Vật lý 11 chương trình chuẩn: Bài 6. TỤ ĐIỆN pptx

12 1.9K 1
Vật lý 11 chương trình chuẩn: Bài 6. TỤ ĐIỆN pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài 6. TỤ ĐIỆN I. MỤC TIÊU: Kiến thức: - Trình bày được cấu tạo của tụ điện, cách tích điện cho tụ. - Nêu rõ ý nghĩa, biểu thức, đơn vị của điện dung. - Viết được biểu thức tính năng lượng điện trường của tụ điện và giải thích được ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức. Kĩ năng: - Nhận ra một số loại tụ điện trong thực tế. - Giải bài tập tụ điện. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: 1. Một số loại tụ điện thực tế, đặc biệt là tụ xoay trong máy thu thanh. 2. Thước kẻ, phấn màu. 3. Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Nêu cấu tạo tụ điện. - Nêu c ấu tạo tụ phẳng. TL1: - Tụ điện là một hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách với nhau bằng lớp chất cách điện. - Tụ điện phẳng được cấu tạo từ 2 bản kim loại phẳng song song với nhau và ngăn cách với nhau bằng điện môi. Phiếu học tập 2 (PC2) - Làm cách nào để nhiễm điện cho tụ? TL2: - Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế bằng cách nối hai cực của tụ với một một pin hoặc acquy. Phiếu học tập 3 (PC3) - Điện dung của tụ là gì? - Biểu thức và đơn vị của điện dung? - Fara là gì? TL3: - Điện dung là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện. Nó được xác định bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản của nó. - Biểu thức: U Q C  - Đơn vị của điện dung là Fara (F). Fara là điện dung của một tụ điện mà nếu đặt vào hai bản của tụ điện một hiệu điện thế 1 V thì hiệu điện thế nó tích được là 1 C. Phiếu học tập 4 (PC4) - Nhận dạng các tụ trong số các linh kiện. TL4: - Tụ điện trong thực tế thường có 2 chân và có ghi giá trị điện dung tương ứng của nó. Phiếu học tập 5 (PC5) - Nêu biểu thức xác định năng lượng điện trường trong lòng tụ điện. Giải thích ý nghĩa các đại lượng. TL5: - Khi tụ điện có điện dung C, được tích một điện lượng Q, nó mang một năng lượng điện trường là: C Q W 2 2  Phiếu học tập 6 (PC6): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 1. T ụ điện l à A. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. B. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi. D. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa. 2. Để tích điện cho tụ điện, ta phải A. mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế. B. cọ xát các bản tụ với nhau. C. đặt tụ gần vật nhiễm điện. D. đặt tụ gần nguồn điện. 3. Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét không đúng là A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích diện của tụ. B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn. C. Đi ện dung của tụ có đ ơn v ị l à Fara (F). D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn. 4. 1nF = A. 10 -9 F. B. 10 -12 F. C. 10 -6 F. D. 10 -3 F. 5. Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. không đổi. 6. Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do A. thay đổi điện môi trong lòng tụ. B. thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ. C. thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ. D. thay đổi chất liệu làm các bản tụ. 7. Trong các công thức sau, công thức không phải để tính năng lượng điện trường trong tụ điện là: A. W = Q 2 /2C. B. W = QU/2. C. W = CU 2 /2. D. W = C 2 /2Q. 8. Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện? A. Giữa hai bản kim loại sứ; B. Giữa hai bản kim loại không khí; C. Giữa hai bản kim loại là nước vôi; D. Giữa hai bản kim loại nước tinh khiết. TL6: Đáp án: Câu 1:B ; Câu 2: A; Câu 3: D; Câu 4: A; Câu 5: D; Câu 6:B; Câu 7: D; Câu 8: C. Phiếu học tập 7 (PC7): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 9. Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là A. 2.10 -6 C. B. 16.10 -6 C. C. 4.10 -6 C. D. 8.10 -6 C. 10. Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng 20.10 -9 C. Điện dung của tụ là A. 2 μF. B. 2 mF. C. 2 F. D. 2 nF. 11. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μ C. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng A. 50 μC. B. 1 μC. C. 5 μC. D. 0,8 μC. 12. Để tụ tích một điện lượng 10 nC thì đặt io hai đầu tụ một hiệu điện thế 2V. Để tụ đó tích được điện lượng 2,5 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế A. 500 mV. B. 0,05 V. C. 5V. D. 20 V. 13 Hai đầu tụ 20 μF có hiệu điện thế 5V thì năng lượng tụ tích được là A. 0,25 mJ. B. 500 J. C. 50 mJ. D. 50 μJ. 14. Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1 cm có một hiệu điện thế 10 V. Cường độ điện trường đều trong lòng tụ là A. 100 V/m. B. 1 kV/m. C. 10 V/m. D. 0,01 V/m. TL 7: Đáp án Câu 9: D; Câu 10: D; Câu 11: C; Câu 12: A; Câu 13: A; Câu: 14: B. 4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Bài 6. Tụ điện I. Tụ điện 1.Tụ điện là gì? …. 2. Cách tích điện cho tụ điện…. II. Điện dung của tụ điện 1.Định nghĩa…. 2. Điện dung của tụ điện…. 3. Các loại tụ điện…. 4. Năng lượng điện trường trong tụ điện…. Học sinh: - Chuẩn bị bài mới. - Sưu tầm các linh kiện điện tử. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Dùng PC 1 – 6 bài 5 để kiểm tra. Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu về cấu tạo tụ điện và cách điện cho tụ điện. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK mục I.1, tìm hiểu và trả lời câu hỏi PC1. - Trả lời câu 8 PC6. - Đọc SGK mục I.2 trả lời phiếu PC2. - Trả lời C1. - Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1. - Hải câu 8 trong phiếu PC 6. - Nêu câu nêu PC2. - Chú ý cho HS biết các nguồn điện trong thực tế thường dùng để tích điện cho tụ. - Nêu câu hỏi C1. Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu về điện dung, các loại tụ điện và năng lượng điện trường của tụ điện. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK mục II.1; II.2; II.3 trả lời các câu hỏi PC3. - Ghi nhớ ý nghĩa của các tiếp đầu ngữ. - Làm việc theo nhóm, giúp đỡ nhau - Nêu câu hỏi trong phiếu PC3. - Giải nghĩa của các tiếp đầu ngữ (μ: 10 -6 ; n: 10 -9 ; p: 10 -12 ). - Đưa ra các linh kiện điện tử cho các nhóm. nhận biết tụ điện trong các linh kiện điện tử. - Làm quen, nhận dạng và đọc các thông số trên tụ. - Đọc SGK mục II.4 trả lời câu hỏi PC5. Nêu câu h ỏi PC4. - Giới thiệu một số loại tụ. - Nêu câu hỏi trong phiếu PC5. Hoạt động 5 ( phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu một phần PC6. - Nhận xét câu trả lời của bạn - Cho HS thảo luận theo PC6. - Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức trong bài. Hoạt động 6 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Ghi bài tập làm thêm. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Cho bài tập trong SGK: bài tập 5 đến 8 (trang 35). - Bài thêm: Phiếu PC7. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. . cho họ: Bài 6. Tụ điện I. Tụ điện 1 .Tụ điện là gì? …. 2. Cách tích điện cho tụ điện . II. Điện dung của tụ điện 1.Định nghĩa…. 2. Điện dung của tụ điện . 3. Các loại tụ điện . . hiệu điện thế 4 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là A. 2.10 -6 C. B. 16. 10 -6 C. C. 4.10 -6 C. D. 8.10 -6 C. 10. Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ. đầu tụ một hiệu điện thế. B. cọ xát các bản tụ với nhau. C. đặt tụ gần vật nhiễm điện. D. đặt tụ gần nguồn điện. 3. Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét không đúng là A. Điện

Ngày đăng: 14/08/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan