Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 4 pps

45 299 0
Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 4 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình 119 Chương 4: QUY HOẠCH THEO NHÓM CÔNG TRÌNH 4.1. Giơí thiệu chung Chương 3 đã giới thiệu về kỹ thuật và các phương pháp làm quy hoạch. Nội dung chính đi vào giải quyết các vấn đề chung. Chương này tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể trong quy hoạch cơ sở hạ tầng như: vấn đề sử dụng đất, quy hoạch nhà ở, nguồn nước và hệ thống vệ sinh. Những loạ i công trình này là bộ phận cấu thành quy hoạch tổng thể. 4.2. Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch vùng 4.2.1. Mở đầu Quy hoạch sử dụng đất là thể hiện ý tưởng và mục đích của người lập – Người lập có thể là cộng đồng, nhà chức trách địa phương hoặc trung ương. Kế hoạch này thể hiện việc sử dụng đất cho hiện tại và tương lai. Quy hoach s ử dụng đất phải thể hiện được mục đích sử dụng và chức năng của nó ví như cho nhà ở, cồng nghiệp, thương mại hoặc công trình công cộng. Quy hoạch sử dụng đất còn thể hiện những vùng được phép phát triển, hay thuộc khu vực bảo vệ. Quy hoạch được thể hiện qua bản quy hoạch tổng thể, sau đó là các bản quy hoạch chi tiết. Quy hoạch tổ ng thể mô tả mục đích sử dụng, lý do sử dụng, mật độ, cường độ, nguyên tắc và tiêu chuẩn cho các đối tượng sử dụng. Quy họach sử dụng đất là bộ phận quan trọng của kế hoạch tổng thể nó nêu lên việc sử dụng đất theo quy định luật pháp, là cơ sở giải quyết các tranh chấp có thể giữa việc sử dụng đất và mục tiêu sử dụng. Quy hoạch ở đây ta có thể hiểu nó có chức năng hành chính và luật pháp. Nếu không thể hiện được chức năng này thì quy hoạch không có ý nghĩa gì. Quy hoạch được thể hiện ở các cấp khác nhau: từ trung ương xuống đến huyện. Cấp càng cao thì sự chi tiết càng hạn chế. Ở cấp thành phố, thị xã quy hoạch là việc làm bình thường bởi vì tính tổ hợp của các hoạt động diễn ra có th ể có những tranh chấp về quyền lợi. Khu tự trị, đặc khu có thuận lợi và khó khăn trong khi lập quy hoạch. Trước tiên mọi quy hoạch của cầp này phải phụ thuộc vào trung ương, ngược lại chính quyền cấp này cấp giấy phép sử dụng đất và quản lý xây dựng trong quyền hạn hành chính. Ở nước ta có một số thành phố trực thuộc trung ương như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà N ẵng và TP Hồ Chí Minh. Quy hoạch các thành phố lớn phải do Trung ương quyết định. Đặc khu, khu tự trị vẫn do trung ương quản lý và lập quy hoạch. 4.2.2 Quy trình lập quy hoạch Các bước lập quy hoạch đã trình bày trong chương 2. Về nguyên tắc chung nó giống như lập quy hoạch tổng thể cấp quốc gia. Tuy vậy để lập quy hoạch cấp thấp hơn trước khi lập cần đưa ra các câu hỏi sau: • Thành ph ần tham gia trong quá trình lập Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình 120 • Phạm vi, biên giới của vùng quy hoạch • Thời hạn quy hoạch • Điểm xuất phát, yêu cầu chung tương ứng các cập quy hoạch vùng, quốc gia • Quy định pháp luật • Thông tin đại chúng • Hạn kết thúc sử dụng đất Khi các vấn đề nêu trên được làm rõ, công tác quy hoạch được bắt đầu. Các bước quy hoạch được giơí thiệu sau đây. 1) Vấn đề đặ t ra làm cơ sở a Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức b Mâu thuẫn hiện nay hoặc vấn đề mong muốn trong tương lai; c Những vấn đề hoặc trở ngại có thể nảy sinh theo dự báo nội suy. 2) Thu thập và phân tích thông tin a) Kiểm tra các điều kiện hiện có, sử dụng các loại: • Bản đồ • Quy hoạch sử dụng đất hiện trạ ng • Chủ đất • Hạ tầng cơ sở • Công trình công cộng • Điều kiện môi trường • Luật đất đai • Các quy định liên quan về sử dụng đất. b) Phân tích bảng quy hoạch đất sử dụng hiện tại, làm rõ các mục: • Bản đồ quy hoạch chuyên canh và phân tích • Lịch sử nguồn đất quy hoạch trước đây • Dự báo kế hoạch sử dụng đất trong tương lai theo đặc tính chuyên dụng. c) Nghiên cứu bổ xung: • Dự báo dân số, mật độ, nhà ở • Nghiên cứu điều kiện kinh tế và chiến thuật • Tham khảo ý kiến cộng đồng • Khảo sát địa chất, địa hình. d) Kiểm tra quy hoạch Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình 121 • Quy hoạch và chính sách cộng đồng • Quy hoạch cá nhân và công cộng • Quy hoạch bộ phận • Quy hoạch công trình bảo vệ • Quy hoạch phát triển kinh tế • Quy hoạch quốc gia, vùng lãnh thổ. 3) Mục đích cộng đồng Cần chú ý các vấn đề sau: o Hạn chế các phát sinh o Làm ró mục tiêu và số lượng có thể o Đưa ra các phương án, càng chi tiết càng tốt; o Giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn; o Người chịu trách nhiệm thực thi quy hoạch o Thống nhất ý kiến giữa các bên tham gia lập 4) Thiết kế các phương án quy hoạch - Làm bản sơ bộ - Lên các bản đồ tỉ lệ khác nhau, tránh chi tiết quá ở giai đoạn này; - Phân tích và dự đoán những tồn tại của các loại kế hoạch khác nhau ; - Giải pháp thực hiện 5) So sánh các phương án • So sánh các phương án trên cơ sở các chỉ tiêu nêu ra • Rà soát các phương án để phù hợp chính sách, quá trình phát triển vùng • Xem xét các ưu tiên như vùng công nghiệp, du lịch, thương mại • Tổ hợp và thống nhất các vấn đề mà các loại kế hoạch đưa ra thành thể thông nhất, để có phương án tối ưu. 6) Lựa chọn phương án tối ưu Việ c lựa chọn cuối cùng giữa các phương án được dựa theo phân tích đa tiêu chuẩn hoặc kết hợp với phân tích kinh tế để xem xét. Tuy vậy đôi khi vẫn xảy ra khi quan điểm của một số nhà chính trị đã định phương án rẻ chưa hẳn là phương án được lựa chọn. Phương án lựa chọn cần làm rõ các câu hỏi sau: • Quy hoạch đáp ứng được mục tiêu đặt ra • Diện tích đất sử dụng • Mọi thành viên (người lập, nhà chức trách, người liên quan dự án có ý kiến thống nhất • Phương án là khả thi và kinh tế Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình 122 • Dự án thúc đẩy phát triển kinh tế • Vấn đề tác động môi trường 7) Chuyển giao kế hoạch -quy hoạch thành chương trình hành động và dự án Quy hoạch thường rất phức tạp và việc thực thi cũng có khi chậm trễ vì nhiều lý do, có thể do đặc tính giai đoạn và cần phải chia nó ra thành nhiều phần có diện tích nhỏ hơn để hoàn thành. Mặt khác cần có phương pháp mềm dẻo trong chỉ đạ o và quản lý nó. 8) Thực thi Trong quá trình thực thi quy hoạch có thể gặp những khó khăn gây chậm trễ, bất trắc. Để tránh các trường hợp trên ta cần kiểm tra và hiểu rõ: • Phải được sự nhất trí cao của những người làm trực tiếp và gián tiếp của qúa trình lập nó trong suất quá trình thực thi. • Trách nhiệm các bên tham gia phải được thể hiện tốt • Khai thác và sử dụng quỹ đấ t phù hợp • Chuẩn bị và cung cấp đầy đủ thiết bị và nhân lực để thực hiện thành công kế hoạch đã định. 9) Điều khiển và giám sát Kế hoạch – quy hoạch phải có tính chất mềm dẻo trong thực thi. Cần có đội ngũ chuyên gia làm việc và kịp thời điều chỉnh khi có những thay đổi đặt ra. Mặt khác các điểm mấu chốt của k ế hoạch phải được đảm bảo và bất di bất dịch. Có như vậy mục tiêu của kế hoạch đặt ra mới thực hiện được. 4.2.3. Quy trình lập quy hoạch Lập quy hoạch phải qua nhiều bước và các thủ tục điều hành phức tạp. Quá trình lập quy hoạch thực tế bao gồm giai đoạn chuẩn bị, thủ tục pháp lý và các điều kiện khố ng chế. a) Giai đoạn chuẩn bị Công tác chuẩn bị được thực hiện ở bước này để làm rõ quan hệ luật pháp, các quy định hiện hành liên quan đến việc sử dụng đất. Cũng có thể sẽ có những quy định đặc biệt hay nghị định cho việc làm này. Thủ tục pháp luật Để có được thủ tục cấp phép sử dụng đất sẽ có nhiều th ủ tục hành chính mà người liên Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình 123 quan phải làm theo hướng dẫn của chuyên ngành. Những yêu cầu chính cho công tác này là: • Mối quan hệ theo ngành ngang giữa phòng chức năng nhà nước, ví dụ như bộ phận phát triển thành phố, bộ phận làm mới, công trình công cộng, phòng quản lý đất và phối hợp và phản hồi thông tin tới chủ sở hữu và các nhà chức trách chính. • Mối quan hệ ngành dọc theo phân cấp quản lý như trung ương, tỉnh, địa phương. Trách nhiệm củ a các cấp trong việc ra quyết định sử dụng đất làm quy hoạch. • Trách nhiệm của ban chuẩn bị dự án, ban quản lý dự án trong công tác quy hoạch. Sau khi đã có cơ sở pháp lý, cần đăng tải và thông tin dự án trên phương tiện thông tin đại chúng. Phương pháp áp dụng có thể là: qua đài, báo chí, hội thảo, câu hỏi phỏng vấn. Cấp giấy phép xây dựng Căn cứ theo Nghi định Số : 52/1999/NĐ-CP củ a chính phủ Quy định về đầu tư và xây dựng, tại các điều 33, 34 và 35 đã chỉ rõ: - Xin giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác tài nguyên - Làm thủ tục xin giao đất hoặc thuê đất • Lập hồ sơ xin giao nhận đất hoặc thuê đất theo quy định của pháp luật • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết hồ sơ xin giao đất hoặc thuê đất không quá 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ s ơ hợp lệ • Việc thu hồi đất giao nhận đất tại hiện trường thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai - Thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm hỗ trợ, tổ chức thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng. 4.2.4. Hệ thố ng phân loại Việc lựa chọn hệ thống phân loại cần phải được làm rõ ngay từ bước đầu tiên của qua trình lập. Hệ thống phân loại phụ thuộc cấp quy hoạch. Tỉ lệ càng nhỏ càng thể hiện chi tiết hơn. Ví dụ sau thể hiện nội dung phân loại cần chỉ rõ: 1) Nông nghiệp, nông trang a Nông trang, trang trại, khu canh tác b Rau màu, cây ăn quả c Chăn nuôi nông trường (thương mại, chung) 2) Khu nhà ở Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình 124 • Hộ độc thân, trợ giúp chính sách, khu tập trung. • Tư nhân, cá thể • Hành chính • Các đối tượng khác. 3) Thương mại • Công sở • Văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch, cửa hàng • Bộ phận nghiên cứu và tiếp thị 5) Công nghiệp, nhà máy • Công nghiệp chiếu sáng • Công nghiệp nặng • Các đối tượng khác. 5) Dịch vụ công cộng • Công viên, vườn cây • Trường học • Khu vui chơi, thể thao • Trung tâm cộng đồng • Nhà văn hoá, chiếu phim, rạp hát 6) Hạ tầng cơ sở • Bãi thải • Hồ chứa nước • Đỗ xe • Công trình sử lý chất thải • Giao thông, thông tin. 7) Bến bãi 4.2.5. Thi công và hướng dẫn, chỉ dẫn Để thực thi bản quy ho ạch đã vạch, sẽ phải chuẩn bị rất nhiều những quy định mang tính nguyên tắc và hướng dẫn trong quá trình triển khai. Ở đây cần tuân thủ nguyên tắc và các bước tiến hành, tuy vậy các bước tiến hành có thể thay đổi chút nhỏ tuỳ hoàn cảnh cụ thể và người tiến hành công việc. 1) Công bố công khai Trước tiên cơ quan chính quyền thực hiện kế hoạch sẽ triển khai nó theo cách chỉ đạ o trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm để có giải pháp phù hợp. Có thể thực hiện kế Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình 125 hoạch theo từng cấp, giai đoạn ngắn đối các hạng mục hoàn thành đi đến hoàn thành toàn bộ. 2) Quy định của các vấn đề chuyên môn Quy định phân vùng là dạng phân chia phổ thông hiện nay, nó thể hiện chức năng của lô đất qua hệ thống phân loại. Việc phân loại này có thể mang lại: • Đưa việc sử dụng đất phù hợp hơn trong quá trình phát triển • Phát triển có quy haọch và kế hoạch như vậy sẽ giúp cho việc bảo vệ đất khỏi bị xói mòn và các tác động khác • Việc sử dụng đất mang tính tổng hợp và đa dạng của cộng đồng • Quy định mật độ, cường độ sử dụng đất hợp lý • Tránh những sai sót đã gặp trước đây • Tham gia vào quá trình giải quyết những vướng mắc ở các cấp cao hơ n • Công cụ cho người lập quyết định. Mặt khác phân vùng có thể đưa đến các mặt hạn chế sau: • Có thể hạn chế việc cạnh tranh phát triển trong vùng • Có thể đưa đến tính độc canh và ít thay đổi 3) Kế hoạch quy hoạch rõ ràng Quy hoạch cần làm rõ các yếu tố sau: • Đánh giá phù hợp tình trạng hiện nay • Phân loại khái niệm và mục đích • Bản vẽ đơn giản nhưng phải thể hiện các vấn đề quan trọng mấu chốt. • Thủ tục hành chính • Trách nhiệm các bên tham gia. 4.3. Quy hoạch xây dưng 4.3.1. Những quy định chung của Luật Xây Dựng về quy hoạch a. Quy hoạch xây dựng phải được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng tiếp theo. Quy hoạch xây dựng được lập cho năm n ăm, mười năm và định hướng phát triển lâu dài. Quy hoạch xây dựng phải được định kỳ xem xét điều chỉnh để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải bảo đảm tính kế thừa của các quy hoạch xây dựng trước đã lập và phê duyệt. b. Nhà nước bảo đảm vốn ngân sách nhà nước và có chính sách huy động các nguồn vốn khác cho công tác lập quy hoạch xây dựng. Vốn ngân sách nhà nước được cân đối trong kế hoạch hàng năm để lập quy hoạch xây dựng vùng, quy Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình 126 hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch chi tiết các khu chức năng không thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung theo hình thức kinh doanh. c. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng trong địa giới hành chính do mình quản lý theo phân cấp, làm cơ sở quản lý các hoạt động xây dựng, triển khai các dự án đầu tư xây dựng và xây dựng công trình. d. Trong trường hợp ủ y ban nhân dân các cấp không đủ điều kiện năng lực thực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng, phê duyệt quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng thì mời chuyên gia, thuê tư vấn để thực hiện. e. Mọi tổ chức, cá nhân phải tuân theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyề n phê duyệt. 4.3.2 Phân loại quy hoạch xây dựng 4.3.2.1. Quy hoạch xây dựng vùng -Yêu cầu chung a. Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội; b. Tổ chức, sắp xế p không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát triển; c. Tạo lập được môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững; thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao c ủa nhân dân; bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc; d. Xác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng; quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cư nông thôn. - Nhiệm vụ : (1). Trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạ ch xây dựng vùng được quy định như sau: a) Bộ Xây dựng lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đối với những vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan; Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình 127 b) ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định. (2). Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng bao gồm: a) Dự báo quy mô dân số đô thị, nông thôn phù hợp với quy hoạch phát tri ển kinh tế - xã hội của vùng và chiến lược phân bố dân cư của quốc gia cho giai đoạn năm năm, mười năm và dài hơn; b) Tổ chức không gian các cơ sở công nghiệp chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi vùng theo từng giai đoạn phù hợp với tiềm năng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng; c) Tổ chức không gian hệ thống đô thị, điểm dân cư phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên của từng khu vực, bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý của toàn vùng. - Nội dung a. Xác định hệ thống các đô thị, các điểm dân cư để phục vụ công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, các khu vực bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và các khu ch ức năng khác; b. Bố trí hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian và các biện pháp bảo vệ môi trường; c. Định hướng phát triển các công trình chuyên ngành; d. Xác định đất dự trữ để phục vụ cho nhu cầu phát triển; sử dụng đất có hiệu quả. - Công tác phê duyệt (a) Bộ Xây dựng tổ chức lập, thẩm định quy hoạch xây dựng vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan. (b) ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. - Điểu chỉnh a. Quy hoạch xây dựng vùng được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây: - Có sự điều ch ỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng, quy hoạch phát triển ngành của vùng; chiến lược quốc phòng, an ninh; Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình 128 - Có thay đổi về điều kiện địa lý, tự nhiên, dân số và kinh tế - xã hội. (b) Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh, quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng được quy định như sau: - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh, quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng đối với các vùng trọng điểm, vùng liên t ỉnh theo đề nghị của Bộ Xây dựng, sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan; - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ điều chỉnh và quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. 4.3.2.2. Quy hoạch xây dựng đô thị - Nhiệm vụ: (1). Trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dự ng đô thị được quy định như sau: a) Bộ Xây dựng lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới liên tỉnh, các khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặc thù, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Bộ Xây d ựng tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. #ối với đô thị loại 3, ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện) lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 4, loạ i 5 thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp huyện) thông qua và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. (2). Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị bao gồm: a) Xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho từng giai đoạn năm năm, mười năm và dự báo hướng phát triển của đô thị cho giai đoạn hai mươi năm; b) Đối với quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị, ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn phải xác định những khu vực phải giải tỏa, những khu vực được giữ lại để ch ỉnh trang, những khu vực phải được bảo vệ và những yêu cầu cụ thể khác theo đặc điểm của từng đô thị. [...]... chỉnh; b) Quy hoạch xây dựng vùng được điều chỉnh; c) Các điều kiện về địa lý, tự nhiên có biến động 130 Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình (2) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh và quy hoạch xây dựng điều chỉnh đối với các điểm dân cư nông thôn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý 4. 4 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng 4. 4.1 Quy hoạch giao thông, đường sá 4. 4.1.1 Đặc... vậy quy hoạch nhà ở phù hợp và đầy đủ là nhiệm vụ quan trọng của người lập kế hoạch- quy hoạch Nội dung phần này sẽ giải quy t các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch nhà ở và mối liên quan của nó tới các khu công nghiệp, thương mại, trung tâm giải trí, hệ thống đường sá, hệ thống cấp thoát nước và các công trình công cộng Hệ thống nhà cửa đã có thời gian tồn tại lâu đời Kiến trúc và phân bố các công. .. trương và chính sách hợp lý về mua đất Khai thác đất với mục đích công cộng Chuyển đất sang nhà cho người nghèo Sử dụng hệ thống tín dụng ( credit ) Hệ thống ngân hàng trợ giúp và chương trình bảo vệ nguồn đất Luật pháp và các quy định, nghị định Luật, nghị định, quy t định và các văn bản hướng dẫn là những công cụ định hướng và bảo trợ cho việc lập quy hoạch và xây dựng dự án Có thể thống kê ra đây... khống chế gía thành và giải quy t hợp lý nhu cầu sử dụng của người dân theo hệ thống văn bản pháp luật quy định Nhu cầu nhà ở của mỗi người dân thể hiện ở hai mặt: số lượng và chất lượng Yêu cầu nhà ở có thể xác định bởi: Điều kiện địa lý 141 Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình • • • • Giới tính, tuổi tác và số lượng đã, đang sống và tương lai Tỉ lệ sinh đẻ hàng năm và chết Di c - nhập cư, di chuyển... lãnh vực rất gần với quy hoạch công trình ven biển 4. 4 .4. 1 Nguyên tắc Nhiệm vụ và yêu cầu trị thuỷ và khai thác lưu vực cần phải thông qua hàng loạt các biện pháp thuỷ lợi để thực hiện kế hoạch này Vấn đề kỹ thuật là then chốt trong giải quy t Mặt khác các yếu tố tự nhiên là điều kiện đầu vào để tính toán và đáp ứng yêu cầu đầu ra là mục tiêu quy hoạch Vì vậy khi thực hiện quy hoạch có hiệu quả cần.. .Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình - Nội dung a b c Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải bảo đảm xác định tổng mặt bằng sử dụng đất của đô thị theo quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch; phân khu chức năng đô thị; mật độ dân số, hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác của từng khu chức năng và của đô thị; bố trí tổng thể các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, xác định. .. (2) Người có thẩm quy n phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thì phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được điều chỉnh (3) Việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải lấy ý kiến của nhân dân trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng và không được làm thay đổi lớn đến cơ cấu quy hoạch chung xây dựng 4. 3.2.3 Quy hoạch xây dựng điểm... dụng, chủ sở hữu của các công trình này ta có thể phân biệt chúng thành 4 nhóm chính sau: • Công trình dân dụng của nhà nước quản lý • Công trình dân dụng do tư nhân sở hữu • Công trình dân dụng thương mại tư nhân • Và loại cá biệt 4. 4.2.1 Mục tiêu nhà ở Mục tiêu chính của quy hoạch nhà ở hợp lý bao gồm các điểm sau: • Đủ cho công dân có nhu cầu 140 Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình • • • • • Kinh... tuyến và diện, giữa thượng lưu và hạ lưu trong một môi trường hoàn chỉnh và tổng thể (c) Kết hợp giữa công trình lớn vừa và nhỏ Công trình lớn giải quy t trên diện rộng, công trình nhỏ giải quy t một diện cụ thể và có thể theo nhiệm vụ riêng Việc kết hợp tổng hoà giữa chúng là phát huy cao nhất chức năng của mỗi công trình theo tiêu chí riêng trên diện rộng đã được khống chế 4. 4 .4. 2 Nội dung và nhiệm... Nhà trợ giá f Giá thành và chi phí Từ số liệu thống kê trên người lập quy hoạch tiến hành công việc theo các bước Nhưng họ vẫn phải thu thập thêm thông tin nữa 4) Công suất nhà ở 142 Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình Công suất nhà ở phụ thuộc bởi: a Nguồn cung cấp • Đất và giá của nó • Hạ tầng cơ sở • Vật liệu xây dựng b Tổ chức của ngành công nghiệp xây dựng c Nguồn công nhân đào tạo xây dựng . d) Kiểm tra quy hoạch Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình 121 • Quy hoạch và chính sách cộng đồng • Quy hoạch cá nhân và công cộng • Quy hoạch bộ phận • Quy hoạch công trình. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình 119 Chương 4: QUY HOẠCH THEO NHÓM CÔNG TRÌNH 4. 1. Giơí thiệu chung Chương 3 đã giới thiệu về kỹ thuật và các phương pháp làm quy hoạch. . trong kế hoạch hàng năm để lập quy hoạch xây dựng vùng, quy Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình 126 hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch

Ngày đăng: 13/08/2014, 10:23

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan