TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2008 – NAY

21 2.5K 15
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2008 – NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục Lục Mục Lục2 PHẦN MỞ ĐẦU3 1.Lý do chọn đề tài3 2.Mục tiêu nghiên cứu3 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4 5.Nguồn số liệu4 6.Kết cấu đề tài4 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”5 1.1 Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”5 1.2 Các mô hình tương tự tại nước ngoài7 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2002 ĐẾN NAY10 2.1 Một số nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long10 2.3 Thực trạng áp dụng mô hình “ Cánh đồng mẫu lớn” ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long15 2.4 Đánh giá chung về kết quả của việc thực hiện mô hình17 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”20 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN CHUNG21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.21 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, có đóng góp to lớn trong việc tạo ra việc làm và nguồn thu cho đất nước. Năm 2012 thực sự là một năm vượt khó thành công của nông nghiệp Việt Nam với thành tích kim ngạch xuất khẩu đạt 27,5 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2011, cũng là năm lúa gạo Việt Nam đạt sản lượng cao kỷ lục, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn gạo. Những kết quả ấn tượng này vừa được Bộ NN-PTNT công bố tại Hội nghị Tổng kết năm 2012 và kế hoạch 2013 diễn ra sáng 28/12 tại Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn, không những từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài mà còn là những vấn đề nội tại như: sản lượng thấp, chất lượng kém, vấn đề môi trường, việc làm, đất đai…Từ đó đặt ra vấn đề cần phải có những hướng đi mới nhằm phát triển nền nông nghiệp nước ta cả về chất lẫn về lượng. Một trong những mô hình nổi bật và hiệu quả trong thời gian vừa qua, được nhiều người biết đến là mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, đang được áp dụng trên phạm vi rộng của Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như cả nước. Với mô hình này, chúng ta tìm được một số giải pháp nhằm đưa nền nông nghiệp sang một trang mới tốt đẹp hơn. 2.Mục tiêu nghiên cứu Phân tích mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” để thấy những lợi ích mà mô hình đem lại, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như giải pháp cho định hướng phát triển bền vững nền nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long. 3.Phương pháp nghiên cứu.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT KHOA KINH TẾ TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2008 – NAY GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.s MAI LÊ THÚY VÂN Nhóm thực hiện: Nhóm 5 lớp K10401 Danh sách nhóm: 1. Tr  ng Dim Chi K104010007 2.   Th Thanh Hà K104010018 3. Phm Quang Lc K104010047 4. Trn Th Tâm K104010073 5. Nguyn Hunh Tân K104010074 6. Nguyn Th Trí K104010087 7. Nguyn Th Ánh Tuyt K104010095 Thực trạng áp dụng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại ĐBSCL giai đoạn 2008 - nay Mục Lục Mục Lục 2 PHẦN MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” 4 1.1 Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” 4 1.2 Các mô hình tương tự tại nước ngoài 7 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2002 ĐẾN NAY 10 2.1 Một số nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 10 2.3 Thực trạng áp dụng mô hình “ Cánh đồng mẫu lớn” ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 14 2.4 Đánh giá chung về kết quả của việc thực hiện mô hình 16 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”.19 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN CHUNG 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, có đóng góp to lớn trong việc tạo ra việc làm và nguồn thu cho đất nước. Năm 2012 thực sự là một năm vượt khó thành công của nông nghiệp Việt Nam với thành tích kim ngạch xuất khẩu đạt 27,5 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2011, cũng là năm lúa 2 Thực trạng áp dụng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại ĐBSCL giai đoạn 2008 - nay gạo Việt Nam đạt sản lượng cao kỷ lục, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn gạo. Những kết quả ấn tượng này vừa được Bộ NN- PTNT công bố tại Hội nghị Tổng kết năm 2012 và kế hoạch 2013 diễn ra sáng 28/12 tại Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn, không những từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài mà còn là những vấn đề nội tại như: sản lượng thấp, chất lượng kém, vấn đề môi trường, việc làm, đất đai…Từ đó đặt ra vấn đề cần phải có những hướng đi mới nhằm phát triển nền nông nghiệp nước ta cả về chất lẫn về lượng. Một trong những mô hình nổi bật và hiệu quả trong thời gian vừa qua, được nhiều người biết đến là mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, đang được áp dụng trên phạm vi rộng của Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như cả nước. Với mô hình này, chúng ta tìm được một số giải pháp nhằm đưa nền nông nghiệp sang một trang mới tốt đẹp hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” để thấy những lợi ích mà mô hình đem lại, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như giải pháp cho định hướng phát triển bền vững nền nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long. 3. Phương pháp nghiên cứu. • Phương pháp nghiên cứu định tính: phân tích diễn dịch, quy nạp từ những nguồn tài liệu thứ cấp. • Phương pháp định lượng từ các số liệu cụ thể đã được công bố. • Phương pháp tổng hợp, trình bày. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu. Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” được áp dụng từ năm 2002 – nay 4.2 Phạm vi nghiên cứu Quy mô: Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long Thời gian: Giai đoạn 2002 – nay. 3 Thực trạng áp dụng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại ĐBSCL giai đoạn 2008 - nay 5. Nguồn số liệu Tổng cục thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, FAO,… 6. Kết cấu đề tài Bao gồm 4 chương chính: Chương 1: Khái niệm chung về mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”. Chương 2: Tình hình thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ở Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoan 2002 đến nay. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” Chương 4: Kết luận chung. CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” 1.1 Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” 1.1.1 Khái niệm “Cánh đồng mẫu lớn” là hình thức tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tập hợp những nông dân nhỏ lẻ lại hình thành một diện tích chung, lớn, tạo điều kiện áp dụng những kỹ thuật mới và giải quyết đầu ra ổn định và có lợi nhuận cho nông dân. 1 Tuy nhiên, thực tế cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng và chung nhất cho mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” . Ta có thể hiểu một cách đơn giản 1 Định nghĩa theo http://vinhlong.mard.gov.vn/ContentDetail.aspx?CatId=287&Id=9665 4 Thực trạng áp dụng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại ĐBSCL giai đoạn 2008 - nay “Cánh đồng mẫu lớn” là những cánh đồng có diện tích lớn. Toàn bộ phần diện tích trên có thể thuộc quyền sử dụng của một chủ (doanh nghiệp) hoặc nhiều chủ (nông dân). Nhưng toàn bộ hoạt động sản xuất trên cánh đồng đều thuộc một quy trình chung. Sản phẩm được tạo ra từ cánh đồng được tiêu thụ trên thị trường với một thương hiệu chung, chất lượng và số lượng sản phẩm được đảm bảo bởi nhà sản xuất 2 . 1.1.2 Đặc điểm của mô hình Như cách tiếp cận ở phần khái niệm, ta thấy mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” có các đặc điểm sau: Diện tích lớn Đây là điểm đặc trưng nhất của mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”. Đặc điểm này kế thừa từ một số mô hình nông nghiệp khác như hợp tác xã nông nghiệp hay nông trường quốc doanh, và một số mô hình nông nghiệp phát triển ở nước ngoài. Diện tích lớn là cần thiết đối với mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” để có thể cơ giới hóa các hoạt động trên cánh đồng, áp dụng các kĩ thuật mới vào sản xuất, sản xuất theo quy trình, và quan trọng là để tiết kiệm chi phí dựa trên tính kinh tế nhờ quy mô. Thế nhưng trong bối cảnh đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra một cách tràn lan như hiện nay, diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp và chia nhỏ. Điều này làm cho việc hình thành những cánh đồng lớn càng trở nên khó khăn hơn. Quy trình đồng bộ 2 Tham khảo : Cánh đồng mẫu lớn: Lý luận và tiếp cận thực tiễn trên Thế Giới và Việt Nam – TS Vũ Trọng Bình- http://123doc.vn/document/188658-canh-dong- mau-lon-li-luan-va-tiep-can-thuc-tien-tren-the-gioi.htm 5 Thực trạng áp dụng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại ĐBSCL giai đoạn 2008 - nay Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” cần sản xuất ra sản phẩm số lượng lớn và có chung một tiêu chuẩn chất lượng, vì thế mọi hoạt động của cánh đồng cần được chuẩn hóa và thực hiện theo một quy trình chung. Với một quy trình đồng bộ như vậy, các hoạt động của cánh đồng từ sản xuất, quy trình kĩ thuật, quản lý, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm được thực hiện một cách tốt hơn và nông dân có điều kiện để học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ của mình. Sự liên kết Đây là đặc điểm nổi bật, làm cho mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” khác biệt so với các mô hình khác đã có trong quá khứ. Sự liên kết ở đây chỉ mối quan hệ tương hỗ giữa người sản xuất, nhà khoa học, cơ quan quản lý, và doanh nghiệp. Tất cả họ đều có chung một sự quan tâm “Làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất ?”. Trong mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, người sản xuất (nông dân) nhận được sự hỗ trợ của nhà khoa học trong ứng dụng khoa học kĩ thuật vào quy trình sản xuất, người nông dân hỗ trợ nhà khoa học điều kiện tiếp xúc thực tiễn. Nhà quản lý với vai trò là người hoạch định chính sách tạo điều kiện tốt nhất để cho mô hình hoạt động và phát triển, tạo điều kiện cho các mối quan hệ phát triển, đảm bảo quyền lợi của các bên. Doanh nghiệp trong mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đảm bảo vốn cho mô hình hoạt động, hỗ trợ quản lý, và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. 1.1.3 Tác động của mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp Cần phải nhìn thấy được những tác động của mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đối với sản xuất nông nghiệp để có thể áp dụng được mô hình này một cách thành công. 6 Thực trạng áp dụng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại ĐBSCL giai đoạn 2008 - nay Đầu tiên, mô hình cánh đồng mẫu lớn có tác động trong việc tăng năng suất và tổng sản lượng nông nghiệp, hướng tới hình thành ngành sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn. Thứ hai, “Cánh đồng mẫu lớn” giúp cải thiện chất lượng và hình ảnh của sản phẩm nông nghiệp và người sản xuất là nông dân. Thứ ba, tạo điều kiện cho sự phát triển khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp. Thứ tư, cắt giảm chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm giá thành sản phẩm. 1.2 Các mô hình tương tự tại nước ngoài 1.2.1 Mô hình hợp tác xã nông nghiệp tại Đức Cộng hòa liên bang Đức có một nền kinh tế phát triển, và ngành nông nghiệp Đức cũng vậy. Không có lợi thế về diện tích đất như ở Mỹ hay ở các nước Tây Âu khác, đa phần các chủ trang trại của Đức sở hữu phần diện tích từ 1 đến 50 ha. Với mô hình hợp tác xã nông nghiệp, các nông dân, chủ trang trại tại Đức có thể khắc phục được yếu điểm này của mình. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp tại Đức hay cụ thể là các hợp tác xã trồng trọt và chăn nuôi, cung cấp cho người nông dân rất nhiều thứ để hỗ trợ sản xuất như dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kĩ thuật, công nghệ mới (giống cây trồng, vật nuôi, phân bón…), nhà kho, máy móc và cả dịch vụ tài chính, thương hiệu. Điều này làm cho các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Tiêu chí của các hợp tác xã này là giảm chi phí nhờ tính kinh tế nhờ quy mô, từ đó đem lại cho người nông dân lợi nhuận lớn hơn. Về mặt chính sách, vì các hợp tác xã nông nghiệp tại Đức được tạo điều kiện và không bị phân biệt với doanh nghiệp tư nhân nên họ hoàn toàn có khả năng vay vốn mà không bị bất kì cản trở hay ràng buộc nào. Mọi hoạt động trong quản lý, điều hành đều hướng tới làm sao cho minh bạch và hiệu quả nhất. Chính 7 Thực trạng áp dụng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại ĐBSCL giai đoạn 2008 - nay vì thế, các hợp tác xã nông nghiệp tại Đức nhận được sự ủng hộ của người nông dân và thu hút nhiều người tham gia 3 . 1.2.2 Mô hình trang trại gia đình tại Mỹ So với các quốc gia khác, nước Mỹ có lợi thế rất lớn cho sản xuất nông nghiệp như diện tích lớn, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa… Sản xuất nông nghiệp đã góp phần giúp cho nước Mỹ có diện mạo của ngày hôm nay. Hiện nay tại Mỹ, sản xuất nông nghiệp hầu như được thực hiện trong các trang trại rộng lớn. Những trang trại tại Mỹ có thể thuộc sở hữu của một gia đình, của một doanh nghiệp hay của nhiều người cùng góp lại. Những trang trại khổng lồ này đã tạo ra những vùng sản xuất nông nghiệp lớn cho nước Mỹ. Việc áp dụng khoa học kĩ thuật, cải tiến máy móc… khiến sản lượng nông nghiệp của Mỹ tăng nhanh. Và biến ngành nông nghiệp thành một ngành kinh doanh thực sự. Tuy nhiên, tại Mỹ, người sản xuất nông nghiệp lại phải đối mặt với một khó khăn, đó là sản xuất dư thừa. Năng suất cao làm cho sản lượng nông nghiệp của Mỹ không ngừng tăng lên, nhưng lợi nhuận lại chẳng được bao nhiêu, do giá thấp. Với chính sách cắt giảm trợ cấp cho nông nghiệp, các nhà sản xuất nông nghiệp tại Mỹ cần phải thay đổi chiến lược sản xuất và kinh doanh để có thể cải thiện tình hình 4 . 1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Qua hai mô hình sản xuất nông nghiệp diện tích lớn ở trên, ta có thể tìm được một số bài học kinh nghiệm cho mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại Việt Nam như sau: 3 Tham khảo: http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=82&CategoryID=2&News=160 4 Tham khảo : http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_useconomy_viii.html 8 Thực trạng áp dụng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại ĐBSCL giai đoạn 2008 - nay Xây dựng chính sách và khung pháp lý tốt Các mô hình trên có thể phát triển được là nhờ vào sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý. Nhờ vào các khung pháp lý và chính sách tốt, họ giúp cho người sản xuất nông nghiệp có điều kiện tập trung ruộng đất, vay vốn, và quan trọng nhất là sự cạnh tranh. Việc xem các hợp tác xã bình đẳng với các doanh nghiệp tại Đức giúp cho các hợp tác xã có nhiều động lực phấn đấu hơn trong việc cải thiện hiệu quả quản lý, điều hành theo hướng minh bạch hơn. Tiếp theo đó, giúp cho người sản xuất ít dựa dẫm vào các chính sách trợ cấp của chính phủ hơn. Người nông dân cần nâng cao trình độ cho mình Người nông dân ở Đức hay ở Mỹ có thể điều hành những hợp tác xã hay các trang trại rộng lớn thì cần phải có trình độ nhất định. Nếu muốn có một mô hình sản xuất nông nghiệp tốt, thì trước hết người nông dân cần loại bỏ được tâm lý tiểu nông và phải học hỏi nhiều hơn về kĩ thuật cũng như về quản lý. Phát triển khoa học kĩ thuật, đặt biệt là khoa học kĩ thuật ứng dụng trong nông nghiệp Để có thể đạt được năng suất cao hơn, sản xuất hiệu quả hơn thì nông nghiệp cần được cải tiến công nghệ nhiều hơn nữa. Cải tiến giống, phân bón, máy móc, kĩ thuật canh tác là tiền đề để tạo ra một ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Tóm lại, để có thể nhân rộng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, và đạt được hiệu quả kinh tế cao, Việt Nam còn phải học tập thêm nhiều kinh nghiệm từ các nước đi trước, nhất là những nước có nền nông nghiệp phát triển. 9 Thực trạng áp dụng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại ĐBSCL giai đoạn 2008 - nay CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2002 ĐẾN NAY 2.1 Một số nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong hai đồng bằng lớn nhất nước ta, cũng là một trong số những đồng bằng lớn, phì nhiêu của Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Về vị trí địa lý: Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philippin, Indonesia ) - những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng. Vùng kinh tế này cũng nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết sức quan trọng quan trọng cho giao lưu quốc tế. Về khoáng sản: Đồng bằng sông Cửu Long có triển vọng dầu khí trong thềm lục địa, tiếp giáp với biển Đông và Vịnh Thái Lan gồm các bể trầm tích sau: bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai. Đá vôi có trữ lượng khoảng 130 đến 440 triệu tấn. Đá Granit, Andesit có khoảng 450 triệu m3. Sét gạch ngói có trữ lượng đến 40 triệu m3. Cát sỏi có trữ lượng đến 10 triệu m3/năm. Than bùn có lượng 370 triệu tấn, trong đó U Minh khoảng 300 triệu tấn. Nước khoáng có ở Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Minh Hải. Về đất đai: Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản 10 [...]... năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh 2.3 Thực trạng áp dụng mô hình “ Cánh đồng mẫu lớn” ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Trên thực tế, mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp đã được thực hiện hơn 10 năm qua theo Quyết định số 80/2002/QĐ- TTg Tuy nhiên, để được gọi là mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” và là tiền đề cho việc nhân rông mô hình phổ biến thì nơi đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long chính là tỉnh... ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, và tạo điều kiện để áp dụng các kĩ thuật mới CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN CHUNG Nhìn chung lại, ngành nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long nói riêng hay ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung muốn phát triển một cách bền vững thì cần phải có một hướng đi cụ thể Và việc cụ thể hóa điều đó bằng các mô hình, 19 Thực trạng áp dụng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại ĐBSCL giai đoạn 2008. .. lúa gạo: 11 Thực trạng áp dụng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại ĐBSCL giai đoạn 2008 - nay Ta có thể tổng kết về sản lượng và năng suất của vùng này bằng biểu đồ như sau: ( Nguồn: Tổng hợp ) 12 Thực trạng áp dụng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại ĐBSCL giai đoạn 2008 - nay Qua biểu đồ trên ta thấy sản lượng lúa và năng suất lúa của vùng tăng dần đều qua các năm.Sản lượng lúa của vùng giai đoạn (2002-2012)... những tồn tại của mô hình này cũng rất cần phải được giải quyết vì tính cấp thiết của chúng 18 Thực trạng áp dụng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại ĐBSCL giai đoạn 2008 - nay Chương tiếp theo sẽ là những giải pháp được đề xuất mà nhóm tổng hợp được cũng như là quan điểm của nhóm CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” Để phát triển thành công mô hình cánh đồng mẫu lớn,.. .Thực trạng áp dụng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại ĐBSCL giai đoạn 2008 - nay xuất lương thực lớn nhất nước, là vùng thuỷ sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước Tổng diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, không kể hải đảo, khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65% Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng... hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời chính là sự kế thừa của nhiều mô hình trước đây với việc tổ chức và sắp xếp lại phù hợp với thực 5 Nguồn: http://langsontv.vn/node/26242 15 Thực trạng áp dụng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại ĐBSCL giai đoạn 2008 - nay trạng, nhu cầu, phương thức tổ chức mới, vừa áp ứng được xuất khẩu và gia tăng lợi nhuận cho người sản xuất, vừa hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp. .. nhanh chóng và thuận lợi  Thu nhập nông nhân tăng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn thực hiện tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả trên diện tích lớn, rút ngắn khoảng chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng, các vùng 16 Thực trạng áp dụng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại ĐBSCL giai đoạn 2008 - nay sản xuất,... trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mô hình cánh đồng mẫu lớn đang phát triển mạnh ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long với những nông dân thuần thục trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Các doanh nghiệp sẽ cung ứng vật tư đầu vào như giống lúa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đầu tư hệ thống sấy, kho chứa, xay xát để bao tiêu lúa cho dân theo hợp đồng bằng cách... dựng “Cánh đồng mẫu lớn” quy mô nhất là: Sóc Trăng (1.500ha ở xã Nhơn Bình, huyện Trần Đề), Tiền Giang (1.000ha), Kiên Giang (1.000ha) và Trà Vinh (900ha) Những tỉnh này đều đã gặt hái được những thành tựu đáng mừng từ mô hình Vụ hè thu năm 2011, được xem là năm đầu mô hình “cánh đồng mẫu lớn” được triển khai rộng rãi Ở khu vực Nam Bộ, diện tích thực hiện hơn 8.000 ha, 14 Thực trạng áp dụng mô hình “Cánh. .. - nay như mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” trên là một điều cần thiết Tuy nhiên, để mô hình tạo được hiệu ứng tích cực, cần có những tác động về mặt chính sách tạo điều kiện thuận lợi Với những mặt tích cực của mình, hy vọng mô hình cánh đồng mẫu lớn sẽ giúp chuyển hướng phát triển của nông nghiệp Việt Nam từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, để chúng ta thực sự có được một nền nông . DỤNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”.19 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN CHUNG 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, có đóng. pháp nghiên cứu. • Phương pháp nghiên cứu định tính: phân tích diễn dịch, quy nạp từ những nguồn tài liệu thứ cấp. • Phương pháp định lượng từ các số liệu cụ thể đã được công bố. • Phương pháp. nay 5. Nguồn số liệu Tổng cục thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, FAO,… 6. Kết cấu đề tài Bao gồm 4 chương chính: Chương 1: Khái niệm chung về mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”. Chương 2:

Ngày đăng: 18/08/2014, 14:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục Lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”

      • 1.1 Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”

      • 1.2 Các mô hình tương tự tại nước ngoài

      • CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2002 ĐẾN NAY

        • 2.1 Một số nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

        • 2.3 Thực trạng áp dụng mô hình “ Cánh đồng mẫu lớn” ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

        • 2.4 Đánh giá chung về kết quả của việc thực hiện mô hình

        • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”

        • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN CHUNG

        • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan