Kiểm tra một số tổ hợp ngô nếp mới được lai tạo trong vụ xuân 2007 tại xã hương hồ, huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế

56 283 0
Kiểm tra một số tổ hợp ngô nếp mới được lai tạo trong vụ xuân 2007 tại xã hương hồ, huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, nghề trồng ngô trên thế giới đã có những bước phát triển kỳ diệu nhờ áp dụng khoa học khác về di truyền giống và kỷ thuật nông học. Hiện nay, trong ba cây ngũ cốc chính của loài người: lúa nước, lúa mì, và ngô, thì cây ngô phát triển nhanh chóng về quy mô, tỷ lệ và hiệu quả sử dụng ưu thế lai cũng như công dụng của nó. Cây ngô (Zea mays.L) là một trong những cây ngũ cốc có năng suất và có giá trị kinh tế lớn của loài người. Cây ngô bắt nguồn từ một cây hoang dại có tên là teosinte ở Miền Trung Mexico, trên độ cao 1500 m của vùng bán hạn có mưa mùa hè khoảng 350mm. Trải qua 7 ngàn năm tiến hoá, phát triển thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, ngô đã có sự đa dạng di truyền rất rộng và khả năng thích ứng có lẽ không cây nào sánh kịp 1. Từ ngô, người ta có thể chế ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau của các ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ. Có thể nói ngô là loại cây trồng có tiềm năng to lớn hiếm thẩy trên cả hai quá trình tạo năng suất sơ cấp và năng suất thứ cấp, là nguồn liệu quan trọng cho nhiều ngành sản xuất hàng hoá của xã hội. Nhiều dự đoán đã khẳng định cây ngô có đầy triển vọng, là cây báo hiệu ấm no của thế kỷ XXI2. Ngô thuộc nhóm cây quang hợp theo chu kỳ C4 nên có ưu thế tạo được sinh khối lớn hơn so với cây quang hợp theo chu trình C3. Những loài cây quang hợp theo chu trình C4 có hiệu suất sử dụng ánh sáng cao (56%), trong khi các loại cây quang hợp theo chu trình C3 có hiệu suất sử dụng ánh sáng thấp hơn (34%). Những loài cây quang hợp C4 không có hiện tượng hô háp sáng, có điểm bù CO2 chuyển hoá rất thấp và cường độ quang hợp cao. Hầu hết CO2 chuyển hoá trong quang hợp C4 đều được sử dụng vào trao đổi chất. Vì vậy, trong suốt thời gian sinh trưởng, ngô tích luỹ được mỗi khối lượng sinh khối lớn hơn so với các loài cây có hô hấp ánh sáng 14. Ở Việt Nam, ngô được đưa vào trồng khoảng thế kỷ 17 và được trồng trong điều kiện sinh thái khác nhau song do điều kiện lịch sử nước ta đã trải qua nhiều biến cố phức tạp, nền kinh tế lại nghèo nàn lạc hậu nên nghề trồng ngô ít được chú ý, do vậy tình trạng sản xuất ngô còn thấp. Trong những năm gần đây sản xuất ngô đã được chú trọng và đã có những bước phát triển rõ rệt.

Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, nghề trồng ngô trên thế giới đã có những bước phát triển kỳ diệu nhờ áp dụng khoa học khác về di truyền giống và kỷ thuật nông học. Hiện nay, trong ba cây ngũ cốc chính của loài người: lúa nước, lúa mì, và ngô, thì cây ngô phát triển nhanh chóng về quy mô, tỷ lệ và hiệu quả sử dụng ưu thế lai cũng như công dụng của nó. Cây ngô (Zea mays.L) là một trong những cây ngũ cốc có năng suất và có giá trị kinh tế lớn của loài người. Cây ngô bắt nguồn từ một cây hoang dại có tên là teosinte ở Miền Trung Mexico, trên độ cao 1500 m của vùng bán hạn có mưa mùa hè khoảng 350mm. Trải qua 7 ngàn năm tiến hoá, phát triển thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, ngô đã có sự đa dạng di truyền rất rộng và khả năng thích ứng có lẽ không cây nào sánh kịp [1]. Từ ngô, người ta có thể chế ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau của các ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ. Có thể nói ngô là loại cây trồng có tiềm năng to lớn hiếm thẩy trên cả hai quá trình tạo năng suất sơ cấp và năng suất thứ cấp, là nguồn liệu quan trọng cho nhiều ngành sản xuất hàng hoá của xã hội. Nhiều dự đoán đã khẳng định cây ngô có đầy triển vọng, là cây "báo hiệu ấm no" của thế kỷ XXI[2]. Ngô thuộc nhóm cây quang hợp theo chu kỳ C 4 nên có ưu thế tạo được sinh khối lớn hơn so với cây quang hợp theo chu trình C 3 . Những loài cây quang hợp theo chu trình C 4 có hiệu suất sử dụng ánh sáng cao (5-6%), trong khi các loại cây quang hợp theo chu trình C 3 có hiệu suất sử dụng ánh sáng thấp hơn (3- 4%). Những loài cây quang hợp C 4 không có hiện tượng hô háp sáng, có điểm bù CO 2 chuyển hoá rất thấp và cường độ quang hợp cao. Hầu hết CO 2 chuyển hoá trong quang hợp C 4 đều được sử dụng vào trao đổi chất. Vì vậy, trong suốt thời 1 gian sinh trưởng, ngô tích luỹ được mỗi khối lượng sinh khối lớn hơn so với các loài cây có hô hấp ánh sáng [14]. Ở Việt Nam, ngô được đưa vào trồng khoảng thế kỷ 17 và được trồng trong điều kiện sinh thái khác nhau song do điều kiện lịch sử nước ta đã trải qua nhiều biến cố phức tạp, nền kinh tế lại nghèo nàn lạc hậu nên nghề trồng ngô ít được chú ý, do vậy tình trạng sản xuất ngô còn thấp. Trong những năm gần đây sản xuất ngô đã được chú trọng và đã có những bước phát triển rõ rệt. Thừa Thiên Huế là một tỉnh có diện tích nông nghiệp khá lớn, nông nghiệp ở đây vẫn được chú trọng của tỉnh. Vì vậy, cây ngô vẫn được tỉnh chú trọng và đầu tư phát triển. Ở đây có quần thể ngô nếp địa phương khá phong phú . Đặc biệt là giống ngô nếp Cồn hến với những đặc trưng đặc tính quý, có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu tốt, tuy năng suất không cao nhưng phẩm chất rất ngon lại phù hợp với địa phương. Song do trồng trọt lâu đời, mà cây ngô lại là cây giao phấn nên khả năng thoái hoá giống của cây ngô rất cao, đồng thời do phong tục tập quán của người dân nên cây ngô nếp Cồn Hến đã bị thoái hóa dần, mất đi những đặc tính tốt vốn có của nó do không được chọn lọc trong quá trình sản xuất. Việc phục tráng giống ngô nếp Cồn Hến đang được chú trọng duy để duy trì các nguồn gen quý hiếm để đưa vào sản xuất. Đó cũng là mục đích của các thầy cô trong khoa nông học của Trường Đại học Nông Lâm Huế. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:"Kiểm tra một số tổ hợp ngô nếp mới được lai tạo trong vụ Xuân 2007 tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế" 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Kiểm tra sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp nhằm so sánh, đánh giá, chọn lọc các dòng tự phối có thời gian sinh trưởng ngắn, phẩm chất thơm ngon, chống chịu khoẻ với điều kiện tự nhiên và các loại sâu bệnh hại. 2 1.3. YÊU CẦU Theo dõi thí nghiệm, quan sát các đặc trưng đặc tính độ đồng đều, năng suất để lựa chọn những tổ hợp tốt làm vật liều nghiên cứu tiếp theo. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. NGUỒN GỐC VÀ VAI TRÒ CỦA CÂY NGÔ 2.1.1. Nguồn gốc cây ngô 2.1.1.1. Vùng và thời điểm phát sinh cây ngô Cây ngô là cây cho năng suất, sản lượng cao và nó có giá trị kinh tế cao của loài người. Việc tìm ra nguồn gốc cây ngô đến nay con nhiều điều cần nghiên cứu. Nghiên cứu của Vavilov (1926) đã cho rằng: Mexico và Peru là những trung tâm phát sinh và đa dạng di truyền của ngô. Mexico là trung tâm thứ nhất (trung tâm phát sinh) ,vùng Andet (Peru) là trung tâm thứ hai, nơi cây ngô đã trải qua quá trình nhanh chóng. Nhận định này của Vavilov được nhiều nhà khoa học chia sẻ: (Galinat, 1977; Wilkes,1980; Kato, 1984, 1988)[3]. Vào những năm 500-1000 năm trước công nguyên, những dân tộc sống bằng nghề nông ở hai nước trên đã giao tiếp với nhau và ngô đã được phổ biến trong khắp các cư dân sống bằng nghề nông ở châu Mỹ. Từ trung tâm Peru, cây ngô đã lan xuống phía nam đến Chile, Achentina, lên phía bắc Ecuado, Columbia sang phía tây đến Venezula và nhiều vùng thuộc Brazin rộng lớn [5]. Chuyến thám hiểm của Chritophe Colomb đã mở cho ngô một cửa lớ để bành trướng châu Mỹ đến các nước khác và trên thế giới. Colomb đã giới thiệu cho người châu Âu và gọi là cây "mahiz" tên mà ông nghe thấy ở đảo Haiti[6]. Năm 1517 ngô xuất hiện ở Ai Cập, Thố Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức. Sau đó là nam châu Âu và Bắc Phi . Theo Rumphias năm 1496 người Bồ Đào Nha đưa ngô vào Indonesia. Từ Indonesia ngô chuyển sang Đông Dương và Miến Điện . Ngô được đưa vào Việt Nam thông qua hai con đường, từ Trung Quốc và từ Indonesia. Theo nhà bác học Lê Quý Đôn nêu trong "Vân Đài Loại Ngữ" thì 4 vào thế kỷ XVII Trần thế Vinh đi sứ sang Trung quốc thấy loại cây mới mang về trồng gọi là "ngô". Cũng có tài liệu cho rằng ngô từ Indonesia chuyển sang Đông Dương, Mianma và được trồng phổ biến. Và cho tới ngày nay cây ngô đã trở thành cây lương thực chính, đứng tứ hai sau lúa nước và được trồng khắp nơi trong cả nước. Việc tìm hiểu ra vùng phát sinh cho ta thấy được điều kiện sinh thái của nó, nhằm giúp chúng ta có biện pháp kỷ thuật đúng để đưa vào sản xuất nhằm cho năng suất cao nhất. 2.1.1.2. Nguồn gốc di truyền cây ngô Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc di truyền của cây ngô - Giả thuyết là con lai giữa teosinte và một thành viên thuộc chi Andropogonea của harhberger(1896) và collins (1912) ít được sự ủng hộ vì không thể xác định được thành viên không rõ chi andropogonea . - Giả thuyết là con lai nhị bội tự nhiên giữa các loài Á châu thuộc chi maydea và andropogonea của anderson (1954) dựa trên thực tế là ngô có 2n=20 nhiễm sắc thể, có thể là kết quả của việc lai giữa hai loài sorgham hoặc giữa sorgham và coix với 2n=10 nhiễm sắc thể tồn tại đâu đó ở Đông Nam Á. Luận thuyết này bị một số nhà nghiên cứu bác bỏ vì thiếu bằng chứng tồn tại của ngô tiền Colomb ở châu Âu và loài sorgham với 2n =10 nhiễm sắc thể có hình thái hoàn toàn khác ngô. - Giả thuyết là con lai giữa ngô bọc teosinte và trisacum tạo nên ngô Trung và Bắc Mỹ, rằng teosinte là cây lai giữa ngô Nam Mỹ với trisacum Trung Mỹ. Gần đây Mangelssdorf (1958) đã cải tiến thuyết ba phần và cho rằng ngô nguyên thuỷ là bắt nguồn từ con lai giữa ngô bọc và ngô nổ. - Giả thuyết coi ngô, Teosinte và trisacum bắt nguồn từ một tổ tiên chung được Weather War đề xuất đầu tiên vào năm 1955. Hiện nay, ba loài này vẫn được tồn tại ở châu Mỹ, trisacum và teosinte dưới dạng cỏ dại. 5 Thuyết teosinte (Bealle, 1939; Langham, 1940; Langley 1941) cho rằng một hoặc nhiều đột biến xẩy ra với cây teosinte đã làm thay đổi một vài cấu trúc mà tạo nên cây ngô nguyên thuỷ, thực tế có rất nhiều điểm tương đồng giữa ngô và teosinte về hình thái, tế bào di truyền, chúng có thể lai với nhau và cho con lai hữu hiệu. Tuy nhiên cũng còn nhiều câu hỏi phải trả lời, đặc biệt về các bằng chứng khảo cổ để khẳng định teosinte là tổ tiên của ngô. 2.1.2. Vai trò của ngô Ngày nay, cây ngô được trồng rất phổ biến một phần nhờ sản lượng cũng như năng suất của ngô cao có thể đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm. Về giá trị trong hạt ngô có đầy đủ cho con người và gia súc như các loại cây lương thực khá, thậm chí còn cao hơn bao gồm hàm lượng protêin chiếm 9-12%, tinh bột 69,2%, lipit 4,3% cao hơn nhiều so với lúa gạo và còn nhiều vitamin: A, C, B 1 , B 2 , đặc biệt là Vitamin F và các chất khác chiếm 1,32%. Bảng 1: Thành phần hoá học của các phần chính của hạt ngô (%) Thành phần hoá học Vỏ hạt Nội nhũ Mầm Protein 3,7 8,0 18,4 Chất béo 1,0 0,8 33,2 Chất xơ thô 86,7 2,7 8,8 Tro 0,8 0,3 10,5 Tinh bột 7,3 87,6 8,3 Đường 0,34 0,62 10,8 (Nguồn: Waston, 1987) 6 Ngô là loại cây lương thực nuôi sống 1/3 dân trên toàn thế giới, toàn thế giới đã sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho con người. Một số vùng ở châu Mỹ, Âu, Á, ngô là loại lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày. Chế biến ngô ở các dạng: xôi ngô, bột, ngô rang… đặc biệt ở Ý chế biến ngô thành 36 món ăn, các nước Đông Nam Phi sử dụng 85% sản lượng. Trên thới giới hiện nay, ngô chủ yếu được dùng làm thức ăn gia súc, phát triển chăn nuôi. Nhiều nước có nền chăn nuôi phát triển đã sử dụng đến 70-90 %, Mỹ dùng 89%, Hungary dùng 97%, Rumani dùng 69%[14]. Những năm gần đây người ta đã dùng ngô làm thực phẩm, dùng bắp ngô bào tử làm ngô rau cao cấp vì nó là loại rau sạch bệnh nhu cầu mặt hàng ngày càng tăng.Hiện nay , trên thế giới Thái Lan là nước đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu ngô bảo tử đóng hộp. Từ việc chỉ xuất khẩu ngô bao tử, thì những năm gần đây, sản phẩm chủ yếu của Thái Lan là chế biến đóng hộp, với số lượng chất lượng không ngừng tăng lên. Ngô dùng trong công nghiệp và y dược thế giới hiện nay sản xuất được 350 mặt hàng từ ngô . Ngô nếp còn gọi là ngô sáp chứa gần như 100% amilopectin. Đặc tính quý của nó là rất dẻo, nội nhũ chứa nhiều dectin hơn ngô răng ngựa và đá rắn và gần bằng ngô đường. Vì vậy ngô nếp đã được trổng rất phổ biến hiện nay nhằm phục vụ nhu cầu của cuộc sống. Như vậy giá trị của cây ngô trong đời sống của chúng ta là hết sức quan trọng. Cho nên, chúng ta cần chú ý dùng các biện pháp kỷ thuật, tạo một số giống có năng suất phẩm chất cao để nó trở thành sản phẩm hàng hoá xuất khẩu để tăng thu lợi nhuận cho nền kinh tế. 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới Ngô được trồng trên những địa bàn rộng lớn trên trái đất, từ vĩ độ 58 0 Bắc đến 38 0 Nam, từ độ cao 1-2 m đến khoảng 3600 m so với mặt biển từ khí hậu vùng xích đạo nóng,mưa nhiều đến vùng lạnh ôn đới. Ngô là cây lương thực 7 quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Trên thế giới cây ngô đứng thứ 3 về diện tích, đứng thứ 2 về sản lượng và đứng thứ 1 về năng suất. Những năm1960-1961 sản lượng ngô trên thế giới đạt 224,2 triệu tấn (Fao 1961) trong 10 năm (từ 1970-1980) hàng năm đạt 3,8% trên năm và đạt 434 triệu tấn, thì đến năm 1990 – 1992 trên thế giới đã gieo trồng 129.804.000 ha ngô và năng suất bình quân là 3,8 tấn tấn/ha và cho sản lượng gần 500.000.000 tấn. Bảng 2: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới từ năm 2000-2006. Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2000 138.44 4.28 593.60 2001 139.11 4.41 641.73 2002 138.49 4.38 602.93 2003 144.33 4.45 642.47 2004 146.93 4.92 724.23 2005 147.01 4.70 692.03 (nguồn: Fao 2006) Sản lượng ngô trên thế giới tăng nhanh qua các năm là do tăng diện tích (chủ yếu là các nước đang phát triển mở rộng diện tích). Mặt khác, do các nước đã chú trọng thâm canh, đưa nông nghiệp hoá vào sản xuất, đặc biệt đã đưa một số giống ngô có năng suất cao vào sản xuất. Năm 2003 là (4,45 tấn/ha) còn sản lượng là 724,23 triệu tấn (2004). Đóng góp cho sự tăng nhanh năng suất và sản lượng chung cho toàn thế giới gồm có các nước sau: Chile trồng 134,28 nghìn ha, đạt năng suất bình quân 8 11,22 tấn/ha, Barbados trồng 25 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 10,40 tấn/ha, Mỹ trồng 30,08 triệu ha, năng suất bình quân đạt 9,31 tấn/ha. Bảng 3: Một số nước có diện tích cao năm 2005. Nước Diện tích (triệu ha) Nước Diện tích (triệu ha) Mỹ 30,081 Nam Phi 3,342 Trung Quốc 26,221 Argentina 2,740 Brazin 11,468 Rumani 2,662 Mêhicô 8,000 Philipin 2,500 Ấn Độ 7,400 Thái lan 1,150 Indonexia 3,504 Việt Nam 0,995 (nguồn fao 2005) Các nước trồng ngô trên thế giới đều sử dụng với giống ngô cải tiến gần 80%, trong đó 2/3 diện tích được trồng bởi giống ngô F 1 , 13% diện tích trồng ngô thụ phấn tự do. Những số lượng thống kê có tới 70% sản lượng ngô trên thế giới được dùng vào chăn nuôi. Khi đời sống của các nước đang phát triển trong những thập kỷ tới được cải thiện, thì nhu cầu đạm động vật sẽ tăng nhanh chóng, đòi hỏi nguồn nguyên liệu thức ăn gia súc ngày càng lớn ở Việt Nam 2005 cần 4-5 triệu tấn ngô và năm 2010 cần 6-8 triệu tấn. Còn trên phạm vi toàn cầu năm 2000, tổng sản lượng trên thế giới là 600,6 triệu tấn, tổng sản lượng ngô sẽ lên khoảng 837 triệu tấn năm 2010. 9 2.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam Ngày nay ngô đã chiếm một vị thế hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp của cả nước. Cây ngô có thể trồng được nhiều vùng, nhiều vụ khác nhau và nó đã trở thành cây quan trọng của cả đồng bằng, trung du và miền núi về cả hai mặt: lương thực thực phẩm cho con người và thức ăn gia súc. Trước năm 1975, do chiến tranh đất nước bị chia cắt nền sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngô nói riêng phát triển không bền vững và không đều giữa các vùng. Năm 1935 diện tích ngô nước ta là: 181.000ha, năng suất là 9,7tạ/ha với tổng sản lượng 175.000 tấn thì đến năm 1945 diện tích trồng ngô giảm còn 101.000 ha năng suất chỉ đạt 8,6 tạ/ha và cho sản lượng 87.000 tấn. Từ giai đoạn 1955-1974, diện tích trồng ngô 209.200 ha với năng suất 10,75 tạ/ha và sản lượng đạt 224.600 tấn. Sau khi hoà bình lập lại, Đảng và chính phủ coi trọng nông nghiệp là mặt trận hàng đầu nên đã có nhiều chủ trương chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất và đặc biệt đã đưa giống ngô lai năng suất chất lượng tốt. Tốc độ phát triển ngô lai ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được nhiều bước tiến lớn vào năm 1990 diện tích ngô lai cả nước mới chỉ là vài chục hecta trồng thử nghiệm thì đến năm 2004, khoảng gần 80% diện tích ngô của cả nước trên 700 nghìn ha được trồng bằng giống ngô lai. Điều này được thể hiện rõ: Năm 1990 diện tích cả nước 434.800 ha, năng suất đạt 15,5 tạ/ha, sản lượng 671.000 tấn, đến năm 2005 thì diện ngô lai đã đạt đến 90%, năng suất là 35,5 tạ/ha, sản lượng 3756300 tấn. Hiện nay, năng suất bình quân ngô của Việt Nam đã vượt qua Indonexia (2,6 tấn/ha), Phipipin (1,6 tấn/ha), Ấn Độ (1,7 tấn/ha) và các nước châu Âu khác. Trong 10 năm qua, tỷ lệ tăng trưởng ngô của Việt Nam là khá cao về diện tích là 3,7 %/năm, năng suất là 5,5%/năm, tổng sản lượng là 9,2%/năm. 10 [...]... gen của một số giống ngô nếp địa phương, sau đó chọn lọc theo phương pháp bắp trên hàng cải tiến qua 3 chu kỳ Đặc điểm của giống ngô nếp tổng hợp là thời gian sinh trưởng từ 95-120 ngày, năng suất đạt 25-30tạ/ha, được công nhận vào năm 1989[7] Nhóm nghiên cứu Phan Xuân Hào và CTV đã chọn tạo giống ngô nếp ngắn ngày VN-2 từ các nguồn gen S-2, ngô nếp Tây Ninh, ngô nếp Thanh Sơn (Vĩnh Phú), ngô nếp Quảng... canh tác lạc hậu nữa 2.3 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Những năm gần đây, nhu cầu về ngô nếp ăn tươi, luộc, nấu chè… ngày một tăng Cây ngô đã được các nhà khoa học chú ý và tập trung lai tạo, cải tạo giống mới, cho năng suất cao đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện nay Ngô Hữu tình và CTV đã lai tạo giống ngô nếp hỗn hợp qua ba giai đoạn: năm 1976 lai giữa các dòng từ các nguồn nếp trắng tạo ra các quần thể nền:... năng sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai - Nghiên cứu khả năng đặc trưng hình thái của các tổ hợp lai - Nghiên cứu khả năng chống chịu của các tổ hợp lai - Nghiên cứu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai 19 - Nghiên cứu phẩm chất của các tổ hợp lai - Nghiên cứu khả năng đồng đều của các tổ hợp lai 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm... thử 1 (lai đơn )[19] Tỉnh Thừa Thiên Huế trồng diện tích ngô lai chưa cao chỉ chiếm 25-30% mà hầu hết là cây trồng các giống địa phương, qua nhiều năm đã bị thoái hóa Để khắc phục tình tràng này chúng tôi tiếp tục tuyển chọn các dòng ngô nếp Cồn Hến trong vụ Xuân 2007, nhằm phục hồi lại nguồn gen quý, chọn ra dòng tốt để lai, vật liệu khởi đầu, nhằm tạo ra những giống ngô lai có triển vọng, phù hợp với... Hunggari và Liên Xô củ Viện đã bắt đầu tạo dòng thuần cho chương trình ngô lai từ rất sớm tạo tiền đề cho phát triển sau này Vào năm 1960-1961, tại trung tâm Hưng Lộc (Đồng Nai) tiến hành tạo ngô lai kép, với 44 dòng tự phối được gieo gồm: 19 dòng nhập nội Ấn Độ, 21 dòng từ Hoa Kỳ và 14 dòng tạo từ ngô địa phương Qua nhiều vụ gieo trồng, chọn lọc và thụ phấn đã tạo được 32 dòng S5 và 33 dòng S1 17 Trần... ô thí nghiệm : 2,1x 4,0 = 8,4 m2 - Diện tích bảo vệ : 35 m2 - Tổng diện tích thí nghiệm: 220 m2 20 - Thí nghiệm được tiến hành tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế Đất được trồng là loại đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, có thành phần cơ giới trung bình với pH = 6 - 6,5 3.3.2 Quy trình kỷ thuật 3.3.2.1 Làm đất Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, xới xáo và san đất bằng phẳng,... mẹ của chúng Hiện tượng ưu thế lai không nhất thiết phải biểu hiện ra đồng thời ở tất cả các tính trạng của cây lai nó có thể biểu hiện rất mạnh, yếu, hoặc không có Theo Xôcôlốp (1955) chỉ có 37% số tổ hợp lai cho năng suất cao hơn bố mẹ , 46% số tổ hợp bằng mức trung gian của bố mẹ, 17% số tổ hợp cao thấp hơn bố mẹ[12] Ưu thế lai đã được phát hiện và sự dụng rộng rãi trong chọn giống cây trồng Tuy... thể luôn luôn ở trạng thái dị hợp tử vì thế đem lai giữa hai quần thể tự do giao phấn với nhau 13 thì không thể đạt được tỷ lệ dị hợp tử cao Mặt khác, các gen ẩn bị lấn át nay ở trạng thái đồng hợp tử sẽ phát huy được tác dụng làm sức sống con lai không cao, các gen lặn cần được loại bỏ khỏi các dòng bố mẹ tổ hợp lai Như vậy, để đạt năng suất cao cho khả năng tạo con lai dị hợp tử mà lại chứa ít gen lặn... năng kết hợp của một số dòng ngô thuần bằng phương pháp lai đỉnh Vật liệu gồm 5 dòng tự phối ký hiệu L 1 đến L5, ở thế hệ S4 và hai cây thử được sử dụng là giống lai đơn LVN10 (T 1) và dòng DF1 (T2) Đã kết luận: các tổ hợp lai giữa các dòng với cây thử 2 có thời gian sinh trưởng dài hơn các tổ hợp lai các dòng với cây thử 1 (trừ dòng L2) Các dòng L4, L5 là các dòng có triển vọng, khả năng kết hợp chung... Năm 1905 M.east và Shull nhận thấy rằng tự phối làm giảm nhanh sự sống và giao phối thì khôi phục lại Năm 1910 D.F.jones khi lai hai dòng không họ hàng thu được tổ hợp lai rất khỏe và năng suất cao Trong vòng 3 năm từ 1915-1917 Ông đã phát minh ra phương pháp lai kép”, một phát hiện đó là bước quan trọng trong thực tế Từ đó ngô lai đã được áp dụng rất nhanh ở Mỹ, Canada và châu Âu Những công trình nghiên . trong khoa nông học của Trường Đại học Nông Lâm Huế. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:" ;Kiểm tra một số tổ hợp ngô nếp mới được lai tạo trong vụ Xuân. mới được lai tạo trong vụ Xuân 2007 tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế& quot; 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Kiểm tra sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp nhằm so sánh, đánh giá, chọn. nghề trồng ngô ít được chú ý, do vậy tình trạng sản xuất ngô còn thấp. Trong những năm gần đây sản xuất ngô đã được chú trọng và đã có những bước phát triển rõ rệt. Thừa Thiên Huế là một tỉnh có

Ngày đăng: 14/08/2014, 16:19

Mục lục

  • PHẦN 3

  • VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 4.2.1. Các chỉ tiêu về thân lá

  • Từ kết quả thu dược ở bảng 4.4 chúng tôi nhận thấy:

  • Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về thân lá của các tổ hợp lai

    • PHẦN 5

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan