Phân tích hiệu quả hoạt động Công ty cổ phần VINACONEX 25

59 584 2
Phân tích hiệu quả hoạt động Công ty cổ phần VINACONEX 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP  I. Tổng quan về phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp 1. Quan điểm về phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ tận dụng các nguồn lực sản xuất hay phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh. Hiệu quả là mục tiêu chủ yếu của khoa học hành chính, là sự so sánh giữa các chi phí đầu tư với các giá trị của đầu ra, sự tăng tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra - đầu vào. Thật vậy, hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào để đạt được kết quả đầu ra cao nhất với chi phí nguồn lực đầu vào thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh không phải là số tuyệt đối mà là một số tương đối, là tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực để có kết quả đó. Việc xác định hiệu quả cũng rất phức tạp bởi kết quả đầu ra và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều rất khó xác định một cách chính xác. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả về mặt kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế ở một thời kỳ nào đó. Hiệu quả kinh tế có thể hiểu là hệ số giữa kết quả thu về với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, và nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực tham gia vào quá trình kinh doanh. Hiệu quả kinh tế phản ánh đồng thời các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh như: kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất, tổ chức sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào…đồng thời nó yêu cầu doanh nghiệp phải phát triển theo chiều sâu. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là kết quả thu được có ích về mặt xã hội với tiêu chuẩn là sự thỏa mãn nhu cầu có tính chất xã hội. Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất nhằm đạt được những mục tiêu xã hội nhất định. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất. Việc phân biệt hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội là tuỳ theo phạm vi và mức độ của sự phân tích là của cá nhân hay cả xã hội khi xem xét. Hiệu quả kinh tế được phân tích trên quan điểm lợi ích cá nhân của từng người đầu tư, nhà quản lí doanh nghiệp, người cho vay…chỉ tính toán những lời lãi thông thường trong phạm vi tài chính. Hiệu quả xã hội thì được phân tích trên lợi ích của toàn xã hội để xem xét sự phát triển chung của xã hội như mức tăng trưởng, sự công bằng xã hội và sự phát triển cộng đồng vv Vì vậy, tuỳ theo phạm vi xem xét là của cá nhân hay toàn xã hội mà có hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội. Nếu xem xét vấn đề hiệu quả trong phạm vi các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp có thể được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau tuy nhiên quan điểm hiệu quả được hiểu theo mối quan hệ đầu vào, đầu ra và được đánh giá thông qua các chỉ tiêu SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 1 - Kết quả đầu ra Nguồn lực đầu vào Hiệu quả = Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng sinh lời. Việc xem xét hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện tổng thể trên nhiều hoạt động, trong đó hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau nên chúng ta cần phải xem xét đầy đủ cả hai hoạt động này. Hai doanh nghiệp có thể có cùng hiệu quả kinh doanh nhưng hiệu quả tài chính thì khác nhau đó là do ảnh hưởng của cấu trúc vốn. Trong những điều kiện nhất định doanh nghiệp gia tăng nguồn vốn vay sẽ làm tăng hiệu quả tài chính hay nói cách khác là doanh nghiệp đang kinh doanh trên vốn chủ sở hữu. Một doanh nghiệp có thể có hiệu quả kinh doanh nhưng không có hiệu quả tài chính hoặc hiệu quả tài chính thấp do chính sách tài trợ không phù hợp với tình hình chung của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh: là một phạm trù kinh tế tổng hợp, được tạo thành bởi tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy khi xem xét hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp cần xem xét cả hiệu quả tổng hợp các yếu tố và hiệu quả riêng biệt của từng yếu tố, được gọi là hiệu quả cá biệt. Hiệu quả cá biệt: Để xem xét, đánh giá một cách chính xác về hiệu quả kinh doanh cá biệt, người ta xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho từng yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng phương tiện, từng nguồn lực với kết quả đạt được. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt thường bao gồm: hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp, hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả tổng hợp: Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp tức là xem xét khả năng sử dụng một cách tổng hợp các nguồn lực để tạo ra kết quả qua quá trình sản xuất kinh doanh. Để nhận định tổng quát và xem xét hiệu quả tổng hợp, nhà phân tích dựa vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu của thị trường và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định. Hoạt động sản xuất kinh doanh ta chỉ là một phạm trù kinh tế cơ bản còn hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một thước đo quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hiệu quả tài chính: Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao là điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng do đó các nhà đầu tư luôn có thái độ gìn giữ và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp muốn phát triển đòi hỏi phải có nguồn tài trợ. Có hai nguồn tài trợ chính cho hoạt động của doanh nghiệp đó là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Một chính sách tài trợ nào cũng luôn gắn với hiệu quả và rủi ro nên doanh nghiệp cần phải xem xét việc gia tăng nguồn vốn nào là hiệu quả hơn cả, các điều kiện mà doanh nghiệp cần đáp ứng để huy động nguồn vốn ấy cũng như các rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi sử dụng nguồn tài trợ ấy. Một chính sách tài trợ hợp lí thì phải có chi phí sử dụng vốn thấp và rủi ro thấp. Việc huy động vốn sẽ dễ dàng hơn nếu có chứng cứ về khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Đối với nguồn vốn vay, có chi phí vốn thấp, chi phí vốn của nợ ngắn hạn thấp hơn so với nợ dài hạn nhưng trái lại lại có rủi ro cao, tính tự chủ của doanh nghiệp thấp ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng tự chủ của doanh nghiệp cao, ít bị sức ép của các chủ nợ, có khả năng tiếp cận với các khoản SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 2 - Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng tín dụng nhưng ngược lại lại có chi phí vốn cao. Nếu khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao doanh nghiệp càng dễ dàng huy động vốn từ các chủ sở hữu và họ cũng dễ dàng chấp nhận việc giữ lại khoản lớn lợi nhuận vào việc đầu tư. Do vậy, hiệu quả tài chính là mục tiêu chủ yếu của các nhà quản trị nhất là trong khi họ vừa là nhà quản lí vừa là người chủ có vốn đầu tư. Nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng của tài sản của doanh nghiệp so với tổng số vốn mà doanh nghiệp thực có, đó là khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. 2. Ý nghĩa phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp Tình hình hoạt động của một doanh nghiệp được rất nhiều đối tượng quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau như chủ DN , nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng, nhà bảo hiểm kể cả các cơ quan chính phủ và những người lao động. Đối với chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm chủ yếu của họ là khả năng trả nợ hiện tại và sắp tới của DN. Đối với nhà đầu tư mối quan tâm của họ là các yếu tố rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và khả năng thanh toán vốn. Mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông là lợi nhuận và khả năng tài trợ do đó cần đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nơi họ có phần vốn góp của mình….Do đó việc phân tích hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đặc trưng bởi việc xem xét hiệu quả sử dụng toàn bộ phương tiện kinh doanh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ nên sẽ cung cấp cho các nhà lãnh đạo các chỉ tiêu để làm rõ: hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được là do tác động của quá trình kinh doanh hay do tác động của chính sách tài chính. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố, phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý, phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Kết quả của phân tích là cơ sở để ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn, giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh. Các báo cáo kế toán, BCTC phản ánh một cách tổng hợp toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn công nợ, kết quả sản xuất kinh doanh của DN trong một niên độ kế toán, song những thông tin riêng biệt đó chưa thể hiện được nhiều ý nghĩa và chưa thể hiện hết các yêu cầu, nội dung mà người sử dụng thông tin quan tâm do đó họ thường dùng các công cụ và kỹ thuật cơ bản để phân tích tình hình hoạt động DN, để thuyết minh các mối quan hệ chủ yếu trong BCTC nhằm nghiên cứu tình hình hoạt động hiện tại từ đó đưa ra những quyết định trong tương lai. II. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 1. Nguồn thông tin từ bên trong doanh nghiệp 1.1 Thông tin từ hệ thống kế toán Hệ thống kế toán trong doanh nghiệp là nơi cung cấp phần lớn thông tin cho các nhà quản trị trong quá trình phân tích hiệu quả hoạt động. Và hệ thống báo cáo tài chính là nguồn thông tin được sử dụng chủ yếu. Các báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và thuyết minh báo cáo tài chính - Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của đơn vị tại những thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ, phản ánh một cách tổng quan về tình hình tài sản và nguồn vốn của DN. Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 3 - Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh với DN, giúp cho nhà phân tích nghiên cứu đánh giá một cách khái quát tình hình và kết quả kinh doanh, khả năng cân bằng tài chính, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của DN. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là báo cáo tài chính tổng hợp cho biết tình hình tài chính của DN trong từng thời kỳ nhất định, phản ánh tóm lược các khoản thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn DN, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng hoạt động kinh doanh ( sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính, hoạt động bất thường). Bên cạnh đó, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của DN trong thời kỳ đó .Dựa vào số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh, người sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ, so sánh với kỳ trước và với DN khác để nhận biết khái quát hoạt động trong kỳ và xu hướng vận động - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kì báo cáo của doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp thông tin liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ngân hàng, các nhà đầu tư, Nhà nước và nhà cung cấp có thể đánh giá khả năng tạo ra các dòng tiền từ các loại hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, đó cũng chính là mối quan tâm của các nhà quản lý tại doanh nghiệp để có các biện pháp tài chính cần thiết, đáp ứng trách nhiệm thanh toán của mình. - Thuyết minh báo cáo tài chính: nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thời giải thích một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích thêm một cách cụ thể, rõ ràng. Các báo cáo tài chính trong DN có mối quan hệ mật thiết với nhau, mỗi sự thay đổi của một chỉ tiêu trong báo cáo này trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến các báo cáo kia, trình tự đọc hiểu được các báo cáo tài chính, qua đó họ nhận biết được và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêu phân tích của họ. 1.2 Thông tin từ các bộ phận khác trong doanh nghiệp Nhà phân tích có thể sử dụng các thông tin từ ban lãnh đạo doanh nghiệp, các báo cáo của hội đồng quản trị và các bộ phận phòng ban khác để phục vụ cho việc phân tích. Có thể tìm hiểu thông qua việc đánh giá trình độ cũng như kinh nghiệm của các nhân viên trong doanh nghiệp, khả năng thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin… 2. Nguồn thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp 2.1 Thông tin từ ngành nghề kinh doanh của DN Những thông tin liên quan đến ngành, lĩnh vực kinh doanh sẽ làm rõ hơn nội dung các chỉ tiêu phân tích hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đặt sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành kinh doanh. Những thông tin về tầm quan trọng của ngành trong nền kinh tế; các sản phẩm hoạt động khác nhau của ngành; quy trình công nghệ; các khoản đầu tư; cơ cấu ngành và độ nhạy của ngành trước những biến động của cơ hội; mức độ cạnh tranh và quy mô của thị trường; mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và khách hàng; nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng,… Những thông tin trên sẽ làm rõ hơn nội dung các chỉ tiêu tài chính trong từng ngành, lĩnh vực kinh doanh. SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 4 - Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng 2.2 Thông tin từ tình hình kinh tế tài chính Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều nhân tố thuộc môi trường vĩ mô nên phân tích tài chính cần phải đặt trong bối cảnh chung của kinh tế trong nước và các nền kinh tế trong khu vực. Kết hợp những thông tin này sẽ đánh giá đầy đủ hơn tình hình tài chính và dự báo những nguy cơ, cơ hội đối với hoạt động của doanh nghiệp. Những thông tin cần quan tâm bao gồm: thông tin về tăng trưởng, suy thoái kinh tế, về lãi suất ngân hàng, về tỉ lệ lạm phát… III. Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 1. Phân tích biến động Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận Để có một cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vự, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý…các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu và chi phí hoạt động tài chính và các nghiệp vụ bất thường để xác định kết quả của từng loại hoạt động cũng như kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. . Đối với các doanh nhân, yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh luôn là vấn đề lợi nhuận. Do đó việc phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận trong doanh nghiệp là một việc vô cùng quan trọng và hữu ích cho các nhà quản trị đưa ra những sách lược, kế hoạch hoạt động trong tương lại nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Khả năng tạo ra lợi nhuận càng cao còn cho thấy năng lực quản lý của các nhà quản trị trong việc nâng cao không ngừng hiệu quả sản xuất, hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Xem xét sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phân tích sự ảnh hưởng cũng như các nguyên nhân dẫn đến biến động lãi (lỗ) của doanh nghiệp. Vì vậy, ta tiến hành tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để có thể thấy được khả năng tạo ra lợi nhuận của DN là cao hay thấp. 1.1. Phân tích tăng trưởng doanh thu Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của bất kì một doanh nghiệp nào. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt dộng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Bên cạnh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ doanh nghiệp còn có những khoản làm tăng vốn chủ sở hữu đó là doanh thu tài chính, thu nhập khác. Chỉ tiêu này càng cao cũng chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng thu hút được nhiều hợp đồng, nhiều khách hàng hơn, cũng như doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên một doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực thì việc phân tích kết cấu doanh thu tùy thuộc theo từng lĩnh vực hoạt động sẽ cho ta cái nhìn chi tiết hơn về hoạt động của doanh nghiệp. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn lĩnh vực kinh doanh nào mang lại cho doanh nghiệp lợi ích kinh tế cao hơn cũng như lĩnh vực nào mang lại lợi ích thấp để doanh nghiệp có những phương án điều chỉnh thích hợp nhằm ngày càng nâng cao lợi ích kinh tế, góp phần tối đa hóa lợi nhuận. Tỉ trọng Dthu lĩnh vực i/ Tổng Dthu = Dthu lĩnh vực i x 100% Tổng doanh thu Tỷ trọng doanh thu của lĩnh vực nào càng cao chứng tỏ đó là lĩnh vực hoạt động mang lại lợi ích kinh tế chính cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa, tỷ trọng nào còn thấp sẽ SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 5 - Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng khiến các nhà lãnh đạo chú ý hơn đến nó nhằm nâng cao hơn nữa những giá trị kinh tế mà hoạt động đó có thể mang lại cho Công ty. 1.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí Tỉ lệ giá vốn hàng bán / doanh thu thuần Tỉ lệ Giá vốn hàng bán/Dthu thuần = Giá vốn HB x 100% Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thu được thì giá vốn hàng bán chiếm bao nhiều % hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiều đồng giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại. Tỉ lệ chi phí bán hàng / Doanh thu thuần Tỉ suất CP bán hàng/Dthu thuần = CP bán hàng x 100% Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ công tác bán hàng càng có hiệu quả và ngược lại. Tỉ lệ Chi phí quản lý DN / Doanh thu thuần Tỉ suất CP Quản lý DN/ Dthu thuần = CP quản lý DN x 100% Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu chi phí quản lý. Tỉ lệ chi phí quản lý DN/ Doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý càng cao và ngược lại. 1.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh Tỉ suất lợi nhuận gộp / doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần = Lợi nhuận gộp về BH và CCDV Doanh thuần về BH và CCDV Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp được tạo ra. Tỉ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng lớn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này giảm thì có nghĩa là khả năng sinh lời kém, nếu mức giảm lớn thì chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp đang xuống cấp nghiêm trọng. Chỉ tiêu này cho thấy sự phù hợp của doanh nghiệp về mặt sản xuất và lưu thông, cũng như năng lực tạo nguồn vốn bằng tiền. Một doanh nghiệp có chỉ tiêu này cao hơn mức bình quân ngành chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và lao động so với doanh nghiệp khác. Chỉ tiêu này cũng đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh, của chính sách định giá và các chính sách phát triển thị trường. Tỉ suất LN thuần HĐKD/DTT từ HĐKD Tỉ suất LN thuần HĐKD/DTT = Lợi nhuận thuần SXKD x 100% Doanh thu thuần SXKD SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 6 - Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng Tỉ suất này được xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thuần.Tỷ lệ lãi từ hoạt động KD cho biết lãnh đạo doanh nghiệp đã thành công đến mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp. Tỉ suất Lợi nhuận TT/Doanh thu Tỉ suất LNTT/Tổng Dthu = LNTT x 100% Tổng Doanh thu Tổng doanh thu = Doanh thu BH & CCDC + Doanh thu TC + Thu nhập khác Tỉ số này được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng doanh thu, do đó, lợi nhuận trong công thức này có thể là lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Tuy nhiên, do lãi suất thường biến đổi theo thời gian, tỉ suất thuế thu nhập có thể biến đổi và không giống nhau theo từng mặt hàng, từng loại hình kinh doanh cho nên lựa chọn lợi nhuận kế toán trước thuế là hợp lí hơn cả. Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận trước thuế chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trị giá chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệp càng lớn. Ngoài ra, chỉ tiêu này chỉ ra khả năng quản lí, điều hành công việc kinh doanh có tạo sự thành công toàn diện hay không, cho biết lãnh đạo doanh nghiệp đã thành công đến mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp. Nếu dùng chỉ tiêu này để so sánh giữa các doanh nghiệp khác nhau trong cùng 1 ngành hoặc so sánh với trung bình ngành thì ta sẽ thấy được hiệu quả, năng lực cạnh tranh và độ hấp dẫn của doanh nghiệp này so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Còn nếu so sánh chỉ tiêu này giữa các ngành khác nhau thì nó sẽ chỉ ra được ngành hàng kinh doanh nào có khả năng tạo ra lợi nhuận cao, giúp ích cho nhà đầu tư trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư. Đối với doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, và có các đơn vị thành viên thì cần tính toán các chỉ tiêu này theo từng lĩnh vực, từng đơn vị thành viên để đánh giá cụ thể hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp. 2. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản 2.1. Hiệu suất sử dụng tài sản H TS = Tổng doanh thu Tổng tài sản bình quân Hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa kết quả đạt được trên tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản thể hiện một đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Giá trị chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng lớn, khả năng tạo ra và cung cấp của cải cho xã hội càng cao và do đó hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ lớn. 2.2. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá trị sản xuất chủ yếu hình thành từ năng lực TSCĐ nên để thể hiện hiệu quả cá biệt về việc sử dụng TSCĐ, có thể tính chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ như sau: H TSCĐ = Doanh thu thuần Giá trị TSCĐ bình quân SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 7 - Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng lớn. Trong công thức trên nếu sử dụng giá trị còn lại của TSCĐ thì chỉ tiêu này sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách khấu hao nếu doanh nghiệp thay đổi. Do đó, để loại trừ ảnh hưởng cả phương pháp tính khấu hao ta nên dùng nguyên giá TSCĐ. Cách tính toán các chỉ tiêu trên khá đơn giản nhưng nói chung những chỉ tiêu này là thước đo thô vì các bảng cân đối kế toán của hầu hết các Công ty đều liệt kê ra tất cả các tài sản khác nhau ở các mức giá trị khác nhau. Những giá trị báo cáo này thường ít có quan hệ với các giá trị kinh tế hiện tại, do những “bóp méo” gia tăng theo thời gian, cùng với sự thay đổi đáng kể về mức độ lạm phát, hoặc với sự tăng giá của các tài sản như bất động sản. 2.3. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp. Quá trình vận động VLĐ trong doanh nghiệp bắt đầu từ việc doanh nghiệp dùng tiền để mua hàng hóa dự trữ phục vụ cho việc kinh doanh, sau đó tiến hành tiêu thụ hàng hóa và thu hồi vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu. VLĐ không ngừng vận động trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nó là một bộ phận vốn có tốc độ luân chuyển nhanh hơn so với TSCĐ. Trong quá trình hoạt động kinh doanh VLĐ sẽ lần lượt mang các hình thái khác nhau. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau  Vòng quay vốn lưu động  Vòng quay hàng tồn kho  Vòng quay khoản phải thu a) Số vòng quay vốn lưu động Số vòng quay bình quân = Doanh thu Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động luân chuyển được bao nhiêu lần trong kỳ. Trị giá của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng nhanh hay hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt. Đó là kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán tạo tiền đề cho tình hình tài chính lành mạnh. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động có thể được tính cho từng loại tài sản, từng giai đoạn công việc. Hiệu suất này thay đổi không những phụ thuộc vào doanh thu mà còn phụ thuộc nhiều vào sự tăng giảm từng loaị tài sản lưu động của doanh nghiệp. Số ngày bình quân một vòng quay K VLĐ = VLĐ bình quân x 360 (ngày/vòng) Doanh thu thuần Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Hệ số này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn và chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao. Mức tiết kiệm (lãng phí) vốn lưu động Việc tăng (hoặc giảm) tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ làm cho doanh nghiệp tiết kiệm (hay lãng phí) một số vốn lưu động nhất định. V∆ = S 1 (K 1 – K 0 ) 360 SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 8 - Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng Trong đó: ∆V : VLĐ tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) S 1 : Doanh thu thuần bán hàng kỳ phân tích. N 1 , N 0 : Số ngày một vòng quay vốn lưu động kỳ phân tích và kỳ gốc. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động H VLĐ = 1 V VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh, để tạo ra một đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ phân tích cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. Trong tất cả các doanh nghiệp sản xuất hay thương mại thì hàng tồn kho và nợ phải thu luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Tốc độ quay vòng của hàng tồn kho nhanh hay chậm thì có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Chính vì vậy, để đánh giá sâu hơn hiệu suất sử dụng vốn lưu động, ta cần đi sâu phân tích số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay nợ phải thu. b) Số vòng quay các yếu tố cơ bản của vốn lưu động  Vòng quay phải thu khách hàng Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. V KPT = Doanh thu thuần BH & CCDV + Thuế GTGT đầu ra Phải thu khách hàng bình quân Thông số này cho chúng ta biết số lần phải thu khách hàng được chuyển hoá thành tiền trong năm. Số vòng quay càng lớn thì thời gian chuyển hoá từ doanh số thành tiền mặt càng ngắn. Khi không có thông tin về doanh thu tín dụng, ta sử dụng tổng doanh thu. Khi doanh số biến động theo mùa hoặc tăng mạnh trong năm thì việc sử dụng số dư phải thu khách hàng cuối kì sẽ không còn phù hợp nữa. Đối với loại hình kinh doanh có sự biến động theo mùa, ta sử dụng số dư hàng tháng. Trong trường hợp doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng mạnh, số dư phải thu khách hàng vào cuối năm sẽ cao hơn so với doanh số. Lúc đó vòng quay phải thu khách hàng sẽ bị sai lệch, số lần quay vòng phải thu khách hàng trong năm sẽ thấp hơn so với thực tế. Trong trường hợp này, việc sử giá trị trung bình của phải thu khách hàng đầu năm và cuối năm sẽ thích hợp hơn nếu doanh số tăng tương đối đều trong cả năm. Kỳ thu tiền bình quân: là khoảng thời gian bình quân mà khoản phải thu có thể chuyển thành tiền. K KPT = 360 (ngày/vòng) V KPT Nếu kỳ thu tiền dài hơn thời hạn bán tín dụng cho phép của Công ty thì đó có thể là một dấu hiệu không tốt, nó chứng tỏ Công ty hiện đang có một tỉ lệ tương đối nhiều khách hàng tín dụng trả nợ không đúng hạn. Nếu kỳ thu tiền bình quân là 52 ngày và thời hạn bán hàng là “2/10 net 30”,điều này có nghĩa là một phần lớn phải thu khách hàng là quá hạn, vượt qua ngày thứ 30. Mặt khác, nếu kỳ hạn là “Net 50” thì phải thu khách hàng bị thu hồi chỉ chậm hơn 2 ngày so với kỳ hạn quy định. SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 9 - Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đường Nguyễn Hưng Mặc dù kỳ thu tiền bình quân quá cao thường không tốt nhưng kỳ thu tiền bình quân quá thấp cũng không hẳn đã tốt. Kỳ thu tiền bình quân thấp có thể là biểu hiện của một chính sách tín dụng quá chặt chẽ. Lúc này, phải thu khách hàng có thể có chất lượng cao nhưng doanh số có thể bị giảm mạnh và lợi nhuận có thể thấp hơn mức lẽ ra phải đạt được. Trong tình huống này Công ty nên nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng. Nói chung phải thu khách hàng có chất lượng tốt chỉ khi nó có thể chuyển hoá thành tiền trong một khoảng thời gian hợp lí trong mối quan hệ với chính sách bán hàng và chính sách quản trị phải thu khách hàng.  Vòng quay hàng tồn kho Để đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị hàng tồn kho của Công ty chúng ta xem xét thông số vòng quay hàng tồn kho: V HTK = GVHB Tồn kho bình quân Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Thông thường, vòng quay hàng tồn kho càng cao, hoạt động quản trị hàng tồn kho của Công ty càng hiệu quả và hàng tồn kho càng mới và khả nhượng. Tuy nhiên, đôi lúc vòng quay hàng tồn kho cao có thể là dấu hiệu của việc dự trữ quá ít hàng tồn kho và do đó có thể xảy ra tình trạng cạn dự trữ. Vòng quay hàng tồn kho thấp thường là dấu hiệu của việc duy trì nhiều hàng hoá lỗi thời, quá hạn, chậm chuyển hoá. Hàng quá lạc hậu, hết hạn phải đem đi thanh lí, và do vậy ít nhiều sẽ làm giảm một phần hàng tồn kho được xem là khả nhượng, vì thông số vòng quay hàng tồn kho cũng chỉ là một công cụ đo lường thô nên chúng ta cần phải điều tra kĩ hơn về các phương diện khác trong hoạt động quản trị hàng tồn kho. Kỳ dự trữ bình quân: thông số này xác định số ngày dự trữ hàng trong kho. Nếu số ngày dự trữ dài hơn so với mức bình quân ngành, điều này chứng tỏ tồn kho bị tồn đọng quá nhiều và có nguy cơ Công ty phải giảm giá mạnh để giải phóng hàng tồn kho. K HTK = 360 V HTK 3. Phân tích thu nhập từ sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu 3.1. Hệ số thu nhập trên tài sản ( ROA ) Hệ số thu nhập trên tài sản (ROA) là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một Công ty so với tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của Công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. ROA = Lợi nhuận Tổng tài sản bình quân Trong đó lợi nhuận của doanh nghiệp có thể được tính bằng lợi nhuận trước hay sau thuế hoặc là lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay ( nếu loại bỏ ảnh hưởng của cấu trúc vốn). Cụ thể hai trường hợp như sau :  Không loại trừ ảnh hưởng của cấu trúc vốn ROA = LNTT Tổng tài sản bình quân SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 10 - [...]... xuyên Phần này đã giới thiệu những đặc thù chung của Công ty về qui mô Công ty, đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lí, và đặc điểm tổ chức kế toán Sau đây ta đi sâu phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Vinaconex 25 B PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25 QUA 3 NĂM 2009-2011 I Phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận của Công ty 1 Phân tích biến động Doanh... ngược lại PHẦN II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25 QUA 3 NĂM 2009 - 2011  SVTH: Đỗ Văn Tùng * Lớp: 35K06.3 Trang - 14 - Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Đường Nguyễn Hưng A Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Vinaconex 25 I Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty cổ phần VINACONEX 25 tiền thân là Công ty xây lắp số 3 Quảng Nam... và miền Nam với các tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh II Đặc điểm, chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hiện nay Công ty đang hoạt động với : Tên Công ty : Công ty Cổ phần Vinaconex 25 Tên giao dịch quốc tế : Vinaconex 25 Joint Stock Company Tên viết tắt : VINACONEX 25 Trụ sở chính : 159B Trần Quý Cáp,... dựng và đổi tên thành Công ty xây lắp Vinaconex 25 Công ty xây lắp Vinaconex 25 chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần theo quyết định số 1786/QĐ-BXD ngày 17/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Qua quá trình phát triển, Vinaconex 25 hiện nay là một trong những đơn vị mạnh của Tổng công ty VINACONEX Công ty đã xác lập chỗ đứng vững chắc và khẳng định thương hiệu của mình tại khu... bản là Công ty cổ phần Sông Đà 9 và Công ty Cổ phần XD CTGT 545 Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Sông Đà hiện đang giữ các vị trí quan trọng trong xây dựng các công trình giao thông đường bộ trọng điểm của Tổng Công ty Sông Đà cũng như trong lĩnh vực cung cấp nguyên vật liệu xây dựng Hoạt động chủ yếu của Công ty là lĩnh vực xây dựng công trình giao thông đường bộ, xây dựng dân dụng và công nghiệp,... Công ty xây lắp chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần theo quyết định 3221/QĐ – BGTVT ngày 31/8/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty XDCT 545 đơn vị có hoạch toán phụ thuộc Tổng Công ty XD CTGT 5 thành Công ty Cổ phần XD CTGT 545 Qua quá trình phát triển, Công ty Cổ phần XD CTGT 545 hiện nay là một trong những đơn vị mạnh của Tổng Công ty. .. liệu xây dựng đã đi đúng hướng 2 Phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận của Công ty Phân tích kết quả kinh doanh chỉ mới cho chúng ta cái nhìn sơ bộ về tình hình kinh doanh của Công ty qua các năm, theo đó, hoạt động kinh doanh của Công ty đã có những cải thiện đáng kể Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ hơn về hoạt động kinh doanh của Công ty, cần thiết phải đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu... năm 2009 chủ yếu là do Công ty quản lý VLĐ kém hiệu quả Điều này có thể thấy rõ qua phần phân tích trước đây, mặc dù doanh thu kinh doanh tăng nhưng với giá trị tài sản đầu tư ngày càng lớn thì Công ty lại thể hiện công tác quản lý lỏng lẻo, yếu trong tổ chức quản lý tài sản dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản giảm sút Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty thực hiện các công trình xây lắp có... quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty  Hội đồng Quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất trong Công ty  Ban Kiểm soát: Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu BKS thay mặt cổ đông đảm bảo các quyền lợi của cổ đông và kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty Ban kiểm soát có ba thành viên do ĐHĐCĐ bầu và bãi miễn với đa số tính theo số lượng cổ phần bằng thể thức... : Công ty cổ phần Công ty Cổ phần VINACONEX 25 là doanh nghiệp hoạt động với chức năng cơ bản là sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng với các lĩnh vực chủ yếu sau :  Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, sân bay, bến cảng, thuỷ điện, đường dây và trạm biến thế điện đến 500KV, cấp thoát nước, các công trình kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, công trình công . VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP  I. Tổng quan về phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp 1. Quan điểm về phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp Hiệu quả. mà có hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội. Nếu xem xét vấn đề hiệu quả trong phạm vi các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của. ty Cổ phần Vinaconex 25. B. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 25 QUA 3 NĂM 2009-2011 I. Phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận của Công ty 1. Phân tích biến động Doanh

Ngày đăng: 14/08/2014, 09:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan