Tiểu luận Các loại hình doanh nghiệp du lịch

25 1.8K 9
Tiểu luận Các loại hình doanh nghiệp du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để biết được những quy định và các điều khoản mà Nhà nước đưa ra trong việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp du lịch, nhóm 2 đã chọn đề tài “ Các loại hình doanh nghiệp du lịch”. Thông qua đề tài này, nhóm có cơ hội để tìm hiểu rõ hơn về các loại hình doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Đây cũng chính là lý do chọn đề tài của nhóm.

LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, cùng với sự tiến bộ trên các mặt đời sống – kinh tế - văn hóa – xã hội – khoa học kỹ thuật trên thế giới, du lịch đã trở thành hoạt động phổ biến trong các tầng lớp dân cư. Nhu cầu du lịch đã đi vào cuộc sống của từng gia đình, làm phong phú hoạt động nghỉ ngơi – vui chơi – giải trí và bản thân du lịch cũng đang ngày càng phát triển nhằm thõa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội, đáp ứng cao nhất các khả năng tái tạo sức lao động cho xã hội nói chung và cho từng cá nhân nói riêng. Về mặt kinh tế, du lịch ngày nay đã tạo nên những thay đổi to lớn trong cơ cấu kinh tế của một quốc gia, những khoản thu nhập với lợi thế hơn hẳn các ngành trọng yếu khác, đặc biệt là khoản thu ngoại tệ đã, đang và sẽ tiếp tục đưa du lịch trở thành ngành công nghiệp số một trong tương lai. Nhận thấy được tiềm năng từ du lịch, các nhà đầu tư đã không ngần ngại bỏ vốn kinh doanh du lịch. Nhưng không thể kinh doanh theo kiểu tự phát, chính vì vậy điều thiết yếu là đòi hỏi phải có những quy định rõ ràng về vấn đề này. Đáp ứng những bức thiết này, Nhà nước đã bàn bạc, thảo luận và đưa ra những quy định, điều khoản về doanh nghiệp để các nhà đầu tư mở rộng kinh doanh du lịch. Luật Doanh nghiệp được thông qua góp phần kích thích sự tăng trưởng kinh tế của nước ta, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng đầu tư và phát triển cơ sở cùa mình ngày càng nhiều hơn. Để biết được những quy định và các điều khoản mà Nhà nước đưa ra trong việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp du lịch, nhóm 2 đã chọn đề tài “ Các loại hình doanh nghiệp du lịch”. Thông qua đề tài này, nhóm có cơ hội để tìm hiểu rõ hơn về các loại hình doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Đây cũng chính là lý do chọn đề tài của nhóm. Phạm vi tìm hiểu đề tài của nhóm được gói gọn trong Luật Doanh Nghiệp 2005 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 và các loại hình doanh nghiệp du lịch hiện nay ở 1 nước ta. Qua đó đưa ra một số ví dụ về các doanh nghiệp du lịch đang hoạt động trên lĩnh vực này. NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP I.1. Lịch sử hình thành và phát triển Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 (cùng được Quốc hội Khóa VIII thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990) là các văn bản pháp lý đầu tiên cho phép thành lập các tổ chức kinh tế thuộc tư hữu, bao gồm các loại hình là: công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần (thành lập theo Luật Công ty) và doanh nghiệp tư nhân (thành lập theo Luật Doanh nghiệp tư nhân). Sau gần 9 năm thi hành Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999 được Quốc hội Khóa X thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999, thay thế Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, quy định chi tiết hơn các loại hình tổ chức kinh tế tư hữu đã có trước đó (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân) và bổ sung thêm một loại hình mới là công ty hợp danh. Luật Doanh nghiệp 1999 cũng lần đầu tiên quy định về hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nhưng quy định chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có thể là tổ chức. Ngoài ra, theo Luật Doanh nghiệp năm 1999 thì công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân. Bên cạnh việc ban hành các quy định về quản lý doanh nghiệp thuộc tư hữu, ngày 20 tháng 04 năm 1995 Quốc hội Khóa IX đã thông qua Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 để quy định cụ thể việc thành lập và quản lý phần vốn của nhà nước đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước, mà trước đó mới chỉ được điều chỉnh bởi các Nghị định và hướng dẫn của Chính phủ. Các doanh nghiệp nhà nước được tổ chức 2 theo mô hình quản lý riêng, không giống như mô hình quản lý của các doanh nghiệp thuộc tư hữu. Tiếp tục việc hoàn thiện pháp luật, ngày 26 tháng 11 năm 2003 Quốc hội Khóa XI đã thông qua Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 để thay thế Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995. Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 đã quy định 3 mô hình quản lý của các doanh nghiệp nhà nước bao gồm: công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước, và công ty cổ phần nhà nước; trong đó, 2 mô hình sau là gần tương đồng với mô hình quản lý của các doanh nghiệp thuộc tư hữu được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 1999. Thống nhất các quy định riêng rẽ Để đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế, ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quốc hội Khóa XI đã thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã thống nhất các quy định về thành lập và quản lý các doanh nghiệp, không phân biệt là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999; Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 166 của Luật này; các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể thuộc sở hữu của tổ chức hoặc của cá nhân; thêm vào đó, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ khi được thành lập. I.2. Luật Doanh nghiệp 2005 Ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quốc hội Khóa XI đã thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã thống nhất các quy định về thành lập và quản lý các doanh nghiệp, không phân biệt là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân. Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp gồm công ty trách nhiệm 3 hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Luật doanh nghiệp 2005 còn quy định về nhóm công ty. Ngoài sự bao quát về đối tượng điều chỉnh, bao gồm doanh nghiệp trong nước, ngoài nước và nhà nước, Luật Doanh nghiệp 2005 có nhiều bổ sung mới, được thay đổi hoặc chỉnh sửa tốt hơn nhiều so với Luật doanh nghiệp 1999. Với nội dung dày hơn, số điều luật nhiều hơn( tăng 48 điều, từ 124 lên tới 172) Luật doanh nghiệp 2005 nhìn chung đã có sự cải thiện đáng kể, nếu không muốn nói là có bước tiến dài, có khả năng chuyển tải thông điệp sẵn sàng hội nhập cho nền kinh tế, là chỗ dựa tốt hơn cho doanh nghiệp và người đầu tư.Những điểm đáng chú ý trong Luật Doanh nghiệp 2005 đó là tính chi tiết cần thiết để có sự cụ thể và rõ ràng hơn giữa các mối quan hệ trong hành xử, tính chặt chẽ hay cởi mỡ hơn tùy theo phạm vi điều chỉnh, tính minh bạch và những quy định có ý nghĩa hành lang để bảo vệ nhà đầu tư, các chủ thể tham gia… Có thể thấy ngay trong phần định nghĩa có nhiều khái niệm đã thay đổi. Điển hình như những người sáng lập doanh nghiệp, vốn trước đây do không rõ ràng nên gây tranh cãi thì nay đã cụ thể hơn với một ý bổ sung nhỏ là người “ký tên” vào bản điều lệ. Luật doanh nghiệp 2005 gồm có 10 chương và 172 điều : Chương I : Những quy định chung - 12 điều (1 - 12 ) Chương II : Thành lập doanh nghiệp và đăng kí kinh doanh - 25 điều ( 13 - 37 ) Chương III : Công ty trách nhiệm hữu hạn Mục 1 :Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên – 25 điều (38 - 62) Mục 2 :Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên – 14 điều ( 63 - 76 ) Chương IV : Công ty cổ phần - 52 điều ( 77 - 129 ) Chương V : Công ty hợp danh - 11 điều ( 130 – 140 ) Chương VI : Doanh nghiệp tư nhân – 5 điều ( 141 -145 ) Chương VII : Nhóm công ty – 4 điều (146 – 149 ) Chương VIII : Tổ chức lại ,giải thể và phá sản doanh nghiệp – 11 điều ( 150 -160 ) Chương IX : Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp – 5 điều ( 161 – 165 ) Chương X : Điều khoản thi hành – 7 điều (166 – 172 ) 4 Sau 4 năm áp dụng, nhận thấy Luật Doanh nghiệp 2005 còn những thiếu sót và để phù hợp với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của đất nước nói riêng và thế giới nói chung, Quốc Hội đã sửa đổi và bổ sung năm 2009. II. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP HIỆN NAY Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân và nhóm công ty. II.1.Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Lịch sử ra đời Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn • Trên thế giới Xét về mặt lịch sử, mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn ra đời sau hình thức công ty cổ phần và càng muộn hơn so với các loại hình công ty đối nhân. Các công ty theo mô hình của công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ thực sự xuất hiện ở cuối thế kỷ 19 và phát triển mạnh ở thế kỷ 20. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn xuất hiện như là một sản phẩm của hoạt động lập pháp khi mà người Đức đã "sáng tạo" ra mô hình Gesellschaft mit beschränkter Haftung - GmbH theo một đạo luật về công ty vào năm 1892. Sự xuất hiện của mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn có lẽ sẽ thích hợp cho kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ. Mô hình công ty này vừa có yếu tố quan hệ nhân thân gữa các thành viên như công ty đối nhân, vừa có tư cách pháp nhân và chế độ trách nhiệm hữu hạn của thành viên như công ty cổ phần. Vì thế, mô hình này dường như được ưa chuộng ở tất cả các nước. • Ở Việt Nam Pháp luật công ty Châu Âu đã được người Pháp đem đến Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, vì thế chẳng có gì ngạc nhiên khi mà pháp luật công ty của Việt Nam đã bị ảnh hưởng lớn bởi mô hình luật công ty Châu Âu. Các hình thức công ty như trong luật thương mại của Pháp đã xuất hiện trong các Bộ luật thời Pháp thuộc như Dân luật thi hành tại các tòa án Nam Bắc kỳ 1931 và Bộ luật thương mại Trung Kỳ 1942. Hai bộ luật này đều có quy định về các mô hình công ty, được gọi là hội hay công ty, mà chúng ta thấy ngày nay trong luật định 5 Việt Nam. Những quy định của Bộ luật thương mại Trung Kỳ vẫn tiếp tục được áp dụng tại miền Nam Việt Nam cho đến khi Bộ luật thương mại Sài Gòn 1972 có hiệu lực áp dụng. Trong Bộ luật thương mại Sài Gòn 1972, mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn (hội trách nhiệm hữu hạn) cũng tiếp tục được ghi nhận bên cạnh các hình thức công ty khác. Bản chất và đặc điểm pháp lý của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn • Bản chất Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn là loại công ty trung gian giữa công ty đối vốn và đối nhân. Nó vừa có tính chất của một công ty đối nhân là các thành viên quen biết nhau. Việc thành lập, quản lý công ty đơn giản hơn nhiều. Vừa mang tính chất của một công ty đối vốn là các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã góp vào công ty. • Đặc điểm pháp lý (theo luật doanh nghiệp 2005, Việt Nam) - Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng kí kinh doanh. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty. - Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. - Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. - Với bản chất là công ty đóng, việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty TNHH bị hạn chế, các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn khi muốn chuyển nhượng vốn góp trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty. - Trên bảng hiệu hóa đơn chứng từ và các giấy tờ giao dịch khác của công ty phải ghi rõ tên công ty kèm theo cụm từ “trách nhiệm hữu hạn”. II.1.1. Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn hai thành viên trở lên Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có những đặc điểm chung sau đây: - Hình thức sở hữu của công ty là thuộc hình thức sở hữu chung của các thành viên công ty 6 - Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên mỗi công ty không ít hơn hai và không vượt quá năm mươi. - Công ty không được quyền phát hành cổ phần. - Công ty là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Về cơ cấu tổ chức: Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty TNHH có trên mười một thành viên phải có Ban kiểm soát. Ưu và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này: Ưu điểm: - Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. - Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn. - Số lượng thành viên công ty không nhiều (Giới hạn 50 thành viên) và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp - Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Nhược điểm - Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng. - Công ty TNHH chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh. - Việc huy động vốn của Công ty TNHH bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. II.1.2. Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn một thành viên Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. 7 Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu và không được giảm vốn điều lệ. Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty, bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Tùy thuộc quy mô và ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của Công ty TNHH một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc. Nhìn chung, Công ty TNHH một thành viên có đầy đủ các đặc thù của Công ty TNHH có ít nhất hai thành viên trở lên. Điểm khác biệt là ở loại hình này chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên này có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Lợi thế của Công ty TNHH một thành viên là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. II.2. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lập. - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Về cơ cấu tổ chức: Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc). Đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. 8 Ưu và nhược điểm của loại hình công ty cổ phần: Ưu điểm: - Ưu điểm chính của loại hình công ty là các cổ đông chỉ bị trách nhiệm hữu hạn về các trái khoản (nợ) của công ty theo tỷ lệ của số tiền đầu tư (mua cổ phần) mà thôi. Tài sản cá nhân của cổ đông không dính dáng đến doanh nghiệp. Sau khi thành lập thì công ty tự nó là một tư cách pháp nhân và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tài chính cũng như luật pháp. Nếu công ty có bị phá sản thì chủ nợ không thể đòi nợ từ các cổ đông. Vì lẽ đó mức độ rủi do của các cổ đông không cao. - Ưu điểm thứ hai là khả năng huy động vốn. Công ty có thể huy động thêm vốn bằng cách bán thêm cổ phần của công ty cho các nhà đầu tư, phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần. - Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề. - Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vàocông ty. - Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần. Nhược điểm: - Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích. - Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán. 2.3. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn. 9 Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Ưu và nhược điểm của công ty hợp danh: Ưu điểm: - Ưu điểm chính của loại hình này là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. - Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. - Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau. Tại Mỹ, loại hình này còn có một lợi điểm nữa khiến cho nhiều doanh nhân lựa chọn loại này; đó là doanh nghiệp không bị đánh thuế thu nhập của Liên Bang. Lợi nhuận của mỗi thành viên trở thành thu nhập của mỗi người, và chỉ bị đóng thuế thu nhập trên căn bản cá nhân mà thôi. Nhược điểm: - Nhược điểm của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Nói một cách khác, tài sản riêng của mỗi thành viên có thể bị chủ nợ (của doanh nghiệp) đòi khi doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ. - Loại hình công ty hợp danh mới chỉ được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 1999 nên trên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến ở Việt Nam. 10 [...]... thưởng Du lịch Việt Nam 2011 - 10 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế hàng đầu Việt Nam 23 KẾT LUẬN Với sự đổi mới trong Luật Doanh nghiệp 2005, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tăng vọt lên đáng kể Không thể không công nhận rằng Luật Doanh nghiệp 2005 được thông qua đã đánh dấu sự thay đổi trong các loại hình doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam Sự thay đổi này đã mở rộng thêm nhiều loại hình doanh. .. trường và các dịch vụ kinh doanh khác Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây: - Công ty mẹ - công ty con - Tập đoàn kinh tế - Các hình thức khác Ngoài những loại hình doanh nghiệp nêu trên, còn có rất nhiều những loại hình doanh nghiệp khác như: công ty nhà nước, hợp tác xã, công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài…  Công ty liên doanh Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai... hình doanh nghiệp du lịch Sau khi tìm hiểu về đặc điểm, ưu nhược điểm, những qui định và điều lệ liên quan đến các loại hình công ty cho thấy có rất nhiều những hình thức công ty khác nhau Điều này tạo nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực du lịch Mặc dù, có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, nhưng các nhà đầu tư cũng cần phải xem xét nếu muốn thành lập doanh nghiệp du lịch Điều... của: - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 16 - Hiệp hội du lịch Việt Nam - VITA Hiệp hội du lịch Châu Á Thái Bình Dương - PATA Hiệp hội du lịch Nhật Bản - JATA Hiệp hội Du Lịch Hoa Kỳ - ASTA Ngành nghề kinh doanh: - Tổ chức các tour du lịch trong nước & quốc tế Tổ chức các hội nghị - hội thảo - sự kiện kết hợp du lịch Dịch vụ tư vấn du học, vận chuyển du lịch, đại lý hàng không Nhà hàng,...2.4 Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có toàn quyền... doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng Doanh nghiệp tư nhân ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác Nhược điểm: Nhược điểm chính của doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm về bất cứ rủi ro hay thua lỗ khi điều hành doanh nghiệp và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp. .. thể cung cấp cho mọi người biết và hiểu rõ những quy định và điều lệ trong Luật doanh nghiệp 2005 cũng như các loại hình doanh nghiệp du lịch phổ biến hiện, dựa trên nền tảng đó mọi người có thể lựa chọn cho mình một loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của mình hoặc có những kiến thức về các loại hình doanh nghiệp mà nhà nước quy định hiện nay 24 MỤC LỤC 25 ... liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức Công ty TNHH, công ty cổ phần Mỗi bên liên doanh. .. tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Những ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân: Ưu điểm:... mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm và nhược điểm Doanh nhân cần căn cứ trên khả năng, nhu cầu cùng sự tiên liệu về mức độ phát triển trong tương lai của doanh nghiệp để chọn cho mình một mô hình thích hợp Mặc dù luật về doanh nghiệp của mỗi nước có những khác biệt, nhưng nói chung, trong thời buổi toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, các loại hình này đều có nhiều điểm tương đồng để các

Ngày đăng: 17/08/2014, 10:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • NỘI DUNG

  • III. MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở VIỆT NAM

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan