PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN dẫn đến DIỄN BIẾN bồi LẮNG, xói lở cửa SÔNG cà TY TỈNH BÌNH THUẬN và đề XUẤT BIỆN PHÁP CHỈNH TRỊ

165 1.4K 5
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN dẫn đến DIỄN BIẾN bồi LẮNG, xói lở cửa SÔNG cà TY TỈNH BÌNH THUẬN và đề XUẤT BIỆN PHÁP CHỈNH TRỊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 1. TÍNH CẤP THIẾT MỞ ĐẦU Kinh tế phát triển, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên cũng như môi trường đầu tư. Những ảnh hưởng này thường mang tính tiềm tàng đến khi bộc phát thì sẽ rất khó khăn để khắc phục. Cảng cá Phan Thiết được xây dựng hoàn thành vào năm 2001 và đi vào hoạt động từ năm 2004 nằm trong khu vực cửa sông Cà Ty. Hàng ngày lượng tàu bè cập cảng khá đông đúc, sản lượng thủy hải sản đánh bắt thông qua cảng này cung cấp cho xã hội nhiều, mang lại giá trị kính tế cao cho khu vực. Sản lượng thủy sản: Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Thủy sản khai thác (tấn) 128.096 131.719 152.867 148.941 + Cá (tấn) 79.707 83.179 90.689 93.290 + Tôm (tấn) 1.871 1.143 1.909 1.470 Năm 1993, hệ thống bờ kè dài hơn 2 km hai bên bờ sông Cà Ty được xây dựng nhằm bảo vệ bờ chống sạt lở, bảo vệ diện tích đất khu vực, tạo mỹ quan đô thị. Hiện nay, do quá trình khai thác tài nguyên quá mức tại khu vực hạ lưu của sông, những ảnh hưởng của môi trường và tác động của con người tác động gây nên diễn biến phức tạp về hình thái cửa sông Cà Ty. Hiện tượng bồi lắng - xói lở xảy ra mạnh gây tác động bất lợi cho các công trình thuộc khu vực này. Vì vậy, phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến xói lở - bồi lấp khu vực cửa sông Cà Ty từ đó có biện pháp chỉnh trị phù hợp có vai trò quan trọng, bảo vệ những giá trị mà khu vực cửa sông Cà Ty mang đến. 2. MỤC TIÊU Khảo sát, phân tích nguyên nhân dẫn đến diễn biến bồi lắng, xói lở cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận và đề xuất biện pháp chỉnh trị. 3. NỘI DUNG − Thu thập tài liệu khí tượng thủy văn của Tỉnh Bình Thuận (Hệ thống sông Cà Ty). − Điều tra hiện trạng diễn biến cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận. − Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự xói lở của cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận. − Hậu quả xói lở ảnh hưởng đến môi trường, giao thông, kinh tế. − Đề nghị biện pháp chỉnh trị. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU − Phương pháp hồi cứu. − Phương pháp khảo sát thực địa. + Khảo sát hiện trạng + Phòng thí nghiệm. − Thống kê và phân tích số liệu − Ý kiến chuyên gia. 5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 5.1 Đối tượng nghiên cứu Cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận. 5.2 Phạm vi nghiên cứu Thời gian : Nghiên cứu, phân tích đáp ứng nhu cầu đến năm 2020. Không gian : Cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận (3km tính từ bờ biển trở vào đất liền.) 6. TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Đặc điểm chung các cửa sông ven biển luôn xảy ra quá trình xói lở - bồi lắng, làm thay đổi hình thái cửa sông. Xói lở bờ, hình thành các bãi bồi luôn xảy ra liên tục. Quá trình này ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế khu vực. Các cảng biển được xây dựng tại khu vực cửa sông phải gánh chịu thiệt hại từ các thay đổi trên. Cảng cá Phan Thiết phải thường xuyên phải tổ chức nạo vét các bãi bồi ở cửa sông tạo luồng – lạch để tàu thuyền ra vào cảng. Bên cạnh đó, hệ thống bờ kè khu vực cửa sông Cà Ty được xây dựng từ năm 1993, trong quá trình phát triển kinh tế hệ thống bờ kè phải gánh chịu nhiều tác động từ hoạt động của con người và thiên nhiên. Dẫn đến, hệ thống bờ kè hiện đang bị hư hại dần. Chống xâm thực, nạo vét bãi bồi, gắn với tổ chức, sắp xếp lại các khu 2 dân cư ven biển; cùng với phân tích nguyên nhân xói lở tại cửa sông từ đó đề xuất biện pháp chỉnh trị có vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu những thiệt hại xảy ra. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CỬA SÔNG 1.1 Lịch sử nghiên cứu cửa sông Những nghiên cứu điển hình vào thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX mang tính chất xây dựng cơ sở phương pháp luận. Những nghiên cứu trên chủ yếu dừng lại ở phân tích điều kiện tự nhiên vùng cửa sông, chưa đề cập đến cơ chế tác động qua lại giữa các yếu tố động lực sông - biển. Trong các công trình nghiên cứu về sự hình thành châu thổ (delta) và phát triển cửa sông, phải kể đến các công trình của Zenkovic V. P (1960-1962), Leontiev I. O (1961), Koleman J. M (1974), Wright L. D (1974). Các nghiên cứu vùng ven biển cửa sông có sử dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) được phát triển trong những năm cuối của thế kỷ XX. Hình 1.1: Các thành phần của cửa sông, lạch triều (Boothroyd, 1985) 1.2 Khái niệm Vùng cửa sông ven biển (Estuarine area) là vùng chịu sự tương tác giữa môi trường nước biển và nước ngọt, hình thành môi trường nước lợ (brackishwater) với sự pha trộn các tính chất của môi trường nước biển và nước ngọt nội địa. 1.2.1 Định nghĩa cửa sông ven biển (Estuary) Định nghĩa của Pritchard đưa ra năm 1967 được dùng rộng rãi nhất, đó là: “Cửa sông ven biển là một thủy vực nước lợ bán kín ven bờ nối liền với biển khơi, trong đó giới hạn của nó là nơi mà nước biển còn vươn tới pha trộn với dòng nước ngọt bắt nguồn từ nội địa”. Định nghĩa của Fairbridge đưa ra năm 1980: “Một cửa sông là một nhánh của biển đi vào một dòng sông đến nơi mà mực nước cao nhất của thủy triều còn vươn tới, thường được chia thành 3 phần khác nhau: − Phần biển hay phần cửa sông thấp, nối liền với biển khơi; − Phần cửa sông trung, nơi diễn ra sự pha trộn chính của nước biển và nước ngọt; − Phần cửa sông cao, chi phối bởi nước ngọt nhưng còn tác động của thủy triều. Giới hạn giữa 3 phần này không cố định và biến động theo lượng nước ngọt đổ ra từ sông”. 1.2.2 Phân loại cửa sông 1.2.2.1 Phân loại CSVB theo kiểu đối lưu nước Có 3 loại CSVB là CSVB dương, âm và trung tính. Phân loại vùng CSVB về phương diện cân bằng nước, ngày nay nó không còn được sử dụng nhiều nữa. Thay vào đó, người ta thường dựa vào hình thái địa lý của CSVB để phân loại nó. 1.2.2.2 Phân loại theo hình dạng lòng sông ( trên mặt hình chiếu bằng) Đây là cách phân loại phổ biến nhất. Căn cứ vào hình dạng trên mặt bằng, các cửa sông được phân biệt thành 2 loại: cửa sông tam giác châu thổ (delta) và cửa sông hình phễu (estuary). Tuy nhiên phương pháp phân loại địa mạo, hình thái động lực nêu trên mới chỉ chú ý đến hình dạng mặt bằng của cửa sông mà chưa đề cập đến nguyên nhân hình thành của nó. Fridman G. M và Sanders J. E đã đề xuất phân loại cửa sông theo hàm lượng bùn cát (S) trong nước sông đổ ra biển như sau: − Nếu S (kg/m3) < 0,16 cửa sông thuộc loại Estuary; − Nếu S (kg/m3) > 0,20 cửa sông thuộc loại delta; − Nếu 0,16≤S (kg/m3) ≤ 0,20 cửa sông thuộc loại trung gian giữa Estuary và delta 3 Hình 1.2: Các loại cửa sông chịu ảnh hưởng của dòng chảy dọc bờ và dòng triều (Oertel,1988) 1.2.2.3 Phân loại theo quan hệ giữa các yếu tố dòng chảy, sóng và triều W.E.Galloway đã căn cứ vào quan điểm giữa các yếu tố dòng chảy sông, sóng và thủy triều đề xuất tam giác phân loại cửa sông delta. Cửa sông delta được chia thành 3 loại : loại chịu tác động của dòng chảy sông là chủ yếu, loại chịu tác động của sóng chủ yếu, và loại chịu tác động của triều là chủ yếu. 1.2.2.4 Phân loại theo cấu trúc độ mặn Căn cứ vào mức độ xáo trộn giữa nước mặn và nước ngọt, Cameron và Pritchard đã dựa vào tham số phân tầng để phân loại cửa sông. 1.3 Môi trường vùng ven cửa sông 1.3.1 Khí hậu Tần suất xuất hiện gió và bão cao, có chế độ gió mùa và ảnh hưởng rõ của chế độ này. Biên độ nhiệt độ dao động ngày và đêm không lớn. Lượng mưa và độ ẩm không khí thường cao. 1.3.2 Môi trường đất Có thể có các dạng đất như đất nhiễm mặn, đất cát, cồn cát ven biển. Đất vùng này mẫn cảm với các điều kiện biến đổi của môi trường như dễ bị xói lở do tác động của sóng gió. Môi trường đất bị ảnh hưởng mạnh của cả độ mặn trong nước biển và thủy triều 1.3.3. Môi trường nước 1.3.3.1 Tính chất hóa học của nước Độ mặn: Độ mặn của nước vùng CSVB nằm trong khoảng từ mặn cho đến lợ, độ mặn giảm từ biển vào đất liền. Điều kiện nước cũng thay đổi theo chế độ thủy văn ở các cửa sông đổ ra biển. pH: pH của nước vùng CSVB thường nằm trong khoảng từ 7-9. Oxy hòa tan (DO): DO trong môi trường CSVB tương đối cao và đồng đều giữa các tầng nước. 1.3.3.2 Tính chất vật lý của môi trường nước Độ đục (turbidity): Nước vùng CSVB thường chứa nhiều vật chất lơ lững. Nhiệt độ: Nước lợ có sự thay đổi nhiệt độ theo điều kiện bên ngoài tương đối nhanh . 1.3.3.3 Các loài thủy sản Vùng CSVB dồi dào các loại thủy sản, gồm tôm, cua, cá, mực và các loài. Những nguồn lợi này có nguồn gốc từ: − Những loài có nguồn gốc từ nước ngọt, thỉnh thoảng vào vùng nước lợ. − Những loài thủy sản nước lợ thực sự, có toàn bộ đời sống trong nước lợ. − Những loài sống ở biển và nước lợ. − Những loài sống ở biển đi vào nước lợ kiếm ăn theo mùa trong giai đoạn trưởng thành. − Những loài đi qua vùng nước lợ trong quá trình di cư xuôi dòng và ngược dòng. − Những con xuất hiện ở nước lợ không theo qui luật. 1.3.3.4 Địa chất vùng CSVB Về cơ học: thông thường đất do quá trình bồi lắng tạo nên. Quá trình bồi lắng nhanh hay chậm sẽ quyết định tính chất cơ học của đất. Về hóa học: do đất mới được thành lập nên hóa học của đất thay đổi theo quá trình bồi lắng. 1.3.4 Qui luật phân bố biên độ thủy triều Biên độ thủy triều tương đối lớn đối với những nơi có thềm lục địa tương đối rộng, những nơi tận cùng của vịnh có miệng mở rộng và những eo biển. Biên độ nhỏ ứng với nơi có vịnh kín. Phân loại thủy triều gồm có bán nhật triều, nhật triều và các dạng trung gian như bán nhật triều không đều, nhật triều không đều. 1.3.5 Môi trường không khí Thường chất lượng không khí ở các vùng ven biển rất tốt. Hàm lượng muối trong không khí cao dễ gây ăn mòn kim loại, các công trình xây dựng và vật liệu. 1.3.6 Ô nhiễm môi trường vùng ven biển 4 Ngày nay với tốc độ phát triển ki nh tế mạnh mẽ, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người đa tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái ven biển theo hướng ngày một xấu đi. Nguyên nhân của ô nhiễm xuất phát từ: chất thải từ sinh hoạt; chất thải từ các khu công nghiệp; chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. 1.3.7 Các dạng năng lượng trong môi trường ven biển Năng lượng sóng biển: vô cùng lớn nhưng đến nay con người chỉ mới khai thác, sử dụng được khoảng 1-2%. Năng lượng gió: là loại năng lượng có tiềm năng rất lớn dùng để phát điện, bơm nước, quay các động cơ, Năng lượng ánh sáng mặt trời: sinh vật sử dụng năng lượng này cho quang hợp, sinh trưởng và phát triển, con người sử dụng để sấy khô nguyên liệu, làm muối, v.v. 1.4 Giá trị của cửa biển đối với kinh tế - chính trị - xã hội Vùng cửa sông được xác định là khu vực cửa mở, trao đổi và thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích sự phát triển các vùng nội địa. Theo “Chiến lược phát triển vùng biển và ven bờ Việt Nam đến năm 2020” cửa sông được ưu tiên đầu tư để trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của các vùng nội địa. Có những vùng đang chịu tác động của hiện tượng xói lở, trong khi đó cũng có những vùng đang xảy ra sa bồi (các cửa sông, lạch triều, luồng lạch ra vào cảng) gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội tại các vùng ven bờ . Ngoài ra vùng ven bờ biển cũng là khu vực hứng chịu trực tiếp các hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu thông qua mực nước biển dâng. Nước biển dâng có thể dẫn đến những hậu quả rất lớn đối với sinh kế và sự thịnh vượng của cư dân ở những vùng này. Những vùng đất có giá trị cao có thể sẽ bị mất. 1.5 Đặc điểm chung của cửa sông Cà Ty Cửa sông Cà Ty bắt nguồn từ phía Tây và chảy theo hướng tây bắc - đông nam ra biển chỉ có một cửa sông duy nhất. Cửa sông đổ ra biển có chế độ nhật triều chuyển tiếp từ nhật triều không đều sang bán nhật triều không điều với biên độ triều thấp dần. Dòng ven bờ do sóng và các yếu tố khác tạo thành các doi cát ngầm giữa sông. Ngoài hiện tượng bồi tụ - xói lở, còn xảy ra hiện tượng mở - lấp và dịch chuyển của cửa sông. Chương 2 HIỆN TRẠNG CỬA SÔNG CÀ TY TỈNH BÌNH THUẬN 2.1 Phân bố hệ thống sông Cà Ty Theo bản đồ Phan Thiết, lập trong giai đọan 1691 đến 1725, Sông Cà Ty đã được biết đến. Sông chảy qua Hamu Li'Thit được gọ i là sô n g PHAN. Đến đ ời Tự Đức lại gọ i là sông Mường Mán hay sông Bao Lân. Thượng nguồn là Sông Cái, hợp lưu các con Sông Mán, Sông Rao Ết, Sông Linh…. Tổng chiều dài lưu vực 56 km. Diện tích lưu vực 753 km2, độ cao trung bình 159 m, độ dốc 11,2%, mật độ lưới sông 0,32 km/km2. Hạ lưu sông Cà Ty dài 7,2 km, nhưng có tới 5 km nhận nước thuỷ triều lên xuống, nên gần như quanh năm là nước lợ hoặc nước mặn. Dòng sông chảy không rõ rệt chiều hướng. Đây cũng là một điểm khác nữa của dòng sông thuỷ triều. Hình thái cửa sông Cà Ty : Cửa sông hẹp và n ông, hai mép bờ cửa sông giáp biển thường là các doi cát dạng đuôi sam, phát triển đối lập nhau và dần dần bồi, lấp cửa sông. Lượng bùn cát tích tụ hàng năm ở cửa thường rất lớn, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào cảng. Ở cửa sông thường chịu áp lực của nă ng lượng sóng biển cực lớn và dòng VCBC vuông góc từ biển vào bờ mạnh. Vị trí cách cửa sông 4km Vị trí cách cửa sông khoảng 2km Vị trí cách cửa sông 500m Vị trí cửa sông Hình 2.1: Một số hình ảnh cửa sông Cà Ty trong quá trình khảo sát 5 2.2 Đặc điểm địa hình – Khí hậu 2.2.1 Đặc điểm địa hình Tỉnh Bình Thuận thuộc vùng rìa của sườn đông dãy Trường Sơn Nam, chuyển tiếp dần đến dải đồng bằng ven biển. Đại bộ phận vùng này là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Do địa hình dốc, nghiêng nhanh về phía biển nên các dòng chảy bề mặt thoát nhanh. Mođul dòng chảy bình quân năm là 40 m3/s.km2. 2.2.2 Điều kiện khí hậu Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, khô nắng, nhiệt độ cao. Tỉnh Bình Thuận có 2 mùa rõ rệt trong năm: Mùa mưa từ tháng 5 – 10, và mùa nắng từ tháng 11 – 4. Lượng mưa ít, trung bình 1 .000 đến 1 .600 mm/ năm (bằng ½ lượng mưa trung bình ở Nam Bộ). Độ ẩm trung bình hàng năm là 79%. 2.2.3. Tình hình kinh tế - xã hội Tỉnh Bình Thuận và Qui hoạch của toàn Tỉnh đến năm 2030. 2.2.3.1 Tình hình kinh tế - xã hội Tỉnh Bình Thuận Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội − Tốc độ tăng GDP : 11,5% . Trong đó, tốc độ tăng trưởng của các ngành: + Dịch vụ : 15,9% . + Nông, lâm, thủy sản : 6,2% . − Sản lượng hải sản khai thác :169.000 tấn . − Tổng thu ngân sách nhà nước : 6.870 tỷ đồng . 2.2.3.2 Qui hoạch của toàn Tỉnh đến năm 2030 Dự báo dân số Dân số toàn vùng: − Năm 2020: khoảng 1.400.000 - 1.450.000 người; − Năm 2030: khoảng 1.600.000 - 1.700.000 người. Dân số đô thị: − Năm 2020: khoảng 750.000 - 800.000 người; − Năm 2030: khoảng 1.000.000 - 1.100.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa: − Năm 2020: khoảng 50 - 55%; − Năm 2030: khoảng 60 - 65%. Quy hoạch sử dụng đất Vùng thủy sản: phát triển khai thác xa bờ, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá. Hình thành khu vực chợ đầu mối ở thành phố Phan Thiết kết hợp trung tâm thương mại - dịch vụ nghề cá. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật Giao thông đường thủy − Đường biển: nâng cao năng lực của các tuyến đường biển nội tỉnh; đầu tư các phương tiện có tốc độ nhanh . − Đường thủy nội địa: nạo vét luồng lạch tuyến sông Cái, sông Cà Ty (Phan Thiết), cửa sông Lũy (Phan Rí Cửa), sông Lòng Sông (Liên Hương) − Hệ thống cảng: kiến nghị Chính phủ hoàn thiện cảng Phan Thiết. Nâng cấp cảng cá Phan Rí Cửa, La Gi, Liên Hương . Định hướng bảo vệ môi trường − Tăng cường kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường đô thị, xử lý triệt để các loại nước thải, chất thải rắn, kiểm soát khí thải tại khu đô thị và các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; − Bảo vệ hệ sinh thái rừng đầu nguồn và thảm thực vật phòng hộ. Khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên và thảm xanh hiện hữu. 2.3 Hiện trạng cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận 2.3.1 Số liệu về khí tượng – thủy văn 2.3.1.1 Số liệu về khí tượng Hướng gió Phan thiết chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa. Hàng năm, khống chế khu vực này bởi hai mùa gió chính: 6 − Mùa gió Đông bắc: hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió chủ yếu hướng Đông và Đông bắc. − Mùa gió Tây nam: hoạt động từ tháng 6 đến tháng 9, gió chủ yếu hướng Tây và Tây nam. Thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa gió chính là tháng 5 và tháng 10, tháng 5 gió chủ yếu hướng Nam, tháng 10 chủ yếu hướng Đông. Phan Thiết là thành phố ven biển, do vậy ở đây thường xuất hiện gió Đất - Biển (thể hiện rõ nhất vào tháng 4 và tháng 5) ban đêm thổi từ đất li ền ra biển, ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và gió chủ yếu có hướng Đông mang không khí biển mát mẻ và trong lành. Tốc độ gió Theo số liệu gió quan trắc từ năm 1995 - 2010 cho thấy Phan Thiết có tốc độ gió khá lớn. Để đánh giá đầy đủ hơn khả năng xảy ra tốc độ gió lớn nhất, có thể xét tốc độ gió lớn nhất ứng với các chu kỳ phục vụ cho việc thiết kế kỹ thuật các công trình khai thác năng lượng gió; công trình tải điện; công trình xây dựng, Bảng 2.1: Kết quả tính toán tần suất đã cho kết quả gió lớn nhất với các chu kỳ Nguồn: Trạm Khí Tượng Thủy Văn Tỉnh Bình Thuận, 2011. 2.3.1.2 Số liệu về thủy văn Đặc điểm tự nhiên và dòng chảy Hệ thống sông: Do dòng chính của sông Cà Ty tạo thành. Sông Cà Ty có hai phụ lưu chính là Suối Dầu và Sông Cát. Bảng 2.2: Đặc trưng hình thái lưu vực hệ thống sông Cà Ty Nguồn: Trạm Khí Tượng Thủy Văn Tỉnh Bình Thuận, 2011. Đặc điểm thủy văn Do bị hàng loạt yếu tố tự nhiên, nhân tạo, đặc biệt là khí hậu, địa hình chi phối, chế độ thủy văn không đồng nhất theo tháng trong năm; trong đó các đặc trưng thủy văn cơ bản của dòng chảy như mực nước, vận tốc, lưu lượng, dòng chảy rắn biến đổi theo mùa là rõ rệt nhất. Nguồn nước cung cấp cho khu vực nghiên cứu chủ yếu là nước mưa. − Dòng chảy năm: Quan hệ giữa chuẩn dòng chảy năm và mưa năm của lưu vực nghiên cứu khá chặt chẽ: Y = 0.98 X – 940 Trên cơ sở quan hệ mưa dòng chảy năm trên đây, kết hợp với bản đồ phân bố mưa trung bình nhiều năm của tỉnh, cho phép tìm được lớp dòng chảy TBNN ở lưu vực chúng ta nghiên cứu. − Dòng chảy mùa cạn: Lưu vực sông Cà Ty F = 205 là vùng khô hạn nặng. − Đặc trưng dòng chảy mùa kiệt: Theo tài liệu điều tra kiệt Q Min thường xuất hiện vào tháng IV, với tần suất xuất hiện 55,55% tại trạm Mương Mán. − Dòng chảy mùa lũ: Mùa lũ chỉ tập trung trong 3 - 5 tháng cuối năm, 2.3.1.3 Số liệu lượng mưa khu vực Khu vực có lượng mưa tương đối thấp, phân bố không đều. Thường xuất hiện những đợt mưa lớn kéo dài. Hình 2.2: Bản đồ phân bố lượng mưa khu vực Tỉnh Bình Thuận Sông Đổ vào Chu kỳ (năm) 3 5 7 2.3.1.4 Chế độ hải văn vùng cửa sông Cà Ty Chế độ thủy triều thiên về bán nhật triều không đều, những ngày triều kém thường xuất hiện 2 đỉnh, 1 chân hoặc 2 chân, 1 đỉnh. Biên độ triều đạt từ 1,2 – 1,6m, vào thời kỳ triều cường đạt từ 2,0 đến 2,5m. Do chế độ triều, lượng nước sông đổ về, độ dốc lòng sông vùng hạ lưu bị biến động theo không gian cũng như thời gian mà ranh giới ảnh hưởng triều và phạm vi xâm nhập mặn trên hệ thống sông rất khác nhau Bảng 2.3: Phạm vi ảnh hưởng triều và xâm nhập mặn sông Nguồn: Trạm Khí Tượng Thủy Văn Tỉnh Bình Thuận, 2011. Phạm vi xâm nhập mặn khoảng 5km (S=2,836‰) từ biển vào đất liền trên tổng chiều dài (56 km) lưu vực sông. 2.3.1.5 Diễn biến độ mặn ở cửa sông Hệ thống sông hầu hết là sông nội tỉnh, có chiều dài ngắn, độ dốc lớn, lưu vực nhỏ, lượng mưa năm ít và lượng dòng chảy năm nghèo nàn. Với những điều kiện tự nhiên như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập mặn và độ nhiễm mặn ở vùng hạ lưu các cửa sông. 35 30 25 20 15 10 5 0 Độ mặn tại mặt cắt I 35 30 25 20 15 10 5 0 Độ mặn tại mặt cắt II 30 25 20 15 10 5 0 Độ mặn tại mặt cắt III 25 20 15 10 5 0 Độ mặn tại mặt cắt IV Thời gian Thời gian Thời gian Thời gian Hình 2.3: Diễn biến độ mặn tại mặt cắt Diễn biến độ mặn theo không gian Diễn biến độ m ặn theo chiều dài sông 40 30 20 10 0 0 2 4 6 8 10 12 Chiều dài (km ) Hình 2.4: Diễn biến độ mặn dọc sông Công thức tính độ mặn theo vị trí : S/S 0 = e-KX Công thức áp dụng khu vực cửa sông Cà Ty: S = 38,1.e-0,512.X Trong đó : X là vị trí khảo sát (km) Diễn biến độ mặn theo độ sâu Qua tài liệu đo đạc trên các sông, nhận thấy biến đổi độ mặn theo chiều sâu trên các mặt cắt rất ít thay đổi. Diễn biến độ mặn theo chiều sâu 0 -0,5 0 5 10 15 20 25 -1 -1,5 -2 -2,5 -3 Độ m ặn (‰) Hình 2.5: Diễn biến độ mặn theo chiều sâu 2.3.1.6 Số liệu về chất lượng nguồn nước Kết quả khảo sát thu thập tài liệu nhận thấy: đa số các sông lớn có hạ lưu bị nhiễm mặn. Khi thuỷ triều lên, trong sông nước mặn dâng về phía thượng nguồn cách cửa sông 3-7km. Kết quả quan trắc tại tỉnh Bình Thuận qua các năm cho thấy: − pH: dao động từ 7,5-8,1; − Hàm lượng dầu mỡ: dao động từ 0,05 – 0,15mg/l. − Hàm lượng hữu cơ: BOD5 dao động từ 20 – 25 mg/l hạ lưu sông Cà Ty có mức nhiễm hữu cơ cao nhất − trong các sông. Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS): dao động 70-80mg/l vào mùa mưa thường cao hơn mùa khô Chi ộ mặn (‰) Đ ộ mặ n Đ ộ mặ n Đ ộ mặn Đ ộ mặ n Đ Sông P.vi ảnh hưởng và xâm nhập mặn (km) Sông 8 − Hàm lượng Amoni (NH4 +): dao động 0,15 – 0,3mg/l. − Hàm lượng Nitrat: dao động 0,2 – 0,6mg/l. − Hàm lượng các kim loại nặng (As, Hg, Fe) và Xyanua: còn thấp. − Hàm lượng Oxy hoà tan (DO): dao động 5,2 – 7mg/l; − Vi sinh: khoảng dao động lớn từ 2500 – 15000MPN/100ml. 2.3.2 Hiện trạng cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận Khu vực cửa sông, Cảng cá khởi công xây dựng ngày 22/12/1993. Chung quanh các bến đều có kè bao bọc, bảo vệ như kè chắn sóng C- 1 dài 400m, kè C- 2 dài 530m, kè bảo vệ bờ dài 404 m. Diện tích toàn thể bến cảng là 21.872 m2. Năm 1996, hệ thống bờ kè dọc hai bờ sông được xây dựng chống xói lở hai bờ, tạo vẻ mỹ quang, quy hoạch khu vực phát triển kinh tế. Tại bờ kè sông Cà Ty nhiều hố sâu lớn xuất hiện, phá hủy mạnh hệ thống bờ kè. Những thay đổi càng rõ ràng hơn khi về gần cửa sông. Khu vực cửa sông bị bồi lấp, xói lở với mức độ đáng báo động. Bên cạnh những biến đổi do tự nhiên gây ra, con người cũng góp phần phá hoại dòng sông. Dòng sông đang đối mặt với ô nhiễm nặng do nguồn nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý từ các hệ thống cống ngầm, làm nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Chương 3 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DIỄN BIẾN XÓI LỞ CỬA SÔNG CÀ TY VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈNH TRỊ 3.1 Phương pháp nghiên cứu Hầu như các quốc gia trên thế giới có diện tích biển đều có các công trình nghiên cứu về biển. Khi chúng ta đưa chính xác các điều kiện thực tế khu vực vào các công trình, mô hình tính toán, chương trình mô phỏng này sẽ có được kết quả tương đối chính xác. Từ đó có những nhận định, định hướng phát triển, đề ra biện pháp khắc phục – giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra. 3.1.1 Cơ chế bồi lắng – xói lở Cơ chế bồi Do tác động của sóng, dòng chảy dọc bờ, vật liệu chủ yếu được vun lên khi vận chuyển ngang bồi tích chiếm ưu thế và kéo dài về phía các cửa sông do tác động của dòng dọc bờ. Tuy nhiên, ở đây ngoài tác động của sóng và dòng chảy dọc bờ, còn phải kể đến tác động của dòng chảy sông. Cơ chế xói Cơ chế xói ở các cửa sông cũng diển ra tương tự như đối với vùng bờ, sóng trườn lên liếm vào chân bờ cát và bóc mòn cát ở chân, tạo nên “dãy hốc sóng”. Cơ chế mở Thường chỉ xảy ra trong mùa mưa lũ lớn và thường ở những nơi bề ngang của đụn cát hay ở ngay tại gốc của doi cát sát với mũi đá. Cơ chế lấp Cơ chế diễn ra vào thời điểm mưa bão lớn hay nước sông kiệt, sóng lớn. Vật liệu hai bên bờ cửa di chuyển dọc bờ, phát triền hai mũi doi cát làm hẹp và nông cửa dần. 3.1.2 Đặc tính bùn cát Bùn cát cửa sông Nguồn gốc bùn cát vùng cửa sông: Bùn cát trong vùng cửa sông có hai nguồn gốc chính: bùn cát lưu vực do dòng chảy sông từ thượng nguồn mang đến và bùn cát vùng ven biển do thủy triều, sóng, dòng chảy đưa vào. Khối lượng bùn cát khổng lồ đó ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến địa hình và biến động vùng cửa sông. 3.1.3 Phân loại bùn cát [...]... giá trị về văn hóa, kinh tế, xã hội Do ảnh hưởng của môi trường và con người tác động gây nên diễn biến phức tạp về hình thái cửa sông Cà Ty I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát, phân tích nguyên nhân dẫn đến diễn biến bồi lắng, xói lở cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận và đề xuất biện pháp chỉnh trị 1.3 Nội dung nghiên cứu ·Đánh giá hiện trạng cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận · Phân. .. Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM TÓM TẮT Đề tài « Phân tích nguyên nhân dẫn đến diễn biến bồi lấp, xói lở cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận và đề xuất biện pháp chỉnh trị », nghiên cứu quá trình bồi lắng, xói lở đang xảy ra tại cửa sông Cà Ty thuộc Tỉnh Bình Thuận Quá trình này bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố tự nhiên và hoạt động con người Phân tích những nguyên nhân nhằm nhận định mức độ tác động của từng... cấp Nhà nước KHCN06 xuất bản Nhà xuất bản Đại học Quốc gia 11 “Niên giám Khí tượng – thủy văn Tỉnh Bình Thuận , Trạm Khí Tượng – Thủy Văn Bình Thuận, 2011 12 “ Báo cáo Tổng Kết Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh Bình Thuận Năm 2011” UBND Tỉnh Bình Thuận, 2011 LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN DIỄN BIẾN BỒI LẮNG, XÓI LỞ CỬA SÔNG CÀ TY TỈNH BÌNH THUẬN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈNH TRỊ GV HD : GS.TS HOÀNG... dòng chảy sông gây ra KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN Luận văn nghiên cứu "Phân tích nguyên nhân dẫn đến bồi lắng, xói lở cửa sông Cà Ty và đề xuất biện pháp chỉnh trị" rất cần thiết cho khu vực Cửa sông Cà Ty là một trong những đầu mối kinh tế quan trọng của Tỉnh Bình Thuận Những nay gần đây khu vực này chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình bồi lắng, xói lở Hàng năm Tỉnh Bình Thuận phải trích nguồn kinh... bùn cát tại khu vực bồi lấp bù lấp lượng bùn cát bị xói lở Hình 3.10: Kè chắn sóng hiện hữu khu vực cửa sông Cà Ty - Hệ thống bờ kè hiện hữu phải được gia cố tại khu vực bị xói lở mạnh Tránh bị p há hủy trên diện rộng 4 K ẾT LUẬN Luận văn nghiên cứu "Phân tích nguyên nhân dẫn đến bồi lắng, xói lở cửa sông Cà Ty và đề xuất biện pháp chỉnh trị" rất cần thiết cho khu vực Cửa sông Cà Ty là một trong những... Tổng Kết Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh Bình Thuận Năm 2011” UBND Tỉnh Bình Thuận, 2011 1 “PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN D ẪN ĐẾN DIỄN BIẾN BỒI LẮNG, XÓI LỞ CỬA SÔNG CÀ TY TỈNH BÌNH THUẬN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈNH TRỊ” “ANALYSIS OF CAUSES OF CHANGES IN SEDIMENTATION, EROSION CA TY RIVER IN BINH THUAN PROVINCE AND PROPOSED ADJUSTMENT MEASURES ” Nguyễn Thuận Hiệp, Hoàng Hưng* Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại... nên diễn biến phức tạp về hình thái cửa sông Cà Ty Hiện tượng bồi lắng xói lở xảy ra mạnh gây tác động bất lợi cho các công trình thuộc khu vực này Vì vậy, phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến xói lở - bồi lấp khu vực cửa sông Cà Ty từ đó có biện pháp chỉnh trị phù hợp có vai trò quan trọng, bảo vệ những giá trị mà khu vực cửa sông Cà Ty mang đến 2 NỘI DUNG 2.1 Phân bố hệ thống sông Cà Ty Theo... trạng cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận · Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự xói lở - bồi lấp cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận Đề xuất biện pháp chỉnh trị II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU PP Khảo sát thực địa PP Hồi Cứu K.sát hiện trạng P.thí nghiệm PP Ý kiến chuyên gia Đánh giá – Đề xuất biện pháp PP T.Kê & P .Tích S ố liệu III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Hiện trạng cửa Sông Cà Ty Do địa hình dốc về phía biển nên các... vực cửa sông Cà Ty Nhưng đây chỉ gói gọn trong phạm vi giải quyết tức thời mà chưa có biện pháp giải quyết triệt để vấn đề Qua 09 tháng thực hiện, một số kết quả chính của đề tài: − Luận văn đã nêu lên hiện trạng cửa sông và khu vực lân cận − Phân tích và đưa ra nguyên nhân bồi lập - xói lở khu vực − Tính toán lượng bùn cát bồi lấp – xói lở cho từng khu vực trong phạm vi cửa sông Cà Ty − Trên cơ sở phân. .. t và d ọ c bờ từ 2 p h aí bờ biển vào cửa Đây là nguyên nhân chính gây ra sự bồi lấp cửa sông Tóm lại, bờ biển gắn liền với cửa sông Cà Ty, đường bờ bị xói lở mạnh trong thời kỳ gió mùa đông bắc, được bồi tụ trong thời kỳ gió mùa tây nam và cường độ của xói lở lớn hơn bồi tụ, quá trình xói lở - bồi tụ xen kẽ nhau Dưới tác động của các điều kiện cửa bắc hình thành bãi bồi, nhưng cửa nam lại bị xói lở . TẮT Đề tài « Phân tích nguyên nhân dẫn đến diễn biến bồi lấp, xói lở cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận và đề xuất biện pháp chỉnh trị », nghiên cứu quá trình bồi lắng, xói lở đang xảy ra tại cửa sông. văn của Tỉnh Bình Thuận (Hệ thống sông Cà Ty) . − Điều tra hiện trạng diễn biến cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận. − Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự xói lở của cửa sông Cà Ty Tỉnh Bình Thuận. −. Bình Thuận Năm 2011”. UBND Tỉnh Bình Thuận, 2011. 1 “PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN D ẪN ĐẾN DIỄN BIẾN BỒI LẮNG, XÓI LỞ CỬA SÔNG CÀ TY TỈNH BÌNH THUẬN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈNH TRỊ” “ANALYSIS OF CAUSES

Ngày đăng: 17/08/2014, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan