Lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ốm potx

3 255 0
Lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ốm potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trẻ bị ốm thường mệt mỏi và biếng ăn. (Ảnh minh họa). Lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ốm - Mặc dù cảm giác thèm ăn giảm hẳn khi bé ốm, bạn vẫn nên cho bé ăn một số thực phẩm nhất định. Dưới đây là vài gợi ý về dinh dưỡng cho một số bệnh thường gặp ở trẻ em. 1. Tiêu chảy Có rất nhiều tác nhân gây tiêu chảy như các loại virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng và chúng đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, có thể gây suy dinh dưỡng và thậm chí cả tử vong. Chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý: - Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và các yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương. - Không cho trẻ ăn các loại thức ăn, nước uống làm tăng thêm tiêu chảy như thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp. - Dùng các loại thức ăn sẵn có như gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp. - Chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa - Uống và ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng. Trẻ bị ốm cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt hơn. (Ảnh minh họa). 2. Trẻ bị viêm đường hô hấp Viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi là những bệnh lý của đường hô hấp thường gặp ở bé. Biết cách chăm sóc và theo dõi khi bé bệnh sẽ giúp cha mẹ tự tin hơn và che chở được nhiều hơn cho thiên thần nhỏ bé của mình. Do đó, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý: - Chuẩn bị thức ăn cho bé: trong lúc bệnh, đa số bé sẽ có cảm giác biếng ăn và khó tiêu hóa hơn so với lúc bình thường, vì vậy, thức ăn cho bé phải được nấu mềm hơn và lỏng hơn một ít so với ngày thường, nhưng vẫn phải bảo đảm đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau). - Cho bé ăn thức ăn ấm tốt hơn thức ăn lạnh (ăn lạnh có thể sẽ làm tình trạng viêm họng tiến triển nhiều hơn). - Nếu bé biếng ăn, nên cho bé ăn lượng thức ăn ít hơn ngày thường, như vậy để bé không bị đói và không bị sụt cân thì phải cho bé ăn thường xuyên hơn (số bữa nhiều hơn) và tận dụng những món bé thích để giúp bé ăn được nhiều. 3. Sốt Trẻ em rất hay bị sốt do nhiều nguyên nhân và có thể tùy đặc tính cơn sốt mà thể hiện tình trạng bệnh lý khác nhau. Việc chăm sóc ban đầu khi bé bị sốt rất quan trọng nhưng không phải ông bố, bà mẹ nào cũng biết cách. Cha mẹ nên: - Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường. - Cho trẻ ăn thức ăn loãng hơn bình thường, nhẹ, dễ tiêu . Trẻ bị ốm thường mệt mỏi và biếng ăn. (Ảnh minh họa). Lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ốm - Mặc dù cảm giác thèm ăn giảm hẳn khi bé ốm, bạn vẫn nên cho bé ăn một số. gợi ý về dinh dưỡng cho một số bệnh thường gặp ở trẻ em. 1. Tiêu chảy Có rất nhiều tác nhân gây tiêu chảy như các loại virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng và chúng đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ. Biết cách chăm sóc và theo dõi khi bé bệnh sẽ giúp cha mẹ tự tin hơn và che chở được nhiều hơn cho thiên thần nhỏ bé của mình. Do đó, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý: - Chuẩn bị thức ăn cho bé:

Ngày đăng: 13/08/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan