TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG - BÀI 2 docx

23 1.4K 20
TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG - BÀI 2 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ - 21 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh BÀI 2 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ BẢO HỘ LAO ĐỘNG ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP I. Chế độ bồi thường, trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (Thông tư số 10/2003/TT-LĐTBXH ngày 18/04/ 2003) Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động có nhiều, có thể có cả lỗi từ phía người lao động và người sử dụng lao động. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra luôn gây thiệt hại về vật chất, thể chất của người lao động và gia đình họ cũng như gây thiệt hại cho cơ sở, doanh nghiệp (người sử dụng lao động). Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung năm 2002 có quy định chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động (Điều 107, khoản 3), cụ thể: "Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động. Trong trường hợp do lỗi của người lao động thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)". Căn cứ quy định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều của Bộ luật Lao động về An toàn lao động, vệ sinh lao động. Tại điểm b, khoản 4, Điều 1 của Nghị định số 110/2002/NĐ-CP đã quy định rõ: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10% được người sử dụng lao động bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có); nếu bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% đến dưới 81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) mà không do lỗi của người lao động. Trường hợp do lỗi của người lao động thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thường đã quy định theo các tỷ lệ tương ứng nêu trên. Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ - 22 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh Để hướng dẫn thực hiện quy định này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 4 năm 2003 (Sau đây gọi là Thông tư số 10/2003/ TT-BLĐTBXH) “hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”. Những nội dung cơ bản của Thông tư số 10/2003/ TT-BLĐTBXH là: 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng a. Đối tượng: + Đối tượng được xác định rõ là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; + Cán bộ công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ công chức ; + Người lao động là xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; + Người lao động bao gồm cả người học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. b. Phạm vi áp dụng + Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; + Các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; + Các cơ quan hành chính, sự nghiệp; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp; tổ chức xã hội khác; + Các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; + Các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, giáo dục, y tế, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác; + Các tổ chức, đơn vị hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, Hội quần chúng được phép sản xuất kinh doanh, dịch vụ tự trang trải về tài chính; + Trạm y tế xã phường, thị trấn; + Cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCHVN ký kết hoặc tham gia có quy định khác; Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ - 23 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh + Các tổ chức có sử dụng lao động khác. 2. Về chế độ bồi thường, trợ cấp a- Về chế độ bồi thường: Thông tư số 10/2003 xác định rõ người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đều được bồi thường. Điểm mới: + Người lao động bị tai nạn lao động suy giảm khả năng lao động từ 5 % đến dưới 81 % đều được bồi thường (trước kia chỉ được trợ cấp từ BHXH), nếu nguyên nhân do lỗi của NSDLĐ theo kết luận của biên bản điều tra TNLĐ. + Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên đều được bồi thường (trước kia chỉ được trợ cấp từ BHXH). - Thực hiện chế độ bồi thường: + Thực hiện bồi thường đối với từng vụ TNLĐ, không cộng dồn; + Đối với BNN được bồi thường khi NLĐ bị chết do BNN khi đang làm việc; trước khi chuyển việc khác; trước khi thôi việc; trước khi mất việc; trước khi nghỉ hưu; + Sau khi đã bồi thường lần đầu, từ lần thứ 2 trở đi căn cứ mức suy giảm khả năng lao động (%) tăng lên so với lần trước liền kề để tính bồi thường phần chênh lệch. Có nghĩa là không thực hiện bồi thường, trợ cấp trùng lặp, cộng dồn. + Bị chết hoặc suy giảm KNLĐ từ 81 % trở lên được bồi thường ít nhất là 30 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có); + Bị suy giảm khả năng lao động từ 5-10 % được bồi thường ít nhất là 1,5 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có); + Bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10 % đến dưới 81 % thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ - 24 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh Cách tính theo công thức sau hoặc tra bảng tính sẵn trong phụ lục 2 kèm theo thông tư: Tbt = 1,5 + [(a-10) x 0,4-], Trong đó: a là tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (%); - Về trợ cấp: Đối với những trường hợp tai nạn lao động, nhưng qua điều tra xác định tai nạn lao động xảy ra do lỗi trực tiếp của người lao động (căn cứ biên bản điều tra TNLĐ) thì cũng được trợ cấp. Các trường hợp tai nạn khác tuy không phải là tai nạn lao động, nhưng được coi là tai nạn lao động để người lao động được hưởng chế độ trợ cấp, nhằm trợ giúp cho người lao động không may bị rủi ro, tai nạn (tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về nơi ở hoặc tai nạn xảy ra do những nguyên nhân khách quan khác như: thiên tai, hoả hoạn, rủi ro khác mà có liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động). Những trường hợp tai nạn này nếu có mối quan hệ dân sự thì họ vẫn có quyền được bồi thường thiệt hại theo chương V, phần III của Bộ luật Dân sự, mà không bao hàm sự điều chỉnh của Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH nêu trên. b. Thực hiện chế độ trợ cấp đối với TNLĐ: + Thực hiện trợ cấp từng vụ TNLĐ, không cộng dồn; + Bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% bờ lên được trợ cấp ít nhất là 12 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có); + Bị suy giảm khả năng lao động từ 5-10 % được trợ cấp ít nhất là 0,6 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có); + Bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10 % đến dưới 81% thì tính theo công thức sau hoặc tra bảng tính sẵn trong phụ lục 2 kèm theo Thông tư: Ttc = Tbt x 0,4. 3. Chi phí bồi thường, trợ cấp Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ - 25 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh - Mức bồi thường quy định là tối thiểu, khuyến khích người sử dụng lao động chi cao hơn. - Tiền lương tính bồi thường, trợ cấp: Lương theo hợp đồng của bình quân 6 tháng liền kề trước khi bị tai nạn lao động, xác định bệnh nghề nghiệp (lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ); Nếu không đủ 6 tháng thì theo lương tháng liền kề tại thời điểm bị tai nạn lao động, xác định bệnh nghề nghiệp; Chi phí được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông; kinh phí thường xuyên của cơ quan hành chính sự nghiệp; hộ gia đình và cá nhân tự có trách nhiệm chi. Về chế độ bảo hiểm xã hội: Thông tư đã xác định rõ:"Các đối tượng được bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Thông tư này vẫn dược hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (nếu có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội". Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 2, điều 107 Bộ luật Lao động. 4. Về hồ sơ, thủ tục Thông tư số 10/2003 đã quy định rõ người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp, hồ sơ phải lập thành 3 bản gửi cho người lao động hoặc thân nhân người bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi cơ sở có trụ sở chính và người sử dụng lao động giữ 01 bản. Đây là nguyên tắc bắt buộc phải có mới có cơ sở để bồi thường, trợ cấp. Yêu cầu người sử dụng lao động phải ra quyết định bồi thường, trợ cấp trong vòng 5 ngày kể từ ngày có biên bản giám định của hội đồng giám định y khoa hoặc của cơ quan pháp y. Tiền bồi thường, trợ cấp được thanh toán một lần cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra quyết định của người sử dụng lao động. Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ - 26 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh 5. Tổ chức thực hiện. - Đối với người sử dụng lao động + Để đảm bảo phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trong việc tăng cường cải thiện điều kiện làm việc, tuyên truyền giáo dục người lao động; + Thường xuyên chăm lo sức khoẻ người lao động (khám sức khoẻ đình kỳ, điều trị, điều dưỡng ); tổ chức khám giám định BNN; + Thực hiện việc bồi thường, trợ cấp theo quy định và định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên đoàn lao động địa phương. - Đối với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: + Là cơ quan quản lý Nhà nước về lao động ở địa phương cần phát huy trách nhiệm phối hợp với Liên đoàn lao động kiểm tra giám sát, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện của các cơ sở, doanh nghiệp; + Tăng cương việc thanh tra xử lý các vi phạm. - Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban Nhân dân Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phổ biến hướng dẫn thực hiện Thông tư. II. Hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ Bộ luật Lao động năm 1995 có chương VII gồm 10 điều từ Điều 68 đến Điều 81 quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trong đó Điều 69 quy định về việc làm thêm giờ của người lao động. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 195/CP ngày 31//12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tại Điều 5 của Nghị định đã quy định chi tiết về thời giờ làm thêm của người lao động trong ngày không quá 50% số giờ làm việc, tổng số giờ làm thêm trong một năm không quá 200 giờ. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X tại kỳ họp thứ 11, ngày 02/4/2002 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động trong đó có sửa đổi Điều Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ - 27 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh 69 về thời giờ làm thêm. Ngày 27/12/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2002/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Ngày 03/06/ 2003, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 15/2003/ TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo quy định tại Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ nội dung của thông tư gồm: 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng: Đối tượng và phạm vi áp dụng làm thêm giờ bao gồm: - Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau: + Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp hoạt động công ích; doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; + Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân; + Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; + Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; + Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; + Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang; kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính; Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ - 28 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh + Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác; + Trạm y tế xã, phường, thị trấn; + Các cơ quan, tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác; + Các tổ chức khác có sử dụng lao động. + Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã. 2. Làm thêm đến 200 giờ trong một năm - Điều kiện để làm thêm đến 200 giờ trong một năm: Xử lý sự cố sản xuất; giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn; xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt không thể bỏ dở được; giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ kịp thời được. - Nguyên tắc khi tổ chức làm thêm đến 200 giờ trong một năm: + Phải thoả thuận với từng người lao động làm thêm giờ; + Số giờ làm thêm trong một ngày không quá 4 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 3 giờ, + Tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 16 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 12 giờ; + Tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục không quá 14 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 10 giờ; Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ - 29 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh + Hàng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục).Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể bố trí nghỉ hàng tuần thì phải bảo đảm hàng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động, + Trong trường hợp người lao động làm thêm trên 2 giờ trong ngày, thì trước khi làm thêm, phải bố trí cho họ được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ làm thêm, + Bố trí cho người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù đủ các ngày lễ, tết, nghỉ hàng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác đúng theo qui định của Pháp luật hiện hành; + Thực hiện đúng các quy định tại Điều115, Điều 122, Điều 127 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung về việc cấm hoặc hạn chế làm thêm giờ đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người tàn tật; + Thực hiện trả lương và các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành. 3. Làm thêm đến 300 giờ trong một năm Các doanh nghiệp, đơn vị có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ sản được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm khi có đủ các điều kiện và thực hiện theo các nguyên tắc sau: - Điều kiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm: khi phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất, hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước mà đã tổ chức làm thêm đến 200 giờ nhưng không thể giải quyết hết khối lượng công việc. - Nguyên tắc khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm: Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc như khi tổ chức làm thêm đến 200 giờ trong một năm đã nêu trên và phải thoả thuận với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp, đơn vị về phương án làm thêm giờ. Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ - 30 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh - Đối với các doanh nghiệp, đơn vị khác nếu có nhu cầu làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, thì phải gửi văn bản xin phép tới các Bộ, Ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu được chấp thuận mới được tổ chức cho người lao động làm thêm đến 300 giờ trong năm. - Trường hợp phải khắc phục hậu quả do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh lan tràn trong phạm vi doanh nghiệp, đơn vị thì người sử dụng lao động được phép huy động người lao động làm thêm quá 4 giờ trong một ngày nhưng phải được sự đồng ý của người lao động. Số giờ làm thêm này không tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, nhưng phải trả lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành. 4. Tổ chức thực hiện - Trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị + Đưa các nội dung quy định về làm thêm giờ vào nội quy lao động và thoả ước lao động tập thể phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị. Trên cơ sở đó, niêm yết công khai để người lao động biết và thực hiện; + Phải xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh sát với thực tế sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp, đơn vị để hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng làm thêm giờ; + Đối với người lao động mà doanh nghiệp, đơn vị bố trí làm thêm nhiều giờ trong năm, thì doanh nghiệp, đơn vị phải có sự quan tâm chăm lo sức khoẻ, khám sức khoẻ định kỳ và nghỉ ngơi hợp lý để bảo đảm sức khoẻ lâu dài cho họ; + Báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, đơn vị có trụ sở chính về tình hình làm thêm giờ trong năm của doanh nghiệp, đơn vị. - Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố/trực thuộc Trung ương [...]... kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân - Người sử dụng lao động thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Trong trường hợp các nghề, công việc chưa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà xét thấy có yếu tố nguy hiểm, độc hại không đảm bảo an toàn cho người lao động thì cho phép người. .. quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề - 35 Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ nghiệp; Thông tư liên tịch sô' 08/1998/TTLT/BYT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 1998, hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp) - Người lao động phải được khám sức khoẻ khi được tuyển dụng Người sử dụng lao động không... dụng cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện; - Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; - Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao, người sử dụng lao động phải cùng người lao động kiểm tra để bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng; - 39... thì bắt buộc phải sử dụng; - Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; - Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ; - Cấm cấp phát tiền.thay cho việc cấp phát trang bị; - Các chi phí mua sắm trang bị được hạch toán vào giá thành V Một số chế độ quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội - 40 Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ... định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ - Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng tại những nơi dơ bẩn, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và định kỳ kiểm tra; - Người lao động được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân... tượng và phạm vi áp dụng - Đối tượng áp dụng: - 31 Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ Người lao động có hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1-3 năm và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung làm các công việc có tính thời vụ trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đòi... LĐ-TB và XH và Bộ Y tế xem xét quyết định 4 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân - 38 Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ (Thông tư số 10/1998/TT-BLĐTBXH ngày 28 /5/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; Quyết đinh 915/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 22 /9/1998, ban hành danh... Các điều kiện lao động có hại không được sử dụng lao động nữ và lao động nữ có thai, hoặc đang cho con bú * Các điều kiện lao động có hại không được sử dụng lao động nữ: - Nơi áp suất lớn hơn áp suất khí quyển; - Trong hầm lò; - Nơi cheo leo, nguy hiểm; - Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý phụ nữ; - Ngâm mình thường xuyên dưới nước, ngâm mình dưới nước bẩn, dễ bị nhiễm trùng; - Nặng nhọc... trung bình trên 120 /phút); - Tiếp xúc với phóng xạ hở; - Trực tiếp tiếp xúc với hoá chất có khả năng gây biến đổi gien * Các điều kiện lao động có hại không được sử dụng lao động nữ có thai, hoặc đang cho con bú: - Tiếp xúc với điện từ trường ở mức quá giới hạn cho phép; - 42 Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ - Trực tiếp tiếp... cầu - Phạm vi áp dụng: + Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; + Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp hoạt động công ích; doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; + Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh . hại cho cơ sở, doanh nghiệp (người sử dụng lao động) . Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung năm 20 02 có quy định chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. điều của Bộ luật Lao động về An toàn lao động, vệ sinh lao động. Tại điểm b, khoản 4, Điều 1 của Nghị định số 110 /20 02/ NĐ-CP đã quy định rõ: Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. áp dụng - Đối tượng áp dụng: Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ - 32 - Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh Người lao động có hợp đồng lao động

Ngày đăng: 13/08/2014, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan