Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực tại huyện thủy nguyên thành phố hải phòng

74 1.3K 14
Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực tại huyện thủy nguyên thành phố hải phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6 i. Tính cấp thiết của đề tài 6 ii. Mục tiêu nghiên cứu 7 iii. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 7 iv. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9 1.1. Tình hình phát triển nghề lưới chụp mực trong nước và trên thế giới 9 1.1.1. Tình hình phát triển nghề lưới chụp mực trên thế giới 9 1.1.2. Tình hình phát triển nghề lưới chụp mực trong nước 9 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hiệu quả kinh tế trong khai thác thủy sản 11 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 11 1.2.2. Nghiên cứu trong nước 14 1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng. 15 1.3.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng 15 1.3.1.1. Hiện trạng tàu thuyền khai thác thủy sản thành phố Hải Phòng 16 1.3.1.2. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác thuỷ sản 18 1.3.2. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng 20 1.4. Ngư trường và nguồn lợi nghề lưới chụp mực 22 1.4.1. Ngư trường 22 1.4.1.1. Vị trí địa lý 22 1.4.1.2. Địa hình chất đáy 22 1.4.1.3. Khí tượng hải dương 22 1.4.2. Nguồn lợi 24 1.4.2.1. Giới thiệu chung. 24 2 1.4.2.2. Nguồn lợi nghề lưới chụp mực. 25 1.4.2.3. Đối tượng khai thác chính của nghề lưới chụp mực. 25 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 30 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 30 2.2.1.1. Phương pháp tài liệu 30 2.2.1.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 30 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 31 2.2.3. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh tế 33 2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu. 34 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36 3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGHỀ LƯỚI CHỤP MỰC TẠI HUYỆN THỦY NGUYÊN – HẢI PHÒNG 36 3.1.1. Tàu thuyền và trang thiết bị phục vụ khai thác 36 3.1.1.1. Giới thiệu chung 36 3.1.1.2. Tàu thuyền và trang thiết bị nghề lưới chụp mực 38 3.1.2. Ngư cụ nghề lưới chụp mực 44 3.1.3. Tổ chức sản xuất và kỹ thuật khai thác 45 3.1.3.1. Tổ chức sản xuất 45 3.1.3.2. Kỹ thuật khai thác 46 3.1.4. Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. 49 3.1.4.1. Sản lượng và chất lượng sản phẩm 49 3.1.4.2. Bảo quản sản phẩm 49 3.1.4.3. Tiêu thụ sản phẩm 50 3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGHỀ LƯỚI CHỤP MỰC 51 3 3.2.1. Tổng vốn đầu tư 51 3.2.2. Chi phí cố định 52 3.2.3. Chi phí biến đổi trung bình 54 3.2.4. Doanh thu và lợi nhuận 56 3.2.5. Các chỉ số kinh tế 58 3.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN DOANH THU CỦA ĐỘI TÀU 59 3.3.1. Kiểm định mô hình 61 3.3.1.1. Kiểm định tự tương quan 61 3.3.1.2. Kiểm tra đa cộng tuyến 61 3.3.1.3. Kiểm định phương sai thay đổi 61 3.3.2. Kết quả hồi quy 61 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 64 4.1. Kết luận 64 4.2. Khuyến nghị 65 4.2.1. Khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của một số nhân tố tới hiệu quả kinh tế. 65 4.2.2. Một số khuyến nghị khác 67 4.3. Hạn chế của đề tài. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC 72 4 DANH MỤC CÁC BẢNG o0o Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1.1 Diễn biến số lượng tàu thuyền khai thác của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2009 16 1.2 Phân loại theo số tàu đánh bắt xa bờ của thành phố Hải Phòng năm 2009 17 1.3 Cơ cấu nghề nghiệp khai thác của Hải Phòng năm 2009 19 1.4 Năng suất bình quân trong khai thác thuỷ sản của thành phố (2006-2009) 20 1.5 Trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi, cá đáy vịnh Bắc Bộ 24 2.1 Số lượng tàu chụp mực được lấy mẫu tại Thủy Nguyên 31 3.1 Thống kê số lượng tàu thuyền huyện Thủy Nguyên năm 2009 36 3.2 Thống kê số lượng tàu thuyền theo nhóm nghề huyện Thủy Nguyên năm 2009 37 3.3 Diễn biến số lượng tàu thuyền làm nghề lưới chụp mực (2006- 2009) 38 3.4. Cơ cấu đầu tư bình quân của nghề lưới chụp mực 51 3.5 Chi phí cố định bình quân của đội tàu khảo sát 52 3.6 Chi phí biến đổi trung bình 1 năm của đội tàu khảo sát 54 3.7 Doanh thu và lãi ròng của đội tàu lưới chụp mực năm 2010 56 3.8 Một số chỉ số kinh tế nghề lưới chụp mực của huyện Thủy Nguyên năm 2010 58 3.9 Mô tả dữ liệu nghiên cứu 60 5 DANH MỤC CÁC HÌNH o0o Số hiệu hình Tên hình Trang 1.1 Mực ống (Loligo chinensis) 26 1.2 Mực Nang vân hổ (Sepiella pharaosis) 26 1.3 Mực Nang vàng (Sepiella esculenta) 27 1.4 Mực lá (Sepioteuthis lessoniana Lesson) 27 1.5 Cá Hố (Trichiurus lepturus) 28 1.6 Cá Nục Sò (Decapterus maruadsi) 28 1.7 Cá Nục thuôn (Decapterus macrosoma) 28 1.8 Cá Trích (sardinella) 29 3.1 Biểu đồ theo dải công suất huyện Thủy Nguyên năm 2009 37 3.2 Hình vẽ tổng thể tàu chụp mực 39 3.3 Bố trí phía mũi 39 3.4 Bố trí phía lái tàu 40 3.5 Hình tổng thể máy tời 40 3.6 Bố trí hệ thống cẩu 41 3.7 Hình tổng thể máy định vị 42 3.8 Cách bố trí nguồn sáng trên tàu chụp mực 43 3.9 Hình vẽ tổng thể lưới chụp mực 44 3.10 Thu hệ thống giềng chì lên tàu 48 3.11 Thu lưới lên tàu 48 3.12 Xếp lưới chuẩn bị mẻ sau 48 3.13 Phân loại cá 50 3.14 Đưa cá xuống hầm bảo quản 50 3.15 Mối quan hệ của các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế trong khai thác hải sản 59 6 MỞ ĐẦU i. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta với bờ biển trải dài trên 3200 km thì kinh tế thủy sản luôn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như giữ vững an ninh vùng biển của tổ quốc. Với chủ trương đánh bắt xa bờ của Nhà nước, Hải Phòng là địa phương có số lượng tàu thuyền không ngừng tăng cao cả về số lượng cũng như trang thiết bị phục vụ khai thác. Nghề khai thác thuỷ sản ở Hải Phòng hoạt động mạnh và phát triển ở 3 nhóm nghành nghề chính đó là nhóm nghề lưới rê, lưới chụp mực, lưới kéo và tập trung trọng điểm trên các địa bàn huyện Thuỷ Nguyên, huyện đảo Cát Hải và quận Đồ Sơn [11]. Trong đó nghề lưới chụp mực chiếm một số lượng lớn, hàng năm đóng góp một sản lượng cao trong tổng sản phẩm chế biến và xuất khẩu thủy sản của thành phố. Đối tượng khai thác chính của nghề lưới chụp mực là những loài cá nổi như mực, cá hố, cá nục, cá trích….đây là những loài cá có giá trị kinh tế cao nên nghề chụp mực phát triển rất nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đây là nghề có lượng vốn đầu tư cao và chi phí cho một chuyến biển rất lớn, lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố ngư trường, chu kì trăng, con nước, yếu tố thời tiết… nên nó có tính rủi ro cao và doanh thu, lợi nhuận không ổn định. Trước tình hình nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm một cách nghiêm trọng, sự phát triển một cách tự phát không theo quy hoạch của các nhóm nghề, số lượng tàu lại quá nhiều nên hiệu quả khai thác được ngày một thấp, lợi nhuận thu được của mỗi tàu ngày một giảm. Để có thể ra khơi bám biển, đảm bảo chi phí phục vụ cho chuyến biển, các tàu đã tăng cường độ khai thác như: tăng số mẻ lưới trong một ngày đêm, tăng số ngày hoạt động,… để có thể thu được nhiều sản phẩm. Khai thác vừa đạt hiệu quả cao vừa bảo vệ được nguồn lợi thủy sản luôn là vấn đề được đặt ra cho các nhà nghiên cứu. Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là cần có biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả khai thác của nghề, cân đối với khả năng hiện có của nguồn lợi để nghề khai thác thủy sản nói chung và nghề lưới chụp mực nơi đây nói riêng phát triển một cách hiệu quả. Trên thực 7 tế nghề chụp mực của Hải Phòng luôn có những biến động do chịu sự tác động của nguồn lợi thủy sản, nhu cầu về thực phẩm của thị trường trong và ngoài nước, tập quán khai thác thủy sản của cộng đồng ngư dân Trong quá trình nghiên cứu đã có một số tư liệu nói về nghề lưới chụp mực, nhưng mới chỉ đi nghiên cứu về công nghệ, đánh giá hiệu quả chung cho nghề cá, chưa đi sâu đánh giá hiệu quả kinh tế vào từng đội tàu và từng địa phương cụ thể. Việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo nghề phải dựa trên sự phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của từng loại nghề, của từng đội tàu để có cách nhìn tổng thể về tình hình khai thác thủy sản. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực là thực sự cần thiết, làm cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý nghề cá địa phương hoạch định chính sách, cơ cấu lại nghề nghiệp hợp lý và khai thác đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tình hình khai thác thủy sản tại địa phương, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa khai thác thủy sản – Trường Đại học Nha Trang, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo: TS. Hoàng Hoa Hồng, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực tại huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng”. ii. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực tại huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng. - Đánh giá một số yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của nghề, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực tại Thủy Nguyên - Hải Phòng. iii. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài - Cung cấp những thông tin, số liệu cụ thể về hoạt động khai thác của nghề lưới chụp mực tại huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng phục vụ công tác quản lý, quy hoạch, điều chỉnh cơ cấu đội tàu. 8 - Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề thông qua các chỉ số về xác định hiệu quả kinh tế của đội tàu nghiên cứu iv. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: - Thời gian thực hiện: năm 2010 - Địa điểm thực hiện: huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng 9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình phát triển nghề lưới chụp mực trong nước và trên thế giới 1.1.1. Tình hình phát triển nghề lưới chụp mực trên thế giới Lưới chụp mực là ngư cụ sử dụng nguồn sáng để khai thác cá, có từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Sự hình thành nghề lưới chụp mực được bắt nguồn từ nhu cầu sử dụng nguồn sáng để khai thác các đàn cá bị thu hút bởi ánh sáng ở những vùng nước khác nhau, mà các loại ngư cụ khác không thực hiện được hoặc thực hiện với hiệu quả thấp. Lưới chụp mực gồm nhiều tấm ghép lại với nhau, có cấu tạo đơn giản và thon dần từ miệng đến đụt lưới. Trong thời gian đầu, các loại đèn hơi, đèn măng xông và các đèn điện sợi đốt được sử dụng để khai thác cá. Năm 1955, các thí nghiệm dùng đèn huỳnh quang để lôi cuốn cá được thực hiện, kết quả thí nghiệm khá tốt nhưng chưa đưa vào sử dụng phổ biến do tính phức tạp của nó. Đến năm 1962, đèn huỳnh quang được đưa vào sử dụng phổ biến do tính hiệu quả của nó cao hơn nhiều so với các loại đèn khác [25]. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã có tác động lớn đến nghề lưới chụp mực. Các quốc gia có nghề chụp mực phát triển nhất là Trung Quốc, Thái lan, Nauy, Nhật Bản…ở các quốc gia này nghề lưới chụp mực đã phát triển tới trình độ cao. Tàu thuyền, trang thiết bị khai thác, máy móc, ngư cụ đều được trang bị những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Các tàu lưới chụp mực hoạt động ở những vùng biển xa bờ thuộc Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và ở bờ biển Địa Trung Hải. Đội tàu lưới chụp mực có thể hoạt động dài ngày trên biển và đem lại hiệu quả khai thác cao. 1.1.2. Tình hình phát triển nghề lưới chụp mực trong nước Lưới chụp mực được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu của thập kỉ 90. Đây là một nghề khai thác đạt hiệu quả kinh tế cao đóng góp một sản lượng lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Ở nước ta hiện nay có khoảng trên 2000 tàu thuyền làm nghề lưới chụp mực. Đối tượng khai thác chính là mực và 10 các loài cá nổi, ngư trường khai thác chủ yếu là Vịnh Bắc Bộ. Tàu sử dụng các bóng đèn cao áp lôi cuốn mực đến gần tàu, sau đó tắt dần hết các bóng, chỉ sử dụng đèn gom mực (đèn tà) để lôi cuốn mực lên mặt nước và tập trung ở vùng dưới thân tàu (trung tâm của chu vi miệng lưới) và tiến hành tháo các liên kết góc lưới, lưới tự động rơi xuống bao phủ không gian nước chứa đàn mực. Khi thu lưới, miệng lưới thắt lại nhờ hệ thống vòng khuyên và mực được dồn vào đụt lưới. Khi mới được du nhập, lưới chụp mực có các thông số kỹ thuật đơn giản: số lượng chì trang bị ít, vòng khuyên nhỏ, chu vi miệng lưới nhỏ chỉ khoảng 30m, số lượng bóng đèn được trang bị ít chỉ khoảng 5 - 10 bóng, tàu thuyền có công suất nhỏ 15 – 30 cv, ngư dân chỉ khai thác ở ven biển và ven các vách núi do vậy hiệu quả khai thác chưa cao. Cùng với thời gian, lưới chụp mực có nhiều cải tiến và đánh bắt hiệu quả hơn. Năm 1997 lưới chụp mực sử dụng 3 tăng gông và dùng neo đáy để neo tàu, đến năm 1998 đã cải tiến thành 4 tăng gông. Số lượng chì, vòng khuyên trang bị cho vàng lưới lên tới 600kg, chu vi miệng lưới lên tới 150m, số lượng đèn chiếu sáng để dụ mực lên tới hơn 100 bóng [7]. Nhìn chung, nghề lưới chụp mực của nước ta hiện nay ở tình trạng chưa phát triển, vẫn là nghề cá nhân dân, khai thác nhỏ lẻ, manh mún, các máy móc thiết bị phục vụ cho thăm dò, đánh bắt còn hạn chế. Cùng với ngành công nghiệp thủy sản nói chung và nghề lưới chụp mực nói riêng đã được nhà nước chú ý đầu tư phát triển và có chuyển biến tích cực. Để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh và phát triển nghề lưới chụp mực ra các ngư trường khác trong toàn quốc, đẩy mạnh khai thác thuỷ sản xa bờ, giảm áp lực khai thác ven bờ. Nghề chụp mực đã không ngừng được cải tiến và hiện nay nó là nghề chính và là cơ sở khoa học để các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện công tác quản lý hoạt động sản xuất, đảm bảo khai thác bền vững nguồn lợi thuỷ sản của nước ta. [...]... chức sản xuất, bảo quản sản phẩm…, đánh giá thực trạng nghề lưới chụp mực tại Thủy Nguyên – Hải Phòng 2.1.2 Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực tại Thủy Nguyên – Hải Phòng 2.1.3 Phân tích, đánh giá một số yếu tố tác động tới hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực Kết luận, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực tại Thủy Nguyên – Hải Phòng 2.2 PHƯƠNG... thác trung bình Vì vậy, đề tài bỏ qua sự biến động về giá, coi như giá cá trong một năm là cố định, từ đó sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá 1.3 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng 1.3.1 Vài nét về tình hình kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng Hải Phòng là một thành phố ven biển, nằm phía đông miền duyên hải Bắc Bộ Cách thủ đô Hà Nội 102km, có tổng diện tích... tàu thuyền khai thác hải sản chiếm tới 36,87% số tàu thuyền của toàn thành phố Phát triển mạnh ở các nghề lưới rê, lưới kéo, chụp mực Trong đó nghề lưới chụp mực có 354 tàu chiếm 24,1% tổng số tàu thuyền của toàn huyện và tập trung chủ yếu trên địa bàn xã Lập Lễ và Phả Lễ Số lượng tàu ở đây hoạt động tương đối hiệu quả và là nghề khai thác chính của địa phương Đem lại hiệu quả kinh tế cao giải quyết công... (%) 18,58 19,83 20,8 19,8 (Nguồn UBND huyện Thủy Nguyên và tính toán của tác giả [16]) 2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Ở đây tác giả chủ yếu tập trung xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế dựa trên sự so sánh giữa mức độ biến động của doanh thu và mức biến động 32 của chi phí Đối với nghề chụp mực tại địa phương khảo sát, số chuyến biển đánh bắt trong năm là tương đối ổn định... thuyền đánh cá của Hải Phòng thường kiêm nghề, chỉ có các nghề như nghề lưới rê thu, nghề lưới rê 3 lớp khai thác mực, lưới chụp mực, là những nghề khai thác xa bờ nên ít kiêm nghề hơn Các loại nghề như nghề lưới kéo cá, lưới kéo tôm, lưới rê thường, lồng bẫy,… thường hoạt động kiêm nghề, trên tàu đôi khi có tới 2-3 loại nghề, hết thời vụ nghề này sẽ chuyển sang nghề khác để đảm bảo khai thác quanh năm... thác để phát triển một cách hiệu quả và bền vững nghề khai thác thủy sản 1.3.2 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng Thuỷ Nguyên là một huyện lớn nằm bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử Phía Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Nam giáp huyện An Dương và nội thành Hải Phòng; phía Đông Nam là cửa biển Nam Triệu Địa hình Thuỷ Nguyên khá đa dạng, dốc từ phía Tây Bắc xuống Đông... kinh tế vận tải biển Kinh tế thuỷ sản là một trong những thế mạnh của ngành kinh tế vận tải biển thành phố Hải Phòng [13] Trong những năm qua, hoạt động khai thác thủy sản của thành phố đạt được sự tăng trưởng khá, năng lực phương tiện khai thác đã chuyển dịch theo hướng trang bị tàu thuyền công suất lớn, cơ cấu nghề nghiệp đánh bắt đã chuyển đổi sang các nghề khai thác khơi và đẩy mạnh khai thác hải. .. quan của các biến trong mô hình: Thực hiện kiểm định giá trị d của Durbin-Watson trên phần mềm SPSS Mô hình hồi qui không xảy ra hiện tượng tự tương quan khi 1 < d < 3 [11] 36 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGHỀ LƯỚI CHỤP MỰC TẠI HUYỆN THỦY NGUYÊN – HẢI PHÒNG 3.1.1 Tàu thuyền và trang thiết bị phục vụ khai thác 3.1.1.1 Giới thiệu chung Thủy Nguyên được coi là địa phương có nghề khai... làm nghề lưới chụp mực của UBND huyện Thủy Nguyên, tôi tiến hành điều tra và phân tích ở 03 nhóm công suất nêu trên Ở đây tôi lựa chọn kích thước mẫu là 70 mẫu để điều tra, tương ứng với 19,8% tổng số tàu làm nghề lưới chụp mực Cụ thể số lượng mẫu ứng với từng loại công suất như sau: Bảng 2.1: Số lượng tàu chụp mực được lấy mẫu tại Thủy Nguyên Nhóm công suất (cv) < 90 90 – 149 ≥ 150 Tổng Số tàu thực tế. .. các thành phần kinh tế phát triển khai thác, dịch vụ thương mại thủy sản, nhà nước đã đầu tư xây dựng, nâng cấp khu neo đậu và dịch vụ hậu cần nghề cá như: Bến cá Ngọc Hải (Đồ Sơn), cảng cá Hạ Long, bến cá Mắt Rồng (Thuỷ Nguyên) , đưa Hải Phòng trở thành địa phương có nhiều cơ sở hậu cần nghề cá lớn nhất khu vực 1.3.1.1 Hiện trạng tàu thuyền khai thác thủy sản thành phố Hải Phòng Theo thống kê của Sở . tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực tại huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng . ii. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực tại huyện Thủy Nguyên. thành phố Hải Phòng. - Đánh giá một số yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của nghề, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực tại Thủy Nguyên. 8 - Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề thông qua các chỉ số về xác định hiệu quả kinh tế của đội tàu nghiên

Ngày đăng: 16/08/2014, 00:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan