ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn QUẢN lý tài CHÍNH

11 908 0
ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn QUẢN lý tài CHÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 1. CÂU 1: Sự cần thiết khách quan của QLNN về tài chính tiền tệ (TCTT): 2 lý do - Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của tài chính tiền tệ như tác động, chi phối mọi hoạt động xh, quan hệ TCTT… Vì vậy NN phải can thiệp nhằm làm cho các quan hệ TCTT được thực hiện theo quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ và tín dụng… phù hợp với điều kiện của đất nước cũng như phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của NN. - Xuất phát từ vai trò tài chính của NN thể hiện NN phải sử dụng TCTT là công cụ quan trọng trong quản lý xh, quản lý nền kinh tế. Vai trò của NN về TCTT được thể hiện qua: • NN định ra các chính sách, pháp luật về tài chính, tiền tệ… buộc các doanh nghiệp và dân cư phải tuân thủ cũng như tạo điều kiện, môi trường để các doanh nghiệp hoạt động; • NN bỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp quan trọng, các khu vực công cộng… nhằm tạo môi trường, hành lang cho doanh nghiệp hoạt động cũng như tạo CSVC cho nền kinh tế quốc dân. • NN là người cung ứng các nguồn vốn cho đất nước, là người quyết định phát hành tiền tệ, kiểm soát tất cả các hoạt động tín dụng và phân phối tín dụng cho doanh nghiệp, thực hiện trợ giá, bù lỗ, quy định giá… • NN chi tiêu bằng vốn NSNN sẽ trở thành người mua hàng lớn nhất của đất nước, lực lượng tiêu thụ lớn nhất nên đòi hỏi 1 những hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phức tạp tạo ra thị trường to lớn cho việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. • NN với tư cách là người có quyền lực, thực hiện kiểm tra, kiểm soát tài chính đối với các hoạt động kinh tế-XH, trong đó có hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhằm xử lý theo pháp luật nếu kinh doanh phạm pháp, bê bối về tài chính, cũng như đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động theo yêu cầu của nền kinh tế và đời sống nhân dân. Từ những vấn đề trên có thể khẳng định rằng, trong bất kỳ xh nào đặc biệt là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của NN theo định hướng XHCN ở nước ta. Nguyên tắc QLNN về tài chính: 5 nguyên tắc. - NN quản lý TC và lưu thông tiền tệ thống nhất trong cả nước trên cơ sở phân công, phân cấp hợp lý cho các ngành, các địa phương như việc quy định chế độ tài chính, kế hoạch hóa NSNN, phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch thu chi NSNN, phát huy vai trò tự chủ về tài chính cơ sở. - NN quản lý và điều hành NSNN và lưu thông tiền tệ theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Bảo đảm quyền quyết định tập trung vào QH và sự điều hành của Chính phủ. Đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trên cơ sở lợi ích quốc gia. - Phấn đấu cân bằng ngân sách tích cực, không in tìền để bù vào bội chi ngân sách, chi thường xuyên của NSNN không được vựot quá tổng thu từ thuế và các khoản mang tính chất thuế. Bội thu nếu có được đầu tư để phát triển. 2 - Tài chính NN giữ vai trò tự chủ đạo trong hệ thống tài chính. - Thực hiện nguyên tắc tự chủ về tài chính đối với các doanh nghiệp. Xóa bỏ mọi sự bù lỗ từ NSNN. 3. Sự cần thiết khách quan của QLNN về kinh tế: 4 lý do i. NN có bản chất giai cấp, mà cuộc đấu tranh giai cấp thể hiện trên lĩnh vực kinh tế là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt nhất. Do đó, NN phải can thiệp vào kinh tế. ii. Kinh tế là nơi chứa đựng nhiều mâu thuẫn phổ biến, thường xuyên và cơ bản về lợi ích vật chất. iii. Hoạt động kinh tế cần nhiều tố chất, nhiều yếu tố, nhưng không phải công dân nào cũng có đủ, trong khi việc kiếm sống là việc mà ai cũng phải làm. iv. Trong nền kinh tế quốc dân có một phần là kinh tế nhà nước. Bộ phận này là cần thiết cho cộng đồng và cho NN, chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng thể kinh tế quốc dân và luôn có nguy cơ bị lạm dụng hoặc không hoàn thành được vai trò, vị trí của chúng trước NN 4. Nội dung chủ yếu của QLNN về kinh tế: 7 nội dung i. Tổ chức bộ máy QLNN về kinh tế. ii. Xây dựng phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xh của đất nước như hệ thống các dự án đầu tư, hệ thống chính sách, tư tưởng chiến lược chỉ đạo. iii. Xây dựng pháp luật kinh tế để tạo cơ sở cho công dân làm kinh tế trên cơ sở đường lối kinh tế - chính trị rõ ràng và là điều kiện tối cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế-xh. 3 iv. Tổ chức hệ thống các doanh nghiệp: tổ chức và khơng ngừng hồn thiện hệ thống DNNN sao cho phù hợp với u cầu của từng giai đoạn phát triển của đất nước và xúc tiến các hoạt động pháp lý, hỗ trợ các đơn vị kinh tế dân doanh ra đời. v. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động kinh tế của đất nước từ việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng tổng thể cho đến việc khai thác sử dụng. vi. Kiểm tra, kiểm sốt hoạt động của các đơn vị kinh tế trong việc tn thủ pháp luật kinh doanh, lao động, tài chính, kế tốn… cũng như chất lượng sản phẩm. vii. Thực hiện và bảo vệ lợi ích của xh, của NN và của cơng dân như bảo vệ phần vốn của NN trong nền kinh tế quốc dân, bảo vệ cơng sản, khoản thu vào NSNN từ các hoạt động kinh tế quốc dân … CÂU 6: Nâng cao ý thức trách nhiện của cán bộ, công chức: - Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam trong biên chế và hưởng lương từ NSNN. Cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, chòu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất, đạo đức , học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao. Cán bộ, công chức ngoài việc thực hiện các quy đònh có liên quan cuả Luật phòng chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản pháp luật khác. 4 - Trách nhiệm của cán bộ, công chức là phải chòu trách nhiệm trước nhà nước, nhân dân về nhiệm vụ được giao.Trách nhiệm của cán bộ, công chức là phải nâng cao ý thức: + Chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế kỷ luật. + Hòan thành và chòu trách nhiệm cá nhân về công việc và kết quả công tác được giao. + Bảo vệ tài sản nhà nước, tài sản nhân dân, phải tực hiện tiết kiệm, chống lãng phí không được tham nhũng. + Phải đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực như quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân, + Không được thực hiện những hoạt động riêng mà pháp luật cấm. + Khi vi phạm pháp luật, người vi phạm phải bò kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm gây ra thiệt hại và tài sản phải bồi thường. - Để nâng cao ý thức trách nhiệm cán bộ, công chức cần làm tốt những nghóa vụ sau đây: 1. Trung thành với Nhà nước công hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam; bảo vệ sự an tòan, danh dự và lợi ích quốc gia; 2. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy đònh của pháp luật. 5 3. Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân; 4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng nhân dân nợi cư trú, lắng nghe ý kiến và chòu sự giám sát của nhân dân. 5. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, không được quan liêu, hách dòch, cửa quyền tham nhũng. 6. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác, thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức. Góữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật của nhà nước theo quy đònh của pháp luật. 7. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chủ động, sáng tạo phối hợp trong công tác nhằm hòan thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao. 8. Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Ngoài ra, cũng để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức phải tuân theo: Những việc cán bộ công chức không được làm” đươc quy đònh từ điều 15 đến điều 20 của Pháp lệng cán bộ công chức. CÂU 11 : Phân tích mục đích sử dụng tiền thuế : 6 Thông thường việc huy động tiền thuế là do cơ quan thuế đảm nhận. Mức huy động cao sẽ gây khó khăn cho việc hành thu và dưới con mắt người dân, cơ quan thuế sẽ khó được thông cảm. Tuy nhiên, việc huy động thuế có thực sự trở thành gánh nặng hay không, còn tùy thuộc vào việc sử dụng tiền thuế của nhà nước đó. Việc sử dụng tiền thuế của các nhà nước trong các thời kỳ tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Thời kỳ mới xây dựng nhà nước: tiền thuế chủ yếu dùng để mua hàng hoá và dịch vụ để cung ứng cho các hoạt động công cộng thiết yếu như: an ninh, quốc phòng, y tế, giáo dục. Trong thời kỳ này mức thu thường thấp vì kinh tế đang trong tình trạng bất ổn và đời sống nhân dân đang còn nhiều khó khăn. Mức huy động tuy thấp, nhưng để bảo đảm cho các nhiệm vụ chi tiêu này, tỷ lệ huy động trên GDP cũng không thấp. Thời kỳ ổn định nhà nước: ngoài việc đảm bảo chi cho các nhiệm vụ thiết yếu của đất nước như trên, nhà nước còn sử dụng tiền thuế để trợ giúp thêm cho một nhóm người không còn khả năng lao động, đặc biệt là những người đã đóng góp vào thành quả xây dựng nhà nước - gọi chung là đối tượng xã hội. Thời kỳ phát triển thêm chức năng kinh tế: Khi thực hiện chức năng điều tiết kinh tế thị trường, các nhà nước thường sử dụng tiền thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Một số nhà nước dùng tiền thuế để phát triển các ngành sản xuất độc quyền nhà nước, tuy nhiên phần lớn để làm động lực cho các thành phần kinh tế khác phát triển, các nhà nước dùng tiền thuế tài trợ cho các dự án kinh tế có mục tiêu để 7 thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia theo định hướng của mình. Thời kỳ phát triển nhà nước phúc lợi: Sau khi ổn định các nhiệm vụ công cộng khác, nhiều nhà nước đứng ra tổ chức các dịch vụ công cộng để gia tăng phúc lợi cho cộng đồng, thông qua việc huy động tiền thuế. Tuy nhiên, hiệu quả của các dịch vụ công vẫn là một vấn đề cần lưu tâm. Các quốc gia phát triển có mức huy động cao, có khi lên đến 35% song do nhờ mở rộng dịch vụ công đến nhiều lĩnh vực khác nhau để phục vụ miễn phí cho cộng đồng, vì vậy cũng rất ít khi bị kêu ca về gánh nặng thuế. Có thể nói bản chất của một nhà nước không thể hiện ra trong các tôn chỉ nhà nước đó đưa ra, mà nó thể hiện rất cụ thể qua việc sử dụng tiền thuế của nhà nước đó trong việc điều hành đất nước. Việc đánh giá một nhà nước có thật sự do dân, vì dân hay không, chỉ có thể đoán chắc trong việc nhận định và đánh giá mục đích và hiệu quả của việc sử dụng tiền thuế mà người dân đóng góp. CÂU 15 : Xét về bản chất, thuế GTGT là loại thuế gián thu do người tiêu dùng chịu, doanh nghiệp chỉ là người thu hộ cho Nhà nước và có trách nhiệm nộp vào NSNN theo Luật định. Bản chất thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến, hiện đại, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Việc Quốc hội ban hành Luật thuế GTGT đã tạo ra những thuận lợi trong việc quản lý thu thuế, chuyển từ cách thức quản lý mang tính áp đặt sang cơ chế doanh nghiệp tự kê khai, tự nộp và tuân thủ các qui định tại luật thuế và pháp lệnh 8 thuế, phù hợp với xu thế cải cách hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. CÂU 16: Ưu điểm của thuế giá trị gia tăng - Thuế giá trị gia tăng tránh được hiện tượng thuế chồng thuế, phù hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. - Thuế giá trị gia tăng mang tính trung lập đối với các nghiệp vụ dịch chuyển sản phẩm và dịch vụ. Một loại thuế được gọi là trung lập khi nó không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến hoạt động của các doanh nghiệp nếu chính phủ không muốn thế. Trong thuế doanh thu người ta có khuynh hướng tối thiểu hóa số tiền thuế phải nộp bằng cách hội nhập các xí nghiệp theo chiều dọc. Ví dụ xí nghiệp sợi có thể kết hợp với xí nghiệp dệt, xí nghiệp may . . . Với sự hội nhập này không làm phát sinh doanh thu khi chuyển sản phẩm từ khâu trước sang khâu sau. Chính phủ không muốn các doanh nghiệp hội nhập lại với nhau nhưng bản thân loại thuế trên đã tạo ra sự hội nhập ấy. Rõ ràng trong thuế doanh thu, với cơ chế thu thuế như thế nó không mang tính trung lập. Thuế giá trị gia tăng không hề khuyến khích các doanh nghiệp hội nhập như trên, bởi các doanh nghiệp trong trường hợp hội nhập và không hội nhập thì tổng số thuế phải nộp là như nhau. Như vây, chúng ta có thể khẳng định rằng thuế giá trị gia tăng là loại thuế mang tính trung lập. 9 - Thuế giá trị gia tăng là loại thuế đánh vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ nên có thể tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. - Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu thường bằng không, nên nó có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu có thể cạnh tranh dễ dàng hơn trên thị trường quốc tế. - Với một biểu thuế gồm ít thuế suất (có nhiều nước áp dụng thống nhất một thuế suất cho tất cả các ngành nghề), thuế giá trị gia tăng đảm bảo công bằng đối với mọi ngành nghề, mọi sản phẩm, dịch vụ. - Thuế giá trị gia tăng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào đã buộc người mua phải đòi hỏi người bán xuất hóa đơn, ghi đúng doanh thu với giá trị thực của hoạt động mua bán, khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế. Ở khâu bán lẽ thường xảy ra trốn lậu thuế vì người tiêu dùng cuối cùng khi mua hàng không cần đòi hóa đơn. Do đó thay vì phải quản lý một số lượng lớn đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế chỉ cần quản lý một số ít đối tượng nộp thuế trong khâu bán lẻ. Hơn nữa, ở khâu bán lẻ giá trị tăng thêm thường không lớn nên số thuế thu ở khâu này cũng không nhiều. 10 . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 1. CÂU 1: Sự cần thiết khách quan của QLNN về tài chính tiền tệ (TCTT): 2 lý do - Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của tài chính. chủ về tài chính cơ sở. - NN quản lý và điều hành NSNN và lưu thông tiền tệ theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Bảo đảm quyền quyết định tập trung vào QH và sự điều hành của Chính phủ. Đề cao. NN phải sử dụng TCTT là công cụ quan trọng trong quản lý xh, quản lý nền kinh tế. Vai trò của NN về TCTT được thể hiện qua: • NN định ra các chính sách, pháp luật về tài chính, tiền tệ… buộc các

Ngày đăng: 20/08/2014, 10:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan