Bé 7 tuổi nhập viện vì miếng dán chống nôn pdf

4 243 0
Bé 7 tuổi nhập viện vì miếng dán chống nôn pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bé 7 tuổi nhập viện vì miếng dán chống nôn Trước khi lên xe đi từ Đồng Tháp về TPHCM, bé N. được mẹ dán hai miếng thuốc chống ói sau tai. Suốt hành trình, N. ngủ say nhưng khi lên đến thành phố gia đình đã phải đưa bé đến bệnh viện vì xuất hiện các triệu chứng nói nhảm, đập phá, la hét. Ngày 28/9 bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tiếp nhận trường hợp của bé L.T.K.N (7 tuổi, ngụ tại Đồng Tháp). Trước khi vào viện bé đã đi cùng mẹ từ Đồng Tháp về TPHCM bằng xe khách. Thấy con hoàn toàn khỏe mạnh nhưng sợ say xe nên người mẹ đã dán cho bé cùng lúc hai miếng thuốc chống ói ở gáy (sau tai). Suốt hành trình, bé N. say ngủ trên xe. Tuy nhiên, khi lên đến thành phố cháu vẫn còn trong tình trạng lừ đừ, say ngủ, than nhức đầu. Tiếp đó, N. có biểu hiện bị rối loạn hành vi, lừ đừ, không nhận ra người thân, nói nhảm, la hét, đập phá… Chiều ngày 28/9 cháu đã được gia đình chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây, bệnh nhi được các bác sĩ tiến hành các xét nghiệm và theo dõi viêm màng não. Tuy nhiên, mọi xét nghiệm đều cho kết quả hoàn toàn bình thường. Sau khi tìm hiểu bệnh sử bác sĩ can thiệp tích cực theo hướng bệnh nhân gặp phải phản ứng phụ do dùng miếng dán chống nôn. Một ngày sau, N. trở lại trạng thái hoàn toàn bình thường. Không dùng miếng dán chống nôn cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi (ảnh minh họa: internet) Qua trường hợp trên, bác sĩ cho biết, dạng thuốc chống ói bằng miếng dán (thường được gọi là băng dán xuyên da) có chứa dược chất scopolamin không chỉ cho tác dụng tại chỗ mà còn có tác dụng toàn thân. Khi thuốc thấm dần xuyên da qua máu với lượng đủ scopolamin có tác dụng chống co thắt, giảm sự kích thích đưa đến hóa giải buồn nôn và nôn do say tàu xe. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ tác động đến hệ thần kinh khiến người dùng bị khô miệng, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn hành vi, ảo giác. Loại thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi. Trẻ em trên 8 đến 15 tuổi chỉ dùng nửa miếng dán. Bác sĩ khuyến cáo, khi đang dán băng dán xuyên da và cảm thấy có triệu chứng bất thường như nhìn mờ và các triệu chứng đã kể ở trên thì phải bỏ miếng dán ngay. Nếu có diễn tiến theo chiều hướng nặng cần chuyển ngay đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời. . Bé 7 tuổi nhập viện vì miếng dán chống nôn Trước khi lên xe đi từ Đồng Tháp về TPHCM, bé N. được mẹ dán hai miếng thuốc chống ói sau tai. Suốt hành trình,. phản ứng phụ do dùng miếng dán chống nôn. Một ngày sau, N. trở lại trạng thái hoàn toàn bình thường. Không dùng miếng dán chống nôn cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi (ảnh minh họa:. gia đình đã phải đưa bé đến bệnh viện vì xuất hiện các triệu chứng nói nhảm, đập phá, la hét. Ngày 28/9 bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tiếp nhận trường hợp của bé L.T.K.N (7 tuổi, ngụ tại Đồng Tháp).

Ngày đăng: 14/08/2014, 22:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan