một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty đồ gỗ – nội thất vạn lợi

42 311 0
một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty đồ gỗ – nội thất vạn lợi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B¸o c¸o thu ho¹ch thùc tËp Trêng §HNT - HN MỤC LỤC CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ . I. Tổng quan về thị trường xuất khẩu hàng hoá 1.Tầm quan trọng của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân . 2.Thị trường xuất khẩu và vai trò của nó đối với doanh nghiệp . II. Hàng thủ công mỹ nghệ và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân. 1.Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ. 2.Vai trò hàng thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế quốc dân. 3.Tình hình cung, cầu của hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới . III. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường 1.Các yếu tố khách quan 2.Các yếu tố chủ quan IV. Một số mô hình marketing áp dụng cho việc nghiên cứu các biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu. 1. Phân đoạn thị trường quốc tế 2. Lựa chọn và tiếp cận thị trường CHƯƠNG II : NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ. I. Khái quát chung về Công ty Đồ gỗ – nội thất Vạn Lợi. 1.Quá trình phát triển của Công ty Vạn Lợi. 2.Chức năng của công ty. 3. Bộ máy quản lý của công ty. 4.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty II.Đánh giá. 1. Những thành tựu đã đạt được. 2. Những tồn tại. Vò Minh TuÊn - Líp TC 21C 1 B¸o c¸o thu ho¹ch thùc tËp Trêng §HNT - HN CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ. I. Quan điểm phát triển thị trường xuất khẩu. 1. Sự cần thiết phải phát triển thị trường cho công ty. 2. Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu. II. Dự báo nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ của thế giới. 1. Thị trường Mỹ. 2. Thị trường EU 3. Thị trường Nhật 4. Thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc. III. Phân tích mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công ty Vạn Lợi. IV. Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thu công mỹ nghệ ở công ty Vạn Lợi. 1. Nghiên cứu, tìm kiếm thị trường và xây dựng chính sách phát triển thị trường 2. Tổ chức tốt công tác tạo nguồn và thu mua hàng. 3. Đào tạo cán bộ nâng cao năng lực về nghiệp vụ. 4. Một số kiến nghị với nhà nước về khuyến khích xuất khẩu thủ công mỹ KẾT LUẬN: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: Vò Minh TuÊn - Líp TC 21C 2 B¸o c¸o thu ho¹ch thùc tËp Trêng §HNT - HN LỜI NÓI ĐẦU Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra rất mạnh mẽ và khẩn trương. Hiện nay hội nhập kinh tế với các quốc gia trong khu vực và thế giới đang là một thách thức, đồng thời cũng là một cơ hội phát triển kinh tế cho quốc gia nào biết khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế cho quốc gia mình. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trên thị trường nội địa, vì quy mô thị trường rất rộng lớn, khó kiểm soát, khoảng cách địa lý lớn doanh nghiệp khó cập nhật được thông tin từ thị trường, khác nhau về văn hoá tiêu dùng, tuôn thủ tập quán, thông lệ Quốc tế và luật pháp của các quốc gia khác. Nhưng đổi lại, doanh nghiệp sẽ có một thị trường rộng lớn, với sức mua lớn thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Thủ công mỹ nghệ là một mặt hàng mang tính truyền thống, đậm nét văn hoá dân tộc, ngoài việc đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, còn mang tính chất phục vụ cho đời sống tinh thần của người tiêu dùng. Nhu cầu tiêu dùng hàng thủ công mỹ nghệ tăng dần theo sự tiến bộ trong văn hoá tiêu dùng của loài người, cùng với sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia trên thế giới. Mặc dù, hàng thủ cộng mỹ nghệ không được nhà nước ta chú ý nhiều cho đầu tư phát triển thành mặt hàng mũi nhọn như gạo, thuỷ sản, dầu mỏ, than đá, dệt may, giày dép, nhưng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, hàng năm, đã đem lại cho nước ta một lượng ngoại tệ không nhỏ, góp phần vào bảo tồn và phát triển văn hoá của dân tộc, giải quyết tình trạng dư thừa lao động, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, đẩy lùi các mặt tiêu cực của xã hội hiện đại . Xuất phát từ vai trò của thị trường xuất khẩu với các doanh nghiệp kinh doanh XNK, tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Đồ gỗ – nội thất Vạn Lợi nói riêng và lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, được sự hướng dẫn của Thạc sỹ Nguyễn Tường Anh – Giảng viên Trường Đại Học Ngoại Thương Hà nội, tôi xin chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Đồ gỗ – Nội thất Vạn Lợi”. Vò Minh TuÊn - Líp TC 21C 3 B¸o c¸o thu ho¹ch thùc tËp Trêng §HNT - HN Trên cơ sở những kiến thức đã được nghiên cứu tại nhà trường, cơ quan thực tập và những hiểu biết từ xã hội của mình, bài báo cáo thực tập của tôi bao gồm ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Chương II: Nghiên cứu thực trạng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ . Chương III: Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Do còn nhiều hạn chế trong nhận thức và thời gian nên bài báo cáo thực tập của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được bạn đọc đóng góp ý kiến và phê bình để bài viết được hoàn thiện hơn, gần gũi với thực tế hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng kinh doanh XNK của công ty Đồ gỗ – Nội thất Vạn Lợi, đặc biệt là Thạc sỹ Nguyễn Tường Anh đã tận tình quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bài báo cáo này. Vò Minh TuÊn - Líp TC 21C 4 B¸o c¸o thu ho¹ch thùc tËp Trêng §HNT - HN CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ . I. Tổng quan về thị trường xuất khẩu hàng hoá. 1.Tầm quan trọng của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân . Thứ nhất: Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu: Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể có từ các nguồn: Liên doanh đầu tư nước ngoài với nước ta, vay nợ, viện trợ, tài trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ xuất khẩu lao động. Để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Từ năm 1995 trở lại đây bình quân nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu đã đáp ứng được trên 90% ngoại tệ cho nhập khẩu. Thứ hai: Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại: Thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất, xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà các nước khác cần. Điều đó tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thứ ba: Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kĩ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nước ta. Thông qua xuất khẩu, hàng hoá Việt nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường và còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm. Thứ tư: Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân: Sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân và là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối Vò Minh TuÊn - Líp TC 21C 5 B¸o c¸o thu ho¹ch thùc tËp Trêng §HNT - HN quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta: Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó có vai trò làm nền tảng cho các hoạt động khác phát triển. Như vậy, theo phân tích ở trên, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 2.Thị trường xuất khẩu và vai trò của nó đối với doanh nghiệp . 2.1 Thị trường xuất khẩu: a, Khái niệm Thị trường là một phạm trù không thể thiếu của nền kinh tế hàng hoá. “ Thị trường là một quá trình mà trong đó người bán và người mua tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và sản lượng”. Là một doanh nghiệp phải cần có đủ các yếu tố sau để hòa nhập vào với thị trường: -Thứ nhất : Phải có khách hàng (người mua hàng ) và không nhất thiết phải gắn với địa điểm nhất định . -Thứ hai : Khách hàng phải có nhu cầu chưa thoả mãn . -Thứ ba: Khách hàng phải có khả năng thanh toán cho việc mua hàng. b, Phân loại thị trường: Để xác định được những nhóm khách hàng một cách tương đối trong thị trường xuất khẩu chúng ta cần phải phân loại thị trường xuất khẩu thành những thị trường nhỏ, cụ thể hơn, để từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những phương thức kinh doanh phù hợp. Có rất nhiều tiêu chí giúp ta có thể phân loại được thị trường xuất khẩu như: *Thị trường xuất khẩu trực tiếp và thị trường xuất khẩu gián tiếp. *Thị trường xuất khẩu truyền thống và thị trường xuất khẩu mới. *Thị trường xuất khẩu hàng gia công và thị trường xuất khẩu hàng tự doanh. *Thị trường xuất khẩu hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch. Vò Minh TuÊn - Líp TC 21C 6 B¸o c¸o thu ho¹ch thùc tËp Trêng §HNT - HN *Thị trường xuất khẩu chính (thị trường trọng điểm) và thị trường xuất khẩu phụ. *Thị trường xuất khẩu theo địa lý theo khu vực hoặc vùng lãnh thổ. c, Các yếu tố cấu thành thị trường xuất khẩu Giống như thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp cũng bao gồm các yếu tố cung, cầu và giá cả. Tuy nhiên, chúng biến động rất phức tạp do quy mô thị trường quá rộng lớn và chịu tác động của rất nhiều các yếu tố khác nhau. Do vậy, là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chúng ta cần phải nắm được đặc điểm của nó khi ra quyết định kinh doanh. * Cung – Cầu. Cung của thị trường thế giới về một mặt hàng nào đó bao gồm các nhà cung ứng nội địa và tất cả các nhà cung ứng nước ngoài khác (nhà xuất khẩu). Số lượng các nhà cung ứng thường rất lớn với hầu hết các mặt hàng, do vậy, độc quyền cung ứng hầu như không xảy ra trên thị trường toàn cầu. Hiện nay, các nhà cung ứng của Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp mới kinh doanh xuất nhập khẩu, các sản phẩm Việt Nam chưa có uy tín trên thị trường quốc tế nên chịu sức ép rất lớn từ các nhà cung ứng khác, đặc biệt là Trung Quốc và Đông Nam Á, vì hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của Việt nam đều trùng với các nước này, điều kiện cạnh tranh cũng tương tự nhau thậm trí còn yếu hơn. Vì vậy, phải nâng cao sức cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu Việt nam là yêu cầu hàng đầu khị hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Cầu về một loại hàng hoá trên thị trường xuất khẩu thường rất lớn. Phần lớn người nhập khẩu là những nhà sản xuất hoặc kinh doanh thương mại, nhà tiêu thụ trung gian, nên khối lượng mua lớn. Nhu cầu về sản phẩm trên các thị trường xuất khẩu nhiều khi rất khác nhau do mỗi quốc gia, mỗi khu vực có các yếu tố văn hoá, xã hội, tập quán tiêu dùng, có trình độ phát triển khác nhau. * Giá cả: Với nước đang phát triển như Việt Nam năng lực sản xuất còn yếu kém, sản phẩm chứa nhiều yếu tố tài nguyên và lao động nên sức cạnh tranh của hàng hoá chủ yếu bằng giá cả. Vò Minh TuÊn - Líp TC 21C 7 B¸o c¸o thu ho¹ch thùc tËp Trêng §HNT - HN Nhưng trên thực tế vì Việt nam là một nước nhỏ nên khi tham gia vào thị trường quốc tế là phải chấp nhận giá bán sản phẩm với giá được hình thành từ trước. 2.2. Vai trò của thị trường xuất khẩu đối với Doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vị trí trung tâm trong quá trình kinh doanh. Đó là môi trường của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cũng là mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn xâm nhập và chiếm giữ càng nhiều càng tốt. Do đó nó cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đối với các Doanh nghiệp trong kinh doanh mục tiêu hàng đầu của họ là lợi nhuận. Lợi nhuận đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp buộc phải thực hiện tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm mà thị trường là yếu tố then chốt. Số lượng sản phẩm tiêu thụ càng nhiều, khả năng phát triển của doanh nghiệp càng cao. Do vậy, đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hoá thì tìm cách thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu là điều tiên quyết đến thành công của doanh nghiệp. Nhìn vào thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, ta có thể thấy tình hình phát triển, mức độ tham gia thị trường quốc tế của doanh nghiệp cũng như quy mô sản xuất, kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển trong thời gian tới. Thị trường xuất khẩu là nơi kiểm tra, đánh giá các chương trình kế hoạch, quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua tình hình tiêu thụ sản phẩm, khả năng cạnh tranh và vị trí của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ đánh giá được mức thành công của các quyết định kế hoạch kinh doanh, từ đó tìm ra những nguyên nhân cho những thất bại để khắc phục cho những quyết định kế hoạch của năm sau. II. Hàng thủ công mỹ nghệ và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân. 1.Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ. Hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng thuộc các ngành nghề truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác. Chúng được tạo ra nhờ sự khéo léo của các thợ thủ công, sản xuất bằng tay là chủ yếu nên các sản phẩm có chất lượng không đồng đều, khó tiêu chuẩn hoá. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường rất tinh xảo và độc đáo. Vò Minh TuÊn - Líp TC 21C 8 B¸o c¸o thu ho¹ch thùc tËp Trêng §HNT - HN Hàng thủ công mỹ nghệ thường chứa đựng các yếu tố văn hoá một cách đậm nét vì chúng là những sản phẩm truyền thống của dân tộc. Mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá riêng và có cách thể hiện riêng qua hình thái, sắc thái sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên sự độc đáo, khác biệt giữa các sản phẩm dù có cùng chất liệu ở các quốc gia khác nhau. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều thể hiện mảng đời sống hiện thực, văn hoá tinh thần với sắc màu đa dạng hoà quyện, mang tính nghệ thuật đặc sắc. Do đó, chúng không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của các dân tộc. Ở Việt Nam, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã xuất hiện từ rất lâu, có nhiều làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo mang tính rất riêng của Việt Nam. Hơn nữa nguyên liệu cho sản xuất mặt hàng này của Việt Nam có rất nhiều và rẻ. Cùng với sự mở rộng quan hệ giao lưu văn hoá, kinh tế giữa các nước trên thế giới, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt trên thị trường nhiều nước châu Âu, Đông Á, Mỹ và Nam Mỹ. và dần dần đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường quốc tế. 2.Vai trò hàng thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế quốc dân. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm đem về cho đất nước một lượng ngoại tệ không nhỏ. Trong vòng gần chuc năm qua tình hình xuất khẩu hang thủ công mỹ nghệ của Việt nam tương đối ổn định với mức tăng trưởng xấp xỉ 20 – 25%. Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Năm Gía trị kim ngạch XK ( triệu USD) Tỷ lệ tăng trưởng (%) So với tổng kim ngạch XK cả nước (%) 1999 121,343 … 1.46 2000 236,856 40.43 1.64 2001 235,225 -6.7 1.57 2000 330,994 40.71 1.98 2003 361,495 9.3 1.8 2004 416,423 15.2 1.7 2005 512,192 22.9 1.68 Vò Minh TuÊn - Líp TC 21C 9 B¸o c¸o thu ho¹ch thùc tËp Trêng §HNT - HN Nguồn: Báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu hàng năm của Bộ Thương mại. Đặc biệt đây là một trong mười mặt hàng xuất khẩu đem lại cho đất nước nhiều ngoại tệ nhất trên cả hạt tiêu và hạt điều. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã đem lại một lượng lớn công ăn việc làm, giải quyết tình trạng dư thừa lao động nhất là lao động nông nhàn ở nông thôn giúp nông dân có thêm thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo đẩy lùi tệ nạn xã hội. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ góp phần đẩy mạnh mở rộng quan hệ giao lưu văn hoá giữa Việt nam và thế giới. Đồng thời nó giải quyết đầu ra cho sản phẩm khôi phục các ngành nghề truyền thống đã xuất hiện rất lâu ở nước ta. Đây là phương pháp thiết thực để bảo tồn và phát triển những di sản văn hoá của dân tộc ta trước mặt trái của cơ chế thị trường. Như vậy, phát triển thị trường đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho bản thân các doanh nghiệp cho người lao động mà còn có ý nghĩa chính trị, văn hoá xã hội to lớn. Vì vậy, đề ra các biện pháp phù hợp để khai thác khả năng của mặt hàng này là rất cần thiết trong thời kỳ này. 3.Tình hình thị trường của hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới . * Tình hình cung Hàng năm kim ngạch trao đổi hàng thủ công mỹ nghệ của thế giới ước tính hàng trăm tỉ USD. Điều này chứng tỏ thị trường quốc tế đang ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn trong mua bán hàng thủ công mỹ nghệ . Các nước cung cấp mặt hàng hầu như tập trung ở Châu Á như: Trung Quốc, Indonesia , Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Philippin Theo thống kê trên của Bộ thương mại thì thị trường hàng thủ công mỹ nghệ không có nước nào độc quyền cung cấp mặt hàng này, nghĩa là không có nước nào thao túng được số lượng cũng như giá cả hàng thủ công mỹ nghệ của thế giới, mỗi nước chiếm được một phần nhỏ của thị trường nên những năm tới chắc chắn xảy ra cạnh tranh gay gắt các nước cố gắng giành giật thị trường của nhau. Thực tế những năm qua cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của mỗi nước tăng đều đặn qua các năm, không có sự đột biến lớn nào xảy ra, điều đó chứng tỏ cung về hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới là rất ổn định. Vò Minh TuÊn - Líp TC 21C 10 [...]... TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ I Khái quát chung về Công ty Đồ gỗ – nội thất Vạn Lợi 1.Quá trình phát triển của Công ty Vạn Lợi Công ty Đồ gỗ – nội thất Van Lợi được chính thức thành lập ngày 5-3-1998 với tên giao dịch Van Loi Funiture and Decoration Company Ltd (viết tắt là V Co., Ltd) Trụ sở tại 87 Hàng Gai – Hà Nội Số đăng kí kinh doanh : 0102020915, Mã số thuế: 0101686755, số vốn... hướng phát triển những sản phẩm có giá trị cao như bàn ghế, giường tủ Để nâng cao lợi nhuận và điều chỉnh rất kịp thời của Công ty vì hiện nay nhu cầu của khách hàng ngày càng cao IV Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thu công mỹ nghệ ở công ty Vạn Lợi 1 Nghiên cứu, tìm kiếm thị trường và xây dựng chính sách phát triển thị trường * Nghiên cứu và tìm kiếm thị trường Trong hoạt động xuất. .. Dự báo nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ của thế giới 1 Thị trường Mỹ Đối với Việt Nam nói chung và Công ty Vạn Lợi nói riêng thì đây là một thị trường tiềm năng và đầy triển vọng, nhất là từ khi hai chinh phủ đã thông qua hiệp định Thương mại Việt- Mỹ năm 2000 Hiện nay Mỹ đã trở thành một thị trường rộng lớn tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty đồng thời tạo cơ hội cho Công ty hợp tác liên... thu mua hàng của các cơ sở khác dẫn đến không đảm bảo chất lượng, thời gian cũng như mẫu mã đã giới thiệu với bạn hàng làm giảm uy tín của Công ty Vò Minh TuÊn - Líp TC 21C 27 B¸o c¸o thu ho¹ch thùc tËp Trêng §HNT - HN CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ I Quan điểm phát triển thị trường xuất khẩu 1 Sự cần thiết phải phát triển thị trường cho công ty Trong... hội thuận lợi mà thị trường đem lại Với một nguồn nhân lực năng động có trình độ, kết hợp với những kinh nghiệm tích luỹ được trong thời gian qua, công ty hoàn toàn có thể phát triển hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ này 2.Chức năng của công ty Là một doanh nghiệp tư nhân, Công ty Đồ gỗ – nội thất Vạn Lợi là một pháp nhân, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế của một doanh... chuộng hàng thủ công mỹ nghệ và đồ lưu niệm nhập khẩu từ Việt nam, thậm trí đã hình thành mốt mua hàng tạp hoá của Việt nam tại Nhật Hàng Việt nam đã đủ sức cạnh tranh với hàng Malasia, Thái lan trên thị trường này 4 .Thị trường Hàn quốc, Đài loan, Hồng kông, Trung quốc Những thị trường cũng là bạn hàng nhập khẩu nhiều hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam riêng Đài loan hàng năm nhập khẩu 50-60 triệu USD đồ. .. trong một vài năm tới Hơn nữa Công ty có lợi thế về vị trí địa lý so với các nước khác, lợi thể về sự tương đồng văn hoá với các nước này Như vậy, qua dự báo ở trên thì năm tới Công ty hoàn toàn cỏ thể tằng giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở tất cả các thị trường mà Công ty đã và đang có mối quan hệ kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, nếu Công ty thực hiện tốt việc quảng cáo xúc tiên bán hàng đặc... đãi của thị trường này với các nước nghèo đang phát triển như Việt Nam Đây là một lợi thế rất lớn cho hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Tuy nhiên đây là thị trường khó tính nhất thế giới với những tiêu chuẩn về chất lượng, bảo vệ môi trường, mẫu mã, độ tinh sảo trong sản phẩm là rất cao Đây cũng là thị trường mục tiêu chính của các nước xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khác, cạnh tranh ở thị trường này... nhập khẩu, vấn đề tìm kiếm thị trường, bạn hàng tiêu thụ giữ vai trò quan trọng hàng đầu, thành công trong việc phát triển thị trường cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo lợi nhuận Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, để mở rộng thị trường xuất khẩu, Công ty phải nắm bắt được nhu cầu về chủng loại, số lượng, chất lượng, các đối thủ cạnh tranh các quy định pháp lý tức là nghiên cứu các yếu tố từ môi trường. .. với các công ty của Mỹ trong lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng này nói riêng và các mặt hàng khác nói chung Bởi vì đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, trung bình mỗi năm Mỹ phải nhập trên 1000 tỷ USD, hàng thủ công mỹ nghệ cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong kim ngạch nhập khẩu của Mỹ Hơn nữa, Hiệp định thương mại đã được thông qua, cũng như các hàng hoá khác, hàng thủ công mỹ nghệ nước . THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ. I. Khái quát chung về Công ty Đồ gỗ – nội thất Vạn Lợi. 1.Quá trình phát triển của Công ty Vạn Lợi. Công ty Đồ gỗ – nội thất Van Lợi được. được thị trường xuất khẩu như: *Thị trường xuất khẩu trực tiếp và thị trường xuất khẩu gián tiếp. *Thị trường xuất khẩu truyền thống và thị trường xuất khẩu mới. *Thị trường xuất khẩu hàng gia công. Ngoại Thương Hà nội, tôi xin chọn đề tài: Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Đồ gỗ – Nội thất Vạn Lợi . Vò Minh TuÊn - Líp TC 21C 3 B¸o c¸o

Ngày đăng: 13/08/2014, 13:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • III. Phân tích mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công ty Vạn Lợi.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan