Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện bình đại, tỉnh bến tre

103 1.4K 5
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện bình đại, tỉnh bến tre

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Vài chục năm trở lại đây nuôi tôm là một trong những nghề phát triển mạnh, nhiều loại tôm có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào nuôi với nhiều hình thức khác nhau: nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Tại một số quốc gia Châu Á, Châu Mỹ, nghề nuôi tôm phát triển ở trình độ cao, thu hút một lực lượng lớn các nhà đầu tư, các cán bộ nghiên cứu và người lao động. Trong thực tế, nghề nuôi tôm đã mang lại lợi nhuận khá cao cho các quốc gia này (Trần Văn Vỹ và ctv, 1995). Việt Nam với hơn 3.600 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch và hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Trong nội địa hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã tạo nên một tiềm năng lớn về diện tích nuôi trồng thủy sản; trong đó có 1.700.000 ha để phát triển nuôi nước ngọt, lợ, mặn đặc biệt là phát triển nuôi tôm (Bộ Thủy sản, 1999). Nghề nuôi trồng thủy sản ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ cả về diện tích và năng suất nuôi. Đặc biệt, nuôi tôm chiếm vị trí quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, góp phần đáng kể về chuyển đổi cơ cấu kinh tế các vùng nông thôn ven biển, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, nâng cao thu nhập cho người dân vùng ven biển, tăng tích lũy ngoại tệ cho nhà nước và thay đổi bộ mặt nông thôn. Tỉnh Bến Tre là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với hệ thống sông ngòi nội địa chằng chịt được bắt nguồn từ hệ thống sông Mêkông đổ ra biển Đông thông qua bốn cửa sông lớn Cổ Chiên, Ba Lai, Hàm Luông và Cửa Đại, với tổng chiều dài hơn 382 km kết hợp với 65 km bờ biển; thiên nhiên ưu đãi đã tạo thành cho Bến Tre hơn 60.000 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản ở cả 3 vùng sinh thái mặn, lợ, ngọt và vùng biển đặc quyền gần 20.000 km 2 với hằng trăm giống loài thủy sản đa dạng phong phú. - 2 - Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên như trên nghề nuôi trồng thủy sản của Bến Tre đã có bước phát triển khá mạnh trong thời gian vừa qua, điển hình nhất là nghề nuôi tôm sú. Từ cuối những năm 1980, nghề nuôi tôm sú đã bắt đầu phát triển tại 03 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Tại đây người dân bắt đầu nuôi bằng hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến. Khi nghề nuôi tôm sú phát triển, đời sống người dân 03 huyện biển có bước cải tiến rất đáng kể: đã giải quyết được tình trạng thất nghiệp, góp phần tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho người dân. Những vùng đất hoang hoá, đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả được người dân mạnh dạn đầu tư chuyển sang nuôi tôm sú. Theo thời gian nghề nuôi tôm sú được người dân nâng dần mức đầu tư, từ nuôi quảng canh truyền thống đến nuôi quảng canh cải tiến. Năm 1999 khi Sở Thủy sản Bến Tre phối hợp với Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II thực hiện thành công đề tài nuôi tôm sú công nghiệp tại xã Thạnh Phước-huyện Bình Đại, nghề nuôi tôm sú thâm canh mới bắt đầu phát triển mạnh tại huyện Bình Đại và cả tỉnh Bến Tre. Nghề nuôi tôm sú phát triển tại 03 huyện biển đã làm thay đổi lớn bộ mặt nông thôn vùng ven biển, đời sống vật chất của người dân tăng lên rõ rệt, nhà cửa khang trang đổi mới. Bên cạnh đó còn kéo theo các ngành nghề khác phát triển như dịch vụ, vận chuyển hàng hoá… đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 30.000 lao động vùng nông thôn ven biển nghèo khó trước đây. Bến Tre đã hình thành rõ nét vùng nuôi tôm sú thâm canh tập trung thuộc các xã Bình Thới, Định Trung, Thạnh Trị, Đại Hòa Lộc, Thạnh Phước, ngành sản xuất này đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Bình Đại từ nguồn thu hoạch tôm sú thương phẩm và các dịch vụ thương mại, vận chuyển hỗ trợ cho vùng nuôi chiếm 80% tổng giá trị sản xuất của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi do nghề nuôi tôm sú thâm canh đem lại, sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi tôm sú thâm canh nói riêng cũng như nghề nuôi tôm ven biển nói chung trong tỉnh đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến năng suất nuôi tôm cần được làm rõ dưới giác độ nghiên cứu nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách tìm ra các giải pháp phối hợp. - 3 - Từ các hội nghị nuôi hàng năm tại tỉnh Bến Tre đã tổng kết các vấn đề liên quan đến hoạt động nuôi tôm tại tỉnh như sau: - Môi trường nước vùng ven biển bị ô nhiễm do chất thải nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp phát triển một cách tự phát và không được kiểm soát. Do điều kiện tự nhiên của ĐBSCL nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng, đặc biệt là huyện Bình Đại, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong những năm tới sẽ làm cho môi trường đất chịu sự tác động của quá trình phèn hóa và mặn hóa. Các hoạt động sản xuất như phát triển hệ thống thủy lợi, đào ao, đầm nuôi thủy sản không hợp lý sẽ làm cho chất sinh phèn được đưa lên mặt đất hay tiếp xúc với oxy và bị oxy hóa hình thành tầng phèn. Thủy triều biển Đông tiếp tục tác động lên các vùng đất thấp, gây nhiễm mặn cục bộ tại một số khu vực. Việc canh tác không theo quy hoạch như dẫn nước mặn vào vùng ngọt hóa để nuôi trồng Thủy sản làm phá vỡ cấu trúc và suy thoái nguồn tài nguyên đất. Các hoạt động khai thác nước ngầm quá mức giới hạn và không theo quy hoạch làm cho mực nước ngầm bị hạ thấp hơn mức cân bằng, tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập, gây mặn hóa, làm cho tài nguyên đất bị suy thoái. Những năm gần đây, thời tiết diễn biến ngày càng bất thường, xâm nhập mặn vào mùa khô hết sức phức tạp. - Kết quả quan trắc nước biển ven bờ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre hàng năm cho thấy, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển khá cao, từ 46 mg đến 500 mg/lít, vượt tiêu chuẩn Việt Nam cho chất lượng nước bãi tắm từ 1,84 đến 20 lần. Nước biển ven bờ tại các huyện Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại mặc dù chưa bị ô nhiễm hữu cơ, thể hiện qua giá trị BOD5 vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, nước biển ven bờ vào đầu mùa khô đã bị ô nhiễm bởi chất dinh dưỡng thể hiện qua giá trị Amoniac vượt tiêu chuẩn cho phép và có giá trị dao động từ 0,11 mg đến 2,42 mg/lít. Nước biển ven bờ của tỉnh cũng bị ô nhiễm vi sinh với giá trị tổng Coliform biến thiên từ 1.500 MPN đến 240.000 MPN/100 ml, vượt tiêu chuẩn Việt Nam 5.943 – 1.995 từ 1,5 đến 240 lần. Http://www.bentretv.org.vn/news/index.php?Mode - 4 - - Từ vấn đề ô nhiễm môi trường nuôi đã kéo theo dịch bệnh do một số xã và vùng nuôi chưa thật sự quan tâm đến việc quản lý vùng nuôi, chưa kiên quyết trong công tác kiểm tra xử lý vi phạm nên việc xả thải mầm bệnh và bơm bùn đáy ao ra môi trường tự nhiên còn tồn tại khá phổ biến; từ đó mầm bệnh đốm trắng ngoài môi trường tự nhiên luôn tồn tại ở mức cao và dịch bệnh xảy ra hàng năm. - Ý thức quản lý cộng đồng của một số người dân chưa cao, một số hộ nuôi thả giống tôm sú không đúng lịch thời vụ, khi tôm nuôi bị bệnh chết lại xả thải mầm bệnh chưa qua xử lý ra môi trường tự nhiên làm lây lan cho các ao nuôi thả giống trong chính vụ. - Hệ thống công trình nuôi của đa số các cơ sở, hộ nuôi chưa đảm bảo được điều kiện an toàn vệ sinh thú y thủy sản như chưa có ao xử lý nước thải, không có ao chứa bùn… gây khó khăn trong công tác kiểm soát môi trường, dịch bệnh. - Về chất lượng giống, mặc dù công tác quản lý giống trên địa bàn tỉnh khá tốt nhưng do thả giống vào thời điểm tập trung nên thiếu con giống có chất lượng tốt để người dân mua thả nuôi. Việc quản lý đàn tôm bố mẹ chưa được kiểm soát chặt chẽ nên chất lượng con giống được sản xuất ra không cao. - Giá thành sản phẩm ngày càng tăng qua các năm do giá thức ăn, thuốc hoá chất, công lao động ngày càng tăng. Giá bán nguyên liệu có xu hướng ngày càng giảm nên mức lợi nhuận trên 1kg tôm sú sản xuất ra ngày càng thấp đi, cùng với vấn đề rủi ro do dịch bệnh làm cho nghề nuôi tôm sú của tỉnh Bến Tre gặp nhiều khó khăn hơn. - Chất lượng và kích cỡ tôm thương phẩm: Do diện tích nuôi tôm sú ngày càng phát triển cùng với việc quản lý môi trường chưa đồng bộ và chặt chẽ nên chất lượng sản phẩm sản xuất ra có giá trị không cao, không đáp ứng tốt các yêu cầu của nhà nhập khẩu như: tôm nuôi có hiện tượng sâu đuôi, kích cỡ không đồng đều, màu sắc vỏ nhợt nhạt… - 5 - - Việc gia nhập WTO tạo ra sức cạnh tranh, thị trường xuất khẩu tôm sú ngày càng khó khăn hơn so với các nước có ngành nuôi tôm sú phát triển, các rào cản về kỹ thuật ngày càng cao làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của nghề nuôi tôm sú. Trước những thực trạng trên, việc tìm ra những nhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất trong nghề nuôi tôm sú thâm canh huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre trong thời gian qua là một nghiên cứu cần thiết. Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre” sẽ góp phần đưa ra một số đề xuất cho công tác quy hoạch vùng nuôi tôm sú thâm canh một cách hợp lý, đảm bảo cho sự phát triển nghề này tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre ổn định và bền vững. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu Mục tiêu chung: Điều tra thực trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre. Mục tiêu cụ thể: 1- Đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre. (Giai đoạn 2005 – 2007) 2- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre. 3- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao năng suất của hoạt động nuôi tôm sú thâm canh tại địa phương nghiên cứu. 1.2.2 Ý nghĩa của đề tài Những kết luận của đề tài sẽ là một tài liệu tư vấn cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tham mưu cho Tỉnh Ủy và UBND Tỉnh Bến Tre đề ra chiến - 6 - lược phát triển ngành nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. - Là bộ tài liệu cho huyện Bình Đại định hướng, đề ra các giải pháp quản lý và đầu tư nghề nuôi tôm sú thâm canh cho những năm tiếp theo đảm bảo phát triển bền vững nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế địa phương. - Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể hữu ích cho những hộ nuôi tôm trong việc đầu tư và phát triển công việc nuôi của mình. - Kết quả nghiên cứu hy vọng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo và có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên ngành Kinh tế thủy sản. - Riêng đối với tác giả, đây là nghiên cứu đầu tay, vì vậy sau khi hoàn tất nghiên cứu này sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo. 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu Với những mục tiêu đặt ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi điều tra các chủ hộ nuôi tôm. a) Phương pháp thu thập thông tin Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp Để đánh giá tiềm năng nghề nuôi tôm sú thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre, tác giả sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (hoặc Bộ Thủy sản trước đây), Sở Thủy sản tỉnh Bến Tre (nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Đại và các sách báo xuất bản có liên quan. Bên cạnh đó tác giả còn tham khảo - 7 - những nghiên cứu của các tác giả khác, các cơ quan trong nước đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành về thủy sản, các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước. Nguồn tài liệu này được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu những vấn đề mang tính hệ thống và tổng quan về kinh tế, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nghề nuôi tôm sú thâm canh của Việt Nam nói chung và huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre nói riêng. Thu thập dữ liệu sơ cấp Nguồn số liệu sơ cấp có được từ kết quả điều tra về hiện trạng nghề nuôi tôm sú thâm canh, mức độ đầu tư, trình độ sản xuất, doanh thu, những khó khăn, phương hướng phát triển cũng như những ý kiến của các chủ trại nuôi tôm sú thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre. Quy trình thực hiện điều tra Xác định đơn vị điều tra: liên hệ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Đại, Trung tâm Khuyến ngư Bến Tre, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Bến Tre nhằm thu thập dữ liệu về số lượng hộ nuôi tôm sú thâm canh trên địa bàn. Tiếp theo xác định vùng lấy mẫu, phân bổ mẫu cho từng vùng và thực hiện điều tra cụ thể từng mẫu đã được xác định. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu Dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện có phân tầng theo địa bàn, dựa trên danh sách hộ gia đình nuôi tôm sú thâm canh tại huyện Bình Đại của Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Bình Đại. Số lượng mẫu được xác định là 50 quan sát (quy tắc số đơn vị mẫu phải lớn hơn số biến trong mô hình cộng thêm 30). b) Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực nuôi tôm sú thâm canh (cán - 8 - bộ kỹ thuật của các trại nuôi, phòng Khuyến ngư của huyện….) và các hộ trực tiếp tham gia nuôi tôm để nắm được sơ bộ về quy trình nuôi cũng như tình hình nuôi tôm sú thâm canh hiện nay. Trên cơ sở đó xem xét, điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp với mô hình nghiên cứu đề nghị. Nghiên cứu chính thức Dùng phương pháp phân tích định lượng: hoàn thiện bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu sau đó dùng phương pháp thống kê mô tả, mô hình hồi quy để phân tích số liệu. Bảng câu hỏi sau khi hoàn thiện sẽ được trực tiếp phỏng vấn các chủ hộ nuôi để thu thập dữ liệu. Các phương pháp định lượng cụ thể bao gồm: Phương pháp thống kê mô tả: So sánh các nhóm liên quan nhằm làm nổi bật những đặc trưng của mỗi nhóm về các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch của mẫu nghiên cứu. Lập mô hình hồi quy: Thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh, từ đó tìm ra các nhân tố tác động có ý nghĩa đến năng suất nuôi tôm. 1.3.2 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Năng suất tôm sú nuôi thâm canh của các cơ sở (trang trại) hay hộ dân nuôi tôm sú thâm canh. Phạm vi nghiên cứu: Người nghiên cứu chọn huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre là địa bàn nghiên cứu vấn đề này, vì huyện Bình Đại có số diện tích nuôi tôm thâm canh khá lớn trong toàn tỉnh (khoảng 70%), có thể là vùng đại diện cho hoạt động nuôi tôm thâm canh trong toàn tỉnh. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành vào cuối tháng 9 năm 2008. - 9 - 1.4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: Hình 1.1: Thiết kế nghiên cứu của đề tài Xác định nội dung nghiên cứu Tổng quan lý thuyết Mô hình nghiên cứu đề nghị Thảo luận nhóm Thiết kế bảng phỏng vấn Điều tra thử Hiệu chỉnh bảng phỏng vấn Điều tra diện rộng Phân tích dữ liệu, kiểm định giả thiết bằng mô hình hồi quy Kết quả và thảo luận kết quả Kết luận và kiến nghị - 10 - CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT Thuật ngữ năng suất lần đầu tiên được nói đến trong bài báo của Quesnay vào năm 1766. Nhưng đến hơn một thế kỷ sau, năm 1883, nó mới được định nghĩa như “Khả năng sản xuất”. Vào thời kỳ này người ta chưa nói đến nhiều về năng suất và vai trò của nó. Những năm đầu của thế kỷ XX, khái niệm năng suất mới được đề cập một cách chính xác hơn. Theo định nghĩa kỹ thuật và truyền thống, khái niệm năng suất được hiểu khá đơn giản là một mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào. Nếu đầu ra lớn hơn đạt được từ một lượng đầu vào giống nhau hoặc với đầu ra giống nhau từ một đầu vào nhỏ hơn thì có thể nói rằng năng suất cao hơn. Từ đó đến nay khái niệm này được khẳng định, phát triển nhiều dưới dạng khác nhau phụ thuộc vào góc độ và mục đích xem xét, đánh giá trong bối cảnh cụ thể của từng nước và theo quan điểm của từng tác giả. Những năm gần đây, khái niệm năng suất lại được bàn luận sôi nổi, nó được hoàn thiện bổ sung thêm những nội dung mới cho thích ứng với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và những thay đổi của môi trường kinh doanh hiện nay, mà trong đó có thể cần chú ý một số định nghĩa: Theo từ điển Oxford: “năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất ra trong một khoảng thời gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó”. Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT (Mỹ): “năng suất là đầu ra trên một đơn vị đầu vào được sử dụng. Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính hiệu quả của các bộ phận vốn, lao động. Cần thiết phải tăng năng suất bằng đầu ra thực tế. Nhưng rất ít khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và lao động”. Trong tình hình cách tiếp cận năng suất đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, hội nghị ủy ban năng suất của Hội đồng năng suất Châu Âu ở Roma năm 1959 đưa ra định nghĩa có tính thuyết phục như sau: “Tổng quát mà nói, năng suất là một trạng thái tư duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con người có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa nó đòi hỏi những [...]... tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi theo các hình thức nuôi của các hộ nuôi tôm ở huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế Trên cơ sở đó, phân tích ảnh hưởng cận biên của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi và xác định hiệu quả kinh tế của từng yếu tố đầu tư theo từng hình thức nuôi cụ thể Đề tài xác định được năng suất nuôi tôm tại vùng nghiên cứu chịu tác động của nhiều nhân tố, ... đổi năng suất của việc nuôi tôm sú thâm canh Từ các mô hình nghiên cứu sẽ rút ra kết luận về sự phù hợp của mô hình, phục vụ cho việc gợi ý các kiến nghị nhằm nâng cao năng suất tôm nuôi Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả được đề cập ở mục 2.3, năng suất nuôi tôm sú thâm canh chịu tác động của nhiều nhóm nhân tố khác nhau Cơ bản có các nhân tố sau ảnh hưởng đến năng suất nghề nuôi tôm sú thâm. .. trong ao nuôi sẽ có ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch H8: Độ nặm ao nuôi sẽ có ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch H9: Chỉ số pH sẽ tác động đến năng suất thu hoạch H10: Bệnh tôm sẽ có ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch H11: Tỷ lệ vốn của chủ nuôi tôm tự bỏ ra trên tổng vốn lưu động trong một vụ nuôi sẽ có tác động đồng biến đến năng suất thu hoạch H12: Ý thức quản lý cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến năng suất. .. đối tượng nuôi chính Năm 2004, sản lượng tôm sú nuôi đạt 290.501 tấn, giá trị đạt 12.859,5 tỷ đồng, chiếm trên 98% trong số tôm nuôi nước lợ Năng suất nuôi bình quân đạt khoảng 500 kg/ha ( Bộ Thủy sản, 2000) 3.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHỀ NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH TẠI TỈNH BẾN TRE 3.2.1 Điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng ở Bến Tre ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm sú thâm canh 3.2.1.1... người nuôi - Trình độ kỹ thuật - Đặc điểm về nhân công Nhóm nhân tố về quản lý nhà nước gồm: - Các dự án, chương trình quy hoạch Nhóm nhân tố về thị trường gồm: - Thị trường đầu vào - Thị trường đầu ra - 22 - 2.4.2 Mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của nghề nuôi tôm sú Từ những nhân tố ảnh hưởng trên, chúng ta có mô hình tổng quát sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất. .. của người nuôi - Trình độ kỹ thuật - Đặc điểm về nhân công Hình 2.5: Mô hình lý thuyết tổng quát về các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất nghề nuôi tôm sú thâm canh 2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề nghị Lê Vũ Phương (2005) cho rằng môi trường nước trong các ao đìa nuôi tôm bao gồm tổng hợp các yếu tố: thủy lý, thủy hóa, thủy sinh vật Việc nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố môi trường trong các đìa nuôi tôm không... nuôi thâm canh là lựa chọn có hiệu quả cao Hiện nay hoạt động nuôi tôm sú tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung có ba hình thức: thâm canh, quảng canh và bán thâm canh Người nghiên cứu chọn hình thức nuôi thâm canh là đối tượng nghiên cứu của đề tài vì lý do: Thứ nhất: tính trên tổng số sản lượng do nghề nuôi tôm tạo ra trong toàn tỉnh Bến Tre thì sản lượng do hoạt động nuôi thâm. .. đó: Các hệ số  là các hệ số hồi quy trong mô hình hồi quy ˆ Các ký hiệu Q; A; B; C; D; E; F; G; H; I; J; K; L; là các biến trong mô hình hồi quy Dạng hàm này phản ánh quan hệ tỷ lệ không đổi giữa các biến, thể hiện quan hệ kinh tế giữa các biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng) với biến phụ thuộc (năng suất thu hoạch) - 29 - CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH TẠI HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE. .. ngại trong việc sử dụng các nguồn lực chung, đặc biệt là nguồn nước Đồng thời làm ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến các đơn vị và hộ nuôi khác trong vùng Với vốn lưu động có cơ cấu vốn tự có cao, người dân có thể có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn giống, hóa chất và dịch vụ chất lượng cao, có thể ảnh hưởng đến năng suất nuôi Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh được tác giả nghiên... kỹ thuật người nuôi sẽ tác động tích cực đến năng suất thu hoạch H2: Chất lượng tôm giống sẽ có tác động đến năng suất thu hoạch H3: Mật độ nuôi sẽ tác động ngược chiều đến năng suất thu hoạch H4: Hệ số thức ăn sẽ tác động cùng chiều đến năng suất thu hoạch H5: Hàm lượng đạm thô trong thức ăn sẽ tác động cùng chiều đến năng suất thu hoạch H6: Nhiệt độ ao nuôi sẽ có ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch . xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre. Mục tiêu cụ thể: 1- Đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre. (Giai. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm sú nuôi thâm canh tại huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre. 3- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao năng suất của hoạt động nuôi tôm sú thâm canh tại địa. những nhân tố chính ảnh hưởng đến năng suất trong nghề nuôi tôm sú thâm canh huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre trong thời gian qua là một nghiên cứu cần thiết. Đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất

Ngày đăng: 16/08/2014, 03:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan