Nghiên cứu thành phần loài ký sinh trùng trên cá dìa bông (siganus guttatusbloch, 1787) và cá dìa (siganus canaliculatuspark, 1797)

74 1.7K 7
Nghiên cứu thành phần loài ký sinh trùng trên  cá  dìa  bông (siganus  guttatusbloch, 1787) và  cá  dìa (siganus canaliculatuspark, 1797)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin cảm ơn gia đình, bố mẹ những người đã luôn ở bên cạnh và tạo mọi điều kiện để tôi có được ngày hôm nay. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn PGS. TS. Nguyễn Thị Xuân Thu, người đã cho tôi cơ hội được tham gia khóa học này. Đồng thời, tôi xin cảm ơn Ban quản lý Dự án NUFU- Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã tạo mọi điều kiện và cấp kinh phí cho tôi tham gia khóa học. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Phòng Đào tạo Đại học - Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Nuôi trồng Thủy sản, cùng toàn thể quý thầy cô đã hết lòng giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn của tôi là TS. Nguyễn Hữu Dũng, người đã cho tôi ý tưởng và hướng đi tốt nhất trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS. TS. Đỗ Thị Hòa, người luôn quan tâm và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện cũng như việc hoàn thiện luận văn này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Võ Thế Dũng, GS. TS. G. A. Bristow, người luôn tận tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn đồng nghiệp và các bạn học viên lớp CHNTTS 2009, những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng như tham gia nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TLCN : Tỷ lệ cảm nhiễm TTK : Thị trường kính CĐCN : Cường độ cảm nhiễm KST : Ký sinh trùng Ctv : Cộng tác viên L : Chiều dài cơ thể W : Chiều rộng cơ thể iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Kích thước, khối lượng mẫu cá nghiên cứu 21 Bảng 3.2: Thành phần loài KST ký sinh ở cá dìa bông (Siganus guttatus) và cá dìa (Siganus canaliculatus) 22 Bảng 3.3: Kích thước các cơ quan của Tetrancistrum sigani 26 Bảng 3.4: Kích thước các cơ quan của Tetrancistrum oraminii 28 Bảng 3.5: Kích thước các cơ quan của Tetrancistrum fusiforme 30 Bảng 3.6: Kích thước các cơ quan của loài Glyphydohaptor phractophallus 32 Bảng 3.7: Kích thước các cơ quan của Glyphydohaptor sigani 34 Bảng 3.8: Kích thước các cơ quan của Glyphydohaptor plectocirra 36 Bảng 3.9 : Kích thước các cơ quan của loài Polylabris mamaevi 38 Bảng 3.10: Kích thước các cơ quan của Hexangium sigani 41 Bảng 3.11: Kích thước các cơ quan của Gyliauchen ozaki 45 Bảng 3.12: Mức độ nhiễm KST ở cá dìa bông (S. guttatus) và cá dìa (S. canaliculatus) 55 v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cá dìa bông (Siganus guttatus Bloch, 1787) 4 Hình 1.2. Cá dìa (Siganus canaliculatus Park, 1797) 5 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 15 Hình 3.1: Ceratomyxa sp 24 Hình 3.2: Tetrancistrum sigani 25 Hình 3.3: Tetrancistrum oraminii 27 Hình 3.4: Tetrancistrum fusiforme 29 Hình 3.5: Glyphydohaptor phractophallus 31 Hình 3.6: Glyphydohaptor sigani 33 Hình 3.7: Glyphydohaptor plectocirra 35 Hình 3.8: Polylabris mamaevi 37 Hình 3.9: Machidatrema akeh 39 Hình 3.10: Hexangium sigani 40 Hình 3.11: Hysterolecithoides epinepheli 42 Hình 3.12: Aponurus laguncula 43 Hình 3.13: Gyliauchen ozaki 44 Hình 3.14: Rhadinorhynchus sp 46 Hình 3.15: Caligus epidemicus 48 Hình 3.16: Caligus multispinosus 50 Hình 3.17: Gnathia sp 53 Hình 3.18: Tỷ lệ cảm nhiễm (%) các lớp KST 54 Hình 3.19: Tỷ lệ cảm nhiễm (%) với các lớp KST ở cá dìa bông (Siganus guttatus) và cá dìa (Siganus canaliculatus) 56 Hình 3.20: TLCN các lớp KST ở các nhóm cá có kích thước khác nhau 57 Hình 3.21: TLCN (%) các lớp KST ở cá dìa theo tháng nghiên cứu 58 vi MỤC LỤC Nội dung Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Danh mục viết tắt iii Danh mục các bảng iv Danh mục các hình v Mục lục vi MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá dìa 3 1.1.1. Phân bố 3 1.1.2. Sinh thái 3 1.1.3. Phân loại 4 1.1.3.1. Loài cá dìa bông (Siganus guttatus Bloch, 1787) 4 1.1.3.2. Loài cá dìa (Siganus canaliculatus Park, 1797) 5 1.1.4. Tình hình nuôi cá dìa 5 1.2. Tình hình nghiên cứu KST ở cá trên thế giới 6 1.2.1. Nghiên cứu KST ở cá biển 6 1.2.2. Nghiên cứu KST ở cá dìa 7 1.3. Nghiên cứu KST ở cá ở Việt Nam 12 CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 15 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 15 2.3. Phương pháp kiểm tra và phát hiện ký sinh trùng 16 2.3.1. Dụng cụ và hóa chất 16 2.3.2. Thu mẫu và xử lý mẫu cá 16 2.3.3. Thu mẫu KST 16 2.3.4. Cố định, bảo quản, nhuộm và làm tiêu bản 18 2.3.4.1. Động vật đơn bào (Protozoa) 18 2.3.4.2. Sán lá đơn chủ (Monogenea) 18 2.3.4.3. Sán lá song chủ (Trematoda) 19 vii 2.3.4.4. Giun đầu gai (Acanthocephala) 19 2.3.4.5. Giáp xác (Crustacae) 19 2.3.5. Đo kích thước KST 20 2.3.6. Đánh giá mức độ cảm nhiễm KST ở cá 20 2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 20 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU và thẢO LUẬN 21 3.1. Thành phần loài, tỷ lệ và cường độ nhiễm KST ở cá dìa bông (Siganus guttatus) và cá dìa (Siganus canaliculatus) 21 3.1.1. Mẫu cá nghiên cứu 21 3.1.2. Thành phần giống loài KST ký sinh ở 2 loài cá dìa 21 3.1.3. Một số đặc điểm phân loại các loài KST ký sinh ở cá dìa bông (Siganus guttatus) và cá dìa (Siganus canaliculatus) 24 3.1.3.1. Loài Ceratomyxa sp 24 3.1.3.2. Loài Tetrancistrum sigani 25 3.1.3.3. Loài Tetrancistrum oraminii 27 3.1.3.4. Loài Tetrancistrum fusiforme 29 3.1.3.5. Loài Glyphydohaptor phractophallus 31 3.1.3.6. Loài Glyphydohaptor sigani 33 3.1.3.7. Loài Glyphydohaptor plectocirra 35 3.1.3.8. Loài Polylabris mamaevi 37 3.1.3.9. Loài Machidatrema akeh 39 3.1.3.10. Loài Hexangium sigani 40 3.1.3.11. Loài Hysterolecithoides epinepheli 42 3.1.3.12. Loài Aponurus laguncula 43 3.1.3.13. Loài Gyliauchen ozaki 44 3.1.3.14. Loài Rhadinorhynchus sp 46 3.1.3.15. Loài Caligus epidemicus 47 3.1.3.16. Loài Caligus multispinosus 50 3.1.3.17. Loài Gnathia sp 52 3.1.4. Sự phân bố của các loài KST ở cá dìa 54 3.2. Mức độ cảm nhiễm KST ở cá dìa 55 viii 3.2.1. Mức độ nhiễm KST ở cá dìa bông (Siganus guttatus) và cá dìa (Siganus canaliculatus) 55 3.2.2. Sự phân bố các lớp KST theo loài ký chủ 56 3.3. Mức độ nhiễm KST theo kích thước của cá dìa và theo tháng nghiên cứu 57 3.3.1. Sự phân bố của các lớp KST theo các nhóm kích thước của ký chủ 57 3.3.2. Sự phân bố các lớp KST ở cá dìa theo tháng nghiên cứu 58 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 59 4.1. KẾT LUẬN 59 4.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 1 MỞ ĐẦU Những năm gần đây, nghề Nuôi trồng Thủy sản lợ mặn nước ta phát triển mạnh với nhiều đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế như: tôm hùm (Panulirus spp), cá mú (Epinephlus spp), cá giò (Rachycentron canadum), cá hồng (Lutjanus spp), cá chẽm (Lates calcarifer),…. đã mang lại hiệu quả kinh tế rất đáng kể và góp phần nâng cao mức sống cho người dân. Cá dìa (Siganus spp) là đối tượng nuôi có giá trị cao, đã được Trung tâm Phát triển Thuỷ sản Ðông Nam Á (SEAFDEC) nghiên cứu về đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và kỹ thuật ương nuôi. Theo Pillay (1990), các loài cá dìa thường được nuôi ở Malaysia, Singapo, đảo Guam và Palau, Ả Rập Xê-Út, Ixraen và Tanzania là Siganus canaliculatus, Siganus vermiculatus, Siganus rivulatus, Siganus luridus. Cá dìa thường được nuôi ở ao ven biển hay nuôi trong các đăng lồng, được ương trước khi chuyển sang nuôi thương phẩm (May., 1974). Ở Philippin, cá dìa được nuôi đơn hay nuôi ghép trong các ao ven biển. Cá dìa là loài rộng nhiệt, rộng muối, chịu được biên độ dao động muối từ 5-37 ‰. Thức ăn của cá dìa là thực vật thuỷ sinh, mùn bã hữu cơ, đồng thời chúng vẫn có thể ăn thức ăn tổng hợp nên rất tốt cho việc cải thiện môi trường ao nuôi [14]. Ở nước ta, Trung tâm Khuyến ngư Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án “Tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá dìa bông (Siganus guttatus, Bloch, 1787)”. Đơn vị chuyển giao là Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC). Năm 2005, Trung tâm khuyến ngư Thừa Thiên Huế tiến hành nuôi thử nghiệm cá dìa thương phẩm tại một số hộ ngư dân. Các mô hình nuôi thử nghiệm với nhiều loại hình nuôi khác nhau như: nuôi thâm canh, nuôi quảng canh, chắn sáo, nuôi kết hợp giữa tôm sú, rong câu, dạng sinh thái, nuôi bằng lồng,…[14] Tuy nhiên, với xu hướng nuôi thâm canh hóa như hiện nay thì môi trường trở nên bị ô nhiễm dưới tác động của con người và dịch bệnh xảy ra là điều khó tránh khỏi. Dịch bệnh thủy sản là khó khăn đầu tiên gây trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển cả về mặt kinh tế và xã hội của nhiều nước trên thế giới. Bệnh do ký sinh trùng gây ra trên động vật thủy sản tuy không gây tổn thất lớn như các bệnh do virus, vi khuẩn hay nấm gây ra nhưng nó là một trong những nguyên nhân làm cho động vật thủy sản chậm lớn, gầy yếu, giảm giá trị thương phẩm và là tác nhân mở đường cho các sinh vật khác cảm nhiễm. Một số bệnh phổ biến do ký sinh trùng gây ra cho cá biển như bệnh 2 mè cá, bệnh mủ mang,… khi cá nhiễm với tỷ lệ và cường độ cao thường chết hàng loạt và gây ra thiệt hại rất lớn [15]. Nhằm góp phần phát triển nghề nuôi cá dìa cũng như việc quản lý tốt sức khỏe của đàn cá nuôi và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra cho người nuôi tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài ký sinh trùng trên cá dìa bông (Siganus guttatus Bloch, 1787) và cá dìa (Siganus canaliculatus Park, 1797)” với các nội dung sau:  Xác định thành phần loài, tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm KST ở cá dìa bông (S. guttatus) và cá dìa (S. canaliculatus)  So sánh mức độ cảm nhiễm KST ở 2 loài cá dìa nghiên cứu  So sánh mức độ nhiễm KST theo kích thước của cá dìa và theo tháng nghiên cứu Về mặt khoa học nghiên cứu này nhằm góp phần cung cấp thông tin về thành phần loài và mức độ nhiễm KST ở cá dìa bông (Siganus guttatus) và cá dìa (Siganus canaliculatus). Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng vào việc chăm sóc và quản lý sức khỏe cá dìa nuôi cũng như hạn chế mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng và an toàn thực phẩm. [...]... (Myxosporea) 1 loài Nhìn chung, cả 2 loài cá dìa bông (Siganus guttatus) và cá dìa (Siganus canaliculatus) nhiễm chủ yếu với các loài thuộc nhóm động vật đa bào 16 loài, nóm động vật đơn bào 1 loài Một số loài KST tìm thấy ký sinh ở cả hai loài cá nghiên cứu, nhưng một số loài KST được tìm thấy ký sinh ở loài cá này lại không tìm thấy ký sinh ở loài cá kia và ngược lại Theo kết quả nghiên cứu động vật... các ngư dân ở một địa phương trong tỉnh Khánh Hoà như: Cam Ranh, Nha Trang và Ninh Hòa Mẫu cá sau khi thu được phân tích tại phòng nghiên cứu KST - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III Đối tượng nghiên cứu: Thành phần giống loài KST ký sinh ở cá dìa bông (Siganus guttatus Bloch, 1787) và cá dìa (Siganus canaliculatus Park, 1797) 2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu Mẫu cá dìa nghiên cứu Kiểm tra các... lý số liệu Phân tích và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh học dùng phần mềm Microsoft Excel 21 3 CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thành phần loài, tỷ lệ và cường độ nhiễm KST ở cá dìa bông (Siganus guttatus) và cá dìa (Siganus canaliculatus) 3.1.1 Mẫu cá nghiên cứu Mẫu cá dìa bông (Siganus guttatus) và cá dìa (Siganus canaliculatus) được thu mua từ nguồn khai thác tự nhiên... nội và ngoại ký sinh ở cá dìa (Siganus sutor) của Martens và Moens (1995) đã tìm thấy 7 loài KST ngoại ký sinh và 5 loài KST nội ký sinh [43] 22 Bảng 3.2: Thành phần loài KST ký sinh ở cá dìa bông (Siganus guttatus) và cá dìa (Siganus canaliculatus) T T 1 Ngành Myxozoa Lớp Bộ Họ Myxosporea Bivalvulida Ceratomyxidae Ceratomyxa Buetschli, 1881 Schulman, 1959 Diflien, 1899 Thelohan, 1892 2 Giống Loài. .. định lại và các loài sau đây được báo cáo hoặc mô tả từ Australia, Ai Cập, và Trung Quốc là loài Tetrancistrum sigani từ loài cá dìa vằn (Siganus fuscescens) ở Úc và Trung Quốc, loài Tetrancistrum fusiforme từ loài cá dìa (Siganus lineatus) ở Úc, loài Tetrancistrum polymorphum từ loài cá dìa (Siganus luridus) ở Ai Cập, loài Tetrancistrum strophosolenus và Tetrancistrum suezicum từ loài cá dìa (Siganus. .. nuôi và nghiên cứu cá dìa [38] 1.2 Tình hình nghiên cứu KST ở cá trên thế giới 1.2.1 Nghiên cứu KST ở cá biển Nghiên cứu KST trên cá được bắt đầu từ thế kỷ 17 với nhiều công trình nghiên cứu về sán dây (Cestoidea) Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ 20 Dolgiel nhà KST học người Nga mới đưa ra phương pháp nghiên cứu đồng bộ động vật ký sinh trên cá (Anon, 1964), tiếp theo đó là hàng loạt các công trình nghiên. .. 3.1.2 Thành phần giống loài KST ký sinh ở 2 loài cá dìa Kết quả nghiên cứu KST từ 147 cá dìa bông (Siganus guttatus) và 174 cá dìa (Siganus canaliculatus) đã tìm thấy 17 loài thuộc 12 giống, 9 họ, 9 bộ, 5 lớp Trong đó, sán lá đơn chủ (Monogenea) có số lượng loài nhiễm cao nhất là 7 loài, sán lá song chủ (Trematoda) 5 loài, giáp xác ký sinh (Crustacea) 3 loài, giun đầu gai (Acanthocephala) 1 loài, bào... nghiên cứu thử nghiệm nuôi ghép cá dìa bông (Siganus guttatus) với tôm Sú và rong câu chỉ vàng; Đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng môi trường mô hình nuôi ghép tôm sú, tôm rằn, cá rô phi, cá kình và cá dìa Ngoài ra, Lê Văn Dân và Lê Đức Ngoan (2006) đã nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản của cá dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787) ở đầm phá Thừa Thiên Huế [1] Nhìn chung, các công trình nghiên cứu KST trên. .. tài: “Điều tra thành phần ký sinh trùng ký sinh trên cá biển ở Việt Nam” với sự tham gia của các nhà khoa học Nga và Việt Nam, đã nghiên cứu trên 4.000 con cá thuộc 90 họ và đã công bố được rất nhiều loài KST mới cũng như mô tả rõ hơn các loài đã được biết đến tại vùng biển Đông Nam Á [18] Từ năm 1978-1980, Đỗ Thị Hòa và Nguyễn Thị Muội với đề tài: “Điều tra thành phần giống loài KST trên cá khai thác... nhiều Thành phần và mức độ nhiễm động vật ký sinh trên các loài cá khác nhau cũng tương đối giống nhau Cá giống tự nhiên là nguồn lây nhiễm chính các loài KST nội ký sinh lên cá mú nuôi Loài sán lá song chủ (Gonapodasminus eponepheli) có tính đặc hữu ký chủ cao [4] Nghiên cứu trên cá dìa mới chỉ bắt đầu ở Thừa Thiên Huế với sự hỗ trợ kinh phí của Dự án IMOLA và Trung Tâm Khuyến ngư Thừa Thiên Huế các nghiên . tài: Nghiên cứu thành phần loài ký sinh trùng trên cá dìa bông (Siganus guttatus Bloch, 1787) và cá dìa (Siganus canaliculatus Park, 1797) với các nội dung sau:  Xác định thành phần loài, . dìa (Siganus canaliculatus) 21 3.1.1. Mẫu cá nghiên cứu 21 3.1.2. Thành phần giống loài KST ký sinh ở 2 loài cá dìa 21 3.1.3. Một số đặc điểm phân loại các loài KST ký sinh ở cá dìa bông (Siganus. thước của cá dìa và theo tháng nghiên cứu Về mặt khoa học nghiên cứu này nhằm góp phần cung cấp thông tin về thành phần loài và mức độ nhiễm KST ở cá dìa bông (Siganus guttatus) và cá dìa (Siganus

Ngày đăng: 15/08/2014, 21:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan