Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội nghề nuôi cá bống bớp (bostrichthys sinensislacepède, 1801) thương phẩm tại tỉnh nam định

108 672 2
Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế   xã hội  nghề nuôi cá bống bớp  (bostrichthys sinensislacepède, 1801)  thương phẩm tại tỉnh  nam định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN CHÂU LONG ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI NGHỀ NUÔI CÁ BỐNG BỚP (Bostrichthys sinensis Lacepède, 1801) THƯƠNG PHẨM TẠI TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Nha Trang - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Nguyễn Châu Long ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI NGHỀ NUÔI CÁ BỐNG BỚP (Bostrichthys sinensis Lacepède, 1801) THƯƠNG PHẨM TẠI TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Nuôi trồng thuỷ sản Mã số: 60 62 70 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM XUÂN THỦY Nha Trang - 2011 i MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG I 4 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. Đặc điểm sinh học cá bống bớp (B.sinensis) 4 1.1.1. Hình thái và phân loại 4 1.1.1.1. Phân loại 4 1.1.1.2. Hình thái và đặc điểm nhận dạng 4 1.1.2. Phân bố 5 1.1.2.1. Phân bố theo địa lý 5 1.1.2.2. Phân bố theo vùng sinh thái 6 1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng 7 1.1.4. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển 8 1.1.5. Đặc điểm sinh sản 14 1.1.5.1. Sự phân biệt đực cái và chuyển đổi giới tính 14 1.1.5.2. Tuổi và kích thước thành thục sinh dục 16 1.1.5.3. Mùa vụ di cư và tập tính sinh sản 16 1.1.5.4. Sức sinh sản 17 1.1.5.5. Phát triển phôi 17 1.1.5.6. Cá bột 20 1.1.6. Khả năng thích ứng với một số yếu tố môi trường 20 1.2. Những nghiên cứu về cá bống bớp ở Việt nam 21 1.3. Tình hình nuôi cá bống bớp tại Việt Nam 23 1.3.1. Các hình thức nuôi cá bống bớp tại Việt Nam 24 1.3.2. Một số bệnh thường gặp trên cá bống bớp 24 1.4. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển thủy sản tại tỉnh Nam Định 25 1.4.1 Điều kiện tự nhiên 25 1.4.2. Sự phát triển ngành thủy sản tại tỉnh Nam Định 26 1.4.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội về nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định 28 ii CHƯƠNG 2 29 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 29 2.2. Phương pháp luận 29 2.3. Thu thập số liệu 29 2.3.1. Số liệu thứ cấp 29 2.3.2. Số liệu điều tra 29 2.4. Xử lý và phân tích số liệu 30 2.4.1. Xử lý số liệu 30 2.4.2. Phân tích số liệu 31 2.5. Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất 31 2.6. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế 32 CHƯƠNG 3 34 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội của các hộ nuôi cá bống bớp tại Nam Định 34 3.1.1. Những thông tin về chủ hộ nuôi cá bống bớp 34 3.1.1.1. Tuổi của chủ hộ 34 3.1.1.2. Giới tính của chủ hộ nuôi cá bống bớp 34 3.1.1.3. Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi cá 35 3.1.1.4. Trình độ chuyên môn của chủ hộ 35 3.1.1.5. Số lượng chủ hộ có sử dụng điện thoại di động 36 3.1.2. Thông tin về chủ hộ nuôi cá bống bớp 36 3.1.2.1. Số nhân khẩu và lao động của chủ hộ nuôi 36 3.1.2.2. Đất đai của chủ hộ nuôi cá bống bớp 36 3.2. Hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi cá bống bớp thương phẩm tại Nam Định .37 3.2.1. Đặc điểm ao nuôi 37 3.2.1.1. Diện tích 37 3.2.1.2. Độ sâu ao nuôi cá 37 3.2.1.3. Hệ thống cấp thoát nước 37 3.2.1.4. Chất đáy ao nuôi cá 37 iii 3.2.1.5. Kỹ thuật cải tạo ao nuôi 38 3.2.2. Con giống 41 3.2.3. Thời vụ nuôi cá 41 3.2.4. Thức ăn và phương pháp cho ăn 41 3.2.5. Trang thiết bị dùng cho ao nuôi cá bống Bớp thương phẩm 42 3.2.6. Quản lý chăm sóc 43 3.2.7. Các loại bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị 44 3.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế xã hội 47 3.3.1. Kết quả và hiệu quả của các mô hình nuôi cá bống bớp thương phẩm tại Nam Định 47 3.3.2. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu kết quả sản xuất 49 3.3.3. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của 1 ha ao nuôi cá bống bớp thương phẩm 50 3.3.4. Hiệu quả về mặt xã hội 52 3.4. Kiến nghị và phương hướng phát triển của các chủ hộ nuôi cá bống bớp thương phẩm 53 3.4.1. Các nguồn vốn hộ nuôi cá có thể tiếp cận 53 3.4.2. Các khó khăn cơ bản trong quá trình nuôi cá 54 3.4.3. Hướng phát triển của chủ hộ nuôi cá bống bớp 55 3.4.4. Kiến nghị của hộ nuôi cá bống bớp thương phẩm 55 CHƯƠNG 4 56 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 56 4.1. Kết Luận 56 4.2. Đề xuất ý kiến 57 TẠI LIỆU THAM KHẢO 58 PHỤ LỤC 1 LỜI CẢM ƠN Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phạm Xuân Thủy – Viện trưởng viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nha Trang, là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lại Văn Hùng, PGS.TS Nguyễn Đình Mão, PGS.TS Đỗ Thị Hòa, TS Ngô Anh Tuấn, trường Đại học Nha Trang, đã giúp đỡ tôi trong việc xây dựng và hoàn thiện đề cương nghiên cứu. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi nhận được sự đồng tình và giúp đỡ rất nhiều từ gia đình, bố mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, các ban ngành: khoa Nuôi trồng thủy sản trường Đại học Nha Trang, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định, Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh Nam Định, Chi cục bảo vệ và phát triển nguồn lợi tỉnh Nam Định, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy, Hải Hậu – tỉnh Nam Định đã giúp cho sự thành công của đề tài này. Xin trân trọng cảm ơn ! Nha trang ngày 5 tháng 3 năm 2011 Tác giả Nguyễn Châu Long 2 LỜI MỞ ĐẦU Cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacepède, 1801) là một trong những loài cá kinh tế có giá trị cao ở vùng nước lợ, nhờ thịt thơm ngon, bổ dưỡng, giá cả hấp dẫn, đồng thời cá có khả năng sống rất lâu khi ra khỏi môi trường nước nên được thị trường nội địa và rất nhiều thị trường khác ưa chuộng như: Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc Do việc chặt phá rừng ngập mặn ngày càng gia tăng để đắp đầm nuôi tôm, lạm dụng thuốc và hoá chất độc hại trong các khu vực nuôi trồng thuỷ sản cùng với việc khai thác triệt để con giống đã làm cho nguồn lợi tự nhiên của cá bống bớp ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Cá bống bớp là đối tượng dễ nuôi, có sức chịu đựng cao với sự thay đổi môi trường, cá sống được ở độ mặn từ 2 – 32‰ và có thể nuôi được ở tất cả các vùng nước lợ ven biển. Cá bống bớp là loài dễ tiêu thụ cả ở thị trường trong và ngoài nước, giá cả khá ổn định (trên 170.000đ/kg) do đó mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người nuôi. Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nghề nuôi tôm, cua biển và nhiều đối tượng khác đang gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh, nghề nuôi cá bớp cần phát triển để bù đắp phần diện tích nuôi tôm đang nhiễm bệnh. Phát triển nuôi cá bống bớp cần có nguồn giống đảm bảo số lượng, chất lượng, kích cỡ và chủ động về thời gian. Hiện nay, nghề nuôi cá bống Bớp tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình nhưng tỉnh Nam Định là nơi có diện tích nuôi và sản lượng cao nhất. Những năm gần đây, sản lượng nuôi cá bống bớp của Nam Định tăng trưởng rất nhanh: năm 2009 diện tích nuôi là 163 ha, sản lượng đạt 715 tấn, bằng 100,2% so với năm 2008 [35]). Hiện nay nhiều vùng ven biển trong cả nước người ta quan tâm và mong muốn được nuôi đói tượng này. Theo ghi nhận của Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư tỉnh Nam Định thì riêng trong năm 2008 có 5 đoàn khách từ Trung tâm khuyên nông – khuyến ngư Quốc gia, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa đến Nam Định để thăm quan và học hỏi kinh nghiệm nuôi loài cá bớp một trong những loài cá có giá trị kinh tế cao này. Vì vậy 3 cần có những nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ hiện trạng kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá bống bớp thương phẩm tại Nam Định. Được sự đồng ý của khoa Nuôi trồng Thủy sản - trường Đại học Nha Trang, tôi thực hiện đề tài: “Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội nghề nuôi cá bống Bớp (Bostrichthys sinensis Lacepède, 1801) thương phẩm tại tỉnh Nam Định”. ĐỀ TÀI GỒM CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU SAU: 1. Điều tra và đánh giá hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi cá bống bớp a. Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi cá bống bớp thương phẩm b. Hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi cá bống bớp c. Hiệu quả xã hội của các hộ nuôi cá bống bớp 2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá bống Bớp thương phẩm Thực hiện đề tài này, với mục đích nghiên cứu các thông số kỹ thuật chủ yếu của ao nuôi cá bống bớp thương phẩm ở tỉnh Nam Định, các giải pháp kỹ thuật nuôi và đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi. Những kết quả thu được của đề tài mong rằng sẽ giúp ích cho việc quy hoạch và phát triển nghề nuôi cá bống Bớp thương phẩm đúng hướng, đồng thời tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản trị kinh tế cho người nuôi. Đây là một trong những đề tài đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về các vấn đề kỹ thuật và các khía cạnh kinh tế của nghề nuôi cá bống bớp thương phẩm. Đề tài còn nhằm mục đích bổ sung, hoàn thiện phương pháp điều tra và xử lý các số liệu trong thống kê kinh tế và đánh giá hiệu quả kinh tế –xã hội cho một vùng nuôi trồng thủy sản. 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BỚP (Bostrichthys sinensis Lecépède, 1801) 1.1.1. Hình thái và phân loại 1.1.1.1. Phân loại - Nghiên cứu về phân loại: Cá bống bớp một số vùng gọi là cá bống bớp tên tiếng Anh: four-eyes sleeper được Lacépède mô tả đầu tiên vào năm 1801 và đặt tên là Bostrichus sinensis. Sau đó Hamilton (1822), Day (1878) cũng đã mô tả và đổi tên là loài thành Bostrichthys sinensis, thuộc bộ Perciformes và bộ phụ Goibioidei. Sau cùng, các tác giả đã thống nhất với tên loài là Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801 cho đến nay. - Vị trí phân loại của cá bống Bớp Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801 Giới Animalia Ngành Chordata Lớp Actinopterygii Bộ Perciformes Họ Eleotridae Chi Bostrichthys Loài Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801 1.1.1.2. Hình thái và đặc điểm nhận dạng Lacépède (1801) mô tả cá bống Bớp có thân tròn, dài, hơi dẹt hai bên. Toàn thân phủ vảy nhỏ, vẩy ở đầu thoái hoá nhiều. Đầu rộng và dẹt, mõm tù, mắt bé. Miệng rộng, dài đến viền sau của mắt, hàm dưới không nhô ra. Xương lá mía, xương khẩu cái có răng, xương nắp mang dưới không có gai. Hai vây bụng cách xa. Toàn thân cá có màu xám, mặt lưng sẫm, mặt bụng nhạt hơn. Phía trên gốc vây đuôi có một chấm đen lớn, rìa ngoài chấm có viền màu trắng nhạt. Công thức vây: D 1 I-6, D 2 I-9, A.I.19, P.17, C.17, V.I.5. 5 Hình 1.1. Hình ảnh cá bống bớp 1.1.2. Phân bố 1.1.2.1. Phân bố theo địa lý - Đặc điểm phân bố: Bảng 1.1. Phân bố cá bống bớp ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, năm 1997-1998 Đặc điểm môi trường Địa điểm pH Độ muối Chất đáy Tần suất bắt gặp 1. Tiên Yên ( Quảng Ninh ) 7,27,8 20  30 Cát sét + 2. Đồ Sơn ( Hải Phòng ) 7,07,5 15  22 Bùn cát +++ 3. Tiền Hải ( Thái Bình ) 7,17,8 10  20 Cát bùn +++ 4. Nghĩa Hưng ( Nam Định ) 7,07,6 10  22 Cát bùn +++ 5. Hoàng Hóa ( Thanh Hoá ) 6,97,8 18  27 Cát bùn ++ 6. Quỳnh Lưu ( Nghệ An ) 7,07,5 20  25 Bùn cát + 7. Hà Tĩnh 7,07,6 16  22 Bùn cát + 8. Đồng Hới ( Quảng Bình ) 7,27,9 20  30 Cát bùn + Ghi chú: +: ít gặp ++: Trung bình +++: Gặp nhiều [...]... quả kinh tế Hiện trạng kỹ thuật và kết quả nuôi cá bống Bớp Hiệu quả xã hội Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế- xã hội của nghề nuôi cá bống Bớp Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 2.3 Thu thập số liệu 2.3.1 Số liệu thứ cấp Số liệu đã được công bố của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Định, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Nghĩa Hưng, Cục thống kê Nam Định và. .. giá được hiệu quả kinh tế của từng giải pháp kỹ thuật, từng mô hình nuôi như: sử dụng loại thức ăn nào, loại trang thiết bị nào tiết kiệm được chi phí sản xuất nhất và mô hình nuôi cá bống Bớp nào đạt hiệu quả kinh tế cao nhất… Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu có thể đề xuất các biện pháp nhằm phát triển nghề nuôi cá bống bớp một cách bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm chuyển đổi kinh. .. chung và tỉnh Nam Định nói riêng cho thấy nghề nuôi cá bống Bớp ở Việt Nam rất có tiềm năng Để định hướng phát triển nghề nuôi cá bống Bớp thương phẩm, ngoài việc nghiên cứu để hoàn thiện các quy trình sản xuất giống nhân tạo, nghiên cứu các vấn đề về dinh dưỡng và bệnh, thì cần tập trung nghiên cứu sâu hơn và có hệ thống hơn về các thông số kỹ thuật chủ yếu đối với ao nuôi cá bống bớp, đồng thời phải đánh. .. Hồng Kông và một số nước khác thuốc Châu Á cho nên cá bống Bớp có thể trở thành đối tượng nuôi có triển vọng 1.3.1 Các hình thức nuôi cá bống bớp tại Việt Nam Hiện nay trong thực tế tồn tại trong dân 2 dạng cơ bản là nuôi gom và nuôi tăng trọng - Nuôi gom: Cá thường được thu gom khi đã có kích thước tương đối lớn và đưa vào nuôi trong các ao nhỏ từ vài mét vuông đến vài chục mét vuông hoặc nuôi nhốt... (phụ lục) Nội dung điều tra đánh giá bao gồm: 30 - Hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi cá bống bớp thương phẩm: Hình thức nuôi, con giống, thức ăn, bệnh, năng suất, sản lượng, chi phí sản xuất… - Điều kiện kinh tế xã hội của vùng nuôi: Tìm hiểu về số lao động, trình độ văn hoá, vốn đầu tư, thu nhập của người dân Số mẫu điều tra được dẫn ra ở bảng 9: Bảng 2.1 Số hộ điều tra trên tổng số hộ nuôi Chỉ tiêu Tổng... 75-91 85-97 UI HCG/kg cá cái; cá 22,6 – 25,3 đực = ½ cá cái 1.3 Tình hình nuôi cá bống bớp tại Việt Nam Việt Nam là nước khí hậu nhiệt đới, có thành phần sinh vật phong phú, việc đa dạng hoá đối tượng nuôi là rất cần thiết Cá bống Bớp đã được xác định là loài cá kinh tế với tỷ lệ thịt nhiều, vị thơm ngon Theo kết quả phân tích của Viện Nghiên cứu hải sản, các chất có trong thịt cá bớp tươi là: Protit... đoạn IV Từ đó có thể kết luận : Cá bớp cái thành thục sinh dục ở tuổi  0+ Do tuổi và kích thước của cá đực và cá cái khi đạt thành thục khác nhau, vấn đề chọn cá để thực hiện việc cho cá bớp đẻ nhân tạo cần lưu ý đến cá đực để tránh chọn nhầm các cá thể còn non 1.1.5.3 Mùa vụ di cư và tập tính sinh sản Khi điều tra và quan sát các vùng phân bố tự nhiên của cá bớp ở các tỉnh ven biển phía Bắc, chúng... gian và phương pháp cho ăn… + Mùa vụ: Số vụ nuôi, thời gian nuôi + Quản lý môi trường ao nuôi: Hình thức thay nước, thời gian định kỳ thay nước, màu nước ao trong quá trình nuôi + Kết quả nuôi và hiệu quả kinh tế: Năng suất, sản lượng, chi phí, doanh thu, lãi suất, lợi nhuận… 31 - Những khó khăn gặp phải của các nông hộ nuôi cá bống bớp thương phẩm (thị trường, vốn, kỹ thuật, chất lượng con giống…) và. .. liệu của điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản, theo tiêu chí những trang trại có quy mô từ 2 ha trở lên, trang trại nuôi thâm canh từ 1,5 ha trở lên và các trang trại có thu nhập trên 60 triệu trở lên, năm 2009 đã có 588 trang trại Nhìn chung, các trang trại hoạt động tốt đạt hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được nhiều việc làm.[35] Từ thực trạng sản xuất giống và nuôi cá bống bớp ở Việt Nam nói... kê Nam Định và các sách báo xuất bản có liên quan Các chỉ tiêu thu thập: - Các chỉ tiêu kinh tế xã hội: Dân số, trình độ văn hoá, lao động… - Chỉ tiêu về nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích đất đai mặt nước nuôi thương phẩm cá bống bớp, hình thức nuôi, năng suất, sản lượng 2.3.2 Số liệu điều tra Thông tin được thu thập qua quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp tất cả các hộ nuôi cá bống Bớp, dựa trên bộ . của nghề nuôi cá bống bớp a. Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi cá bống bớp thương phẩm b. Hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi cá bống bớp c. Hiệu quả xã hội của các hộ nuôi cá bống bớp 2. Kết quả và. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI NGHỀ NUÔI CÁ BỐNG BỚP (Bostrichthys sinensis Lacepède, 1801) THƯƠNG PHẨM TẠI TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Nuôi. kinh tế - xã hội nghề nuôi cá bống Bớp (Bostrichthys sinensis Lacepède, 1801) thương phẩm tại tỉnh Nam Định . ĐỀ TÀI GỒM CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU SAU: 1. Điều tra và đánh giá hiện trạng kỹ thuật

Ngày đăng: 15/08/2014, 22:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan