Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh khánh hòa sang thị trường mỹ

88 248 0
Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh khánh hòa sang thị trường mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài: Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á với chiều dài bờ biển 3260 km trải suốt 13 độ theo hướng Bắc Nam. Vùng lãnh hải hơn một triệu km2 mặt nước biển bao gồm nhiều sông ngòi, đầm, vịnh… với nguồn lợi hải sản rất phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển mạnh cả ba mặt: khai thác , nuôi trồng và chế biến. Thêm vào đó là hàng trăm cửa sông đổ ra biển tạo nhiều vùng với hàng triệu ha mặt nước có khả năng nuôi trồng và khai thác các loài đặc sản có giá trị kinh tế cao tạo ra nhiều vùng công nghiệp nghề cá trải dài từ Bắc tới Nam. Với nguồn lợi vốn có đó đã tạo cho ngành thủy sản một tiềm năng to lớn trong định hướng phát triển kinh tế của đất nước. Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới, với phương châm “đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mối quan hệ kinh tế” thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển.Trong những năm gần đây ngành thủy sản đã vươn lên thành một trong những ngành đi đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu. Được sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo cùng vớI sự nỗ lực của các doanh nghiệp mà hiện nay sản phẩm thủy sản đã có mặt trên nhiều quốc gia, đặc biệt là có mặt trên các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản…tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. . Cùng với xu hướng phát triển kinh tế xuất khẩu của cả nước, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp thủy sản của tỉnh nhà đã và đang nổ lực hơn nữa để sản phẩm thủy sản được bán trên thị trường quốc tế. Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và của tỉnh Khánh Hòa nói riêng đó là Mỹ. Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang thị trường này chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập, mà còn gia tăng sự phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Hiện nay các doanh nghiệp đang phấn đấu xuất sang thị trường Mỹ, một thị trường khó tính nhưng có triển vọng vơí tiềm năng cao và đã có bước đầu thâm nhập thị trường này. Nhìn lại xuất khẩu thủy sản của tỉnh Khánh Hòa ta thấy trong 5 qua từ 2001-2005, ngành thủy sản Khánh Hòa luôn phát triển toàn diện trên PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com các lĩnh vực, nhờ đó KNXK luôn tăng trưởng là 13-15%/năm. Năm 2001 KNXK đạt 120 triệu USD, năm 2005 đạt 230 triệu USD, tăng gấp đôi. Xuất khẩu thủy sản quyết định giá mua, việc tiêu thụ nguyên liệu thủy sản, từ đó nó là động lực thúc đẩy kinh tế toàn ngành thủy sản phát triển, phục vụ cho nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến, phát triển thêm nhiều loài nuôi mới, chuyển dịch cơ cấu lao động vùng biển phù hợp với nhu cầu phát triển chung của toàn tỉnh. KNXK đứng thứ ba so cả nước (sau Cà Mau, Sóc Trăng), KNXK năm 2005 là 230 triệu/2650 triệu USD cả nước, chiếm 8,6% tổng KNXK ngành thủy sản Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn vấn đề: "Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Mỹ”làm đề tài của đồ án tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu: - Củng cố, bổ sung và mở rộng kiến thức đã học ở nhà trường. Vận dụng nội dung lý thuyết đã học nhằm giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống kinh tế-xã hội. - Phân tích thực trạng tình hình xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Mỹ trong những năm gần đây(2003-2005), từ đó chỉ ra được những điểm mạnh, những tồn tại, yếu kém cùng nhừng ý kiến chủ quan và khách quan của em của ưu nhược điểm để làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang thị trường Mỹ của tỉnh nhà. - Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Mỹ và kết hợp từ những sáng tạo của bản thân, em đề ra một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa sang các thị trường nói chung và thị trường Mỹ nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Mỹ trong mối liên hệ với môi trường. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com - Phạm vi nghiên cứu: Vì vấn đề mà em đang nghiên cứu rất rộng, vì điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đồ án chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu thực trạng xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa trong ba năm 2003,2004,2005 để từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần làm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh sang thị trường Mỹ thời gian tới. Với giả định rằng vấn đề nuôi trồng, khai thác đáp ứng đầy đủ nguyên liệu cho vấn đề xuất khẩu, khâu sản xuất được xem như là tốt. Tuy nhiên trong thực tế còn nhiều vấn đề về vốn kinh doanh, cơ chế quản lý nhà nước, nên đồ án không tránh được những thiếu sót 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp điều tra. 6. Những đóng góp của đồ án : Về mặt lý thuyết, đồ án đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu. về mặt thực tiễn, đồ án đã đề ra một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Mỹ trong thời gian tới và đồng thời cũng là tài liệu để các sinh viên khóa sau tham khảo. 5. Bố cục của đồ án: - Tên đề tài: “Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Mỹ”. - Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đồ án gồm 3 chương: Chương1: Một số lý luận cơ bản về xuất khẩu. Chương2: Thực trạng tình hình xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Mỹ trong những năm gần đây(2003-2005). Chương3: Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Mỹ trong thời gian tới. Đồ án này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Thế Dũng cùng quý thầy cô giáo trong khoa Kinh tế trường Đại Học Nha Trang và PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú phòng kế hoạch, phòng tổ chức kỹ thuật, và các phòng ban khác tại Sở Thủy Sản Khánh Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập. Tuy nhiên do kiến thức và thời gian thực tập là có hạn, kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên em chưa lĩnh hội hết trong quá trình thu thập tài liệu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, cùng các cô chú trong Sở Thủy Sản, cùng các bạn để cuốn luận văn này được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, tháng 09 năm 2006. Sinh viên thực hiện Trần Thị Trúc Ly PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com I.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM,TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG: I.1.1. Khái niệm về hoạt động ngoại thương: Trên thế giới không thể có quốc gia nào hoạt động độc lập không có quan hệ với các quốc gia bên ngoài. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, do có sự tồn tại của quan hệ hàng hóa, tiền tệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, vượt ra khỏi phạm vi của một đất nước. Vì vậy đòi hỏi các quốc gia muốn phát triển mạnh về kinh tế của nước mình đòi hỏi phải có quan hệvới các đối tác nước ngoài. Do đó hoạt động thương mại quốc tế tồn tại khách quan. Trong cơ chế thị trường, không chỉ ở phạm vi kinh tế quốc dân mới có hoạt động ngoại thương mà cả các doanh nghiệp cũng tham gia. Bởi vì các doanh nghiệp là chủ thể của sản xuất kinh doanh hàng hóa, nó có chức năng thương mại. Hoạt động ngoại thương của doanh nghiệp một mặt nằm trong khuôn khổ của hoạt động thương mại cả nước, mặt khác có tính chất yêu cầu riêng. Hoạt động kinh tế đối ngoại bao gồm các hoạt động cơ bản sau: ngoại thương, hợp tác đầu tư, dịch vụ… mà trọng tâm là ngoại thương. Ngày nay, ngoại thương không chỉ đơn thuần là lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước mà còn hoạt động kinh tế đối ngoại khác tham gia vào phân công lao động quốc tế. Hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp hay hoạt động ngoại thương của doanh nghiệp là sự trao đổi hàng hóa trên thị trường thông qua mua bán. Hoạt động của ngoại thương nói chung có hai chức năng cơ bản: - Là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, có chức năng tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước, chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc nội, thích ứng với nhu cầu tiêu dùng và tích lũy góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Là một ngành kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa giữa trong và ngoài nước thì chức năng cơ bản của ngoại thương là: xuất khẩu hàng hóa trong nước ra nước ngoài và nhập khẩu hàng hóa ở nước ngoài vào nước mình, nối liền một cách hữu cơ thị trường trong và nhoài nước, thỏa mãn nhu cầu của sản phẩm với người tiêu dùng trong và ngoài nước. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com I.1.2. Đặc điểm của hoạt động ngoại thương: Hoạt động ngoại thương có một số đặc điểm sau: - Thị trường là nước ngoài và chủ thể mua bán là khách hàng, bạn hàng và các tổ chức kinh tế nước ngoài. Khi đóng vai trò là người bán donh nghiệp có quan hệ giao dịch bán hàng cho cá nhân, hãng thương mại hoặc hãng xuất khẩu, hãng môi giới. - Các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ về chất lượng, giá cả và phương thức mua bán. Để đảm bảo hiệu quả đòi hỏi phải nâng cao cạnh tranh. - Việc thanh toán giữa các tổ chức kinh tế của các nước phải dùng bằng ngoại tệ có giá trị chuyển đổi. Chính vì vậy sự thay đổi giữa trị giá hối đoái, sự biến động của thị trườngtiền tệ quốc tế có ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu. - Hoạt động thương mại quốc tế không chỉ ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế mà còn chịu ảnh hưởng rất mạnh của các quan hệ chính trị- xã hội quốc tế. Chính sách khuyến khích xuất khẩu và các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước là các chính sách tác động đến hoạt động thương mạI quốc tế của doanh nghiệp. I.1.3. Tính tất yếu khách quan của hoạt động thương mại quốc tế: Trên thế giới không có quốc gia nào có thể hoạt động độc lập mà không có quan hệ với các nước bên ngoài. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, do có sự tồn tại của quan hệ sản xuất hàng hóa, tiền tệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, vượt ra khỏI phạm vi một đất nước. Vì vậy đòi hỏi các quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của mình phải có quan hệ với đối tác bên ngoài. Do đó hoạt động thương mại quốc tế tồn tại khách quan. Trong các hình thức hoạt động thương mại, thương mại quốc tế của mỗi quốc gia cũng như các doanh nghiệp chiếm vị trí quan trọng, là hình thức phổ biến, luôn tồn tại, phát triển cùng với xu thế tự do hóa thương mại, quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới và nâng cao quyền tự chủ của doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của thương mại quốc tế, tuy nhiên mức độ có khác nhau. Đối với các doanh nghiệpcó quan hệ trực tiếp với thị trường nước ngoài, hoạt động thương mại quốc tế ảnh hưởng đến đầu vào, đầu ra, quy mô, tính PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com chất, hiệu quả…sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không quan hệ trực tiếp với thị trường nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng của hoạt động thương mại quốc tế vì phải cạnh tranh với hàng hóa và đối thủ nước ngoài. Hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia và mọi doanh nghiệp là tất yếu khách quan. Nắm bắt được điều này, nên muốn phát triển kinh tế nhanh cải thiện đời sống thì một trong những điều tiên quyết là phải mở rộng nền kinh tế với bên ngoài, xác định rõ vai trò của ngoại thương. Đảng và nhà nước đang cố gắng mở ra những biện pháp nhằm mở cửa kinh tế. I.2. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG: I.2.1. Vai trò của hoạt động ngoại thương: Tiếp nhận ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tạo ngoại tệ để nhập máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại tạo điều kiện tái sản xuất mở rộng thực hiện tự cân đối, tự trang trải ngoại tệ và có tích lũy cho tái sản xuất kinh doanh mở rộng. Góp phần phát triển quan hệ kinh tế quốc dân của đất nước và thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu. Là phương hướng cơ bản để tăng cường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động thương mại quốc tế giúp các doanh nghiệp vươn ra thị trường thế giới, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hoạt động ngoại thương đóng vai trò vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho ngành kinh tế khác phát triển. Tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển ổn định. Thúc đẩy các doanh ngiệp xuất nhập khẩu phải luôn tự đổi mới, hoàn thiện công việc quản trị sản xuất và kinh doanh. I.2.2 Nhiệm vụ của hoạt động ngoại thương: Dựa trên cơ sở chức năng của ngoại thương và đặc điểm của hoạt động thương mại quốc tế, và cũng xuất phát từ những nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kì này mà hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp có nhiệm vụ cơ bản sau: PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đất nước. - Góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng như vốn, việc làm, công nghệ, sử dụng tài nguyên có hiệu quả… - Đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp. - Thực hiện theo đúng luật và các chinh sách của nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu. I.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU: I.3.1. Khái niệm về xuất khẩu: Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là chìa khóa mở ra cánh cửa giao dịch quốc tế cho một quốc gia. Hoạt động xuất khẩu được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của nền kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Đối với quá trình phát triển đi lên của bất kì quốc gia nào trên thế giới, xuất khẩu luôn giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển đi lên của quốc gia đó. I.3.2. Hình thức xuất khẩu: Các hình thức chủ yếu sau: I.3.2.1 Xuất khẩu trực tiếp: Sơ đồ 1: Mô hình xuất khẩu trực tiếp. - Các tổ chức kinh doanh xuất khẩu bán hàng trực tiếp cho các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc trực tiếp nhận hàng của các tổ chức này. - Hợp đồng bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua qua biên giới, bên mua có nhiệm vụ thanh toán cho bên bán một khoản tiền ngang giá trị hàng hóa bằng các phương thức thanh toán quốc tế. NGƯỜI BÁN NGƯỜI MUA PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com I.3.2.2. Xuất khẩu ủy thác: Sơ đồ 2: Mô hình XK ủy thác. Là hình thức xuất khẩu qua trung gian thương mại. Các trung gian này trực tiếp đàm phán kí kết hợp đồng thực hiên giao nhận hàng với các bên đối tác nước ngoài. Bên tổ chức kinh doanh nhận xuất nhập khẩu ủy thác được nhận một khoản thù lao gọi là phí ủy thác xuất khẩu. Việc ủy thác xuất khẩu thông qua hợp đồng xuất khẩu ủy thác. Đó là loại hợp đồng mà các chủ thể hợp đồng trong cùng một nước, đối tượng hợp đồng là hàng hóa, dịch vụ sẽ xuất hoặc nhập qua biên giới quốc gia. Hợp đồng ủy thác xuất khẩu là hợp đồng nhờ người khác bán hộ, còn hợp đồng nhập khẩu ủy thác là hợp đồng nhờ người khác mua hộ. I.3.2.3. Phương thức mua hàng đối ứng (đối lưu) Là phương thức giao dịch xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu. Đây là quan hệ đặc trưng cho quan hệ trực tiếp đổi hàng của nhiều đơn vị xuất khẩu nước ta hiện nay. Vì vậy người ta còn gọi là phương thức đổi hàng hay xuất nhập khẩu liên kết. Phương thức này yêu cầu: - Cân bằng về tổng giá trị hàng hóa. - Cân bằng về chủng loại hàng quý hiếm này với chủng loại hàng quý hiếm khác. NGƯỜI BÁN BÁN BUÔN BÁN LẺ NGƯỜI MUA MÔI GIỚI ĐẠI LÝ PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com [...]... là xuất khẩu thủy sản xuất khẩu đã trở thành động lực thúc đẩy kinh tế thủy sản phát triển, tăng cường cơ sở vật chất cho xuất khẩu và thu về ngoại tệ lớn và trang thiết bị cho ngành chế biến để hiểu rõ hơn vai trò của nó, ta có thể khao sát sơ bộ về tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây được khái quát qua bảng sau: Bảng 1: sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản. .. chức chỉ đạo thực hiện nhằm đưa xuất khẩu thủy sản tăng trưởng và phát triển nhanh hơn nữa, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và cải thiện đời sống của nông dân và ngư dân vùng nông thôn và ven biển PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦY SẢN CỦA TỈNH KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG 3 NĂM 2003-2005 PDF... ít khó khăn nhưng Sở Thủy sản vẫn không ngừng cải tiến để tồn tại và phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh II.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở Thủy sản Khánh Hòa: II.1.2.1 Chức năng và tính chất hoạt động: Sở Thủy sản Khánh Hòa là cơ quan quản lý hành chính của ngành Thủy Sản có chức năng quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản trên địa bàn Tỉnh Xử lý PDF created... II.2.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản đối với tỉnh và nền kinh tế: II.2.1.1 Đối với nền kinh tế: Ngành Thuỷ sản là ngành quan trọng cung cấp thực phẩm cho nhu cầu đời sống con người Thực phẩm thuỷ sản ngoài những dặc trưng như tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của con người nó còn có những đặc điểm riêng thể hiện ưu thế của mặt hàng thuỷ sản Đó là thành phần chất dinh dưỡng... vật chất và năng lực sản xuất của từng khu vực, tạo nguồn nguyên liệu góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển nâng cao đời sống cho hàng triệu người đặc biệt là nông ngư dân - Xuất khẩu thủy sản đã xác lập được vị trí có ý nghĩa chiến lược về giá trị kim ngạch xuất khẩu, năm 2005 sản lượng thủy sản chiếm 15% trong giá trị kim ngạch cả nước - Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã có... rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có công ăn việc làm và có thu nhập, ngoài ra một phần kim ngạch xuất khẩu còn dùng để nhập khẩu những hàng tiêu dùng thiết yếu góp phần cải thiện đời sống nhân dân Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao địa vị và vai trò của quốc gia trên trường quốc tế Xuất khẩu thúc đẩy và mở rộng quan kinh tế đối ngoại của nước... đua của ngành + Thanh tra Sở: Thanh tra Sở là cơ quan chuyên trách giúp Giám đốc Sở làm công tác thanh tra trong tất cả các lĩnh vực của ngành Thanh tra Sở hoạt động theo pháp lệnh thanh tra và nghị định 244/HĐBT ngày 30 tháng 06 năm 1990 của Hội Đồng Bộ Trưởng Thanh tra Sở chịu sự lãnh đạo của Giám đốc Sở và thanh tra Nhà nước tỉnh II.2 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦY SẢN CỦA TỈNH KHÁNH HÒA... trial version www.pdffactory.com II.1 KHÁI QUÁT VẾ SỞ THỦY SẢN KHÁNH HÒA: II.1.1.Quá trình hình thành vá phát triển của cơ sở từ ngày thành lập đến nay: Sở Thủy sản Khánh Hòa được thành lập sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Đến giữa năm 1976 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa xác nhập thành tỉnh Phú Khánh và Sở Thủy sản thành Sở Thủy sản Phú Khánh Văn phòng Sở được đặt tại Nha Trang, quản lý nghề... Đảng và nhà nước luông luôn xác định “ xuất khẩu thuỷ sản là một mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế” II.2.1.2 Đối với tỉnh Khánh Hòa: - Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Khánh Hòa và giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển tổng thể kinh tế miền biển cũng như vùng kinh tế khác của đất nước trong việc góp phần vào việc mở rộng thị trường nông thôn kết hợp kinh tế với... sản xuất mới để tạo nguồn hàng dồi dào cho xuất khẩu, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế Để thực hiện điều đó cần đầu tư vốn cho xuất khẩu, đây là biện pháp cần được ưu tiên cho xuất khẩu - Lập các khu chế xuất: Khu chế xuất là lãnh địa công nghiệp chuyên môn hóa dành để sản xuất phục vụ xuất khẩu, tách khỏi chế độ thương mại và thuế quan của nước sở tại I.4.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT . hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Mỹ và kết hợp từ những sáng tạo của bản thân, em đề ra một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm. xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh Khánh Hòa trong ba năm 2003,2004,2005 để từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần làm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản của tỉnh sang thị trường. đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu. về mặt thực tiễn, đồ án đã đề ra một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy của tỉnh Khánh Hòa sang thị trường Mỹ trong thời

Ngày đăng: 14/08/2014, 16:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan