Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô giai đoạn 2007 đến nay

74 3.7K 0
Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô giai đoạn 2007 đến nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007-2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ    ! "#$%&'(!) *+,-./01234 56*6+ +23781./.39:; 56*6+ 5+3<1../=;,7 56*6+ >+.=1./.=1. 56*6+ 6+23781./.?@12,7 56*6+ AB Huệ: Tìm hiểu GDP và giá vàng Hoài: Tìm hiểu xuất nhập khẩu. Mai Ly: Tìm hiều Lạm phát và giá vàng, sửa bài word. Thanh: Tìm hiểu lãi suất Phương Ly: Tìm hiểu tỉ giá hối đoái 1 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007-2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ "C$DE NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTW: Ngân hàng Trung Ương TTV: Thị trường vàng TGHĐ: Tỉ giá hối đoái XNK: Xuất nhập khẩu XK: Xuất khẩu NK: Nhập khẩu KNXK: Kim ngạch xuất khẩu KNNK: Kim ngạch nhập khẩu DNNN: Doanh nghiệp nhà nước NLTS: Nông lâm thủy sản CNXD: Công nghiệp xây dựng DV: Dịch vụ LS: Lãi suất LSCB: Lãi suất cơ bản  2 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007-2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ ,F( Môi trường kinh tế vĩ mô tác động rất lớn và làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh- hoạt động của ngành, của doanh nghiệp nói riêng, cũng như đối với tình hình phát triển của đất nước nói chung. Thực trạng nền kinh tế và xu hướng phát triển của nó thể hiện thông qua các nhân tố kinh tế, có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp. Các thành tố của nhân tố này phải tính đến là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cán cân thương mại, chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát… -Tốc độ tăng trưởng hay suy giảm của nền kinh tế trong các giai đoạn phát triển, suy giảm hay phục hồi đều có ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp. Nếu như nền kinh tế quốc dân đang ở giai đoạn hưng thịnh thì nó sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho các hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa và ngược lại. -Mức lãi suất cao hay thấp có ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp trong việc tạo ra vốn và sử dụng vốn. -Chính sách tỷ giá hối đoái: đây cũng là thành tố vừa tạo ra thời cơ, vừa gây ra nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp. -Tỉ lệ lạm phát tăng hay giảm cũng đều ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp. Cụ thể là: nếu tỉ lệ lạm phát tăng làm giá trị đồng tiền bị suy giảm, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế, đến việc tạo vốn và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu tỉ lệ lạm phát giảm hoặc kiềm chế được lạm phát, sẽ đảm bảo được giá trị của đồng tiền, thúc đẩy việc phát triển kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh. Trong thời gian qua, sự biến động không ngừng của các nhân tố kinh tế vĩ mô, đã tạo áp lực không nhỏ đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, và sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, cũng như kinh tế thế giới. 3 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007-2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ Vì thế để có chính sách hoạch định phù hợp cho doanh nghiệp, cũng như chính sách phát triển đúng đắn cho nền kinh tế. Những ai quan tâm, phải nắm bắt tình hình vĩ mô trong thời gian qua và có cái nhìn tổng quan để phân tích về tác động của môi trường vĩ mô hiện nay. Chính vì sự quan trọng và cấp thiết trên, sau khi học môn Tài chính doanh nghiệp nâng cao và kết hợp tham khảo một số tài liệu, nhóm em xin trình bày những “Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô giai đoạn 2007-9 tháng đầu năm 2011” Dưới đây là bài tìm hiểu của bản thân tập thể nhóm, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiển cận và sai sót. Chúng em rất mong được sự góp ý, phê bình của thầy giáo và các bạn để nắm được kiến thức lâu dài và vững chắc hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ taichinhdoanhnghiepnc@gmailcom Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy và các bạn ! 4 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007-2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương I sẽ giới thiệu lại một cách khái quát về những nhân tố tác động đến môi trường kinh tế vĩ mô. Với kiến thức đã được đặt nền trong các môn học kinh tế vĩ mô, tài chính tiền tệ, tài chính quốc tế,… nhóm đã tổng hợp và bổ sung để nhắc lại một lần nữa kiến thức cơ sở để bạn đọc có thể hiểu kĩ hơn khi đi sâu vào tìm hiểu tình hình thực trạng cũng như cách thức để đưa ra giải pháp phù hợp trong mối quan hệ tác động đồng thời của các nhân tố đến nền kinh tế. G.H;I3HJKL" Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia vùng lãnh thổ nào đó. Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người ( Per Capital Income, PCI) 1.1. Khái niệm: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số. 1.2. Phương pháp tính: 1.2.1.Phương pháp chỉ tiêu: Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm. 5 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007-2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ GDP=C+G+I+NX Trong đó:  C là tiêu dùng của hộ gia đình  G là tiêu dùng của chính phủ  I là tổng dầu tư  NX là cán cân thương mại 1.2.2. Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí : Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội. GDP=W+R+i+Pr+Te+Dep Trong đó  W là tiền lương  R là tiền thuê  i là tiền lãi  Pr là lợi nhuận  Te là thuế gián thu ròng  Dep là phần hao mòn tài sản cố định 1.2.3.Phương pháp giá trị gia tăng : Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA) , giá trị tăng thêm của một ngành (GO) , giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp - Giá trị đầu vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất Giá trị gia tăng của một ngành (GO) 6 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007-2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ GO =∑ VAi (i=1,2,3, ,n) Trong đó:  VAi là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành  n là số lượng doanh nghiệp trong ngành Giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP GDP =∑ GOj (j=1,2,3, ,m) Trong đó:  GOj là giá trị gia tăng của ngành j  m là số ngành trong nền kinh tế Lưu ý là kết quả tính GDP sẽ là như nhau với cả 3 cách trên. Ở Việt Nam GDP được tính toán bởi Tổng cục thống kê dựa trên cơ sở các báo cáo từ các đơn vị, tổ chức kinh tế cũng như báo cáo của các Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Còn ở Mỹ GDP được tính toán bởi Cục phân tích kinh tế (vt: BEA). 1.2.4. GDP danh nghĩa và GDP thực tế: "M=1.12.N= là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành GDP i n =∑Q i t P i t Sự gia tăng của GDP danh nghĩa hàng năm có thể do lạm phát. Trong đó:  i: loại sản phẩm thứ i với i =1,2,3 ,n  t: thời kỳ tính toán  Q: số lượng sản phẩm ; Qi: số lượng sản phẩm loại i  P: giá của từng mặt hàng; Pi: giá của mặt hàng thứ i. 7 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007-2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ "J.OPJQ là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá so sánh. "J.OPJQ được đưa ra nhằm điều chỉnh lại của những sai lệch như sự mất giá của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP. GDP thứ nhất đôi khi được gọi là "GDP tiền tệ" trong khi GDP thứ hai được gọi là GDP "giá cố định" hay GDP "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GDP theo giá năm gốc" (Năm gốc được chọn theo luật định). G.H;I3HJKLR3SJT1.UVW.X3 2.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm a. Khái niệm Hoạt động xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới. b. Đặc điểm Xuất khẩu thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu các ngành khoa học quản lí với các nghệ thuật kinh doanh, giữa nghệ thuật kinh doanh với các yếu tố khác của mỗi quốc gia như như yếu tố về pháp luật và các yếu tố về kinh tế văn hoá. Hoạt động xuất khẩu nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng nước, khai thác các nguồn lực cho phát triển, góp phần cải thiện đời sống nhân dân gia tăng tiến bộ xã hội và góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế thế giới và quốc tế hoá. Lợi thế so sánh đó là các lợi thế về vị trí địa lý, về lao động, về tài nguyên và sở hữu phát minh sáng chế. Hiện nay hoạt động xuất khẩu của nước ta một trong những mục tiêu cấp bách hàng đầu được chú trọng. Bởi nó đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho sự phát triển của nước ta, tạo sự thuận lợi cho giao lưu quốc tế, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế văn hoá của mỗi quốc gia. Nhập khẩu cũng là một hoạt động diễn ra giữa hai hay nhều quốc gia khác nhau ở trong các điều kiện môi trường và bối cảnh khác nhau. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và 8 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007-2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ quyết định đến sản xuất kinh tế, đời sống của mỗi người trong mỗi một quốc gia. Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả. Mỗi một nước đều có một thế mạnh khác nhau, có thể tự sản xuất ra nhiều loại hàng hoá khác nhau nhưng không thể không có sự trao đổi hàng hoá với các quốc gia khác. Một quốc gia muốn phát triển được thì phải có một nền kinh tế mở, thực hiện giao lưu trao đổi hàng hoá với các nước khác mà cụ thể ở đây là phải thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu. 2.1.2. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu Xuất nhập khẩu là hoạt động cơ bản của nền kinh tế quốc dân, là công cụ thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu được thể hiện ở các mặt sau: * Đối với hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nguồn ngoại tệ quan trọng nhất chi dùng cho nhập khẩu chính là từ xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hoặc thuốc nhuộm… Mặt khác sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo phục vụ nó. Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và ổn định, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và năng lực sản xuất trong nước thông qua việc thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước tạo ra một năng lực sản xuất mới. Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành được cơ cấu sản xuất thích nghi được với mọi thị trường. Việc xuất khẩu 9 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007-2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ các sản phẩm hàng hoá qua các thị trường quốc tế phải cần một lượng lớn nhân công để sản xuất và hoạt động nhập khẩu thu về một lượng ngoại tệ đáng kể để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng phục vụ đời sống và đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của nhân dân. Do vậy, xuất khẩu tác động đến giải quyết công an việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Xuất khẩu là một hình thức của kinh tế đối ngoại, điều này giúp nền kinh tế nước ta gắn chặt với nền kinh tế thế giới và tham gia vào phân công lao động quốc tế, thông qua xuất khẩu và các quan hệ đối ngoại mà hiện nay nước ta đã thiết lập mối quan hệ thương mại với hơn 140 nước trên thế giới, ký các hiệp định thương mại với hơn 70 nước là thành viên của tổ chức kinh tế của thế giới và khu vực. * Đối với hoạt động nhập khẩu Nhập khẩu cho phép bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối và ổn định. Khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng kinh tế. Sản xuất trong nứơc phải học tập, nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng để cạnh tranh với hàng nhập. Thông qua nhập khẩu các thiết bị máy móc được trang bị hiện đại, bổ sung nguyên vật liệu đảm bảo đầu vào cho sản xuất, từ đó tạo việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Nhập khẩu góp phần thúc đẩy xuất khẩu do có nguyên liệu và máy móc để sản xuất hàng xuất khẩu. Từ đó, thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tóm lại, hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang tiến trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt quan trọng. Hơn hai mươi năm qua, với nhiều chủ trươnng và chính sách của Đảng và nhà nước, các mối quan hệ ngày càng mở rộng và phát triển, kim ngạch xuất khẩu ngày càng gia tăng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu các ngành kinh tế của ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. 10 [...]... kinh tế Hai cuộc khủng hoảng của Mỹ giai đoạn 1929 và 2008 đều do tăng lãi suất quá mạnh CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007- 2011 I Tình hình tăng trưởng GDP Bảng số liệu: Năm 2007 2008 2009 2010 9 tháng đầu năm 2011 Tốc độ tăng GDP (%) 8.5 6.23 5.32 6.78 5.76 % tăng so với năm 2007 (%) 100 73.29 62.59 79.76 67.76 Nguồn: Tổng cục thống kê 33 Đề tài: Đặc điểm môi trường. .. nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt được tốc độ 34 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007- 2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ tăng trưởng dương tương đối cao như trên là một thành công lớn Nền kinh tế nước ta vẫn vượt qua thời kỳ suy giảm tăng trưởng, chứng tỏ các chính sách, giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế triển khai trong...Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007- 2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ 2.2 Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu 2.2.1 Yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu * Nhân tố kinh tế Yếu tố thị trường tác động rất lớn đến các hoạt động xuất khẩu Việc lựa chọn đúng đắn thị trường cho xuất khẩu là một nhân tố đòi hỏi phải tính toán dự báo chính xác thị trường đó phải là thị trường tiềm... đột giữa các quốc 11 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007- 2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ gia dẫn đến sự thay đổi lớn về các chính sách kinh tế, chính trị quân sự Từ đó, tạo nên hàng rào ngăn cản hoạt động kinh doanh quốc tế, đặc biệt là xuất khẩu * Nhân tố liên minh, liên kết về kinh tế, chính trị Việc mở rộng ngoại giao, hình thành các khối liên kết quốc tế, chính trị, quân sự góp phần... thường xuyên thì lạm phát sẽ làm cho giá cả tương đối biến động mạnh hơn mà nền kinh tế thị trường lại phân bổ nguồn lực dựa trên giá cả, lạm phát dẫn đến tính phi hiệu quả của nền kinh tế 23 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007- 2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ - Thay đổi gánh nặng về thuế Nhiều luật thuế không tính đến tác động của lạm phát Do đó, lạm phát có thể làm thay đổi gánh nặng về... chi tiêu 5.2 Nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất  Ảnh hưởng của cung - cầu quỹ cho vay;  Ảnh hưởng của rủi ro và kỳ hạn;  Ảnh hưởng của lạm phát dự tính;  Ảnh hưởng của chính sách vĩ mô của chính phủ  Ảnh hưởng của sự phát triển của nền kinh tế trong chu kỳ kinh doanh  Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ của ngân hàng TW 31 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007- 2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc... các nền kinh tế sử dụng tiền tệ và là hiện tượng kinh tế phổ biến đối với các nền kinh tế trên thế giới Nó tồn tại ở cả những nước phát triển, đang phát triển và chậm phát triển, cả trong thời kì phát triển, hưng thịnh lẫn trong thời kì suy thoái Lạm phát ở mức độ nhất định có vai trò thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa, giúp giảm thất nghiệp 13 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007- 2011... thực tế Trong trường hợp thu nhập danh nghĩa không đổi, lạm phát xảy ra sẽ làm giảm thu nhập thực tế của người lao động Với 2.000.000 đồng tiền lương một tháng hiện nay, một công nhân sẽ mua được 2 tạ gạo (với giá 10.000đ/kg) Vào năm sau, nếu tiền lương của công nhân này không thay đổi, nhưng tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế vào năm sau tăng lên 50% so với 22 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô. .. đạt chưa đầy 2,4% II Tình hình xuất nhập khẩu: Bảng: Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2007 đến 8 tháng đầu năm 2011 NĂM Tổng giá trị XK (1000USD) 2007 48,555,483.88 2008 62,685,129.69 2009 57,096,274.46 2010 72,191,879.18 8 tháng đầu 2011 61,728, 092.37 35 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007- 2011 Tổng giá trịNK (1000USD) Tổng kim ngạch XNK 62,666,016.37 80,713,829.08 111,221,500.3... khác, đặc biệt là các hàng hoá của những ngành có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu và những ngành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau (nguyên liệu của ngành này là sản phẩm của ngành khác,điển hình như xăng dầu là nguyên liệu chính, trực tiếp liên quan đến các ngành sản xuất…) 17 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007- 2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ 3.3.7 Lạm phát do cơ cấu Trong nền kinh tế, khi . bản  2 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007- 2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ ,F( Môi trường kinh tế vĩ mô tác động rất lớn và làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh- hoạt. Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007- 2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương I sẽ giới thiệu lại một cách khái quát về những nhân tố tác động đến môi trường kinh. doanh của doanh nghiệp, và sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, cũng như kinh tế thế giới. 3 Đề tài: Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô VN 2007- 2011 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ Vì thế để có

Ngày đăng: 14/08/2014, 16:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • IV. Khái quát về tỷ giá hối đoái

    • 4.2. Phân loại

    • 4.3. Xác định tỷ giá hối đoái:

    • 5.2. Nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất

    • 5.4.1. Đối với vay nợ

    • 5.4.2 Đối với tỷ giá hối đoái

    • Với việc thành lập liên minh gồm 5 ngân hàng (Eximbank, ACB, Sacombank, Techcombank, DongABank) và SJC được NHNN cho phép để xả hàng bình ổn thị trường vàng, đã có hơn 5 tấn vàng được liên minh này bán ra trong ngày 6/10, thu hẹp đáng kể mức chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan