Phương pháp dạy tiếng việt ở Tiểu học_3 ppt

35 751 5
Phương pháp dạy tiếng việt ở Tiểu học_3 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Chữ cái x + Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị, chiều ngang rộng 1,5 đơn vị, chữ có cấu tạo gồm hai nét cong hở; cong phải và cong trái. Hai nét cong này chạm vào nhau. + Cách viết: Từ điểm đặt bút thấp hơn đường kẻ ngang 3 gần đường kẻ dọc 1 lượn cong sang phải để viết nét cong phải. Điểm đừng bút lần thứ nhất chạm đường kẻ dọc 1 và ở trung điểm hai đường ngang 1 và 2. Sau đó, lia bút đến vị trí số 2 (xem hình vẽ) viết đường cong trái như viết chữ c. Điểm dừng bút cuối cùng chạm đường kẻ dọc 4 và ở trung điểm giữa đường ngang 1 và 2. Lưu ý, khi viết cần cho hai nét cong chạm vào nhau. - Chữ cái a + Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị, bề ngang ở chỗ rộng nhất 1,25 đơn vị (2,5 ô) + Cách viết: Đầu tiên viết nét cong kín như chữ o sao cho phía bên phải của nét này chạm vào đường kẻ dọc 3. Tiếp theo từ giao điểm của đường ngang 3 và dọc 3 (vị trí 2) đưa nét bút thẳng xuống viết nét móc ngược (móc phải). Điểm dừng bút ở giao điểm của đường kẻ dọc 4 và đường kẻ ngang 2. - Chữ cái â + Cấu tạo: Chữ có thêm dấu mũ “^” + Cách viết: Đầu tiên viết chữ a, sau đó viết dấu mũ “^” giống như trường hợp viết chữ ô và chữ ê. - Chữ cái ă + Cấu tạo: Chữ ă là chữ a có thêm nét cong nhỏ ở trên. + Cách viết: Đầu tiên viết chữ a, sau đó viết dấu “v”. Dấu “v” là nét cong nhỏ hình cung. Điểm đặt bút bên nằm trên đường kẻ dọc 2 và trung điểm của đường ngang 3 và 4, viết nét cong xuống rồi lượn lên. Đáy nét cong không chạm vào đầu chữ a. - Chữ cái d + Cấu tạo: Độ cao 2 đơn vị, chiều ngang như chữ a. Chữ gồm hai nét: nét cong kín và nét móc ngược (móc phải) sát vào bên phải nét cong kín. + Cách viết: Sau khi viết nét cong kín như cách viết chữ o, lia bút lên giao điểm giữa hai đường ngang 5 và đường dọc 3. Từ đó kéo thẳng xuống viết nét móc ngược. Điểm dừng bút là giao điểm của đường dọc 4 và đường ngang 2. - Chữ cái đ + Cấu tạo: Chữ đ có cấu tạo giống như chữ d có thêm nét ngang. + Cách viết: Đầu tiên viết chữ d, tiếp đó viết nét thẳng trên đường kẻ ngang 4 bắt đầu từ trung điểm giữa hai đường kẻ dọc 3 và 4, kết thúc cũng tại trung điểm giưa hai đường kẻ dọc 3 và 4 (độ dài nét này đúng bằng cạnh của ô vuông). - Chữ cái q + Cấu tạo: Chữ q có cấu tạo gồm hai nét: nét cong kín và nét thẳng đứng sát vào bên phải nét cong. + Cách viết: Sau khi viết nét cong khép kín, lia bút đến đường ngang 3, viết thẳng xuống. Điểm dừng bút ở trên đường ngang cách đường ngang 1 hai ô vuông về phía dưới. - Chữ cái i + Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị, chiều rộng 0,75 đơn vị. Chữ i có cấu tạo gồm hai nét: một nét thẳng ngắn chéo sang phải (nét hất), nét móc ngược và một dấu chấm trên đầu nét móc. + Cách viết: Từ điểm đặt bút ở đường kẻ ngang 2 viết nét thẳng hơi chéo sang phải đến hướng kẻ ngang 3. Sau đó, viết nét móc ngược. Đến điểm dừng bút thì lia bút lên phía trên đầu nét móc nửa dòng kẻ để đặt dấu chấm. - Chữ cái t + Cấu tạo: Độ cao 1,5 đơn vị, chiều ngang 0,75 đơn vị. Chữ t gồm 3 nét: nét thẳng ngắn chéo sang phải, nét móc ngược và nét thẳng ngang. + Cách viết: Từ điểm đặt nằm trên đường ngang 2 và giữa đường kẻ dọc 1 và 2, viết nét thẳng hơi chéo sang phải đến đường kẻ ngang 3, lia bút thẳng lên trên dọc theo đường kẻ dọc 2 đến đường kẻ ngang 4 và bắt đầu viết tiếp nét thứ hai (nét móc). Tiếp t ục lia bút tới vị trí bắt đầu viết nét thứ 3 (trên đường ngang 3, giữa đường kẻ dọc 1 và 2). Nét thẳng ngang có độ dài bằng 0,5 đơn vị (một cạnh của hình carô). - Chữ cái u + Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 1,5 đơn vị. Chữ u gồm có 3 nét: nét thẳng ngắn hơn chéo về bên phải và hai nét móc ngược. Nét móc thứ nhất có bề ngang lớn hơn gấp 1,5 lần nét thứ hai. + Cách viết: Từ điểm đặt bút ở giữa ô vuông nằm trên đường kẻ ngang 2 viết nét thẳng hơi chéo sang bên phải đến đường kẻ ngang 3. Viết nét móc ngược thứ nhất và dừng lại trên đường kẻ ngang 2 ở điểm nằm giữa đường kẻ dọc 3 và 4. Lia bút lên phía trên và dừng lại ở đường ngang 3 điểm nằm giữa đường kẻ dọc 3 và 4 và từ đó viết tiếp nét móc ng ược thứ hai. Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và là trung điểm giữa đường kẻ dọc 4 và 5. - Chữ cái ư + Cấu tạo: Giống chữ u (1 đơn vị chiều cao 1,5 đơn vị chiều ngang). Chữ ư có 4 nét: nét thẳng ngắn hơi chéo về bên phải, 2 nét móc ngược và dấu phụ “ ’ ” + Cách viết: Viết chữ u. Sau đó viết dấu phụ “’” trên đầu nét móc ngược thứ hai. - Chữ cái p + Cấu tạo: Độ cao 2 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 1,5 đơn vị. Chữ p gồm 3 nét: nét thẳng hơi chéo về bên phải, nét thẳng đứng và nét móc hai đầu, phần móc trên bằng 1,5 dưới. + Cách viết: Từ điểm đặt bút trên dòng kẻ ngang 2 và ở giữa đường kẻ dọc 1 và 2 viết nét thẳng chéo về bên phải đến giao điểm giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2. Từ đó viết nét thẳng đứng bằng cách kéo bút dọc theo đường dọc 2 xuống cách đường kẻ ngang 1 là cạnh 2 ô vuông thì dừng lại. Tiếp theo, lia bút lên phía trên và bắt đầu viết nét móc hai đầu từ điểm thứ 3 (trên đường kẻ dọc 2 và ở giữa đường kẻ ngang 1 và 2) theo chiều mũi tên. Điểm dừng bút trên đường kẻ ngang 2 và trung điểm của 2 đường kẻ dọc 4 và 5. - Chữ cái n + Cấu tạo: Cao 1 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 1,75 đơn vị. Chữ gồm 2 nét: nét móc xuôi và nét móc hai đầu. + Cách viết: Sau khi viết xong nét móc xuôi, từ điểm dừng bút ở đường kẻ ngang 1 rê bút dọc theo đường kẻ 2 lên 1/2 ô và bắt đầu viết nét móc hai đầu theo chiều mũi tên trên hình vẽ. Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và là trung điểm của hai đường kẻ dọc 4 và 5. - Chữ cái m + Cấu tạo: Cao 1 đơn vị, ngang rộng nhất 2,5 đơn vị. Chữ m gồm có 3 nét: 2 nét móc xuôi và 1 nét móc hai đầu. + Cách viết: Viết gần giống chữ n, viết xong nét móc thứ hai, rê bút ngược lên viết tiếp nét móc hai đầu. Điểm dừng bút là giao điểm của đường ngang 2 và đường kẻ dọc 6. - Chữ cái l + Cấu tạo: Độ cao 2,5 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 1 đơn vị. Chữ l gồm 2 nét: nét khuyết trên nối tiếp nét móc ngược. + Cách viết: Điểm đặt bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và ở giữa 2 đường kẻ dọc 1 và 2. Đưa bút lượn lên phía trên và lượn cong theo chiều mũi tên theo đường kẻ ngang thứ 6 rồi kéo thẳng xuống gần đến đường kẻ ngang 1 thì lượn cong viết nét móc. Điểm dừ ng bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa 2 đường kẻ dọc 3 và 4. - Chữ cái b + Cấu tạo: Cao 2,5 đơn vị, chiều ngang chỗ rộng nhất 1,25 đơn vị. Chữ b gồm nét khuyết trên và một nét thắt nhỏ. + Cách viết: Viết nét khuyết trên như chữ l. Viết nét thắt nhỏ dưới dòng kẻ ngang 3. - Chữ cái h + Cấu tạo: Cao 2,5 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 2,5 đơn vị. Chữ h gồm có 2 nét: nét khuyết trên và nét móc hai đầu. + Cách viết: Điểm đặt bút giống điểm đặt bút viết chữ l (xem hình vẽ). Viết nét khuyết trên cao 2,5 đơn vị. Từ điểm cuối của nét khuyết lia bút dọc về phía trên đầu đường kẻ ngang 2 và tiếp tục viết nét móc hai đầu. Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa 2 đường kẻ dọc 4 và 5. - Chữ cái k + Cấu tạo: Độ cao 2,5 đơn vị, chiều ngang chỗ rộng nhất 1,5 đơn vị. Chữ k gồm 2 nét: nét khuyết trên cao 2,5 đơn vị và nét móc hai đầu có thắt nhỏ ở giữa. + Cách viết: Viết nét khuyết trên cao 2,5 đơn vị bắt đầu từ dòng kẻ ngang thứ 2 và giữa đường kẻ dọc 1 và 2 và kết thúc ở nét giao điểm giữa dòng kẻ ngang 1 và đường kẻ dọc 2. Viết nét móc 2 đầu có thắ t nhỏ ở giữa; từ chỗ kết thúc nét khuyết trên lia bút dọc lên dòng kẻ ngang 2 rồi bắt đầu viết nét hai đầu có thắt ở giữa như hình vẽ. Điểm dừng móc bút trên dòng kẻ ngang 2 và ở giữa 2 đường kẻ dọc 4,5. - Chữ cái y + Cấu tạo: Độ cao 2,5 đơn vị, chiều ngang nơi rộng nhất 1,5 đơn vị. Chữ y gồm 3 nét: nét thẳng ngắn xiên về bên phải, nét móc ngược và nét khuyết xuôi. + Cách viết: Viết nét thẳng xiên về bên phải hướng mũi tên đi lên bắt đầu từ điểm trên đường kẻ dọc 1 và ở giữa hai đường ngang 1 và 2, kéo lên đến dòng kẻ ngang 3. Viết nét móc: Từ điểm dừng nét 1 (thẳng xiên phải), kéo thẳng xuống gần đường kẻ ngang 1 rồi lượn vòng lên cho đến khi gặp đường kẻ ngang 2. Viết nét khuyết dưới: từ điểm cuối của nét thứ hai (nét móc) lia bút thẳng lên dòng kẻ ngang 3 và từ đấy bắt đầu viết nét khuyết dưới. Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 3, 4. - Chữ cái g + Cấu tạo: Cao 2,5 đơn vị, chiều ngang nơi rộng nhất 1 đơn vị. Chữ g gồm 2 nét: Nét cong kín 1 đơn vị chiều cao và nét khuyết dưới 2,5 đơn vị. + Cách viết: Viết đường cong khép kín (như viết chữ o) có chiều cao từ dòng kẻ ngang 1 đến dòng kẻ ngang 3. Viết nét khuyết dưới bắt đầu từ từ đường kẻ ngang 3 kéo xuống dưới cho đủ 2,5 đơn vị (5 cạnh ô vuông) rồi vòng lên theo chiều mũi tên. Điểm kết thúc nằm trên dòng kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 3,4. - Chữ cái v + Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 1,5 đơn vị. Chữ v gồm các nét: nét móc hai đầu và một nét thắt ở phía bên phải chữ. + Cách viết: Từ điểm đặt bút trên đường kẻ dọc 1, giữa hai dòng kẻ ngang 3 và 2 lượn cong lên về bên phải chạm đến đường kẻ ngang 3. Tiếp theo lượn bút xiên về bên phải xuống sát dòng kẻ ngang 1. Sau đó vòng tiếp và hướng lên trên cho đến gần dòng kẻ ngang 3 thì tạo một nét thắt nhỏ. - Chữ cái r + Cấu tạo: Độ cao 1,25 đơn vị, (trước đây là 1 đơn vị). Chữ r gồm 3 nét: xiên phải, nét thắt và nét móc ngược. + Cách viết: Từ điểm đặt bút ở dòng kẻ ngang 1 đưa nét hơi cong xiên bên phải ngược lên trên đến dòng kẻ ngang 3. Tạo nét thắt nằm phía trên dòng này, tiếp theo đưa ngang nét bút hơi lượn cong xuống để viết nét móc ngược. Điểm kết thúc là giao điểm của đường kẻ dọc 4 và đường kẻ ngang 2. - Chữ cái s + Cấu tạo: Độ cao 1,25 đơn vị (trước đây là 1 đơn vị). Chữ s gồm một nét xiên thẳng chéo sang phải, nét thắt và nét cong phải. + Cách viết: Từ điểm đặt bút trên đường kẻ ngang 1 viết nét thẳng chéo sang phải theo hướng đi lên đến đường kẻ ngang 3. Đến đây, tạo nét thắt nhỏ nằm phía trên dòng kẻ ngang 3. Tiếp theo, viết nét cong phải, tới đường kẻ ngang 1 lượn lên cho gần sát với nét thẳ ng chéo. 2.2. Cấu tạo và cách viết các chữ cái hoa tiếng Việt - Chữ A Chữ A có hai cách viết. Dưới đây là cách thứ nhất. - Viết nét 1: từ điểm bắt đầu ở giao điểm của đường kẻ dọc 2 với đường kẻ ngang 3 tạo nét cong phải chạm đến đường kẻ ngang 1 rồi hơi lượn và đưa bút lên đến giao điểm của đường kẻ dọc 5 và đường kẻ ngang 6. - Viết nét 2 (nét móc ngược): Từ điểm kết thúc nét 1 kéo thẳng đến gần đường kẻ ngang 1 và lượn vòng lên cho tới đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa là đường kẻ dọc 6 và 7. - Viết nét lượn ngang: Lia bút lên đến phía trên đường kẻ ngang 3 và viết nét lượn ngang chia đôi chữ. Chữ Ă và chữ Â Hai chữ này viết như chữ A có thêm dấu phụ “ ” hoặc “^”. Chữ B Viết nét móc ngược trái: Từ điểm đặt bút ở giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 5 đưa bút xuống vị trí giao điểm đường kẻ ngang 2 và kẻ dọc 4 thì lượn cong sang trái tạo nét cong. Điểm kết thúc này ở giao điểm đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 3. - Viết nét cong lượn thắt: Lia bút trên đường kẻ ngang 5 và khoảng giữa đường kẻ dọc 3, 4 rồi viết nét cong vòng lần 1, tạo nét thắt bên dưới dòng kẻ 4, tiếp tục viết nét cong phải. Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ dọc 5 và quãng giữa hai đường kẻ ngang 2, 3. Chữ C Từ điểm đặt bút ở giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 3 vòng theo chiều mũi tên trong hình vẽ xuống đến 2,5 ô vuông rồi vòng lên gặp đường kẻ ngang 6 và tiếp tục lượn xuống giống nét cong trái đến sát đường kẻ ngang 1, tiếp tục vòng lên đến đường kẻ ngang 3 và lượn xuống. Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 3 và 4. Chữ D Từ điểm đặt bút trên đường kẻ ngang 6 kéo thẳng xuống bên dưới đường kẻ ngang 2 tạo nét thắt nằm sát bên trên đường kẻ ngang 1, tiếp tục viết nét cong phải từ dưới đi lên nhưng kết thúc bằng nét cong trái. Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 5 gần sát đường kẻ dọc 3 về phía trái. Chữ Đ Chữ Đ viết như chữ D có thêm nét lượn ngang ở dòng kẻ ngang 3. [...]... Kim Nga Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 NXB Đại học Sư phạm, H, 2002 3 Đặng Thị Lanh (chủ biên): a Tiếng Việt 1 (SGV) NXB Giáo dục, H, 2001 b Tiếng Việt 1 (sách giáo khoa) NXB Giáo dục, H, 2002 4 Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) a Tiếng Việt 2 (SGV) NXB Giáo dục, H, 2003 b Tiếng Việt 2 (sách giáo khoa) NXB Giáo dục, H, 2003 c Tiếng Việt 3 (SGV) NXB Giáo dục, H, 2004 d Tiếng Việt 3 (SGV) NXB... tốt một giờ Tập viết, cần phải phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác nhau Các phương pháp này vẫn là những phương pháp dạy học tiếng Việt thường được sử dụng, nhưng có sự vận dụng cho phù hợp với đặc trưng của phân môn Tập viết Sau đây là các phương pháp dạy học thường được sử dụng trong giờ Tập viết 2.1 Phương pháp phân tích ngôn ngữ Trong phân môn Tập viết, phân tích ngôn ngữ... chữ cái, liên kết chữ cái thành chữ ghi âm / vần / tiếng - Chữ mẫu trong vở Tập viết: Giúp học sinh quan sát và rèn viết chữ trong vở một cách hiệu quả Phương pháp Phân tích ngôn ngữ còn biểu hiện ở thao tác tổng hợp các nét chữ thành các chữ cái, liên kết chữ cái thành chữ ghi âm, ghi vần hoặc ghi tiếng 2.2 Phương pháp giao tiếp Thực hiện phương pháp giao tiếp, giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc... viết do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành hàng năm là phương tiện luyện chữ chủ yếu của học sinh (theo chương trình của môn Tiếng Việt) Ngoài ra, mỗi học sinh cũng nên rèn thêm trong vở rèn chữ ở nhà Hiện nay, trong bộ chữ cái đang được dạy ở Tiểu học, chữ cái cao nhất có độ cao (dài) 2,5 đơn vị chữ Vì vậy, vở ô li để học sinh luyện viết chữ thích hợp nhất là vở 6 dòng kẻ (5 li) 2 Để có thể thực hiện tốt một... H, 2003 c Tiếng Việt 3 (SGV) NXB Giáo dục, H, 2004 d Tiếng Việt 3 (SGV) NXB Giáo dục, H, 2004 đ Hỏi và đáp về dạy học Tiếng Việt 2 NXB Giáo dục, H, 2003 5 Nguyễn Trí Dạy và học tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới NXB Giáo dục, H, 2002 6 Nguyễn Trí (chủ biên) Hỏi và đáp về sách Tiếng Việt 1 NXB Giáo dục, H, 2002 ... đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn Tập viết cũng như ở các phân môn khác của môn Tiếng Việt và của các môn học khác Việc luyện tập trong phân môn Tập viết luôn phải được thực hiện theo mẫu Mẫu cần quan sát là các loại chữ mẫu trong vở tập viết, mẫu chữ của giáo viên Mẫu còn là quy trình viết mà giáo viên thực hiện để học sinh quan sát Để hình thành kĩ năng viết chữ cho học sinh, việc dạy tập... linh hoạt giữa dạy viết chữ và giải nghĩa từ, giảng nghĩa của bài viết ứng dụng, tạo tình huống, nhu cầu nói viết cho học sinh để giờ học hấp dẫn, sinh động, giúp học sinh chủ động, tự giác, hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập 2.3 Phương pháp luyện tập theo mẫu Trong dạy học Tập viết, phương pháp rèn luyện theo mẫu cần được sử dụng thường xuyên để các kĩ năng viết chữ hình thành ở học sinh một... thể vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học và kinh nghiệm của bản thân để thực hiện bài dạy một cách hiệu quả Sau đây là một bài soạn minh hoạ cho quy trình dạy bài Tập viết Tuần 1 (Lớp 3) I Mục đích, yêu cầu Giúp học sinh: 1 Củng cố kĩ năng viết chữ hoa A 2 Rèn kĩ năng liên kết chữ cái thông qua việc viết bài ứng dụng (tên riêng và câu tục ngữ) bằng chữ cỡ nhỏ II Đồ dùng dạy học - Mẫu chữ viết hoa... Bảng lớp (hoặc bảng phụ) viết sẵn tên riêng và câu ứng dụng (trình bày giống vở tập viết ) - Vở Tiếng Việt 3 - Tập 1, bảng con, phấn III Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV A Kiểm tra, củng cố bài cũ (Do đây là bài học đầu tiên của năm học, trong tiết học này không có Hoạt động của HS phần kiểm tra, củng cố bài cũ) B Dạy bài mới 1 Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu: Hôm nay, chúng ta học bài Tập... phụ, dấu thanh ở chữ Dính; yêu cầu HS viết bảng Vừ A Dính 2.3 Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng - 1 HS đọc Vừ A Dính - Cả lớp viết vào bảng con: Vừ A Dính, sau đó giơ bảng theo hiệu lệnh để các bạn và GV nhận xét - 1 - 2 HS đọc thành tiếng, các HS khác đọc thầm: TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1 Lê A Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học NXB Đại học Sư phạm, H, 2002 2 Lê Phương Nga, Đỗ . ngang 3. Viết nét móc ngược thứ nhất và dừng lại trên đường kẻ ngang 2 ở điểm nằm giữa đường kẻ dọc 3 và 4. Lia bút lên phía trên và dừng lại ở đường ngang 3 điểm nằm giữa đường kẻ dọc 3 và. viết các chữ cái hoa tiếng Việt - Chữ A Chữ A có hai cách viết. Dưới đây là cách thứ nhất. - Viết nét 1: từ điểm bắt đầu ở giao điểm của đường kẻ dọc 2 với đường kẻ ngang 3 tạo nét cong phải. vòng lên sang phải. Điểm dừng bút ở phía trên dòng kẻ ngang 1 gần sát với đường kẻ dọc 4. - Chữ số 3 Từ điểm đặt bút ở vị trí trung điểm của hình vuông tạo bởi các đường kẻ dọc 1, 2 và dòng

Ngày đăng: 14/08/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan