rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (tóm tắt )

27 767 4
rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của việt nam (tóm tắt )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHẠM THỊ LỤA RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Thương mại Mã số: 62.34.10.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà N ội - 2014 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thị Nhiễu Viện Nghiên cứu Thương mại 2. TS. Phạm Thu Giang Bộ Công Thương Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện Họp tại Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương Địa chỉ: 46 Ngô Quyền - Hà nội. Vào hồi giờ ngày tháng năm 201 Có th ể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện quốc gia Hà nội 2. Thư viện Viện Nghiên cứu Thương mại 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm đổi mới, cùng với các ngành kinh tế khác, ngành công nghiệp DM đã có đóng góp đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn người lao động. Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu sắc như hiện nay, xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng phát triển và đi liền với xu hướng đó là bảo hộ thương mại cũng gia tăng như một thực tế khách quan. Hệ thống rào cản kỹ thuật được xem là biện pháp bảo hộ hữu hiệu nhất và ngày càng trở lên thông dụng để ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ người tiêu dùng và các lợi ích quốc gia. Các loại RCKT trong thương mại nói chung và đối với hàng DM nói riêng được các nước áp dụng ngày càng nhiều hơn, cao hơn, tinh vi và phức tạp hơn. Tính chất đa dạng, phức tạp của các RCKT và xu hướng gia tăng sử dụng chúng của các thị trường nhập khẩu lớn hàng DM đang đặt ra những thách thức to lớn đối với các nước XK hàng DM nói chung và Việt Nam nói riêng. Trước sự gia tăng sử dụng RCKT của các thị trường nhập khẩu và năng lực vượt RCKT còn hạn chế của Việt Nam cả ở tầm vĩ mô và DN, có thể ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển XK hàng DM thời gian tới, vấn đề nghiên cứu một cách sâu sắc về hệ thống RCKT của các thị trường nhập khẩu đối với hàng DMXK của Việt Nam đang đặt ra rất cấp thiết. Đó cũng chính là lý do tác giả lựa chọn vấn đề “Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các RCKT của các nước nhập khẩu, năng lực vượt rào cản của hàng DMXK của Việt Nam nhằm cung cấp lu ận cứ khoa học cho việc đàm phán, mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng DMXK và đề xuất các biện pháp vượt RCKT phù hợp nhằm đẩy mạnh XK hàng DM, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược xuất nhập khẩu và chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. 2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ cơ sở khoa học (cả lý luận và thực tiễn) cho việc đề xuất các giải pháp nhằm vượt qua RCKT của các nước nhập khẩu, đẩy mạnh XK hàng DM của Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là, làm rõ những vấn đề lý luận về RCKT và vượt RCKT trong XK hàng DM. Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc vượt qua RCKT thương mại đối với hàng DM và rút ra các bài học cho Việt Nam. Ba là, phân tích và đánh giá thực trạng XK hàng DM của Việt Nam trong những năm gần đây. Bốn là, phân tích hệ thống RCKT của một số thị trường chủ yếu đối với mặt hàng DMXK và tác động của RCKT đối với hàng DMXK củaVN; phân tích thực trạng vượt RCKT của Việt Nam thời gian qua; đánh giá những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên. Năm là, nghiên cứu, phân tích bối cảnh, triển vọng XK hàng DM Việt Nam đến năm 2020, từ đó đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp cả ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm tăng cường năng lực vượt RCKT, đẩy mạnh XK hàng DM của Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các RCKT đối v ới hàng DM của các nước nhập khẩu, các chính sách và biện pháp mà Việt Nam đã áp dụng để vượt qua các rào cản, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực vượt RCKT, đẩy mạnh XK hàng DM của Việt Nam. Về không gian: nghiên cứu RCKT đối với hàng DM của 3 thị trường nhập khẩu chính 3 của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; Nghiên cứu năng lực vượt RCKT của hàng DMXK Việt Nam trên phạm vi cả nước, cả tầm vĩ mô và vi mô (Nhà nước và DN). Thời gian: nghiên cứu thực trạng vượt RCKT giai đoạn từ năm 2007 - 2013 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận chung: Luận án được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với việc vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Phương pháp chuyên ngành: Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp; Thống kê, so sánh; Tham khảo ý kiến của chuyên gia và các DN; Điều tra xã hội học, tổng hợp kết quả điều tra, phân tích, đánh giá. 5. Những đóng góp mới của Luận án Thứ nhất, Luận án có cách tiếp cận mới, nghiên cứu RCKT theo một hướng tích cực, coi RCKT là những quy định, tiêu chuẩn hợp lý, khoa học buộc các quốc gia, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu phải tuôn thủ, trên bình diện vĩ mô và vi mô (Nhà nước và doanh nghiệp). Thứ hai, Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về rào cản kỹ thuật và vượt vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với hàng dệt may xuất khẩu, đã luận giải khái niệm về rào cản kỹ thuật và thể hiện rõ quan điểm của mình trong sử dụng cách phân loại rào cản kỹ thuật chính đối với hàng dệt may xuất khẩu; đưa ra phương thức vượt rào cản kỹ thuật theo hướng tích cực, tôn trọng lợi ích của đối tác; đề xuất mô hình vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu; phân tích xác thực các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vượt rào của các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may. Th ứ ba, Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu của một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan từ 2 phía Nhà nước và doanh nghiệp để rút ra những bài học cho Nhà nước và các DNDM của Việt Nam. 4 Thứ tư, Luận án đã đánh giá thực trạng sử dụng RCKT của các quốc gia nhập khẩu chính và tác động của chúng tới XK hàng DM của Việt Nam. Phân tích, đánh giá về năng lực đáp ứng và những biện pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ năm, Luận án đã đề xuất 4 quan điểm; các định hướng vượt RCKT từ phía Nhà nước và DN; đồng thời đề xuất các nhóm giải pháp chung vượt qua các loại rào cản kỹ thuật và nhóm giải pháp vượt từng rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan các công trình nghiên cứu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, nội dung chính của Luận án được trình bày theo 3 Chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về rào cản kỹ thuật và vượt rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu hàng dệt may. Chương 2. Thực trạng rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam và các biện pháp áp dụng để vượt rào cản. Chương 3. Quan điểm, phương hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến năm 2020. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Trong bối cảnh kinh tế thế giới toàn cầu hóa sâu sắc và KHCN phát triển vượt bậc như hiện nay, các RCTM nói chung và RCKT thương mại nói riêng cũng ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. RCKT thương mại là một trong những vấn đề lớn của TMQT ngày nay, được quan tâm nghiên cứu cả ở trong và ngoài nước. Tổ chức Thương mại thế giới có Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật thương mại - TBT, Hiệp định về các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật - SPS nhằm hạn chế việc các nước lợi dụng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định SPS để bảo hộ thương mại, cản trở tự do thương mại; các hiệp định thương mại tự do song phương (FTAs) và khu vực (RTAs) đều có những quy định về TBT và SPS, 5 v.v nhằm tạo thuận lợi cho thương mại. Các nước thành viên WTO và các hiệp định tự do thương mại song phương và khu vực khác đều có các Văn phòng TBT và SPS để theo dõi, giám sát, điều phối và hợp tác thực hiện TBT và SPS, Rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về RCKT thương mại đã được thực hiện. Tuy nhiên, theo NCS được biết và tiếp cận, cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về các RCKT và các biện pháp vượt RCKT đối với mặt hàng DMXK của Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trước đây tập trung nhiều vào nghiên cứu những RCTM cho các mặt hàng XK của Việt Nam nói chung hoặc rào cản phi thuế quan cho một mặt hàng nhất định mà chưa đi sâu phân tích RCKT cho một ngành hàng cụ thể. Hệ thống các giải pháp cũng còn mang tính định hướng, chung cho các mặt hàng. Một số nghiên cứu đã tìm hiểu về RCKT nhưng chưa đầy đủ, toàn diện và nhất là những nghiên cứu này chưa phản ánh và cập nhật được những diễn biến mới nhất về RCKT - một lĩnh vực thường xuyên, liên tục xuất hiện vấn đề mới. PHẦN NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT VÀ VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY 1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 1.1.1. Khái niệm rào cản kỹ thuật Mặc dù đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về RCKT, song theo tác gi ả có thể hiểu như sau: Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế là những quy định, tiêu chuẩn, biện pháp kỹ thuật do nước nhập khẩu đặt ra nhằm ngăn cản những hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài không đáp ứng được yêu cầu vào thị trường nước nhập khẩu 6 1.1.2. Phân loại rào cản kỹ thuật Hiện nay có khá nhiều cách phân loại về RCKT trong thương mại. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, xác lập luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm vượt qua các RCKT đối với hàng DMXK của Việt Nam, tác giả sẽ sử dụng kết hợp cách phân loại của Bộ Công thương và doanh nghiệp đồng thời nhấn mạnh đến những quy định về xuất xứ của các nước được sử dụng như một RCKT mới. Theo đó, RCKT trong thương mại quốc tế có thể được chia thành sáu nhóm, bao gồm: - Quy định và tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm; - Quy định và tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng; - Quy định và tiêu chuẩn môi trường; - Quy định và tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội; - Quy định và tiêu chuẩn về ghi nhãn sản phẩm; - Quy định về xuất xứ hàng hóa Cách phân loại về RCKT này sẽ được tác giả sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu của luận án. 1.1.3. Tác động của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế Do hình thức đa dạng và linh hoạt nên RCKT có phạm vi ảnh hưởng rất rộng rãi. Hầu hết các hoạt động thương mại trên thế giới đều gặp phải cản trở của RCKT. Thực tế cho thấy, RCKT đã ảnh hưởng đến cả nước XK và NK trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực, ảnh hưởng đến cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu. 1.2. RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XK 1.2.1. Khái niệm về rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu 1.2.1.1. Khái niệm Rào c ản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu là những quy định, tiêu chuẩn, biện pháp kỹ thuật do nước nhập khẩu đặt ra nhằm ngăn cản hàng dệt may của nước xuất khẩu không đáp ứng được yêu cầu vào thị trường nước nhập khẩu. 7 1.2.1.2. Các loại rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may Đối với hàng DMXK, RCKT cũng được chia thành các loại như đối với hàng hóa xuất khẩu nói chung đã được trình bày ở mục 1.1.2. Đó là: (i) Các quy định, tiêu chuẩn và biện pháp kỹ thuật về: chất lượng sản phẩm, an toàn và sức khỏe của con người, môi trường; trách nhiệm xã hội; ghi nhãn hàng DM; xuất xứ hàng DM. Cách phân loại về RCKT này sẽ được tác giả sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu của luận án. 1.2.2. Vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu 1.2.2.1. Khái niệm. Vượt RCKT đối với hàng DMXK là việc thực hiện các chiến lược, các giải pháp nhằm hạn chế, thậm chí triệt tiêu tác động cản trở thương mại do các RCKT gây ra, đưa hàng dệt may từ nước xuất khẩu vào tiêu thụ tại nước nhập khẩu. Nói cách khác, vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu chính là khả năng, năng lực của nước xuất khẩu (trong đó có DNDM và hàng DM xuất khẩu) đáp ứng, tuân thủ hay vượt qua các quy định, tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật do các nước nhập khẩu đưa ra đối với hàng dệt may nhập khẩu. 1.2.2.2. Phương thức vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu Trong luận án này, tác giả tiếp cận phương thức vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu theo cả hướng tích cực, chủ động, tôn trọng lợi ích của đối tác, tuân thủ cam kết quốc tế để bảo vệ lợi ích của mình. Vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất xuất khẩu đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội, không chỉ doanh nghiệp mà còn là Nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự, cả trong nước và quốc tế. Trong đó, trách nhiệm chính và sự phối kết hợp giữa các bên liên quan để vượt RCKT có thể thực hiện theo nh ững phương thức sau: Doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp phải vượt RCKT, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của thị trường nhập khẩu. Nhà nước với vai trò tạo môi trường thuận lợi và hướng dẫn, hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt RCKT. Hiệp hội là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp cùng phối 8 hợp thực hiện vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu. Sự phối kết hợp giữa Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp là không thể thiếu để vượt qua RCKT của các thị trường nhập khẩu. Bên cạnh đó cần tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế để vượt qua RCKT của nước nhập khẩu. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu của một quốc gia Vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu của một quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, thuộc 2 nhóm: trong nước và quốc tế. Các nhấn tố quốc tế bao gồm: Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; Sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ trên thế giới; Toàn cầu hóa và điều phối chính sách liên chính phủ và toàn cầu cho phát triển bền vững. Các nhân tố trong nước đó là: Trình độ phát triển và trình độ KHCN của quốc gia; Năng lực quản lý của Nhà nước; Năng lực của doanh nghiệp; Liên kết Nhà nước - doanh nghiệp - hiệp hội, liên kết và hợp tác quốc tế. 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM. 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc - Các biện pháp vượt RCKT được chính phủ Trung Quốc thông qua là: Tăng cường giao lưu và đàm phán giữa các quốc gia để giảm RCKT; Hình thành cơ chế thu nhập và xử lý thông tin một cách nhanh nhất; Tăng cường quy định vĩ mô, tiêu chuẩn hoá và hướng ngành phát triển lành mạnh; Thúc đẩy tiêu chuẩn quốc tế; Đưa ra nhiều quy tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với thị trường quốc tế; Thành lập cơ quan đặc biệt và thực hiện nghiên cứu nghiêm túc về thoả thuận TBT; Tăng cường bồi d ưỡng nhân tài. - Các biện pháp vượt RCKT của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc gồm: Cải thiện chất lượng sản phẩm và kết cấu sản phẩm xuất khẩu; Xây dựng những thương hiệu của chính Trung Quốc; Bồi dưỡng nhân tài kỹ thuật; Tuân theo luật pháp, quy định và quản lý kinh doanh đáng tin cậy. [...]... hai, Việt Nam không nên áp dụng chính sách phát triển quá nhanh đối với hàng DMXK CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ VƯỢT RÀO CẢN 2 1 KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1.1 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Về cơ cấu XK: hàng DM của Việt Nam XK chủ yếu theo hình thức gia công cho nước ngoài và. .. của RCKT từ các thị trường nhập khẩu chính 13 2.3 THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 2.3.1 Thực tiễn áp dụng các biện pháp vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam 2.3.1.1 Các biện pháp vượt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Thứ nhất, để đáp ứng với RCKT của các nước nhập khẩu, các DNDM Việt Nam đã tích cực và. .. lớn nhất của Việt Nam những năm qua, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước Bên cạnh những thành công đó, vẫn còn rất nhiều khó khăn, tồn tại trong xuất khẩu hàng dệt may 2.2 RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA CÁC THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CHÍNH VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 2.2.1 Rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu chính đối với hàng DMXK của Việt Nam Trong phạm vi của luận... triển gây cản trở cho XK hàng DM của Việt Nam với năng lực vượt RCKT còn yếu nhưng phải nỗ lực để tăng cường XK hàng DM của Việt Nam sang các thị trường này, NCS đã thực hiện đề tài luận án tiến sĩ Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của Việt Nam với mục đích nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề xuất các giải pháp nhằm vượt RCKT của các nước nhập khẩu, đẩy... động của rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu chính đến hàng dệt may xuất khẩu của Việt nam RCKT của các thị trường nhập khẩu có tác động rất lớn đến hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực: - Tác động tích cực: RCKT tạo động lực thúc đẩy đầu tư chiều sâu, cải tiến chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng DMXK của Việt Nam; bảo vệ môi trường của Việt Nam; ... xóa bỏ những rào cản kỹ thuật mà một số nước đã áp đặt lên một số mặt hàng dệt may có ưu thế của Việt Nam 14 2.3.2 Đánh giá về các biện pháp vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua 2.3.2.1 Kết quả đạt được Nhìn vào số liệu kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường, chúng ta có thể thấy được những nỗ lực của các DNDM trong việc đáp ứng các rào cản RCKT Đó... Xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh XK bền vững của DN trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế 3.3 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VƯỢT QUA RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 3.3.1 Nhóm giải pháp chung Để vượt qua các RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu, hơn bao giờ hết, giải pháp cần thiết và có tính... KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 3.1 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN RÀO CẢN KỸ THUẬT VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 3.1.1 Xu hướng phát triển của rào cản kỹ thuật trên thế giới Thứ nhất, RCKT trên thế giới sẽ phát triển nhanh về số lượng, đa dạng trong thời gian tới Thứ hai, mức độ của RCKT sẽ có xu hướng cao hơn, tinh vi hơn và phức tạp... các rào cản đối với hàng DMXK nói riêng và hàng hóa XK nói chung; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế về lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Tăng cường năng lực tham gia của hàng dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, thu hút mạnh mẽ FDI của các công ty đa quốc gia/xuyên quốc gia cho ngành dệt may của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt, nhuộm; Xây dựng và. .. trị kim ngạch xuất khẩu ngành hàng năm tăng khoảng 20% Về thị trường xuất khẩu: Hàng dệt may XK của Việt Nam hiện nay đã có mặt ở 54 thị trường trên thế giới và hiện Việt Nam đứng trong top 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, xuất khẩu lớn thứ 2 tại thị trường Hoa kỳ, thứ 3 tại thị trường Nhật Bản, thứ 9 tại thị trường EU 2.1.2 Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam thời gian qua . thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam và các biện pháp áp dụng để vượt rào cản. Chương 3. Quan điểm, phương hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may. nhanh đối với hàng DMXK. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ VƯỢT RÀO CẢN 2. 1. KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY. tại trong xuất khẩu hàng dệt may. 2.2. RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA CÁC THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CHÍNH VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 2.2.1. Rào c ản kỹ thuật của các thị

Ngày đăng: 14/08/2014, 14:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan