CHỦ ĐỀ 2: KIM LOẠI VÀ DUNG DỊCH KIỀM doc

4 1.1K 7
CHỦ ĐỀ 2: KIM LOẠI VÀ DUNG DỊCH KIỀM doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ 2: KIM LOẠI VÀ DUNG DỊCH KIỀM Bài 1: Cho m (g) Na vào 150 ml dung dịch AlCl 3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V (l) khí ở đktc và 9,36g kết tủa. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính m và V? Bài 2 : Hòa tan một miếng hợp kim Na, Al (tỉ lệ mol tương ứng là 1:2) vào nước. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 8,96(l) H 2 (đktc) và m (g) một chất rắn. Tìm m? Bài 3: (BK01) Hỗn hợp A gồm Ba và Al. - Cho m (g) hỗn hợp A tác dụng với nước dư, thu được 1,344 (l) khí; dung dịch B và phần không tan C. - Cho 2m (g) hỗn hợp A tác dụng với ddBa(OH) 2 dư thì thu được 20,832 (l) khí. Biết thể tích các khi đo ở đktc. a. Tính khối lượng từng kim loại trong m (g) hỗn hợp A. (m= 10,155g) b. Cho 50 ml dung dịch HCl vào dung dịch B. Sau khi phản ứng xong thu được 0,78 (g) kết tủa. Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HCl. Bài 4: Hỗn hợp A gồm Na, Al, Fe được chia thành 3 phần bằng nhau: - Lấy m (g) A cho vào nước dư thấy thoát ra V 1 (l) khí (đktc). - Lấy m (g) A cho tác dụng với dd xút dư thu được V 2 (l) H 2 (đktc). - Lấy m (g) A cho hòa tan hết vào dd HCl thấy thu được V 3 (l) khí (đktc) So sánh V 1 ; V 2 ; V 3 . Bài 5: Một hỗn hợp gồm Na, Al, Fe. Lập các thí nghiệm (thuận nghịch). TN1: Cho hỗn hợp vào nước, có V lít khí thoát ra. TN2: Cho hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư, thấy thoát ra 7/4V lít khí. TN3: Cho hỗn hợp vào dd HCl dư đến phản ứng xong, thấy thoát ra 9/4V lít khí. a) Viết phương trình phản ứng và giải thích. b) Tính thành phần % mỗi kim loại trong hỗn hợp. c) Nếu vẫn giữ nguyên lượng Al, còn thay Na và Fe bằng một kim loại nhóm 2 có khối lượng bằng 1/2 tổng khối lượng Na và Fe, sau đó cũng cho hỗn hợp vào dung dịch HCl dư cho đến phản ứng xong, cũng thấy thoát ra 9/4V lít khí. Xác định tên kim loại nhóm 2 (không được dùng kết quả % của câu b). Các thể tích đều đo ở cùng điều kiện. Bài 6: Hỗn hợp A gồm Ba, Al, Mg là hợp kim được dùng nhiều trong kĩ thuật chân không. - Lấy m (g) A cho vào nước dư thấy thoát ra 0,896 (l) khí (đktc). - Lấy m (g) A cho tác dụng với dd xút dư thu được 6,914 (l) H 2 (đktc). - Lấy m (g) A cho hòa tan vừa đủ vào dd HCl thấy thu được dd B và 9,184 (l) khí (đktc) a. Tính m và % khối lượng các kim loại trong A. (9,17g) b. Cho 10 g dung dịch H 2 SO 4 9,8% vào dung dịch B, sau đó thêm tiếp 210 g dung dịch NaOH 20%. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng, lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao với hiệu suất 100% thì thu được bao nhiêu gam chất rắn ? Bài 7: Hỗn hợp A gồm Al 2 O 3 và Al có tỉ lệ số gam mAl 2 O 3 : mAl = 1,02: 0,18. Cho A tan trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch B và 0,672 (l) khí H 2 (đktc). Cho B tác dụng với 200ml dung dịch HCl thu được kết tủa D. Nung D ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thu được 3,57 g chất rắn. 1. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl. (0,35 và 0,55M) 2. Nếu pha loãng dung dịch HCl đó đến 10 lần thì pH của dung dịch sau khi pha loãng là bao nhiêu? Bài 8: Cho 4,6 g hỗn hợp gồm Rb và một kim loại kiềm M tác dụng với hết với nước thì thu được một dung dịch kiềm. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch kiềm này cần dùng 800 ml dung dịch HCl 0,25 M. a. Xác định tên c ủa kim loại M. (Li) b. Tính thành phần % khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp đầu. c. Tính thể tích khi thoát ra trong phản ứng khi hỗn hợp tác dụng với 1 g H 2 O ở 0 0 C và 2 atm. Bài 9: Hỗn hợp gồm kim loại M hóa trị II và M' hóa trị III, có hóa trị không đổi được chia thành 3 phần bằng nhau: - Phần 1: Hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thu được 1,792 (l) khí H 2 . - Phần 2: Cho tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được 1,344 (l) khí H 2 và muối NaM'O 2 . Trong đó, phần khối lượng kim loại không tan có khối lượng bằng 4/9 phần khối lượng của kim loại M' đã tan. - Phần 3: đem đốt cháy hoàn toàn thu được 2,84 (g) oxit. 1. Xác định kim loại M và M'. (Mg và Al) 2. Tính thành phần % khối lượng kim loại trong hỗn hợp đầu. Thể tích các khí được đo ở đktc. Bài 10: Cho 3,25 g hỗn hợp X gồm kim loại kiềm M và một kim loại M' hóa trị II tan hoàn toàn trong nước tạo thành dung dịch D và 1,008 (l) H 2 (đktc). Chia D làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Đem cô cạn thu được 2,03 g chất rắn A. - Phần 2: Cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 0,33M tạo ra kết tủa B. 1. Tìm KLNT của M và M'. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu? 2. Tính khối lượng kết tủa B. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. (K và Zn) Bài 11: Hỗn hợp A là hợp kim Al- Cu. - Lấy m (g) hỗn hợp A hòa tan trong 500 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) cho tới khi ngừng thoát khí thì thu được 6,72 (l) khí H 2 (đktc) và còn lại m 1 g kim loại không tan. - Lấy m (g) hỗn hợp A Hòa tan bằng dung dịch HNO 3 nồng độ b (mol/l) cho tới khi ngừng thoát khí thì thu được 6,72 (l) khí NO (đktc) và còn lại m 2 (g) kim loại không tan. Lấy riêng m 1 và m 2 (g) kim loại ở trên đem oxihóa hoàn toàn thành oxit tương ứng thì thu được 1,6064m 1 gam và 1,542m 2 gam oxit. 1. Tính a và b? 2. Tính khối lượng m=? 3. Tính thành phần % khối lượng của Cu trong hợp kim? Bài 12: Một hỗn hợp X gồm K, Zn, Fe có khối lượng 49,3 gam, số mol K bằng 2,5 lần số mol Zn. Hoà tan hỗn hợp X trong nước dư còn lại một chất rắn A. Cho A vào 150 ml dung dịch CuSO 4 4M thì thu được 19,2 gam kết tủa. a) Chứng tỏ rằng A chỉ còn có Fe. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b) Một hỗn hợp Y gồm K, Zn, Fe khi cho vào nước dư tạo ra 6,72 lít khí (đktc). Còn lại một chất rắn B không tan có khối lượng 14,45 gam. Cho B vào 100 ml dung dịch CuSO 4 3M thu được một chất rắn C có khối lượng là 16 gam. Chứng tỏ rằng trong C có Zn dư. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp Y. Bài 13: Một hỗn hợp X gồm K và Al có khối lượng là 10,5 gam. Hoà tan X trong nước thì hỗn hợp X tan hết cho ra dung dịch A. a) Thêm từ từ một dung dịch HCl 1M vào dung dịch A. Khi đầu không có kết tủa. Kể từ thể tích dung dịch HCl 1M thêm vào là 100 ml thì dung dịch A bắt đầu có kết tủa. Tính % mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b) Một hỗn hợp Y cũng gồm K và Al. Trộn 10,5 gam hỗn hợp X trên với 9,3 gam hỗn hợp Y được hỗn hợp Z. Hỗn hợp Z tan hết trong nước cho ra dung dịch B. Thêm HCl vào dung dịch B thì ngay giọt đầu tiên dung dịch HCl thêm vào đẫ có kết tủa. Tính khối lượng K và Al trong hỗn hợp Y. . CHỦ ĐỀ 2: KIM LOẠI VÀ DUNG DỊCH KIỀM Bài 1: Cho m (g) Na vào 150 ml dung dịch AlCl 3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V (l) khí ở đktc và 9,36g kết tủa. Viết. một dung dịch kiềm. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch kiềm này cần dùng 800 ml dung dịch HCl 0,25 M. a. Xác định tên c ủa kim loại M. (Li) b. Tính thành phần % khối lượng của các kim loại. kim loại M và M'. (Mg và Al) 2. Tính thành phần % khối lượng kim loại trong hỗn hợp đầu. Thể tích các khí được đo ở đktc. Bài 10: Cho 3,25 g hỗn hợp X gồm kim loại kiềm M và một kim loại

Ngày đăng: 14/08/2014, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan