Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế đông nam nghệ an đến năm 2020

147 873 5
Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế  đông nam nghệ an đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i MỤC LỤC Trang MỤC LỤC i DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC HÌNH iv MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 6 1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 6 1.1. Những khái niệm cơ bản: 6 1.2. Nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực: 11 1.2.1 Phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng: 11 1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng: 12 1.2.3. Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 13 1.2.4. Các chức năng của quản trị nguồn nhân lực. 19 1.3. Tuyển chọn nguồn nhân lực: 21 1.3.4. Đào tạo và phát triển nhân lực: 21 1.3.5. Trả tiền công cho lao động: 23 2. Phát triển nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. 25 2.1. Toàn cầu hóa kinh tế với vấn đề việc làm và thất nghiệp: 25 2.2. Toàn cầu hóa kinh tế với vấn đề thu nhập, đời sống và ổn định xã hội: 26 2.3. Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam 28 3. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 31 3.2. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam: 34 Kết luận Chương 1 42 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM CỦA TỈNH NGHỆ AN. 44 1. Giới thiệu khái quát về Nghệ An 44 1.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội: 44 1.2. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Nghệ An: 47 ii 1.3. Giới thiệu khái quát về Khu Kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An: 50 1.4. Hệ thống tổ chức của các khu công nghiệp: 66 2. Thực trạng về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong khu Kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An. 67 2.2. Hiện trạng đào tạo nguồn nhân lực 73 2.2.1 Hiện trạng các cơ sở đào tạo: 73 2.2.2 Hiện trạng về đào tạo nhân lực: 76 2.2.3 Kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực: 79 2.3. Hiện trạng sử dụng và nhu cầu nhân lực của khu kinh tế Đông Nam trong thời gian tới 80 2.3.1 Hiện trạng sử dụng nhân lực: 80 2.3.2 Nhu cầu nhân lực cho khu kinh tế Đông Nam trong thời gian tới: 86 2.4. Đánh giá chung về đào tạo và việc sử dụng nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp-Khu Kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua. 88 2.4.1. Về thu hút và tuyển dụng nhân lực tại khu Kinh tế Đông Nam: 88 2.4.2. Về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực: 88 2.4.3. Về mức độ đáp ứng của nguồn nhân lực cho Khu kinh tế: 89 2.4.4. Những hạn chế trong việc phát triển nguồn nhân lực ở Khu kinh tế Đông Nam và nguyên nhân: 90 Kết luận Chương 2 97 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM CỦA TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 98 1. Những căn cứ để xác định phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Đông Nam. 98 1.2. Định hướng: 103 2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 110 2.1. Xây dựng chiến lược và hoàn thiện công tác tuyển dụng phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Đông Nam: 114 2.2. Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng, sức khỏe và chế độ chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 116 iii 2.3. Cải thiện điều kiện lao động, hệ thống nội qui, quy chế, kỹ kỷ luật lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc trong Khu kinh tế Đông Nam: 117 2.4. Bố trí và phân công lao động thích hợp tại các bộ phận doanh nghiệp, hoàn thiện chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ: 119 2.5. Quy hoạch mạng lưới các trường chuyên nghiệp, trường dạy nghề; Giao quyền tự chủ trong quản lý, đào tạo, tuyển dụng lao động và xây dựng trường Đại học đa ngành trên địa bàn tỉnh: 121 2.6. Thực hiện quyền tự chủ trong quản lý và tuyển dụng lao động theo hướng chuyên môn hoá là nhân tố nâng cao năng suất và tăng thu nhập cho người lao động: 123 2.7. Đổi mới chính sách, cơ chế quản lý dạy nghề, công tác hoạch định chính sách và kế hoạch hoá để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các cơ sở dạy nghề. Đồng thời tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong dạy nghề; ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào giảng dạy và sản xuất thực nghiệm: 124 2.8. Nâng cao sức cạnh tranh đào tạo nguồn nhân lực để hội nhập kinh tế quốc tế: 126 2.9. Phân định rõ chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước với công tác đào tạo-quản lý nguồn nhân lực và đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai hoá, minh bạch hoá ở tất cả các hoạt động dịch vụ công: 127 3. Kiến nghị 131 3.1. Đối với Chính phủ: 131 3.2. Đối với các Bộ, ngành Trung ương: 132 3.3. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An: 132 3.4. Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam: 135 Kết luận Chương 3 136 KẾT LUẬN 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO 141 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Quy mô dân số và lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2010 48 Bảng 2: Dự báo dân số và lao động của tỉnh Nghệ An đến năm 2020 49 Bảng 3: Quy hoạch đất xây dựng Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An 58 Bảng 4: Một số dự án có số vốn tương đối lớn đang hoạt động tại Khu kinh tế Đông Nam: 59 Bảng 5: Các dự án đầu tư đang trong quá trình triển khai xây dựng và hoàn chỉnh hồ sơ cấp phép đầu tư tại Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An: 59 Bảng 6: Các dự án kêu gọi đầu tư vào khu kinh tế Đông Nam: 60 Bảng 7: Thống kê tình hình cấp phép, giá trị sản xuất và doanh thu tại Khu Kinh tế năm 2010-2012: 61 Bảng 8: Quy hoạch chi tiết Khu Công nghiệp Bắc Vinh: 63 Bảng 9: Quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Nam Cấm 66 Bảng: 10: Số sinh viên con em trong tỉnh đỗ Đại học, Cao đẳng qua các năm 76 Bảng 11: Số học viên tốt nghiệp hàng năm giai đoạn 2006-2010 78 Bảng 12: Trình độ chuyên môn kỹ thuật và lao động qua các năm 83 Bảng 13: Nhu cầu LĐ được đào tạo cho KKT Đông Nam Nghệ An đến năm 2020 87 Bảng 14: Dự báo dân số và lao động của tỉnh Nghệ An đến năm 2020 106 Bảng 15: Dự báo nguồn lao động đến năm 2020 107 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An 44 Hình 2: Bản đồ quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam-Nghệ An 50 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Một nền kinh tế muốn phát triển cần có các nguồn lực: vốn, khoa học - công nghệ, tài nguyên và nguồn nhân lực. Muốn tăng trưởng nhanh và bền vững cần dựa vào ba yếu tố cơ bản là áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nếu so sánh các nguồn lực với nhau thì nguồn nhân lực có ưu thế hơn cả. Do vậy, hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân lực luôn chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là vấn đề hết sức quan trọng. Nguồn nhân lực cần phát huy tính đa dạng, phong phú về truyền thống văn hóa phương đông như: hiếu học, trọng nhân tài, trọng tri thức, khoa học…Tuy nhiên cho đến nay, những tiềm năng quan trọng này vẫn chưa được chú ý khai thác đầy đủ, đúng mức và có thể sử dụng chưa hiệu quả về nguồn nhân lực. Nhu cầu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đã đặt ra những yêu cầu trước mắt và lâu dài trong việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả nhất, khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy những yếu tố tinh thần gắn với truyền thống văn hóa dân tộc. Xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng với việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nguồn nhân lực; coi chất lượng nguồn nhân lực là một tiền đề cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đất nước. Các Nghị quyết của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước đã đặt con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người và nguồn nhân lực là những nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, 2 hiệu quả và bền vững của đất nước. Con người Việt Nam có trình độ công nghệ tiên tiến hướng tới nền kinh tế tri thức với hàm lượng chất xám (trí lực) cao và hiệu quả là tiền đề quan trọng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đã trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mỗi tổ chức, doanh nghiệp và mỗi quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia đã đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển và đề ra các chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt các yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài của mình. Trong những thập kỷ gần đây, một số nước trong khu vực đã có những bước phát triển quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu về “Sự thần kỳ Đông Á” đều nhấn mạnh tới vai trò của nguồn nhân lực vì nó có ý nghĩa to lớn quyết định trong việc đưa các nước này từ chỗ kém phát triển, nghèo khổ, khan hiếm về tài nguyên và kiệt quệ sau chiến tranh đã trở thành những nước công nghiệp mới, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Chất lượng nguồn nhân lực hoặc nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực với những con người lao động có tri thức tốt, có kỹ năng cao và có tính nhân văn sâu sắc. Kinh nghiệm cho thấy, sự cất cánh và phát triển thành công của một nước là gắn chặt với chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Có thể nói toàn bộ bí quyết thành công của một quốc gia xét cho cùng, đều nằm trong chiến lược đào tạo và phát triển con người. Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ có dân số đến năm 2010 là 2.929.107 người, kinh tế phát triển chưa nhanh so với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Mà nguyên nhân chủ yếu là do: Một là: Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn, dân số đông nhưng điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trong khi đó điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát triển, sức tiêu thụ thấp nên lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư chưa cao. 3 Hai là: Không nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, xa các trung tâm kinh tế, điều kiện tự nhiên, hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế so với các địa phương khác trong cả nước, bên cạnh đó thiên tai, bão lụt xảy ra nhiều… Ba là: Việc “chảy máu chất xám” xảy ra thường xuyên, các sinh viên sau khi tốt nghiệp loại giỏi hoặc nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ, Phó giáo sư, Giáo sư không muốn trở về phục vụ cho quê hương vì điều kiện và môi trường làm việc ở các nơi khác tốt hơn. Chính vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội và khơi dậy những tiềm năng nhằm từng bước cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh, sớm hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước và thế giới cần phải có chính sách phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Ngày 17/3/2011, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số: 749/QĐ-UBND về việc công bố lĩnh vực và nhu cầu thu hút, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao khối hành chính Nhà nước, sự nghiệp công lập ở tỉnh Nghệ An năm 2011. Trong đó: kế hoạch thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là 368 người; kế hoạch, đào tạo nâng cao nguồn nhân lực tại chỗ là 276 người; ngoài ra còn có kế hoạch hợp đồng thu hút trí tuệ các nhà khoa học trong và ngoài nước về phục vụ cho tỉnh nhà có thời gian từ 3- 5 năm. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Nghệ An, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2020” cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài. Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2020” nhằm hướng đến các mục tiêu: - Phân tích và đánh giá những khó khăn, thuận lợi và vai trò của nguồn nhân lực đối với sự hình thành và phát triển cho khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An; 4 - Phân tích những bài học kinh nghiệm trong chính sách đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An; - Tìm hiểu thực trạng, đề xuất một số chính sách thu hút và đào tạo nguồn nhân lực cho cho khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2011 - 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng về nguồn nhân lực và việc sử dụng nguồn nhân lực cho khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An. Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp nội suy, thu thập số liệu, những thông tin thực tế đã và đang diễn ra tại Nghệ An để được áp dụng để thực hiện Luận văn. Mặt khác, trên cơ sở những kiến thức đã học, những kinh nghiệm trong quá trình công tác của bản thân để đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. 5. Những kết quả mong đợi từ đề tài. - Việc nghiên cứu để xây dựng đề tài “Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2020” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các cấp chính quyền của tỉnh có những thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An; những kết quả mong đợi từ đề tài: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực cho khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An nói riêng. - Phân tích và làm sáng tỏ hiện trạng việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp của tỉnh; từ đó, rút ra nguyên nhân và bài 5 học kinh nghiệm cho việc hoạch định chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An. - Vạch ra chiến lược phát triển, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho khu kinh tế Đông Nam của tỉnh đến năm 2020, xây dựng chiến lược đào tạo và giải pháp cơ bản để đạt được mục tiêu tạo nguồn nhân lực cho khu kinh tế của tỉnh. 6. Kết cấu của Luận văn: Luận văn gồm có các phần sau đây: Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 2. Phát triển nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 3. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới Kết luận Chương 1 Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM NGHỆ AN 1 Giới thiệu khái quát về Khu kinh tế Đông Nam 2. Điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội 3. Thực trạng về nguồn nhân lực trong Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An Kết luận Chương 2 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020. 1. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh đến năm 2020. 2. Định hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. 1.1. Những khái niệm cơ bản: Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cốt lõi của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, đối với các nước đang phát triển giải quyết vấn đề này đang là yêu cầu được đặt ra hết sức bức xúc, nó vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Nguồn nhân lực là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển con người. Nguồn nhân lực: Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc thì nguồn nhân lực bao gồm những người đang làm việc và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”, đó là “người lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học hiện đại”. Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong công tác kế hoạch hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi). [...]... số phát triển con người HDI (HumanDevlopment Index - được Mahbub ul Haq phát triển vào năm 1990) tương đối cao, chẳng hạn như Việt Nam, nhưng lại được xếp vào những nước đang phát triển hay chậm phát triển 1.2 Nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực: Xuất phát từ quan niệm về nguồn lực và phát triển nguồn nhân lực ở trên, nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực bao gồm: - Phát triển nguồn. .. góp phần tô điểm thêm bức tranh muồn màu của nhân loại Do vậy, phát triển nguồn nhân lực phải được tiến hành trên cả 3 mặt: Phát triển nhân cách, phát triển sinh thể, đồng thời tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho nguồn lực phát triển Kế thừa và phát huy những quan điểm trên, dưới góc độ nghiên cứu tổng thể, phát triển nguồn nhân lực có thể hiểu là phát triển nguồn lực con người dưới dạng tiềm... quan trọng để phát triển nguồn nhân lực Trong quá trình phân tích và đánh giá Luận văn đã nêu rõ sự khác biệt giữa phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người 11 Phát triển nguồn nhân lực nhìn nhận con người dưới góc độ là một yếu tố của sản xuất, một nguồn lực của xã hội, mục đích là gia tăng sự đóng góp có hiệu quả của nó cho quá trình tái sản xuất để phát triển kinh tế - xã hội; còn phát triển. .. chức, lên kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với quy mô của tổ chức Nguồn nhân lực là nguồn tài sản - tài sản nhân lực; do vậy, phát triển nguồn nhân lực sẽ không được coi là toàn diện nếu không quan tâm đến vai trò của nguồn tài sản này Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, theo chúng tôi được đánh giá bằng mức độ toàn dụng nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng và thời gian được sử dụng;... điều kiện kinh tế, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế chậm được cải thiện, dẫn đến dự thừa lao động Hệ quả là gia tăng thất nghiệp và gây áp lực cho việc giải quyết việc làm 1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng: Hiện nay, có hai quan điểm phổ biến xem xét chất lượng nguồn nhân lực: Theo quan điểm thứ nhất, chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện ở các mặt trí lực, thể lực và nhân cách,... gia lần thứ nhất về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005 Tiếp đó, Chiến lược quốc gia lần thứ hai về phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2006-2010 được xây dựng và thực hiện hiệu quả Tại Trung Quốc, Chính phủ đang hết sức quan tâm đến việc đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có trong nước, nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực này khi chuyển dần sang kinh tế tri thức Năm 2003, Trung Quốc... nói nguồn lực con người có vai trò quyết định, thì điều đó hoàn toàn không có nghĩa là tách nguồn lực con người một cách biệt lập với nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác Trái lại, cần phải đặt nguồn lực con người trong mối quan hệ với các nguồn lực hiện có Trong quan hệ với nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác, nguồn lực con người thể hiện với tư cách là chủ thể của sự khai thác, sử dụng Nguồn. .. Nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác tự chúng không thể tham gia vào các quá trình kinh tế - xã hội; do đó, cũng không thể trở thành động lực của 14 sự phát triển kinh tế - xã hội Vai trò động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội luôn thuộc về con người Chính con người với sức lực và trí tuệ của mình mới là nhân tố quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực. .. Phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng; - Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng 1.2.1 Phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng: Nguồn nhân lực của một quốc gia, vùng lãnh thổ, về mặt số lượng thể hiện ở quy mô dân số, cơ cấu về giới và độ tuổi Theo đó, nguồn nhân lực được gọi là đông về số lượng khi quy mô dân số lớn, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao Dưới góc độ phát triển, chúng ta... đầu tư, phát triển của các nước trên thế giới, Việt Nam đã nhận thức ngày càng đầy đủ hơn vai trò của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội Con người luôn được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội Nguồn lực con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất, “quí báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật . khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2020 cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài. Đề tài Phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2020 nhằm. Đông Nam của tỉnh Nghệ An Kết luận Chương 2 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO KHU KINH TẾ ĐÔNG NAM CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020. 1. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho Khu. 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 2. Phát triển nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 3. Kinh nghiệm ở một số

Ngày đăng: 16/08/2014, 03:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài.

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài.

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

    • 4. Phương pháp nghiên cứu.

    • 6. Kết cấu của Luận văn: Luận văn gồm có các phần sau đây:

    • CHƯƠNG 1

    • NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

    • 1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.

    • 1.1. Những khái niệm cơ bản:

    • 1.2. Nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực:

    • 1.2.1 Phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng:

    • 1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng:

    • 1.2.3. Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

    • 1.2.4. Các chức năng của quản trị nguồn nhân lực.

    • 1.3. Tuyển chọn nguồn nhân lực:

    • 1.3.4. Đào tạo và phát triển nhân lực:

    • 1.3.5. Trả tiền công cho lao động:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan