Tái sử dụng bộ phận nhân tạo ứng dụng công nghệ cao trong y học potx

5 412 0
Tái sử dụng bộ phận nhân tạo ứng dụng công nghệ cao trong y học potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tái sử dụng bộ phận nhân tạo ứng dụng công nghệ cao trong y học Sự ra đời và ứng dụng các bộ phận nhân tạo sử dụng công nghệ cao trong nhiều năm qua đã tạo nên một bước tiến lớn trong y học. Nó không chỉ giúp cho người bệnh giữ được mạng sống hoặc giúp họ lấy lại một phần chức năng của cơ thể, mà còn là những linh kiện hữu ích có thể tái sử dụng khi người chủ sở hữu qua đời và tiếp tục phục vụ cho những nhu cầu của những bệnh nhân mới. Một hình thức mới: tái sử dụng bộ phận nhân tạo ứng dụng công nghệ cao đang được đánh giá sẽ trở thành xu hướng phổ biến trong thời gian tới. Sau khi một người chết đi, bằng việc hiến những phần cơ thể sống của mình, người đó có thể giúp cho nhiều người khác giữ được mạng sống và tiếp tục sống, đó là điều mà tất cả mọi người đang được kêu gọi nên làm vì cộng đồng. Và mới đây nhất, tại Anh, một chiến dịch nhạy cảm mới đang thu hút sự chú ý của nhiều người, đó là việc tái sử dụng các bộ phận, thiết bị nhân tạo của người đã qua đời để tiếp tục giữ và duy trì cuộc sống cho những bệnh nhân bị khiếm khuyết tương tự. Ca phẫu thuật ghép tạng. Những lợi ích từ việc tái sử dụng thiết bị công nghệ cao Trong nhiều trường hợp, sau khi một người qua đời, nhiều bộ phận nhân tạo trên cơ thể họ vẫn có giá trị sử dụng và vẫn hoạt động tốt. Việc tái sử dụng những thiết bị này giúp giảm chi phí tốn kém do việc sản xuất các bộ phận nhân tạo và giảm chi phí cho chính người bệnh tiếp theo đang cần đến nó. Các nhà khoa học Anh cũng cho biết: những thiết bị nhân tạo này khá đắt đỏ và vẫn còn khả năng hoạt động tốt, vẫn rất an toàn khi tái sử dụng, chẳng hạn như các máy điều hoà nhịp tim. 12 bệnh nhân người Philippines bị mắc bệnh tim đã nhận được những thiết bị điều hoà nhịp tim tái sử dụng này và cho tới nay, sau 6 tháng được ghép các thiết bị điều hoà tim, sức khoẻ của họ phục hồi rất tốt, các thiết bị vẫn hoạt động rất hoàn hảo. Kết quả này đã mang lại tin vui cho những người khởi xướng việc tái sử dụng các thiết bị y tế nhằm cứu sống nhiều bệnh nhân khác. Trong số những thiết bị y tế được gắn trên cơ thể bệnh nhân, có nhiều bộ phận nhân tạo có giá trị, đặc biệt là các phần cấy bên trong tạng có cấu tạo phức tạp và chi phí sản xuất khá cao. Tiến sĩ Timir Baman – một chuyên gia tim mạch thuộc Trường Đại học Michigan – Mỹ cho biết: Vấn đề đáng quan tâm nhất là khâu khử trùng, làm sạch những bộ phận nhân tạo tái sử dụng này chứ không phải là tranh cãi xem có nên sử dụng chúng hay không. Thêm vào đó, một số thiết bị tương thích có thể hợp khi tái sử dụng với bệnh nhân này, song sẽ không hợp khi sử dụng cho bệnh nhân khác. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Trường Đại học Carolina – Mỹ, khoảng 20% các thiết bị điều hoà nhịp tim đã qua sử dụng có thể đem sử dụng lại được. Đây cũng là một con số đáng kể. Những người sở hữu các bộ phận và thiết bị cấy ghép nhân tạo cũng cho biết, họ sẵn sàng hiến các thiết bị này sau khi họ qua đời vì mục đích cứu sống các bệnh nhân khác rơi vào tình cảnh tương tự mình. Hàng loạt các chương trình kêu gọi sự hiến tặng các bộ phận nhân tạo để cứu giúp các bệnh nhân nghèo tại các nước đang phát triển đã được tiến hành. Chương trình này hứa hẹn sẽ đem lại sự sống và phục hồi chức năng cho hàng nghìn người bệnh trên khắp thế giới. Ngoài các thiết bị nhân tạo phổ biến như máy điều hoà nhịp tim, những thiết bị nhân tạo khác như xương nhân tạo, các khớp xương nhân tạo, tay, chân giả, các bộ phận được hỗ trợ công nghệ cao có gắn chíp điện tử cũng đặc biệt được lưu ý trong chương trình tái sử dụng. Và những tranh cãi Bên cạnh những mặt có ích được nhận thấy rõ, việc tái sử dụng các thiết bị nhân tạo cũng gây nên nhiều tranh cãi, đặc biệt là những nghi ngại về sự an toàn và mức độ tin cậy của thiết bị tái sử dụng. Nhiều chuyên gia có ý kiến phản bác lại việc tái sử dụng cho rằng điều này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm cho người sử dụng thiết bị, đặc biệt trong trường hợp công nghệ khử trùng không đạt yêu cầu như dự tính. Một vấn đề trở ngại khác là sau khi được lấy ra khỏi cơ thể người hiến tặng, những thiết bị này liệu vẫn còn có khả năng hoạt động bình thường? Một số chuyên gia về tội phạm học còn e ngại về việc sẽ xuất hiện những loại tội phạm chuyên đánh cắp các thiết bị nhân tạo công nghệ cao. Điều này không thể không xảy ra khi mà chính những bộ phận tạng sống của con người cũng đang được xem như một món hàng giá trị và đang bị đánh cắp, buôn bán bất hợp pháp. Tuy nhiên, cũng có một phần không nhỏ những thiết bị nhân tạo được tái chế và sử dụng với mục đích khác ngoài y học. Đặc biệt là các thiết bị được làm từ kim loại như: vàng, bạc, kim loại quí khác Một gia đình khi chuyển tới nơi ở mới đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra bên dưới móng nhà của họ là hơn 100 chi nhân tạo được làm từ kim loại. Chúng đã được tái chế lấy kim loại để sử dụng cho việc xây dựng. . Tái sử dụng bộ phận nhân tạo ứng dụng công nghệ cao trong y học Sự ra đời và ứng dụng các bộ phận nhân tạo sử dụng công nghệ cao trong nhiều năm qua đã tạo nên một bước tiến lớn trong y học. . những bộ phận nhân tạo tái sử dụng n y chứ không phải là tranh cãi xem có nên sử dụng chúng hay không. Thêm vào đó, một số thiết bị tương thích có thể hợp khi tái sử dụng với bệnh nhân n y, song. các thiết bị nhân tạo phổ biến như m y điều hoà nhịp tim, những thiết bị nhân tạo khác như xương nhân tạo, các khớp xương nhân tạo, tay, chân giả, các bộ phận được hỗ trợ công nghệ cao có gắn

Ngày đăng: 13/08/2014, 22:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan