TOÀN CẦU HOÁ VÀ VẤN ĐỀ “PHẢN ỨNG BẢN SẮC” TRONG VĂN HOÁ docx

17 355 0
TOÀN CẦU HOÁ VÀ VẤN ĐỀ “PHẢN ỨNG BẢN SẮC” TRONG VĂN HOÁ docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TOÀN CẦU HOÁ VÀ VẤN ĐỀ “PHẢN ỨNG BẢN SẮC” TRONG VĂN HOÁ (trường hợp Đồng bằng sông Cửu Long) PGS. TS. Đinh Ngọc Thạch Trường ĐH KHXH & NV, TP. HCM “Phản ứng bản sắc” là cách thức đáp trả lại những tác động từ bên ngoài đến bản sắc của một dân tộc, những tác động làm biến dạng nó, hay nói khác đi, làm mất “nguyên bản” của nó. Phản ứng có thể diễn ra khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện và khả năng của chủ thể tiếp nhận và xử lí các giá trị du nhập từ bên ngoài. 1. Toàn cầu hoá đã và đang trở thành xu thế tất yếu, chi phối các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế đến văn hoá, từ kĩ thuật, công nghệ đến chính trị, tư tưởng. Ngay cả những quốc gia bị đánh giá là bảo thủ trong quan hệ với thế giới bên ngoài, cũng không tránh khỏi những tác động của toàn cầu hoá. Sức mạnh chi phối của toàn cầu hoá thể hiện không chỉ trong kinh tế, mà còn lan rộng sang hệ thống chính trị, và từ đó tác động đến hoạt động kinh tế, văn hoá, trước hết là ở định hướng phát triển của chúng. Nên hiểu điều này như thế nào? Do chức năng của mình mà hệ thống chính trị của mỗi quốc gia cần đón nhận và xử lí các vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến đời sống của các tầng lớp nhân dân, quyền lợi của quốc gia. Nếu hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả, với những con người vận hành hệ thống ấy thật sự linh hoạt, khôn ngoan, thì quốc gia được hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hoá, liên kết quốc tế và hội nhập. Ngược lại, hệ thống chính trị kém cỏi, xơ cứng, với những con người bảo thủ, định kiến, thiếu năng động, thiếu bản lĩnh và sự nhạy bén nắm bắt cái mới, chỉ có thể chú trọng đến viêc đối phó với toàn cầu hoá hơn là đề ra và thực hiện đường lối phát triển phù hợp với xu thế chung. Bài học của mô hình chủ nghĩa xã hội cửa quyền, quan liêu, bao cấp vẫn còn đó, để lại không ít di chứng trong hệ thống chính trị hiện nay, mặc dù sự nghiệp đổi mới đã diễn ra đã hai mươi năm. Tồn tại từ những năm 50 của thế kỉ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa, do Liên Xô đứng đầu, với hạt nhân là các nước trong khối “Hội đồng tương trợ kinh tế” (SEV), biến nhà nước thành “pháo đài tự phong toả”, cắt đứt mối liên hệ kinh tế và văn hoá với phần còn lại của thế giới. Thứ tư duy thời “chiến tranh lạnh” ấy được biện minh bằng những luận điểm không thể chối cãi về nguy cơ hoà tan hai hệ thống vào một và đánh mất diện mạo chính trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguy cơ là có thật; vấn đề là ở chỗ nên hiểu nó như thế nào và xử lí ra sao để “hội nhập” nhưng không “hoà tan”, đẩy mạnh liên kết với bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo ổn định bên trong. Toàn cầu hoá như một xu thế tất yếu chỉ mới được chúng ta thừa nhận và đặt mình trong xu thế ấy từ đầu những năm 90. Hệ thống chính trị cũng trải qua những điều chỉnh, đổi mới cần thiết, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của hội nhập, trước hết là hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó nó vẫn tiếp tục hoàn thiện mình dưới tác động của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên hệ thống chính trị chỉ tỏ ra có hiệu quả nếu vận hành trong mối quan hệ hài hoà với các thành tố xã hội, nhất là lĩnh vực văn hoá, là lĩnh vực chịu tác động của toàn cầu hoá hết sức nhanh chóng và có tính lan tỏa. Điều này không khó giải thích, bởi lẽ bản thân quá trình toàn cầu hoá, dù muốn hay không, cũng mang trên mình nó nhân tố văn hoá, trước hết là văn hoá tinh thần. Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và toàn cầu hoá ngay từ đầu đã đã vận động trong môi trường văn hoá châu Âu, nên khi thâm nhập vào các quốc gia khác, chẳng hạn quá trình thực dân hoá diễn ra vào thế kỉ XIX, cũng kéo theo những biến chứng văn hoá đối với người bản địa. Môi trường văn hoá của chủ nghĩa tư bản đã được chuẩn bị từ thời Phục hưng, là thời đại sản sinh ra những con người khổng lồ, tạo nên diện mạo văn hoá nhân văn như sự thách thức đối với nền chuyên chính tinh thần của nhà thờ, giải phóng cá nhân ra khỏi tín điều và uy quyền tư tưởng[i][1]. Ngay cả sinh hoạt tôn giáo cũng chịu ảnh hưởng của văn hoá đó, mà điển hình là phong trào Cải cách tôn giáo vào đầu thế kỉ XVI do Luther và Calvin đứng đầu, với những tuyên bố phù hợp với thời đại tư bản chủ nghĩa đang đến gần, như “cần biết quý sức lao động của mình”, “làm giàu không phải là tội lỗi”, “hãy biết sống dung dị và tiết kiệm” v.v. Phong trào đó cũng góp phần hình thành các quốc gia dân tộc tư sản và sự phân cực Bắc - Nam trên bản đồ chính trị châu Âu. Khoa học thực nghiệm đặt ra cho mình mục tiêu đưa tri thức đến với thực tiễn, nhấn mạnh “tri thức là quyền lực”, báo trước kỉ nguyên bùng nổ sáng tạo khoa học và ứng dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những nhân tố tạo nên môi trường văn hoá của chủ nghĩa tư bản tiếp tục thống trị trong thời đại ngày nay, khi mà toàn cầu hoá vẫn còn chịu sự chi phối mạnh mẽ của các cường quốc tư bản chủ nghĩa. Nền văn hóa mới được xác lập trong quá trình đấu tranh giải phóng cá nhân khỏi chủ nghĩa phổ quát Kytô giáo Trung cổ, do đó nó sẵn sàng chấp nhận tính độc đáo, không lặp của mỗi cá nhân như chủ thể sáng tạo, nghĩa là chấp nhận sự “lệch chuẩn” trong hoạt động để phát hiện cái mới, với triết lý hết sức biện chứng rằng, có những quan niệm hôm qua là chân lý, là chuẩn mực phổ biến, nhưng hôm nay, do sự vận động của thực tiễn xã hội, có thể trở thành cái không phù hợp, cá biệt, và ngược lại. Bên cạnh đó, trong môi trường nhà nước pháp quyền – thành quả của các cuộc cách mạng tư sản, không gian văn hóa dường như dành cho mọi công dân, thay cho chế độ đẳng cấp và sự thống trị của uy quyền tư tưởng, vốn là đặc trưng của xã hội trước. Song văn hóa thực dụng cũng mang tính hai mặt, thể hiện bản chất của xã hội tư sản. Một mặt, văn hóa thực dụng nhấn mạnh tính hiệu quả, hướng đến đông đảo công chúng thông qua sự đa dạng của các môtíp và thứ bậc sáng tạo. Mặt khác, tư duy thực dung trong văn hóa ngày nay rất có thể đụng chạm đến những chuẩn mực, những giá trị truyền thống của nhiều dân tộc, nhất là những dân tộc non trẻ, vừa thoát khỏi bóng mây của chủ nghĩa thực dân, đang thực hiện những bước đi đầu tiên khẳng định bản ngã của mình. Thứ nhất, thực dụng hoá trong hoạt động gây nên hiệu ứng tiêu cực trong các quan hệ xã hội, trong lối sống và văn hoá ứng xử. Thứ hai, chủ nghĩa cá nhân, vốn mang ý nghĩa cách mạng vào thời Phục hưng, giờ đây biến dạng thành thứ chủ nghĩa cá nhân vị kỉ, cùng với sự sùng bái đồng tiền và quyền lực đến mức xuyên tạc cả những chuẩn mực của xã hội công dân. Ở bình diện quốc tế các nước giàu có tự nhận mình là đại diện cho “trật tự thế giới mới”, thao túng sinh hoạt quốc tế, áp đặt luật chơi cho cả các thành viên của Liên hợp quốc[ii][2]. Thứ ba, sự thao túng của các tập đoàn tư bản lớn trong nhà nước pháp quyền khiến cho các giá trị chính trị, hay các chuẩn mực của văn hoá chính trị, bị đẩy đến tình trạng một chiều, thành đặc quyền chính trị, và kết quả là những lí tưởng cao đẹp như tự do, dân chủ, bình đẳng, các quyền cơ bản của công dân… biến thành thứ trò chơi chính trị hay món hàng trao đổi vì những mục đích thiển cận. Thứ tư, tính chất hai mặt của toàn cầu hoá ở bình diện văn hoá - tư tưởng. Toàn cầu hoá tạo điều kiện cho việc mở rộng liên kết quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, mở rộng đối thoại và giao lưu văn hoá, khoa học, kĩ thuật, tăng cường học hỏi lẫn nhau giữa các quốc gia trong chiến lược và đường lối giáo dục, góp phần đẩy mạnh hiện đại hoá, làm phong phú nền văn hoá dân tộc. Nhưng mặt trái của toàn cầu hoá cũng phơi bày ra ngày càng gay gắt. Có thể nhận thấy ba nguy cơ chính đối với các quốc gia đang phát triển dưới tác động của toàn cầu hoá, trong đó có Việt Nam: sự xáo trộn tự phát trong sáng tạo và hưởng thụ văn hoá; chủ nghĩa lãng mạn ngây thơ, hay sự tha hoá bản sắc; nghịch lí giữa tính mở của không gian giao tiếp và sự biệt hoá ngày càng sâu sắc giữa các cá nhân, các nhóm xã hội, các dân tộc và các khu vực. Đề cập đến thực trạng này, GS. TS. Lê Hữu Nghĩa viết: “Toàn cầu hoá trong điều kiện do các thế lực tư bản chi phối lại tạo nguy cơ làm mai một nền văn hoá dân tộc, mâu thuẫn với việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Thông qua toàn cầu hoá, mở cửa, dễ du nhập những quan niệm sai trái, đạo đức suy đồi, lối sống thực dụng, vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân, “văn hoá phẩm” độc hại… Đã có nhiều người trên thế giới lên tiếng cảnh báo về nguy cơ “Mĩ hoá toàn cầu”[iii][3]. Nhà báo Dương Trọng Dật cũng chia sẻ quan điểm này khi cảnh báo về khả năng “chú cừu Doily - sự sinh sản vô tính trong văn hoá”, hiểu theo nghĩa sự đồng hoá và đánh mất cái Tôi dân tộc trong cơn sóng trào toàn cầu hoá[iv][4]. 2. Ít nhất trong tay người viết bài này đang có bốn quyển Kỉ yếu Hội thảo khoa học về ĐBSCL, với các chủ đề khá phong phú, song đều xoay quanh trục chính là thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ở khu vực năng động, song hết sức phức tạp và có nhiều mảng sáng tối đan xen nhau này[v][5]. Có nhiều bài viết hay, trong đó có cả bài viết về biện chứng giữa phát triển văn hoá và xu thế hội nhập, song thiếu hẳn một triết lí thực sự về văn hoá dưới tác động của toàn cầu hoá, nhất là vấn đề “phản ứng bản sắc” trong văn hoá, mà điều này lại rất cần thiết, nhằm góp phần xác lập quan điểm thực tiễn về văn hoá trong điều kiện toàn cầu hoá. Thế nào là bản sắc và phản ứng bản sắc, hay đúng hơn, phản ứng mang tính bản sắc? Đã có khá nhiều công trình bàn về khái niệm bản sắc, đến nỗi cuối cùng không có định nghĩa nào về bản bản sắc được xem là chuần mực. Tại Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã đưa ra cách hiểu về bản sắc dân tộc của văn hoá như sau: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc văn hoá dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”[vi][6]. Không thể xem đó là định nghĩa cô đọng và nổi bật về bản sắc dân tộc trong văn hoá, mà chỉ là sự liệt lê các tính cách dân tộc, được thử thách trong tiến trình lịch sử, song ít ra cách hiểu ấy đã làm sáng tỏ phần nào yếu tố biệt hoá và cá thể hoá, mà nếu thiếu chúng khó có thể nói đến những nét đặc trưng của các nền văn hoá dân tộc. Một số nhà nghiên cứu trước cách hiểu quá “chung chung” về bản sắc, dễ hoà lẫn bản sắc của người Việt với bản sắc của các dân tộc khác, đòi hỏi phải nêu được cái bên trong, cái cố hữu tự thân ở bản sắc. Song đó là sự biện minh theo tinh thần của chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa hoài nghi, bởi lẽ không thể có bản sắc, hơn nữa bản sắc dân tộc của văn hoá, tồn tại dưới dạng tự thân, khép kín, cô lập. Bản sắc, hiểu như cái bản chất đặc trưng của mỗi dân tộc, luôn luôn thể hiện ra một cách sinh động, thông qua hoạt động của con người, và được thẩm định bằng chính sự tồn tại và phát triển của nó. Sự thể hiện đó về mặt lịch sử tạo nên một con đường trải từ quá khứ đến hiện tại, kết nối cái đã qua và cái đang tồn tại, hình thành một dòng chảy không phân chia giữa các yếu tố góp phần tôn vinh và khẳng định thế đứng của dân tộc trong một thế giới đa dạng, hay có thể nói là đa bản sắc nhưng thống nhất vì mục tiêu chung, mang ý nghĩa nhân loại. Các dân tộc không tồn tại một cách biệt lập, khép kín, mà liên hệ với nhau; càng gần với thời đại hiện nay mối liên hệ ngày càng mở rộng và phong phú. Song chính vì thế trong quá trình tồn tại và phát triển lịch sử của các dân tộc bên cạnh những mối liên hệ và quan hệ tích cực, xây dựng còn có những hiềm khích dân tộc, những cuộc xung đột, chiến tranh, khiến cho, theo quan điểm bi quan chủ nghĩa của A. Schopenhauer, “hoà bình chỉ là chặng nghỉ ngắn ngủi giữa những cuộc chiến”. Nguyên nhân của các cuộc xung đột, xét đến cùng, liên quan trực tiếp đến lợi ích dân tộc, trong đó có những lợi ích cục bộ, và được xác định là những lợi ích mang tính sống còn, nghĩa là những lợi ích mà vì nó một dân tộc sẵn sàng chấp nhận hy sinh để không bị hoà tan cái Tôi của mình vào những cái Khác xa lạ. “Phản ứng bản sắc” thường diễn ra trong quá trình tiếp nhận và xử lí các giá trị văn hoá ngoại lai, thường đặc trưng cho các khu vực có điểm xuất phát thấp về nhiều mặt, từ kinh tế đến trình độ học vấn. Trong cuộc Hội thảo về sự phát triển của ĐBSCL (tháng 11/2004) các nhà khoa học và các nhà quản lí văn hoá đều có chung nhận định là sự chênh lệch về thu nhập, trình độ học vấn là một trong những nguyên nhân dẫn đến những diễn biến phức tạp trong việc tiếp nhận và xử lí văn hoá, tạo nên những đối cực trong sinh hoạt văn hoá[vii][7]. Những đối cực ấy, theo tôi, đáng được xem như những biểu hiện trái chiều nhau của “phản ứng bản sắc”. “Phản ứng bản sắc” là cách thức đáp trả lại những tác động từ bên ngoài đến bản sắc của một dân tộc, những tác động làm biến dạng nó, hay nói khác đi, làm mất “nguyên bản” của nó. Phản ứng có thể diễn ra khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện và khả năng của chủ thể tiếp nhận và xử lí các giá trị du nhập từ bên ngoài. Ở ĐBSCL, do tính chất phát triển không đồng đều giữa các khu vực, nên tác động của toàn cầu cũng thể hiện ở những mức độ khác nhau. Có một nghịch lí đang diễn ra là trong khi công tác quản lí văn hoá còn mang nặng tính hành chính thì ở một bộ phận dân chúng những phản ứng bản sắc mang tính tự phát đang lan rộng, đòi hỏi xác lập cách tiếp cận thực tế hơn đối với vấn đề này. Có thể đề cập đến các “vành đai” chịu ảnh hưởng của văn hoá và lối sống phương Tây trong cơn sóng triều toàn cầu hoá, lấy Thành phố Hồ Chí Minh và các cửa khẩu biên giới làm những điểm xuất phát. Lẽ cố nhiên trước sự xâm nhập của các giá trị từ bên ngoài phản ứng thường diễn ra theo hai chiều: hoặc làm quen dần dần, rồi tiếp nhận và cải biến, hoặc phê phán và bài trừ. Nhưng đó là cách thức phản ứng thông thường. Điều cần nói ở đây là phản ứng cực đoan, cũng diễn ra theo hai chiều: cố chấp bản sắc và tha hoá bản sắc, mà việc nhận ra và khắc phục nó hoàn toàn không dễ dàng, bởi lẽ nó đã là một vấn đề nhận thức, lệ thuộc vào chủ thể nhận thức, vào thói quen ý thức, vào phương thức tổ chức và vận hành cơ chế chính quyền. Thế nào là cố chấp bản sắc? Cách đây 10 năm, trong bài viết Bản sắc tộc người và bạo lực chính trị Maila Joseph viết về vấn đề này như sau: “Toàn cầu hoá ngay từ ban đầu đã có một hiện tượng tương đồng hoá những lối ứng xử và những khát vọng. Nền văn minh phương Tây chuyển tải những lí tưởng được tiêu chuẩn hoá của một nền văn hoá kĩ thuật, tiêu dùng và hoan lạc chủ nghĩa. Sự phản ứng mang tính bản sắc có thể được giải thích một phần như là một sự phản ứng đối mặt với sự áp đặt những mô hình văn hoá ngoại lai. Đợt kịch phát bản sắc trong phạm vi phản ứng với sự tha hoá bản sắc và ít ra cũng có sự khẳng định mình một cách quá mức mà khước từ một nền văn hoá khác, không đặc sắc và phi nhân tính”[viii][8]. Trong bối cảnh hiện nay trên thế giới sự cố chấp bản sắc có thể đưa đến những xung đột bản sắc nhân danh quá trình quay trở về với cội nguồn. Chủ nghĩa khủng bố thực chất là mạo xưng bản sắc để thực hiện những cuộc tấn công có chủ đích và phi nhân tính vào các đối tượng mà nó gọi là kẻ thù không đội trời chung. Cho dù tên gọi “chủ nghĩa khủng bố” đôi khi mang tính chủ quan, áp đặt, thậm chí miệt thị, song những diễn biến chính trị trong 5 năm trở lại đây cho thấy trong các hành vi bạo lực ẩn chứa không ít những biểu hiện của cố chấp bản sắc, mà hành động quân sự được hiểu là “không còn cách nào khác” để chứng tỏ phản ứng bản sắc trước thế giới phương Tây[ix][9]. Cũng như chủ nghĩa bảo thủ trong chính trị, hiện tượng cố chấp bản sắc theo tinh thần chối bỏ mọi cái ngoại lai một cách cực đoan tạo nên những hậu quả tiêu cực trong cách thức tiếp nhận và phát triển văn hoá dân tộc, bởi lẽ nó làm nghèo các giá trị, mà còn gây những căng thẳng mới giữa một thế giới mở như thế giới mà chúng ta đang sống. Trong các báo cáo về thực trạng văn hoá của các tỉnh ĐBSCL người đọc đôi khi nhận thấy những biểu hiện đối phó, ngăn chặn mang nặng tính hành chính đối với sự xâm nhập các sản phẩm văn hoá phẩm phương Tây. Tuy nhiên đó chỉ là bề nổi. Vấn đề là ở chỗ sự đối phó thụ động khó có thể đem đến hiệu quả, nếu không tạo ra những sân chơi văn hoá bổ ích, lành mạnh dành cho giới trẻ, là thành phần nhạy cảm nhất với cái mới. Ở một số nơi thậm chí còn đưa ra những giải pháp ngăn chặn cứng rắn quá mức đối với các hoạt động văn hoá, các sáng tác văn chương, nghệ thuật “chịu ảnh hưởng của lối sống phương Tây’, hay “xuyên tạc sự thực của địa phương” mà trên thực tế là sự quy chụp mang tính chủ quan của một bộ phận những người làm công tác quản lí văn hoá. Nói khác đi, hiện tượng cố chấp bản sắc, dù chưa đến mức nghiêm trọng, song đã và đang tồn tại, mà nguyên nhân trực tiếp của nó là vấn đề nhận thức và xử lí văn hoá, còn nguyên nhân sâu xa hơn là cơ chế quản lí, sự thiếu tính chuyên nghiệp của một bộ phận làm công tác văn hoa, và đặc biệt là chủ nghĩa chủ nghĩa bảo thủ chính trị tự phát, do thĩi quen thời bao cấp và chiến tranh lạnh để lại. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta đã có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lo ngại về sự xâm thực văn hóa, quá trình “Tây hóa” len lỏi vào các lĩnh vực của đời sống. Nguyễn Bính băn khoăn về “hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” khi tiếp xúc với văn minh đô thị. Nhưng đó là chuyện của ngày hôm qua, khi đất nước đang bị thực dân Pháp xâm chiếm, dân ta bị mất quyền tự chủ chính trị. Tình thế ngày nay đã khác trước. Đất nước đang đổi mới, thực hiện quá trình hội nhập tích cực, tiếp thu những thành quả văn hoá, khoa học tiên tiến của nhân loại. Đảng ta đã đưa ra đường lối phát triển văn hoá trong thời kì đổi mới là “xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong triết lí phát triển ấy yếu tố “tiên tiến” được nhấn mạnh trước tiên, thống nhất hữu cơ với việc giữ gìn, bảo tồn các giá trị truyền thống, từng được trải nghiệm trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Sự cố chấp bản sắc, mà thực chất là quan điểm bảo thủ trong văn hoá, có thể biến tự hào thành tự ti, theo kiểu “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Trong câu ca dao đó vế thứ nhất có thể hiểu từ góc độ tự tôn dân tộc, nhưng với vế thứ hai mặc cảm nhược tiểu đã thể hiện rõ, và nếu xét trong điều kiện hiện nay có thể xem như một biểu hiện của lối tư duy co cụm, bị động, nghĩa là bỏ qua cơ hội tiếp biến văn hoá phù hợp với tâm lí, tính cách và truyền thống dân tộc trên bước đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó điều đáng lo ngại hiện nay là do năng lực quản lí văn hoá hạn chế, tại nhiều khu vực của ĐBSCL hiện tượng “thả nổi” trong sinh hoạt văn hoá lại tạo nên những khoảng trống văn hoá nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn vùng. Thiếu sót này đã được Hội nghị lần thứ Mười Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX nêu ra: “Môi trường văn hoá còn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội… Có biểu hiện lúng túng, hữu khuynh trong cuộc đấu tranh giữa các khuynh hương tư tưởng trong lí luận - phê bình và sáng tác, trước những tác động ngày càng phức tạp của quá trình hội nhập kinh tế và giao lưu văn hoá”[x][10]. Sự thả nổi cũng là nguyên nhân dẫn đến tha hoá bản sắc trong một bộ phận nhân dân, trong đó có vùng ĐBSCL. Trong Hội thảo Khoa học Những vấn đề văn hoá và [...]... chính trong văn hoá, thiếu những điểm nhấn cần thiết, thiếu những gợi mở về sự cần thiết đổi mới tư duy trong công tác văn hoá, đáp ứng những đòi hỏi về sáng tạo và hưởng thụ văn hoá trong quá trình hội nhập, toàn cầu hoá Văn hoá thực dụng đang xâm nhập vào hệ thống ứng xử, phong cách tư duy và định hướng giá trị, tạo nên những hiện tượng đáng lo ngại trong sinh hoạt của các đô thị vùng ĐBSCL, và từng... là xây dựng một nền văn hoá Việt Nam đa dạng trong tính thống nhất, một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Tuy nhiên để tạo được sự phát triển bền vững, kết hợp hài hoà giữa giữ gìn bản sắc dân tộc và tích cực hội nhập với thế giới, học hỏi, tiếp thu các giá trị văn hoá từ bên ngoài, làm phong phú văn hoá bản địa, rất cần một triết lí về văn hoá dựa trên nhận thức biện chứng cái phổ biến -... văn hoá, cần đẩy mạnh quảng bá văn hoá dưới nhiều hình thức khác nhau, từ việc tổ chức các hội thảo, các diễn đàn văn hoá mang tầm quốc tế, đến nâng cao hiệu quả của hoạt động văn hoá và kinh doanh các sản phẩm văn hoá Cuối cùng, để định hướng thành công sự sáng tạo và hưởng thụ văn hoá, khắc phục tình trạng thực dụng hoá văn hoá cần xoá dần ranh giới giữa thành thị và nông thôn, nâng cao trình độ... triển văn hoá trong quá trình hội nhập, nếu có những con người không chỉ lo tuyên truyền văn hoá, mà còn biết “làm” văn hoá, biết biến ưu thế văn hoá thành sản phẩm văn hoá hiệu quả, góp phần vào sự phát triển bền vững của cả nước Nguồn: Tác giả [i][1] Xem C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, t 20 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 459 [ii][2] J Derrida: Những bóng ma của Mác Nxb Chính trị Quốc gia và. .. 11/2004; “Những vấn đề kinh tế ở ĐBSCL”, q.2, Cần Thơ, 11/2004; “Những vấn đề văn hoá và nguồn nhân lực ở ĐBSCL”, q.3, Cần Thơ, 11/2004 [vi][6] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 56 [vii][7] Có thể xem các bài tham luận của Phan Xuân Biên (Vấn đề dân trí và phát triển văn hoá ở vùng người Khmer Nam bộ trong quá... thù, tính dân tộc và tính thời đại, giáo dục ý thức tự hào dân tộc với ý thức hội nhập Thiếu cách tiếp cận đúng đắn đối với cái thứ hai thật khó mà nói đến quan điểm đổi mới trong văn hoá phù hợp với những đòi hỏi của phát triển bền vững và đi vào chiều sâu, nghĩa là gắn kết các vấn đề văn hoá với cải thiện chất lượng sống và lối sống, môi trường văn hoá với môi trường chính trị và không gian kinh... là nhu cầu mở rộng không gian giao tiếp với thế giới bên ngoài thông giao lưu, đối thoại, nhưng lại chưa đủ lực, và một bên là những biện pháp bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc trong văn hoá và giới thiệu chúng ra thế giới, nhưng lại chưa đủ linh hoạt để tạo sức hấp dẫn Tính hình thức, thiếu đồng bộ và thiếu tính thiếu chuyên nghiệp của sự tổ chức văn hoá và sự nghèo nàn sân chơi văn hoá là một trong. .. phục những phản ứng cực đoan như vừa nói trên trước tác động của toàn cầu hoá và liên kết kinh tế quốc tế Muốn như vậy trước hết cần đổi mới công tác cán bộ, đào tạo đội ngũ những người làm công tác văn hoá vừa giỏi về chuyên môn, vừa có bản lĩnh chính trị và nhạy bén nắm bắt cái mới, khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, cục bộ địa phương và cả chủ nghĩa giáo điều trong xử lí văn hoá Tiếp đó, cần... nhập vào những nẻo đường miền quê vốn một thời yên ả., thanh bình 3 Vùng đất Chín Rồng đang chuyển mình trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đạt được nhiều thành quả đáng tự hào trong các lĩnh vực kinh tế , chính trị, văn hoá Việc xã hội hoá các hoạt động văn hoá, tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, phát huy thế mạnh của du lịch sinh thái và du lịch văn hoá, ... hoá, hiện đại hoá) , Lê Xuân (Hoạt động văn hoá – thông tin vùng ĐBSCL – thực trạng và giải pháp), Hồ Tố Anh (ĐBSCL đối với sự tiếp thu các giá trị văn hoá trong sự giao lưu và hội nhập quốc tế), Nguyễn Xuân Tảo (Văn hoá là nền tảng tinh thần của sự phát triển các dân tộc ở Nam Bộ) và nhiều bài viết khác [viii][8] Căn tính tộc nguời Nhiều tác giả (sách dịch), Nxb Thông tin Khoa học xã hội – chuyên đề, . TOÀN CẦU HOÁ VÀ VẤN ĐỀ “PHẢN ỨNG BẢN SẮC” TRONG VĂN HOÁ (trường hợp Đồng bằng sông Cửu Long) PGS. TS. Đinh Ngọc Thạch Trường ĐH KHXH & NV, TP. HCM “Phản ứng bản sắc” là. chứng giữa phát triển văn hoá và xu thế hội nhập, song thiếu hẳn một triết lí thực sự về văn hoá dưới tác động của toàn cầu hoá, nhất là vấn đề “phản ứng bản sắc” trong văn hoá, mà điều này lại. mới tư duy trong công tác văn hoá, đáp ứng những đòi hỏi về sáng tạo và hưởng thụ văn hoá trong quá trình hội nhập, toàn cầu hoá. Văn hoá thực dụng đang xâm nhập vào hệ thống ứng xử, phong

Ngày đăng: 13/08/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan