MỘT SỐ TRÒ CHƠI CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH ÁP DỤNG TRONG CÁC TIẾT DẠY MÔN TIẾNG ANH docx

8 705 9
MỘT SỐ TRÒ CHƠI CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH ÁP DỤNG TRONG CÁC TIẾT DẠY MÔN TIẾNG ANH docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẶNG HUY TRỨ    GIÁO ÁN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ TRÒ CHƠI CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH ÁP DỤNG TRONG CÁC TIẾT DẠY MÔN TIẾNG ANH GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN NỮ MAI THY TỔ NGOẠI NGỮ - 1 - PHẦN I: CÁC LOẠI TRÒ CHƠI TIẾNG ANH VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC TRÒ CHƠI TIẾNG ANH CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH I. Các loại trò chơi Tiếng Anh 1. Vocabulary games: Trò chơi từ vựng 2. Number games: Trò chơi số 3. Structure games: Trò chơi cấu trúc 4. Spelling games: Trò chơi đánh vần 5. Conversation games: Trò chơi đàm thoại 6. Writing games: Trò chơi viết 7. Role play and dramatics: Trò chơi đóng vai, kịch II. Hiệu quả của trò chơi có sự hỗ trợ của MVT - Tranh ảnh sinh động. - Thu hút được sự chú ý của học sinh, giáo viên dễ dàng quản lý học sinh trong tiết dạy. - Có các trò chơi đặc trưng thú vị và dễ thiết kế (như trò chơi lật tranh) - Hỗ trợ việc hướng dẫn, kiểm tra đáp án trò chơi có hiệu quả. - Vật dụng chuẩn bị cho trò chơi đơn giản (MVT, chương trình đã thiết kế) - 2 - PHẦN II: GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI TIẾNG ANH CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH 1. Tên trò chơi: Loại trò chơi: Trò chơi từ vựng Mục đích : Ôn tập từ vựng các môn học Hình thức chơi: Nhóm Thời gian: 10’ Tiến trình chơi: Chia lớp thành hai nhóm. Mỗi nhóm chọn từ hàng ngang bất kỳ. Giáo viên đưa tranh hoặc mô tả môn học đó. Học sinh tìm tên môn học dựa vào dữ liệu và số chữ cái trong ô chữ. Mỗi câu trả lời đúng ghi 10 điểm. Nếu một đội không trả lời được thì đội kia có quyền trả lời. 2. Tên trò chơi: Loại trò chơi: Trò chơi đàm thoại Mục đích : Ôn tập câu hỏi Wh-, chuẩn bị học cấu trúc chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp, phần câu hỏi Wh. Hình thức chơi: Cả lớp Thời gian: 10’ Tiến trình chơi: Trong 20 giây, học sinh phải nhớ chi tiết và tên người trong bức tranh được trình diễn. Sau đó giáo viên hỏi các câu hỏi Wh- và học sinh trả lời. - 3 - 3. Tên trò chơi: Loại trò chơi: Trò chơi đàm thoại Mục đích : Ghép tranh liên quan đến bài khóa và trả lời các câu hỏi Hình thức chơi: Cả lớp Thời gian: 5’ Tiến trình chơi: Chia lớp thành bốn nhóm. Mỗi nhóm được phát một số mảnh ghép. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là ghép cái mảnh ghép thành một bức tranh hoàn chỉnh. Nhóm nào ghép đúng và nhanh nhất là nhóm thắng cuộc. GV kiểm tra đáp án bằng cách ghép trên màn hình. Sau đó GV đặt câu hỏi liên quan đến bức tranh. 4. Tên trò chơi: Loại trò chơi: Trò chơi cấu trúc Mục đích : Ôn tập cấu trúc “be used for”, thực hành kỹ năng nói Hình thức chơi: Nhóm Thời gian: 10’ Tiến trình chơi: Chia lớp thành hai nhóm. Mỗi nhóm lần lượt chọn số trên màn hình. HS đặt câu sử dụng cấu trúc “Be used for” dựa vào bức tranh trên màn hình. Nếu đặt đúng sẽ ghi điểm. Nếu chọn đúng số may mắn (Lucky number), HS sẽ được điểm mà không cần đặt câu. Nhóm nào đạt được nhiều điểm hơn là nhóm thắng cuộc. - 4 - 5. Tên trò chơi: Loại trò chơi: Trò chơi đàm thoại Mục đích : Giúp HS có kiến thức khái quát về nhân vật liên quan đến bài học. Rèn luyện kỹ năng nói. Hình thức chơi: Nhóm Thời gian: 7’ Tiến trình chơi: Chia lớp thành hai nhóm. GV chiếu trên màn hình một bức tranh đã được che lấp bởi 4 miếng ghép. Mỗi nhóm chọn miếng ghép và trả lời câu hỏi phía sau miếng ghép đó. Sau đó, xâu chuỗi các dữ kiện để đoán bức tranh đó là chân dung của nhân vật nào. Nhóm nào đoán đúng là nhóm thắng cuộc. 6. Tên trò chơi: Loại trò chơi: Trò chơi từ vựng Mục đích : Rèn luyện kỹ năng nhớ từ của học sinh liên quan tới chủ điểm của bài học. Hình thức chơi: Nhóm Thời gian: 7’ Tiến trình chơi: Chia lớp thành 12 nhóm. Trong thời gian 10 hoặc 20 giây học sinh phải nhớ các từ được chiếu trên màn hình. Sau đó viết lên giấy. Nhóm nào viết chính xác nhiều từ nhất là nhóm thắng cuộc. - 5 - 7. Tên trò chơi: Loại trò chơi: Trò chơi từ vựng Mục đích : Giúp HS ôn tập các từ vựng của bài học trước hoặc chuẩn bị cho bài mới. Hình thức chơi: Cá nhân Thời gian: 7’ Tiến trình chơi: GV chọn 15 từ của bài học trước chiếu trên màn hình. HS chọn 7 từ bất kỳ viết vào vở. GV lần lượt chuyến màu từng từ bất kỳ trên màn hình. Nếu HS có từ đó trong vở thì xoá từ đó. HS nào xoá hết 7 từ trước nhất sẽ nói “Bingo”. 8. Tên trò chơi: Loại trò chơi: Trò chơi đánh vần Mục đích : Giúp HS có khái niệm về chủ đề của bài học tới. Rèn luyện kỹ năng hiểu các hướng dẫn đơn giản và đánh vần. Hình thức chơi: Nhóm Thời gian: 7’ Tiến trình chơi: Chia lớp thành 12 nhóm. HS xem hướng dẫn trên màn hình và giải mã các số thành từ có nghĩa. Nhóm nào giải chính xác và nhanh nhất là nhóm thắng cuộc. - 6 - 9. Tên trò chơi: Loại trò chơi: Trò chơi từ vựng Mục đích : Giúp HS ôn tập lại các từ đã học trong bài đọc (Unit 11- Class 10: Engineers) Hình thức chơi: Cặp Thời gian: 7’ Tiến trình chơi: GV chiếu trên màn hình 15 từ, mỗi từ đã được tách thành những âm tiết kề nhau. HS tìm và ghép các âm tiết đó thành các từ có nghĩa. 10. Tên trò chơi: Loại trò chơi: Trò chơi đàm thoại Mục đích : Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và đoán nhân vật . Hình thức chơi: Nhóm Thời gian: 10’ Tiến trình chơi: Chia lớp thành hai nhóm. Trong thời gian 30 giây học sinh sẽ nghe lần lượt 3 gợi ý. Nếu trả lời đúng nhân vật ở 10 giây đầu tiên sẽ ghi được 10 điểm, 10 giây tiếp theo ghi được 20 điểm và 10 giây cuối cùng ghi được 10 điểm. Mỗi nhóm phất cờ để dành quyền trả lời trước. - 7 - PHẦN III. KẾT LUẬN Trên đây là một số trò chơi Tiếng Anh thông dụng được thiết kế đơn giản trên máy vi tính theo các bài dạy cụ thể. Giáo viên nên chọn và sử dụng các trò chơi một cách linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với mục đích của từng bài học. Từ các trò chơi trên giáo viên cũng có thể tạo ra các trò chơi tương tự. Để thực hiện thành công và hiệu quả các trò chơi, giáo viên nên chú ý các điểm sau: - Nên hướng dẫn rõ ràng và làm mẫu (nếu trò chơi khó). - Nên thiết kế trò chơi sinh động vì trò chơi, ngoài mục đích là củng cố từ vựng và cấu trúc, trước hết nó là một “trò chơi”, có nghĩa là mang đến cho học sinh những giây phút thoải mái sau các tiết học căng thẳng. - Nên thay đổi chổ ngồi học sinh, sắp xếp không gian sao cho khi tiến hành theo nhóm, trình độ của mỗi nhóm là như nhau và học sinh cảm thấy tự tin và thoải mái. - Đối với một số trò chơi, giáo viên cần chuẩn bị các đồ dùng phụ khác và luôn có phương án dự phòng khi có trục trặc về máy móc hay chương trình. Một lưu ý không kém phần quan trọng là máy vi tính chỉ là công cụ để hỗ trợ quá trình dạy học. Vì thế, giáo viên ngoại ngữ, ngoài phương pháp đổi mới theo hướng ứng dụng CNTT, giáo viên nên tăng cường khả năng nghe hiểu của học sinh thông qua giao tiếp trực tiếp (đàm thoại) bằng chính ngoại ngữ đó. * Hướng phát triển của đề tài: Trong thời gian tới, nếu có điều kiện, tôi sẽ tập hợp các hoạt động đặc trưng rèn luyện bốn kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết được thiết kế có sự hỗ trợ của máy vi tính. . CÁC LOẠI TRÒ CHƠI TIẾNG ANH VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC TRÒ CHƠI TIẾNG ANH CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH I. Các loại trò chơi Tiếng Anh 1. Vocabulary games: Trò chơi từ vựng 2. Number games: Trò chơi.    GIÁO ÁN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ TRÒ CHƠI CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH ÁP DỤNG TRONG CÁC TIẾT DẠY MÔN TIẾNG ANH GIÁO VI N THỰC HIỆN: TRẦN NỮ MAI THY TỔ NGOẠI. II: GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI TIẾNG ANH CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH 1. Tên trò chơi: Loại trò chơi: Trò chơi từ vựng Mục đích : Ôn tập từ vựng các môn học Hình thức chơi: Nhóm Thời gian:

Ngày đăng: 14/08/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan