2003 JEF shiller from efficient market theory to behavioral finance

23 162 0
2003 JEF shiller from efficient market theory to behavioral finance

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I)Lập luận của shiller chứng tỏ sự sai lầm của thị trường hiệu quả Theo lý thuyết thị trường hiệu quả Pt = Pt + U Trong đó Pt là giá dự đoán, Pt là giá thực tế và U là sai số dự đoán. Ta có Pt và U không tương quan với nhau do đó Var(Pt)= Var(Pt) + Var(U) Suy ra Var(Pt) < Var (Pt), điều này có nghĩa là giá chứng khoán thực tế biến ít hơn so với giá chứng khoán dự đoán Tuy nhiên khi Shiller tiến hành dự đoán giá chứng khoán ở Mỹ theo mô hình DCF với lãi suất chiết khấu lần lượt là lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, tỷ lệ thanh thế tiêu dùng biên, thì ông thấy rằng giá chứng khoán trong thực tế biến động mạnh hơn giá chứng khoán theo dự đoán, trái ngược với lập luận của thị trường hiệu quả đây chính là cơ sở đẻ Shiller bác bỏ lý thuyết thị trường hiệu quả. II) Lý thuyết tài chính hành vi Có nhiều lý thuyết về tài chính hành vi, tuy nhiên trong phạm vi bài nghiên cứu này tác giả trình bày 2 lý thuyết đó là mô hình feedback và sự không câ bằng giữa những nhà đầu tư thông minh ( smart money) và những nhà đầu cơ ( ordinary invester). Lý thuyết feedback Khi giá của một tài sản đầu cơ tăng lên, sự thành công của các nhà đầu tư nắm giữ tài sản này sẽ thu hút những nhà đầu tư mới tạo ra kỳ vọng rằng giá sẽ tăng, quá trình này làm tăng cầu tài sản đầu cơ đó tạo ra một chu kỳ tăng giá mới.Nếu không vị gián đoạn, quá trình nay sẽ tạo ra các bong bóng tài sản. Tuy nhiên quá trình này không kéo dài mãi, khi các nhà đầu tư nhận ra giá của tài sản đầu cơ quá cao họ sẽ lo sợ và ồ ạt bán ra làm cho giá tài sản giảm bong bóng vỡ. Sự không cân bằng giữa nhà đầu tư thông minh và nhà đầu cơ. Nhà đầu tư thông minh sẽ mua khi nhà đầu cơ bán và sẽ bán khi nhà đầu cơ mua, theo lý thuyết thị truong hiểu quả hai tác động này sẽ triệt tiêu lẫn nhau từ đó làm cho giá chứng khoán phản ánh đúng giá trị của nó. Tuy nhiên trong thực tế hai tác động của nhà đầu tư thông minh không cân bằng với nhau vì một số lý do. Nhà đầu tư thông minh có thể mua vào vô hạn nhưng họ chỉ có thể bán ra một số lượng giới hạn, trong một số trường hợp nhà đầu cơ đã nắm hầu hết cổ phiểu trên thị trường, do nắm giữ lượng cổ phiểu có hạn nhà đầu tư thông minh khi bán hết cổ phiếu mình nắm giữ sẽ dừng lại nhưng do lượng cổ phiếu này nhỏ so với lượng cổ phiếu nhà đầu cơ nắm giữ, tác động cua nhà đầu tư thông minh không loại bỏ được tác động của nhà đầu cơ. Chi phí bán khống, khi vay cổ phiếu nhà đầu tư thông minh sẽ phải trả một lãi suất, nếu lãi suất này quá cao sẽ làm cản trở nhà đầu tư trong việc bán khống nhằm triệt tiêu tác động của nhà đầu cơ. Nỗi sợ bán khống, khi bán khống cổ phiếu khả năng lỗ của nhà đầu tư thông minh là vô hạn, do đó nhà dầu tư e ngại rủi ro sẽ không bán khống do đó không triệt tiêu được tác động của nhà đầu cơ. Ngoài ra bán khống thường liên quan đến những điều không tốt, do đó nhiều nhà đầu tư không thích bán khống và nhiều chính phủ hạn chế việc bán khống.

Ngày đăng: 15/08/2014, 20:25

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan