kiểm soát trong quản trị

43 772 0
kiểm soát trong quản trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29] MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 2 I. Vấn đề 1 1.1 Đặt vấn đề 03 1.2 Lý thuyết liên quan 03 1.3 Giải quyết vấn đề 05 1.3.1Ngân sách là việc hoạch định. 1.3.2Ngân sách là việc động viên. 1.3.3Ngân sách là việc kiểm soát. II. Vấn đề 2 2.1 Đặt vấn đề 17 2.2 Lý thuyết liên quan 19 2.3 Giải quyết vấn đề 22 III. Vấn đề 3 3.1 Đặt vấn đề 33 3.2 Lý thuyết liên quan 33 3.3 Giải quyết vấn đề 36 KẾT LUẬN 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 1 Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29] LỜI MỞ ĐẦU Kiểm soát là chức năng sau cùng trong tiến trình quản trị. Kiểm soát là quá trình tiến hành những hành động sửa sai cần thiết để đảm bảo sứ mạng và mục tiêu của tổ chức được hoàn thành càng nhiều hiệu quả và hiệu năng càng tốt. Kiểm soát không chỉ dừng lại ở những hoạt động đã diễn ra và kết thúc, nó còn là quá trình kiểm soát trước đối với những sự việc sắp xảy ra, điều này đặc biệt quan trọng đối với công tác quản trị trong các doanh nghiệp ngày nay, nó giúp cho các doanh nghiệp chủ động đối phó với những nguy cơ sắp tới nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp cần kiểm soát và tìm ra phương án đối phó trong kinh doanh thời hiện đại, đó là khủng hoảng. Và để đảm bảo cho công việc kiểm soát đạt được hiệu quả và hiệu năng tốt nhất thì cần có các công cụ kiểm soát. Vấn đề đặt ra là trong các công cụ đó thì công cụ nào hoạt động hiệu quả nhất và nó có ảnh hưởng gì đến các chức năng còn lại trong quản trị. Để hiểu rõ hơn về các công cụ quan trọng của kiểm soát, cũng như những loại khủng hoảng nào mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay thì nhóm chúng tôi xin trình bày một số vấn đề về kiểm soát qua từng câu hỏi của bài tiểu luận “Kiểm soát trong quản trị”.  Câu hỏi 1: “Ngân sách (Budget) bao hàm cả việc hoạh định, động viên, cũng như kiểm soát” bạn đồng ý hay không đồng ý phát biểu này? Hãy giải thích và cho ví dụ ý kiến của bạn.  Câu hỏi 2: Bạn hãy quan sát các siêu thị tại TP HCM và thử xác định các khủng hoảng có thể có tại một siêu thị nào đó và đề xuất cách giải quyết chúng.  Câu hỏi 3: Bạn hãy ghép một doanh nghiệp dịch vụ nào đó ( ví dụ công ty sản xuất phần mềm máy tính) với một trong ba hệ thống kiểm soát (thị trường, hành chánh cấp bậc và văn hóa) và hãy chứng minh đó là quyết định chính xác. Bài viết tuy có đầu tư nghiên cứu nhưng còn nhiều hạn chế và kiến thức cũng chưa được sâu rộng nên mong Thầy thông cảm và có những góp ý cho nhóm chúng em. Chúng em xin cảm ơn Thầy vì đã giảng dạy, hướng dẫn lớp chúng em! 2 Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29] I. Vấn đề 1 1.1 Đặt vấn đề Câu hỏi 1: “Ngân sách (Budget) bao hàm cả việc hoạh định, động viên, cũng như kiểm soát” bạn đồng ý hay không đồng ý phát biểu này? Hãy giải thích và cho ví dụ ý kiến của bạn. Có phát biểu cho rằng: “Ngân sách (Budget) bao hàm cả việc hoạch định, động viên, cũng như kiểm soát”. Chúng ta cần phân tích kĩ qua từng chức năng của quản trị tương ứng với từng mục đích của ngân sách thì mới có thể chứng minh nhận định trên hoàn toàn đúng hay không? 1.2 Lí thuyết liên quan Có nhiều cách định nghĩa về ngân sách, tùy theo mục đích nghiên cứu. Có người thì cho rằng : “Ngân sách là một kế hoạch dự báo các kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể trong tương lai, có thể là tháng, quý, năm ”. Một trong những cách định nghĩa phổ biến có thể là: “Một kế hoạch hành động được lượng hóa và được chuẩn bị cho một khoảng thời gian cụ thể”. Vậy ngân sách gồm những đặc điểm gì? Theo bài viết về “Định nghĩa ngân sách” của mạng thanhlapdoanhnghiep thì ngân sách gồm các đặc điểm sau: • Ngân sách phải được lượng hóa Điều này có nghĩa là ngân sách phải được biểu thị bằng các con số, thực tế thường là một số tiền. Một danh sách liệt kê những gì bạn dự tính có thể hữu ích, nhưng nó không phải là một bảng ngân sách nếu nó không được thể hiện bằng các con số. Như vậy ngân sách còn có thể bao hàm kế hoạch về quỹ thời gian, kế hoạch nguồn lao động… • Ngân sách phải được chuẩn bị từ trước Bảng ngân sách phải được lập trước thời gian dự định thực hiện ngân sách đó. Các số liệu trong hoặc sau thời gian thực hiện ngân sách có thể cũng quan trọng, nhưng không phải là một phần của bảng ngân sách. 3 Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29] • Ngân sách phải được áp dụng cho một khoảng thời gian cụ thể Bảng ngân sách được lập cho một khoảng thời gian xác định cụ thể (thường, nhưng không nhất thiết, là một năm). Một kế hoạch tài chính mở cho tương lai (không có điểm kết thúc) không được coi là bảng ngân sách. • Ngân sách phải là một kế hoạch hành động Đây có lẽ là điểm quan trọng nhất. Ngân sách không phải là một bảng bao gồm các số liệu thực tế vì nó liên quan đến những sự việc chưa hề xảy ra. Tình hình có thể thay đổi trong khoảng thời gian thực hiện ngân sách, có nghĩa là khi đó ngân sách không còn chính xác. Giống như các kế hoạch khác, ngân sách rất ít khi được dự báo hoàn toàn chính xác trong tương lai. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp như vậy, nó vẫn đóng vai trò định hướng cho những người thực hiện và vai trò này rất quan trọng. Tất nhiên, bạn phải biết được là bạn muốn đạt được điều gì trước khi lập kế hoạch. Mọi thứ khác đều phải phụ thuộc vào điều này. Trong kinh doanh “biết mình muốn gì” được gọi là mục tiêu. Các mục tiêu của doanh nghiệp phụ thuộc một phần vào loại hình doanh nghiệp, có thể là mục tiêu ngắn, trung hoặc dài hạn. Sau đây là một số loại ngân sách khá phổ biến:  Ngân sách bán hàng (doanh thu);  Ngân sách nguồn lực;  Ngân sách tiếp thị;  Ngân sách đầu tư;  Ngân sách chi phí cho các phòng, ban chức năng;  Ngân sách tiền mặt;  Ngân sách về không gian, thời gian, vật liệu và sản phẩm… 4 Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29] Tất cả các ngân sách đều quan trọng mặc dù bạn cũng có thể lập luận rằng ngân sách tiền mặt là quan trọng nhất bởi nếu không có tiền thì doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối. 5 Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29] Tại sao chúng ta phải lập ngân sách? Một câu hỏi không chỉ đặt ra cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp mà còn là một vấn đề lớn cho chính phủ của những nước định hướng phát triển theo con đường kinh tế tri thức. Ngân sách giúp cho việc hỗ trợ việc lập kế hoạch hoạt động thực tế bằng cách buộc các nhà quản lý để xem xét các điều kiện như thế nào có thể thay đổi và những gì trong các bước cần phải được thực hiện ngay bây giờ và bằng cách khuyến khích các nhà quản lý để xem xét các vấn đề trước khi chúng phát sinh. Nó cũng giúp phối hợp các hoạt động của các nhà quản lý hấp dẫn để kiểm tra mối quan hệ giữa hoạt động của chính mình và các ban ngành khác. Yếu tố cần thiết khác của ngân sách bao gồm: • Để kiểm soát tài nguyên. • Để giao tiếp kế hoạch quản lý trung tâm trách nhiệm khác nhau. • Để khuyến khích các nhà quản lý phấn đấu để đạt được các mục tiêu ngân sách. • Để đánh giá hiệu quả của các nhà quản lý. • Để cung cấp khả năng hiển thị hiệu suất của công ty. Tóm lại, mục đích của ngân sách là: • Cung cấp một dự báo về doanh thu và chi phí, đó là, xây dựng một mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp như thế nào có thể thực hiện tài chính nếu chiến lược nhất định, các sự kiện và kế hoạch được thực hiện. • Kích hoạt tính năng hoạt động thực tế tài chính của doanh nghiệp được đo so với dự báo. • Thiết lập các hạn chế chi phí cho một dự án , chương trình hoặc hoạt động . 1.3 Giải quyết vấn đề: 1.3.1 Ngân sách là việc hoạch định. Trước tiên, chúng ta cần hiểu khái niệm hoạch định là gì: “Hoạch định là một quá trình ẩn định những mục tiêu, xây dựng và chọn lọc những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó.” 6 Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29] Theo Robert Kreitner thì “hoạch định là quá trình chuẩn bị cho sự thay đổi và đương đầu với sự không chắc chắn bằng cách định ra những bước hành động trong tương lai”. Hoạch định là cơ sở cho sự phối hợp hoạt động giữa các cá nhân và nhóm người trong tổ chức. Khi mọi người biết rõ tổ chức đang vận động, và người ta trông đợi gì ở họ để đạt mục tiêu, thì làm việc tập thể, hợp tác và phối hợp sẽ gia tăng. Nhờ có sự dự đoán những biến đổi, mà hoạch định giúp ta tránh bớt những bất trắc. Nó cũng có thể vạch ra những tác động quản trị nhằm đối phó với biến đổi. Hoạch định đòi hỏi nhà quản trị phải nhìn trước, lường trước những biến đổi, xem xét những tác động của biến đổi và chuẩn bị những biện pháp hợp lý nhất. Hoạch định giúp nhà quản trị và tổ chức những lợi ích chính. 1 Khái niệm hoạch định như đã đề cập ở trên là chức năng đầu tiên của quản trị liên quan đến việc xác định mục tiêu và các biện pháp nhằm đạt đến các mục tiêu của tổ chức. So sánh đặc điểm của việc hoạch định với mục đích đầu tiên của ngân sách (đã trình bày) thì cùng có một điểm gần giống nhau. Hoạch định là xác định mục tiêu Còn ngân sách thì cung cấp một dự báo về doanh thu và chi phí. Nhưng những dự báo này muốn chính xác thì phải cần dựa vào những mục tiêu đã đề ra, chính xác hơn từ mục tiêu sẽ đưa ra được dự báo. Peter Drucker đã đề nghị các doanh nghiệp nên trọng tâm vào 8 loại mục tiêu quan trọng: • Vị thế thị trường. • Đổi mới. • Nâng suất. • Các nguồn tài nguyên vật chất và tài chính. • Lợi nhuận • Sự phát triển và kết quả quản lí. • Thái độ và kết quả thực hiện của người lao động. • Trách nhiệm cộng đồng. Trong các chỉ tiêu vừa nêu của Peter Drucker, chúng ta càng thấy rõ việc xác định ngân sách phải dựa vào việc hoạch định, cụ thể là thông qua mục tiêu lợi nhuận. 1 . Giáo trình Quản trị học-Trường Đại học kinh tế TP.HCM-NXB Phương Đông, trang 110-111. 7 Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29] Ví dụ cụ thể để minh chứng là: Quá trình tính toán chi phí bắt đầu từ một doanh nghiệp nhỏ bắt đầu với một danh sách của tất cả các thứ mua sắm cần thiết bao gồm cả tài sản hữu hình (ví dụ, máy móc, thiết bị…) và dịch vụ (ví dụ: tu sửa, bảo hiểm…), vốn lưu động , nguồn và tài sản thế chấp. Ngân sách phải có một câu chuyện giải thích làm thế nào bạn quyết định về số lượng dự trữ này và mô tả các kết quả tài chính dự kiến hoạt động kinh doanh. Các tài sản nên được đánh giá với chi phí mỗi thứ cần được bố sung. Bạn đang có dự định kinh doanh cho riêng mình (theo mô hình doanh nghiệp tư nhân), bằng phương tiện ngân sách, bạn có thể tính toán xem bạn phải cần bao nhiêu để thành lập một doanh nghiệp, và cần bao nhiều để điều hành nó. Bạn phải vạch định trước các chỉ tiêu, ví dụ như: doanh số/ doanh thu; hàng hoá được sử dụng (nguyên vật liệu ); chi phí cố định: • Lương – cho nhân viên ở văn phòng và cửa hàng • Tiền thuê nhà xưởng hay thuê văn phòng • Tiền trả hàng tháng cho dịch vụ công như Điện, Nước… • Chi phí cho bảo trì hay sửa chửa làm mới định kỳ của tòa nhà • Chi phí vệ sinh, lau kính… • Chi phí xe cộ xăng nhớt / phụ cấp xe • Công tác phí • Chi phí cho điện thọai cố định trong văn phòng • Tiền tem thư, lệ phí bưu điện • Chi phí điện thọai di động • Chi phí thuê đường truyền Internet • Phí thuê bao hay quản lý và nâng cấp trang web • Chi phí làm tiếp thị, quảng cáo • Chi phí hội họp • Phí Bảo hiểm • Thiết bị vi tính • Mạng vi tính • Phí thuê đường line (vi tính) • Tiền thuê nhà xưởng hay văn phòng • Mua sắm linh tinh khác • Công tác bảo trì định kỳ • Lương cho kế tóan viên • Trả phí luật sư 8 Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29] • Tiền trả cho dịch vụ tư vấn khác • Chi phí phát sinh dự trù 5% Ngoài ra, còn có thời gian hoàn thành dự án, số lượng nhân viên ở từng phòng ban, bộ phận… Phóng viên của báo doanh nhân Sài gòn đã có cuộc phỏng vấn Ông Quách Chánh Đại Thanh Tâm, giảng viên Khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Kinh về vấn đề hoạch định ngân sách của một danh nghiệp. Theo ông Tâm thì việc lập ngân sách đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Doanh nghiệp. Ngân sách giúp doanh nghiệp đi đúng hướng phát triển và tránh trường hợp chi tiêu quá mức. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra kế hoạch thực hiện phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, lập ngân sách giúp doanh nghiệp chủ động nguồn tiền, quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn tiền, điều phối các hoạt động tài chính cũng như kiểm soát việc thực hiện kế hoạch tài chính. Không những thế, lập ngân sách còn giúp phối hợp các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó nêu cao tinh thần tập thể. Việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp khiến mọi hoạt động trong doanh nghiệp minh bạch, rõ ràng. Đây cũng là điều khiến cho các thành viên trong doanh nghiệp thống nhất mục tiêu hoạt động cũng như động viên mọi nguồn lực trong công ty. “Đừng xem lập ngân sách là điều bắt buộc phải làm mà hãy xem đó là việc cần thiết cho doanh nghiệp”, ông Tâm khuyên. Bởi, ngân sách định hướng cho DN kinh doanh trong tương lai; giúp doanh nghiệp biết rõ những nguồn lực hiện có và từ đó tìm cách sử dụng các nguồn lực này hiệu quả. 2 Lấy ví dụ một số doanh nghiệp trang trí nội thất, nhóm hoạch định ngân sách có những thành viên với nhiệm vụ như sau: • Trưởng Phòng Hành chính-Nhân sự sẽ phải dự báo chi phí hành chính, số lượng nhân công cần thiết cho kế hoạch sản xuất kinh doanh, tuyển dụng nhân viên mới hoặc cắt giảm lao động cũng như chi phí cho việc giữ nhân viên làm việc lâu dài cho doanh nghiệp. Các khoản chi phí này sẽ tùy thuộc vào việc thỏa thuận lương bổng, tùy thuộc vào lĩnh vực và địa bàn doanh nghiệp đang hoạt động. Những thay đổi về giá cả hoặc chi phí thuê mướn cũng sẽ được trưởng bộ phận hành chánh nhân sự cập nhật và dự báo. 2 Theo Doanhnhansaigon.vn 9 Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29] • Trưởng Phòng Vật tư sẽ đưa ra dự báo về giá nguyên liệu trong thời gian tới, bao gồm nguyên liệu thô và tất cả các máy móc thiết bị cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. • Trưởng Phòng Thiết kế sẽ dự báo về nguồn nhân lực và vật lực cần thiết trong thời gian tới nhằm đảm bảo chất lượng công việc thích hợp để đạt được mục tiêu đề ra của người chủ đầu tư. • Kế toán trưởng sẽ cho biết kế hoạch có liên quan đến tình hình tiền mặt của doanh nghiệp và cung cấp số liệu chi phí cũng như hiệu quả hoạt động của mỗi bộ phận trong doanh nghiệp. Kế toán trưởng còn có nhiệm vụ tổng hợp và liên kết tất cả các ngân sách để đưa ra ngân sách tổng hợp đồng thời dự báo lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được. Từ đây, chúng ta đã thấy được mối liên hệ hỗ trợ qua lại, cần thiết của công tác hoạch định trong việc đưa ra ngân sách. Tóm lại, nếu hoạch định và kiểm soát ngân sách (nói tóm gọn là hoạch định ngân sách) tốt thì doanh nghiệp có thể được hưởng lợi như sau: Thứ nhất, phối hợp hoạt động và nâng cao tinh thần làm việc nhóm trong doanh nghiệp. Quá trình hoạch định và kiểm soát ngân sách có nghĩa là nhà quản lý ở mọi cấp độ và ở các bộ phận khác nhau có dịp gặp gỡ, trao đổi, thảo luận và liên kết các mục tiêu của họ lại với nhau. Doanh nghiệp sẽ đạt những thành công to lớn nếu như tất cả mọi thành viên đều hợp sức lại cho những mục đích chung thay vì mỗi trưởng bộ phận hoạt động một cách cục bộ. Sự phối hợp này giúp cho các trưởng bộ phận hiểu được mỗi hoạt động của đơn vị mình tác động tới tổng thể như thế nào, điều này rất cần thiết cho chính họ cũng như cho cả doanh nghiệp. Ví dụ, sẽ bất hợp lý nếu trưởng phòng kinh doanh lập kế hoạch tăng lượng hàng bán ra thêm 15% nhưng giám đốc nhà máy đang định giảm 10% sản lượng. Thứ hai, trao đổi thông tin tốt hơn trong doanh nghiệp. 10 [...]... pháp để tiết giảm chi phí hoạt động, giảm thiểu rủi ro, kiểm soát về mọi mặt nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất có thể Trong đó, kiểm soát ngân sách chặt chẽ được xem là một trong những giải pháp hữu nhất để quản lý dòng tiền Chúng ta không cần nêu lại định nghĩa về kiểm soát và so sánh giữa kiểm soát và ngân sách bởi vì một trong những công cụ kiểm soát thì có ngân sách Ngân sách giống như là một kế hoạch... với một trong ba hệ thống kiểm soát (thị trường, hành chánh cấp bậc và văn hóa) và hãy chứng minh đó là quyết định chính xác nhất Kiểm soát là chức năng quan trọng của nhà quản trị, tính chất quan trọng của kiểm soát được thể hiện ở cả hai mặt Một mặt, kiểm soát là công cụ quan trọng để nhà quản trị phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh Mặt khác, thông qua kiểm soát, các hoạt động sẽ được... nhất của công việc kiểm soát III.2 Lý thuyết liên quan Theo các học thuyết về quản trị học hiện đại, có 3 hệ thống kiểm soát cơ bản là: 1 Hệ thống kiểm soát theo thị trường (market control system) 2 Hệ thống kiểm soát hành chánh (bureaucratic control system) 3 Hệ thống kiểm soát theo văn hóa (clan control system) Mỗi hệ thống có những đặc điểm nhất định và tạo ra những quy chế kiểm soát phù hợp với từng... trò của phương pháp hành chánh cấp bậc trong kiểm soát rất lớn Nó xác lập trật tự kỉ cương làm việc trong doanh nghiệp các phương pháp trong hệ thống kiểm soát hành chánh cấp bậc tác động vào đối tượng kiểm soát theo hai hướng: tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành vi của đối tượng kiểm soát Các phương pháp hành chánh cấp bậc đòi hỏi người kiểm soát phải có quyết định dứt khoát, rõ ràng... trong hệ thống Về phương diện quản trị, nó biểu hiện thành mối quan hệ quyền uy phục tùng, mà kiểm soát hành chánh cấp bậc là dựa vào mối quan hệ đó Các phương pháp hành chánh cấp bậc trong kiểm soát là cách tác động trực tiếp của người lãnh đạo lên tập thể những con người dưới quyền bằng các quyết định dứ khoát, mang tính bắt buộc, đòi hỏi mọi người trong hệ thống phải chấp hành nghiêm ngặt kiểm soát. .. mình một ban quản trị khủng hoảng là điều cần thiết, ban này sẽ gồm những người có chuyên môn cao, kiến 32 Phan Ngọc Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29] thức sâu rộng và một tầm nhìn chiến lược như: nhà quản lý của siêu thị, luật sư, trưởng bộ phận quảng cáo, marketing, quản lý nhân sự, những người có nhiều kinh nhiệm trong việc hoạt động ngành này…Ban quản trị này quản trị khủng hoảng... bởi các gía trị chia sẻ, chuẩn mực, truyền thống, lễ nghi, niềm tin, và những mặt ảnh hưởng khác của văn hóa tổ chức • Các tổ chức hoạt động theo nhóm và có công nghệ thay đổi nhanh thì thường sử dụng hệ thống này Hệ thống kiểm soát thị trường là hệ thống kiểm soát mà dùng các phương pháp tác động gián tiếp vào đối tượng kiểm soát thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng bị kiểm soát tự lựa... kiểm soát sẽ chắc chắn nảy ra nhiều sai sót hơn là nếu nó được theo dõi, giám sát thường xuyên Tuy nhiên nếu kiểm soát mà không hiệu quả thì cũng chẳng mang lại ích lợi gì, nhiều khi còn phương hại đến họt động của doanh nghiệp Có nhiều yêu cầu đặt ra để đảm bảo tính hiệu quả của công việc kiểm soát Tuy nhiên, để thực hiện được chuỗi các yêu cầu đó, trước tiên phải lựa chọn được một hệ thống kiểm soát. .. hưởng từ bên ngoài.) -Khủng hoảng chính trị -Phá hoại -Khủng bố( các nước đang bị đe dọa bởi tổ chức khủng bố như Mỹ, Anh, Nga ) -Tẩy chay hàng hóa (tình hình các Nhật bản và Trung quốc đang gặp phải) Con người, xã hội, tổ chức Khi một đợt khủng hoảng xảy ra cần phải được kiểm soát và quản trị ngay lập tức, mục đích là để: • Kiểm soát được khủng hoảng phát sinh trong một hệ thống siêu thị • Giảm thiểu,... nghiệp mà nếu nhà quản trị không biết các vận dụng một cách sáng tạo, độc lập, khoa học thì sẽ khó khăn trong việc quản trị các khủng hoảng đó là: “Không thể đem cách giải quyết trong quá khứ ra để sử dụng giải quyết cho hiện tại” Nói như vậy không có nghĩa là ta đổ sông đổ bể các học thuyết, các nguyên lý trong quá khứ mà cách ý câu nói này bảo ta phải vận dụng chúng như thế nào trong môi trường khủng . Thảo – Nguyễn Thái Sơn – Võ Hoàng Thiên Lộc [Nhóm 29] LỜI MỞ ĐẦU Kiểm soát là chức năng sau cùng trong tiến trình quản trị. Kiểm soát là quá trình tiến hành những hành động sửa sai cần thiết để. soát qua từng câu hỏi của bài tiểu luận Kiểm soát trong quản trị .  Câu hỏi 1: “Ngân sách (Budget) bao hàm cả việc hoạh định, động viên, cũng như kiểm soát bạn đồng ý hay không đồng ý phát. Trong đó, kiểm soát ngân sách chặt chẽ được xem là một trong những giải pháp hữu nhất để quản lý dòng tiền. Chúng ta không cần nêu lại định nghĩa về kiểm soát và so sánh giữa kiểm soát và ngân

Ngày đăng: 18/08/2014, 04:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan