GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - CHƯƠNG 5 pps

3 269 0
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG - CHƯƠNG 5 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

53 Phần II CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Chương 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN XỬ LÝ NƯỚC THẢI 5.1. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM NƯỚC GÂY RA ĐỐI VỚI NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN Sự nhiễm bẩn nguồn nước có thể xảy ra theo hai cách: Nhiễm bẩn tự nhiên và nhiễm bẩn nhân tạo. - Nhiễm bẩn tự nhiên do nước mưa chảy tràn trên bề mặt đất mang theo chất bẩn và vi khuẩn gây bệnh vào nguồn nước tiếp nhận. - Nhiễm bẩn nhân tạo chủ yế u đo xả nước thải (sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp và nông nghiệp) vào nguồn nước tiếp nhận. Sau đây là một số ảnh hưởng chính do nước thải gây ra đối với nguồn nước tiếp nhận: + Xuất hiện các chất nổi trên mặt nước hoặc có cặn lắng: Các hiện tượng nhiễm bẩn này thường do nước thải từ các xí nghiệp chế biến thực phẩ m hoặc nước thải sản xuất của các xí nghiệp có chứa dầu mỡ và các sản phẩm mỡ. Chúng tạo nên lớp màng dầu, mỡ nổi trên mặt nước và nếu cặn nặng thì lắng xuống đáy. Chúng làm cho nước có mùi vị đặc trưng và làm giảm lượng oxy trong nước nguồn. Với hàm lượng dầu 0,2 - 0,4 mg/l sẽ làm cho nước có mùi dầu. Khử mùi dầu là một việc làm khó khăn. Tôm cá sống trong nước bị nhiễm bẩn do các sản phẩm dầu mỡ có tốc độ sinh trưởng rất kém, thậm chí không sinh trưởng được và thịt của chúng có mùi dầu. + Thay đổi tính chất lý học: Nguồn nước tiếp nhận nước thải sẽ bị đục, có màu, có mùi do các chất thải đưa vào hoặc do sự phát triển của rong, rêu, tảo, sinh vật phù du tạo nên. + Thay đổi thành phần hoá học: Tính chất hoá học của nguồn nước tiếp nhậ n sẽ bị thay đổi phụ thuộc vào loại nước thải đổ ra. Hiện tượng này tạo ra là do nước thải mang tính axit hoặc kiềm hoặc chứa loại hoá chất làm thay đổi thành phần và hàm lượng các chất có sẵn trong thủy vực. + Lượng oxy hòa tan trong nước bị giảm: Hàm lượng oxy hoà tan trong nguồn nước tiếp nhận bị giảm là do tiêu hao oxy để oxy hoá các chất hữu cơ do nước thải đổ vào. Hiện tượng gi ảm hàm lượng oxy hoà tan (< 4 mg/l) trong nước gây ảnh hưởng xấu cho các loài thủy sinh vật. + Xuất hiện hoặc làm tăng các loại vi khuẩn gây bệnh: Nước thải kéo theo các 54 loài vi khuẩn gây bệnh vào nguồn nước tiếp nhận làm suy giảm chất lượng đối với việc cung cấp nước cho các mục đích trong đó đặc biệt là mục đích sinh hoạt. Tóm lại, nước thải nếu bị lưu đọng hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu sẽ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt đối với nguồn nước tiếp nhận, hậu quả kéo theo gây tác động xấ u đến vệ sinh môi trường và sức khoẻ con người. 5.2. CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Hệ thống xử lý nước thải thường bao gồm tổng hợp các phương pháp lý học (cơ học), hoá học và sinh học. Việc áp dụng các phương pháp trên ngoài sự phụ thuộc vào tính chất nước thải (bảng 5.1), lưu lượng nước thải còn phụ thuộc vào hàng loạt các yếu t ố khác như: kinh phí, diện tích dành cho hệ thống xử lý, đặc điểm địa hình, hệ thống thoát nước, mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận v.v Bảng 5.1. Các phương pháp xử lý nước thải Chất bẩn Các phương pháp xử lý Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh hoá (BOD) Chất lơ lửng Chất hữu cơ bền vững Nhơ Photpho Kim loại nặng Chất hữu cơ tan - Phương pháp sinh học hiếu khí (bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, lọc sinh học, hồ ổn định). - Phương pháp sinh học trong điều kiện yếm khí (hồ yếm khí, bể mêtan) bơm xuống lòng đất UASB. - Lắng, tuyển nổi và lưới lọc, song chắn. - Hấp phụ bằng than, bơm xuống lòng đất. - Hồ, sục khí, nitrat hoá, khử nitrat, trao đổi ion. - Kết tủa bằng vôi, bằng muối sắt, nhôm. - Kết tủa kết hợp sinh học, trao đổi ion. - Trao đổi ion, kết tủa hoá học. - Trao đổi ion, bán thấm, điện thấm. Có thể chia làm 3 bậc xử lý nước thải: Bậc 1, bậc 2 và bậc 3. + Xử lý bậc 1 còn gọi là xử lý sơ bộ thông thường là các công trình xử lý lý học (cơ học) như: Song chắn rác, bể lắng. Các công trình nhằm mục đích tách các chất không tan trong nước thải. Xử lý bậc 1 nhiều khi mang mục đích xử lý có chất ô nhiễm, tạo điều kiện phù hợp để đưa tiếp vào hệ thống xử lý ti ếp theo. Ví dụ: Xử lý dầu mỡ, trung hoà nước thải để tạo điều kiện cho biện pháp xử lý sinh học tiếp theo. Trong những trường hợp này xử lý bậc 1 có thể là các biện pháp lý - hoá. 55 Bảng 5.2. Xử lý nước thải bậc 1 Chất bẩn Phương pháp xử lý Chất lơ lửng Dầu hoặc mỡ Kim loại nặng Kiềm và axit Sun phua Sự biến động về nồng độ chất bẩn (BOD) và lưu lượng Hồ: lắng, tuyển nổi Thu dầu mỡ. thu vớt bọt Kết tủa hoặc trao đổi ion Trung hoà Kết tủa hoặc sục khí Điều hoà nồng độ, lưu lượng + Xử lý bậc 2: Thông thường xử lý bậc 2 là các công trình xử lý sinh học dùng để oxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ còn lại dạng tan, keo và không tan (nhưng không lắng được). + Xử lý bậc 3 thường được thực hiện theo yêu cầu xử lý có chất lượng cao hơn. Đó là các trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp như triệt khuẩn, khử tiếp các chất bẩn còn lại trong nước thải như nitrat, photphat, sunphat . ô nhiễm môi trường, đặc biệt đối với nguồn nước tiếp nhận, hậu quả kéo theo gây tác động xấ u đến vệ sinh môi trường và sức khoẻ con người. 5. 2. CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ XỬ. 53 Phần II CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Chương 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN XỬ LÝ NƯỚC THẢI 5. 1. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM NƯỚC GÂY RA. UASB. - Lắng, tuyển nổi và lưới lọc, song chắn. - Hấp phụ bằng than, bơm xuống lòng đất. - Hồ, sục khí, nitrat hoá, khử nitrat, trao đổi ion. - Kết tủa bằng vôi, bằng muối sắt, nhôm. - Kết

Ngày đăng: 13/08/2014, 10:23

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan