Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trên cát (Penaeus vannamei, Boone, 1931) tại công ty CP chi nhánh Quảng Trị xã Hải Ba – Hải Lăng – Quảng Trị

55 2.5K 13
Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trên cát (Penaeus vannamei, Boone, 1931) tại công ty CP chi nhánh Quảng Trị  xã Hải Ba – Hải Lăng – Quảng Trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trên cát (Penaeus vannamei, Boone, 1931) tại công ty CP chi nhánh Quảng Trị xã Hải Ba – Hải Lăng – Quảng Trị. Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản ở nước ta trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đã trở thành 1 ngành chiến lược chiếm vị trí mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, mà ngành còn tạo ra một lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu.

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy Th.S Phạm Quốc Hùng. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ to lớn và quý báu đó. Xin chân thành cảm ban lãnh đạo công ty CP – Quảng Trị và anh em kỹ sư, công nhân viên tại công ty đã quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này Xin chân thành cảm ơn! i MỤC LỤC Trang PHỤ LỤC ii DANH MỤC BẢNG Trang iii DANH MỤC HÌNH Trang iv KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ADG: Tốc độ tăng trưởng hàng ngày (average daily growth) HP: Mã lực (horse power) ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long KLTB: Khối lượng trung bình NN&PTNT: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn NTTS: Nuôi Trồng Thủy Sản PL: post larvae v MỞ ĐẦU Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản ở nước ta trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đã trở thành 1 ngành chiến lược chiếm vị trí mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, mà ngành còn tạo ra một lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu. Để tận dụng hết tiềm năng ở nhiều địa phương nước ta, đa dạng hóa đối tượng nuôi là vấn đề rất được quan tâm của ngành Nuôi Trồng Thủy Sản, góp phần tăng sản lượng và làm phong phú thêm sản phẩm cung cấp cho thị trường. Một trong những đối tượng mới hiện nay là tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931). So với các loài tôm khác, tôm thẻ chân trắng có những ưu điểm như sau [1]: Thịt thơm ngon và chắc, giàu dinh dưỡng, phần thịt chiếm 60% trọng lượng thân, vỏ mỏng. Mau lớn, thời gian vụ nuôi ngắn (giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi), có thể nuôi 1-3 vụ/năm. Thích nghi được với biên độ nhiệt độ, độ mặn rộng (có thể nuôi được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt) có sức chịu đựng với sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ. Điều quan trọng nhất là tôm thẻ chân trắng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở nước ta, có sức đề kháng với vi rút đốm trắng tốt hơn. Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi có triển vọng ở nhiều nước châu Á, trong đó có nước ta. Tuy nhiên đây là đối tượng mới nhập nội nên cần có một quy trình nuôi hoàn chỉnh. Trên cơ sở đó, tôi đã được khoa NTTS trường Đại Học Nha Trang phân công thực hiện đề tài: ”Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trên cát (Penaeus vannamei, Boone, 1931)” tại công ty CP chi nhánh Quảng Trị - xã Hải Ba – Hải Lăng – Quảng Trị. Với các nội dung chính của đề tài:  Tìm hiểu điều kiện tự nhiên tại vùng nuôi. • Vị trí địa lý- địa hình, tình hình kinh tế xã hội của địa phương. • Đặc điểm một số yếu tố môi trường. 1  Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm the chân trắng trên cát. • Tìm hiểu hệ thống công trình ao nuôi và thiết bị phục vụ nuôi. • Kỹ thuật nuôi tôm thương phẩm. ♦ Chuẩn bị ao: cải tạo và chuẩn bị nước. ♦ Chọn giống và thả giống. ♦ Quản lý và chăm sóc. - Thức ăn và kỹ thuật cho ăn. - Quản lý các yếu tố môi trường. ♦ Kiểm ta tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống. ♦ Phòng và trị bệnh. ♦ Thu hoạch. • Kết luận và đề xuất ý kiến.  Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế. Mục tiêu của đề tài:  Tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học.  Góp phần hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm tôm he chân trắng trên cát. Nha Trang, tháng 5 năm 2010 SINH VIÊN THỰC HIỆN TRẦN VĂN LỢI 2 Chương 1: TỔNG LUẬN 1.1. Đối tượng nghiên cứu 1.1.1. Hệ thống phân loại Hình 1.1.Tôm thẻ chân trắng Ngành chân khớp: Arthropoda Lớp giáp xác: Crustacea Bộ mười chân: Decapoda Họ tôm he: Penaeidae Giống: Penaeus Loài: Penaeus vannamei Tên khoa học: Penaeus vannamei Boone,1931 Tên tiếng Anh: White leg shrimp Tên tiếng Việt: Tôm he chân trắng, Tôm thẻ chân trắng, Tôm chân trắng, Tôm bạc Thái Bình Dương Tên địa phương: Tôm chân trắng [3] 3 1.1.2. Đặc điểm phân bố Tôm chân trắng phân bố chủ yếu ở Nam Mỹ, vùng biển Tây Thái Bình Dương, từ vùng biển Mexico đến miền Trung Peru. Nhiều nhất ở vùng biển Ecuador, Hawai. Hiện nay, tôm chân trắng được nuôi nhiều trên thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam [9]. 1.1.3. Hình thái cấu tạo Hình thái ngoài tôm thẻ chân trắng gần giống với tôm bạc (Penaeus merguiensis). Vỏ tôm trắng mỏng, nhìn vào cơ thể thấy rõ đường ruột và các đốm nhỏ từ lưng xuống bụng. Các chân bò có màu trắng ngà, chân bơi có màu hơi vàng, các vành đuôi có màu đỏ nhạt. Râu tôm có màu đỏ, chiều dài của râu gấp 1.5 lần chiều dài thân. Chủy đầu của tôm có 2 gai dưới và 8→9 gai trên. Tôm có Thelycum dạng hở [2]. 1.1.4. Tập tính sống Ngoài tự nhiên, tôm he chân trắng sống ở nơi có đáy cát và cát – bùn, độ sâu dưới 70m, nhiệt độ nước ổn định từ 25 – 32 o C, pH 7,7 – 8,3 độ mặn từ 28 – 34‰. Tôm trưởng thành sống ở ven biển gần bờ, tôm con ưa sống ở cửa sông, nơi có độ mặn thấp và giàu thức ăn tự nhiên. Ban ngày tôm thường vùi mình ẩn nấp dưới cát, ban đêm chúng bơi hoặc bò đi kiếm ăn. Tôm chân trắng thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột của môi trường sống. Sức chịu đựng hàm lượng O 2 thấp nhất là 1,2 mg O 2 /L, tôm càng lớn thì sức chịu đựng hàm lượng O 2 thấp càng kém [8]. 1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng Tôm chân trắng là loài ăn tạp, phổ thức ăn rộng bao gồm: sinh vật phù du, mùn bã hữu cơ, lab – lab, sinh vật đáy, thức ăn công nghiệp. Cũng giống như các loài tôm he khác, thức ăn của nó cần có các thành phần: protein, glucid, lipid, vitamin, muối khoáng. Thành phần dinh dưỡng thay đổi theo từng giai đoạn trong vòng đời của tôm. Hàm lượng protein thích hợp trong khẩu phần ăn của chúng là 35% (tôm sú là 40%). Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm chăn trắng tương đối cao, cường độ bắt mồi mạnh nhất vào ban đêm. Trong điều kiện nuôi lớn bình 4 thường, lượng cho ăn chỉ cần 5% khối lượng thân. Thời kì tôm sinh sản, đặc biệt là giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì nhu cầu về lượng thức ăn hằng ngày tăng lên 3 – 5 lần. 1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng Tôm chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm sú ở giai đoạn đầu. Từ ngày thứ 20 trở đi, mỗi tuần có thể tăng từ 2 – 3 g. Khi khối kượng cơ thể đạt 20 g thì tốc độ tăng trưởng chậm dần, khoảng 1 g/tuần. Tôm cái lớn nhanh hơn tôm đực. Cũng giống như các loài tôm khác, tôm he chân trắng có chu kì lột xác tăng dần theo thời gian phát triển. Tôm nhỏ lột xác chỉ cần vài giờ, tôm lớn cần đến 1 – 2 ngày [2]. 1.1.7. Đặc điểm sinh sản Mùa vụ sinh sản: Trong tự nhiên, người ta thường bắt gặp tôm cái ôm trứng quanh năm. Tuy nhiên, mùa sinh sản còn phụ thuộc vào vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên từng vùng. Ở ven biển phía Bắc Ecuador, tôm đẻ từ tháng 3 – 8, nhưng đẻ rộ từ tháng 4 – 5. Ở Peru, mùa tôm đẻ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Giao vĩ: Tôm he chân trắng là loài có Thelycum hở nên tôm thành thục hoàn toàn mới tiến hành giao vĩ. Thời gian giao vĩ thường trước lúc tôm đẻ 2 h.Trứng thụ tinh sau 14 – 16 h thì nở ra Nauplius. Quá trình biến thái của ấu trùng trải qua nhiều giai đoạn. Trong đó có: 6 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạn Zoea, 3 giai đoạn Mysis và giai đoạn Post larvae. Sức sinh sản: Tôm chân trắng là loài thành thục sớm, tôm cái có khối lượng 30 – 45 g là có thể tham gia sinh sản. Sức sinh sản thực tế khoảng 10 – 25 vạn trứng/tôm mẹ. Trong sản xuất, người ta dựa vào các đặc điểm trên để cho sinh sản nhân tạo và ương nuôi ấu trùng tôm chân trắng. Đặc điểm giao vĩ cho phép ta dự báo tương đối chính xác thời điểm tôm đẻ. Đặc điểm quá trình biến thái giúp ta quản lý, chăm sóc ấu trùng trong quá trình ương nuôi. Dựa vào sức sinh sản thực tế, ta có thể lựa chọn số tôm bố mẹ cho đẻ trong một vụ sản xuất giống [2]. 5 [...]... triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững, hiệu quả 11 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Địa điểm nghiên cứu Tại công ty chăn nuôi CP Việt Nam - chi nhánh Quảng Trị - thôn Phương Lang - xã Hải Ba - Hải Lăng - Quảng Trị 2.1.2 Thời gian nghiên cứu Từ ngày 01/03 đến ngày 12/06/2010 2.1.3 Đối tượng nghiên cứu Tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei Boone,1 931... nay, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng được phát triển mạnh ở khu vực Châu Á (chi m 87% sản lượng tôm nuôi trên thế giới), đứng đầu là Trung Quốc Trung Quốc là nước Châu Á quan tâm đến tôm thẻ chân trắng sớm nhất Năm 1998 Trung Quốc đã công bố nuôi tôm chân trắng thành công và sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho các nước khác Năm 2000 Trung Quốc đã bắt đầu xuất khẩu tôm chân trắng ra một số nước trên thế... Tình hình nuôi tôm ở Quảng Trị Nằm trong vùng Duyên Hải Miền Trung, tỉnh Quảng Trị có vùng đất cát khoảng 34.732 ha Đây là tiềm lực lớn tạo điều kiện cho phát triển NTTS nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng của tỉnh Tôm thẻ chân trắng được đưa vào nuôi trên vùng đất cát Quảng Trị (năm 2004 ) với dự án của công ty Việt Mỹ Từ đó diện tích và sản lượng tăng lên đáng kể Năm 2009 tổng diện tích nuôi tôm trong... giới, Việt Nam và địa phương 1.2.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới Lịch sử nghề nuôi tôm trên thế giới đã có từ rất lâu đời Có hơn 20 loài tôm được nuôi trên toàn thế giới ở cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt Tôm thẻ chân trắng là loài được nuôi phổ biến nhất (chi m 2/3 tổng sản lượng tôm nuôi của thế giới) ở Tây bán cầu Hình 1.2 Sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới [12] Các quốc gia châu Mỹ như:... tổng sản lượng tôm nuôi tại Trung Quốc là 1.183.279 tấn Trong đó sản lượng tôm chân trắng là 605.259 tấn, chi m 51% [4] Ngoài ra, còn một số nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Philippine, Indonexia, Malaixia, cũng đang nhập tôm chân trắng để nuôi Tại Thái Lan năm 2001 sản lượng tôm chân trắng chi m 20% tổng sản lượng tôm nuôi, năm 2004 tăng lên 90%, năm 2006 sản lượng đạt 0,5 triêụ tấn (chi m 95%) [4]... và Quy hoạch thủy sản, từ cuối năm 2000, tỉnh Ninh Thuận thành công với mô hình nuôi tôm trên cát Với vài ha lúc đầu, chỉ sau 2 năm, diện tích nuôi tôm tăng lên 200 ha, dẫn đầu cả nước về diện tích nuôi tôm trên cát Từ sự thành công của Ninh Thuận, hàng loạt các tỉnh duyên hải Miền Trung đều kêu gọi được những dự án lớn đầu tư vào nuôi tôm trên cát Trong đó nổi lên là dự án đầu tư hơn 2.200 ha để nuôi. .. đã cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng bổ sung tại các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Bình Thuận nhưng vẫn cấm nuôi đối tượng này ở các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL vì lo không kiểm soát được dịch bệnh, để lây lan sang các đối tượng nuôi khác Bảng 1.2 Diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta năm 2006 [4] Tỉnh Diện tích(ha) Sản lượng(tấn/ha) Hà Tĩnh Quảng Trị Quảng Nam Quảng Ngãi Bình... nước chuyển sang tiêu thụ tôm thẻ chân trắng của Thái Lan, Trung 9 Quốc, sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới Ở trong nước diện tích nuôi tôm sú bị nhiễm bệnh ngày càng nhiều, hiệu quả sản xuất thấp Do vậy, ngày 25/1/2008, Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số 228/CTBNN&PTNT cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng ĐBSCL nhằm đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu,... chính vẫn là tôm sú Hiên nay, Bộ NN và PTNT có chủ trương phát triển tôm thẻ chân trắng theo quy hoạch ở các tỉnh Nam Bộ Tuy nhiên, vùng nuôi chủ yếu vẫn là các tỉnh Miền Trung và Miền Bắc, các tỉnh phía nam còn đang ở dạng thăm dò Đặc điểm của tôm thẻ chân trắng là sống ở tầng nước giữa, không vùi mình trong bùn như tôm sú nên tôm thẻ thích hợp với chất đáy cát Nhiều ý kiến cho rằng nuôi tôm thẻ ở vùng... định nhập nội nuôi thử nghiệm và phát triển nghề nuôi tôm chân trắng Tuy nhiên, những thành công của các chương trình nghiên cứu tạo đàn tôm sạch bệnh và cải thiện chất lượng di truyền ở các nước Châu Mỹ, đã mở ra hi vọng cho việc duy trì và phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng và nghề nuôi tôm biển nói chung ở tất cả các vùng sinh thái trên thế giới 8 1.2.2 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam . trên cát (Penaeus vannamei, Boone, 1931) tại công ty CP chi nhánh Quảng Trị - xã Hải Ba – Hải Lăng – Quảng Trị. Với các nội dung chính của đề tài:  Tìm hiểu điều kiện tự nhiên tại vùng nuôi. •. quy trình nuôi hoàn chỉnh. Trên cơ sở đó, tôi đã được khoa NTTS trường Đại Học Nha Trang phân công thực hiện đề tài: Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trên cát. hình kinh tế xã hội của địa phương. • Đặc điểm một số yếu tố môi trường. 1  Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm the chân trắng trên cát. • Tìm hiểu hệ thống công trình ao nuôi và thiết

Ngày đăng: 16/08/2014, 15:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan