trữ lượng lại có hạn, chỉ khai thác mấy chục năm là cạn kiệt nên không đảm bảo tiêu dùng trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế. Một số ít khoáng sản như Bauxit, đất hiếm, ilmenit có trữ lượng lớn nhưng các khoáng sản này trên thế giới các quốc gia khác cũng có trữ lượng tương đương hoặc lớn hơn nước ta. Trữ lượng Bauxit trên thế giới là 27 tỉ tấn với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 200 triệu tấn. Đất hiếm trên thế giới đạt 99 triệu tấn, nhu cầu hàng năm chỉ khoảng 125.000 tấn. Trữ lượng Titan trên thế giới đạt hơn 2 tỷ tấn, 9 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ hàng năm thế giới tiêu thụ hơn 6 triệu tấn titan và dự báo khoảng 128 năm nữa thế giới sẽ khai thác hết. Thứ ba, Nước ta có nhiều khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng phục vụ tốt cho phát triển kinh tế đất nước và có thể xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này không có giá trị kinh tế cao. Thứ tư, Các loại khoáng sản quý có giá trị kinh tế cao như đá quý, ruby, kim cương chưa xác định rõ trữ lượng, các loại đá quý khác cũng chưa được khảo sát và phát hiện. Tóm lại, nước ta có nhiều khoáng sản nhưng trữ lượng hầu hết chưa đủ lớn. Một số khoáng sản như Bauxit, đất hiếm, ilmenit có trữ lượng tầm cỡ thế giới nhưng trên thế giới nhiều quốc gia cũng có những loại khoáng sản này. Điều đó có nghĩa là loại khoáng sản thế giới cần nhiều thì trữ lượng của nước ta lại nhỏ, loại khoáng sản nước ta có nhiều thì thế giới lại không cần nhiều hoặc không có nhu cầu. Điều này cần phải quan tâm nghiên cứu đánh giá khách quan để xác định chiến lược lược sử dụng tài nguyên khoáng sản đúng đắn, hợp lý, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [19]. 1.1.2. Vai trò của tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội Tài nguyên khoáng sản là một yếu tố nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất. Xét trên phạm vi toàn thế giới, nếu không có tài nguyên, đất đai thì sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên chỉ là điều kiện cần và đủ. Trên thực tế, nếu công nghệ là cố định thì lưu lượng tài nguyên sẽ là mức hạn chế tuyệt đối về sản xuất vật chất trong ngành công nghiệp sử dụng khoáng quặng làm nguyên liệu đầu vào như nhôm, thép Tài nguyên khoáng sản chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi biết khai thác và sử dụng một cách hiệu quả. Thực tế đã có nhiều quốc gia mặc dù có trữ lượng tài nguyên phong phú, đa dạng, điều kiện thuận lợi song vẫn là nước ngoài và [...]... PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Hệ thống câu hỏi Cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý khai thác khoáng sản hiện nay như thế nào? Đặc điểm địa bàn nghiên cứu như thế nào? Thực trạng công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ra sao? Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác khoáng sản cần phải đưa ra các giải pháp gì? 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 2.2.1 Cơ sở phương... hưởng đến một số mỏ đang khai thác hiện nay, cũng như có thể gây tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào các mỏ khai thác có trữ lượng dồi dào của các quốc gia này 1.2.2 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản ở Việt Nam [14] Chủ trương, đường lối và chính sách về công tác quản lý, khai thác khoáng sản đã được Đảng và Nhà nước. .. người lao động Chỉ tiêu hiệu quả về sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật: Trình độ công nghệ khai thác; Mức độ tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác Chỉ tiêu hiệu quả về vốn: Tổng vốn đầu tư cho ngành khai thác khoáng sản; Giá trị sản xuất; Hiệu quả đầu tư của ngành khai thác khoáng sản; Tỷ số giữa đóng góp vào GDP/tổng đầu tư 2.3.2 Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả quản lý nhà nước cơ bản - Tính phù... ngành công nghiệp khai khoáng phát triển bền vững 1.2 Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc về khai thác khoáng sản của một số nƣớc trên thế giới và Việt Nam 1.2.1 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản của một số nước trên thế giới [3], [5] a Kinh nghiệm Philippines: Khi thế giới đang đứng trước thách thức cạn kiệt tài nguyên và xu thế cạnh tranh toàn cầu về tài nguyên khoáng sản, nhiều quốc gia... nhà nước trong khai thác khoáng sản thông qua tài liệu nghiên cứu và ý kiến trực tiếp của họ trong đánh giá cũng như đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong khai thác khoáng sản ở địa bàn nghiên cứu 2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 2.3.1 Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Chỉ tiêu hiệu quả về lao động: Số lượng lao động việc làm của ngành khai thác khoáng sản; thu nhập bình... quan hệ về khai thác, sử dụng khoáng sản chủ yếu được thực hiện bằng văn bản của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước Dưới yêu cầu thực tế đối với công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản (ngày 28/7/1989) Đạo luật đầu tiên quy định về quản lý, bảo vệ, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và... trong lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản Luật khoáng sản đã quy định hành lang pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức cá nhân, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình Luật này đã tạo cho cả hệ thống từ cơ quan quản lý Nhà nước đến người dân tham gia hoạt động khoáng sản xác định mục tiêu: bảo vệ tài nguyên khoáng sản, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và xây... hành, 01 lần sửa đổi một số điều trong luật khoáng sản đã thể hiện tính phức tạp trong công tác quản lý nhà nước, thực tiễn của việc ban hành và thi hành các quy định pháp luật đối với tài nguyên khoáng sản là tài sản quan trọng của quốc gia 1.1.3.2 Hiện trạng thi hành luật trong hoạt động khai thác khoáng sản a Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản Số hóa bởi trung tâm học liệu... tài nguyên khoáng sản; - Mức độ bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản; - Mức độ thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội trong hoạt động khai thác khoáng sản Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 30 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN... bản) d Một số nhận xét và đánh giá chung về kết quả đạt được Nhìn chung, hệ thống chính sách, văn bản QPPL từ trung ương đến địa phương về quản lý, khai thác khoáng sản và BVMT trong hoạt động khoáng sản được ban hành khá nhiều và sửa đổi khá kịp thời nên về cơ bản đã tạo Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ 24 dựng được cơ sở pháp lý nhất định trong quản lý khai thác khoáng sản gắn . nước về khai thác khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên Chương 4 – Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên. 4 Số hóa bởi trung. trạng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên. 3 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/ - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai. TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 1.1. Quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản 1.1.1. Khái niệm về tài nguyên khoáng sản a. Tài nguyên Theo nghĩa rộng tài nguyên gồm

Ngày đăng: 23/08/2014, 15:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan